Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nhân vật trong cao lương đỏ của mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.4 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

NHÂN VẬT TRONG CAO LƯƠNG ĐỎ CỦA MẠC NGÔN
Người hướng dẫn:
ThS. Trần Ái Vân
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Kim Ngân

Đà Nẵng, tháng 5/2013

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi nó chính là hình thức cơ bản để
văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng và cũng là mục đích mà văn học
hướng tới. Nhân vật văn học nào cũng biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con
người theo một quan điểm nhất định nào đó.
Như bơng hoa đầu mùa nở rộ, Mạc Ngôn đang trở thành một “hiện
tượng” trên văn đàn Trung Quốc và thế giới. Tác phẩm của ông đã được dịch
ra nhiều thứ tiếng và trở thành một món ăn “lạ” đầy hấp dẫn độc giả.
Cao lương đỏ - tác phẩm mở đầu cho danh tiếng của Mạc Ngôn, phản
ánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân Trung Quốc đầu


thế kỷ XX. Dưới ngòi bút say mê đầy nhiệt huyết, Mạc Ngơn đã thổi một làn
gió mới vào từng trang viết, mang đến cho người đọc những cảm nhận mới lạ,
độc đáo. Việc tìm hiểu nhân vật trong Cao lương đỏ sẽ giúp chúng ta khám
phá ra cái hay cái đẹp của tác phẩm này. Chính vì vậy chúng tôi mạnh dạn lựa
chọn đề tài Nhân vật trong Cao lương đỏ của Mạc Ngôn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Mạc Ngôn là nhà văn hiện đại Trung Quốc, một tác giả ấn tượng sâu sắc
với bạn đọc bởi nhiều tác phẩm được đánh giá cao, là nhà văn Trung Quốc
"chính thống" đầu tiên đoạt giải Nobel văn học. Tác phẩm của Mạc Ngôn
được dịch nhiều ở Việt Nam, những năm gần đây đã xuất hiện những bài phê
bình nghiên cứu về Mạc Ngơn và tác phẩm của ông.
Tác giả Phạm Tú Châu trong bài viết Tiểu thuyết tiên phong Trung
Quốc: ra đời nở rộ và trầm lắng khẳng định: Mạc Ngôn cùng với các nhà văn
Dư Hoa, Cách Phí, Mã Nguyên…là những nhà văn tiên phong trong văn học
đương đại Trung Quốc “Có ý thức sáng tạo cái mới rõ rệt và bước đầu đã hình
thành phong cách tự sự riêng của mình” [3, tr.42].

2


Trên báo văn nghệ số 5, tháng 12, năm 2003 có đăng bài của tác giả Hồ
Sĩ Hiệp với bài viết Tiểu thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam. Bài viết tổng
kết quá trình sáng tác của nhà văn từ những sáng tác đầu tiên tới nay. Qua
từng nhận định, tác giả bài viết khẳng định Mạc Ngôn được giới phê bình văn
học đánh giá cao và khơng phải ngẫu nhiên mà Hội nhà văn Thượng Hải đã
bình chọn Mạc Ngơn có mặt trong 10 tác giả ưu tú xuất sắc nhất thập kỷ 90
thế kỷ XX.
PGS.TS Lê Huy Tiêu có chùm bài viết về văn học Trung Quốc đương
đại và nhà văn Mạc Ngơn đăng trên tạp chí văn học nước ngồi. Ngồi ra cịn
có các bài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Sự đổi mới

thi pháp tiểu thuyết đương đại Trung Quốc. Những bài viết này đã khái quát
những đặc điểm trong nghệ thuật tiểu thuyết của Mạc Ngơn như: hình ảnh, đề
tài rất rộng, giọng điệu, ngôn ngữ, nghệ thuật tự sự…
Bài viết Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Lê Huy
Tiêu nhận định tiểu thuyết của Mạc Ngôn là tiểu thuyết cảm giác mới: “Tiểu
thuyết cảm giác mới đối lập với tiểu thuyết hiện thực truyền thống, nó khơng
đơn thuần là miêu tả hiện thực bề ngồi, mà nhấn mạnh cảm thụ trực giác,
đưa cảm giác trực quan vào trong khách thể đặng sáng tạo ra một hiện thực
mới mẻ” [20, tr.387]. Tác giả còn chỉ ra Mạc Ngôn đã sử dụng bút pháp tả
thực kết hợp với bút pháp tượng trưng, biến hình, huyền ảo khoa trương. “
“Lạ hóa” là hình thức tự sự (trữ tình) độc đáo, mục đích là tạo nên cảm giác
mới lạ đối với những sự vật bình thường trong cuộc sống hàng ngày” [20,
tr.397].
Lê Huy Tiêu (dịch, 2007), Cao lương đỏ, Nxb Lao động. Tác giả nhận
định: “Cao lương đỏ của Mạc Ngôn lấy đề tài từ lịch sử hiện đại Trung Quốc.
Nó đã được giải thưởng Mao Thuẫn và đã được đạo diễn điện ảnh tài danh
Trương Nghệ Mưu đưa lên màn ảnh và đoạt giải thưởng “Con gấu vàng” ở

3


liên hoan phim Tây Béclin và “Quả pha lê vàng” tại liên hoan phim Cáclôvi
Vari” [9, tr.5].
Trong cuốn Mạc Ngôn và những lời tự bạch, nhà xuất bản Văn học
(Nguyễn Thị Thại dịch), Lâm Kiến Phát và Vương Nghiêm đã tập hợp những
bài nói chuyện của Mạc Ngơn tại diễn đàn các nhà văn. Trong đó có ba bài
đáng chú ý hơn cả, liên quan đến khóa luận là: Vì sao tôi lại viết Gia tộc Cao
lương đỏ; Ba cuốn sách xuất bản ở Mỹ của tơi; Đi tìm q hương của Cao
lương đỏ. Mạc Ngôn đã đưa ra những lời tự bạch về số phận tác phẩm Cao
lương đỏ và bối cảnh nơi nhà văn chọn để thể hiện trong tác phẩm của mình

là vùng q Cao Bắc Đơng Mật.
Trong bài viết Năm mươi năm văn học của nước Trung Quốc mới, tác
giả Trương Quýnh đã nhận xét, đánh giá về những đổi mới của văn học Trung
Quốc. Tác giả đưa ra những nhận xét về xu hướng văn học Trung Quốc
đương đại, đó là chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại cùng một số tác
giả tiêu biểu. Tác giả đã đề cập đến "Tiểu thuyết tiên phong", ảnh hưởng của
chủ nghĩa hậu hiện đại, như tác phẩm của Mạc Ngôn, Tô Đồng, Dư Hoa...
Nguyễn Thị Tịnh Thy (2006), Kết cấu đa điểm nhìn, đa giọng điệu trong
Cao lương đỏ của Mạc Ngôn, Thông báo khoa học ĐHSP Huế, số 2. Tác giả
đã nhận định: "Điểm nhìn nghệ thuật trong Cao lương đỏ khơng phải là cái
nhìn đơn nhất, bất biến xuyên suốt tác phẩm mà còn là sự phối hợp của nhiều
điểm nhìn đan xen và tương tác lẫn nhau" [16, tr.54].
Nguyễn Thị Tịnh Thy (2007), Kết cấu gián ghép điện ảnh trong Cao
lương đỏ của Mạc Ngơn, Tạp chí nghiên cứu văn học, tháng 3- 2007. Tác giả
đã đi sâu vào nghiên cứu thủ pháp gián cách ở hai phương diện: biến cố, sự
kiện và không gian, thời gian. “Cao lương đỏ là tác phẩm thuộc dịng văn học
"phản tư", nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, nhìn lại cha ơng và nhìn lại
chính mình. Mạc Ngơn viết câu chuyện này "để viếng các anh hồn và oan hồn

4


ở ruộng cao lương mênh mông quê hương” [17, tr.102].
Đề tài khóa luận "Chiến tranh trong Cao lương đỏ của Mạc Ngôn" của
Nguyễn Thị Thắm. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu trên hai phương diện nội
dung và nghệ thuật. Về nội dung: hiện thực chiến tranh trong Cao lương đỏ;
về phương diện nghệ thuật: đặc điểm về điểm nhìn, kết cấu, giọng điệu và thủ
pháp phóng đại cái chết trong tác phẩm Cao lương đỏ.
Những cơng trình và bài viết nêu trên bước đầu đã có một số đánh giá,
nhận định về tác phẩm Cao lương đỏ và tác giả Mạc Ngôn. Các bài nghiên

cứu đều chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu chung về Mạc Ngơn và tác phẩm của ông
ở phương diện nội dung và nghệ thuật. Chúng tơi chưa thấy có cơng trình nào
đi sâu vào nghiên cứu phương diện Nhân vật trong Cao lương đỏ của Mạc
Ngôn.
Với tinh thần học hỏi không ngừng, kế thừa và tiếp thu những thành tựu
nghiên cứu của những người đi trước để đi sâu tìm hiểu Nhân vật trong Cao
lương đỏ của Mạc Ngôn, một đề tài mới mẻ và có ý nghĩa trong việc khám
phá tác phẩm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nhân vật trong Cao lương đỏ của Mạc Ngôn.
- Phạm vi nghiên cứu: tác phẩm Cao lương đỏ của Mạc Ngôn do Lê
Huy Tiêu dịch, được Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2007.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này nhằm làm nổi bật
nét tương đồng và sự khác nhau giữa các nhân vật trong tác phẩm, so sánh,
đối chiếu các nhân vật với nhau từ đó làm nổi bật tính cách của từng nhân vật.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích các đặc điểm và tính
cách, ngoại hình của các nhân vật, từ đó làm nổi bật hình tượng nhân vật
trong tác phẩm Cao lương đỏ của Mạc Ngôn.

5


-

Phương pháp hệ thống: Làm rõ các nhân vật trong hệ thống các mối

quan hệ khác nhằm đảm bảo tính thống nhất.
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm ba

chương:
Chương 1: Mạc Ngơn và vị trí của Cao lương đỏ trong hành trình sáng
tạo nghệ thuật của nhà văn
Chương 2: Thế giới nhân vật trong Cao lương đỏ
Chương 3: Nghệ thuật khắc họa nhân vật trong Cao lương đỏ

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MẠC NGƠN VÀ VỊ TRÍ CỦA CAO LƯƠNG ĐỎ
TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN
1.1. Vài nét về văn học Trung Quốc đương đại
Văn học Trung Quốc đương đại có lịch sử gần 60 năm (từ năm 1949).
Trong gần 60 năm đó văn học đương đại trải qua nhiều thời kỳ biến động và
phức tạp: thời kỳ 17 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1949 - 1966), thời kỳ
cách mạng văn hóa (1966 - 1976), thời kỳ mới (1976 - 1986) và thời kỳ cái
cách, mở cửa (từ 1986 đến nay). Trải qua biết bao biến cố thăng trầm, sau bao
nhiêu năm bị gị bó, hạn hẹp, ngày nay văn học đương đại Trung Quốc đã
vươn mình “đi ra thế giới” làm cho người đọc năm châu bốn biển vô cùng
ngưỡng mộ và kinh ngạc về một nền văn học đổi mới, đầy sức sống tiềm tàng.
Một thời “bách gia tranh minh” và “bách gia tề phóng” văn học đương
đại Trung Quốc đạt được những thành tựu rực rỡ với những tác giả và tác
phẩm nổi tiếng làm rạng rỡ nền văn học. Bóng đen của “cách mạng văn hóa”
được xua tan đi, mở ra một thời kỳ văn học mới đầy niềm lạc quan, hồ hởi,
đầy dân chủ và sáng tạo. Đội ngũ nhà văn trưởng thành nhanh chóng, các nhà
văn lão thành như Ba Kim, Băng Tâm, Sa Thịnh v.v vẫn chưa ngừng sáng tác;
nhà văn trung niên trưởng thành sau giải phóng như Vương Mơng, Lưu Thiện
Đường, Đặng Hữu Mai, v.v vẫn đang sung sức; nhà văn trẻ trưởng thành sau
đại cách mạng văn hóa như Vương An Ức, Hàn Thiếu Cơng, Giả Bình Ao,

Trương Kháng Kháng, Thẩm Dung, Mạc Ngôn v.v đang là chủ lực của văn
học đương đại. Những “vùng cấm” và “văn nghệ tuyến đen” được xóa bỏ,
khẩu hiệu “văn nghệ phục vụ chính trị” được thay bằng phương châm “văn
nghệ phục vụ nhân dân”. Những mảnh đất mà văn học đương đại chưa thể
dùng đến đã được khai hoang cày xới. Những nẻo đường mà văn học đương

7


đại từng thử nghiệm khai phá nhưng lập tức bị sự phê bình tả khuynh bóp chết
nay đã được khai thơng.
Một quy luật tất yếu của văn học đó là thời đại mới sản sinh nhà văn mới
và tác phẩm mới. Bước vào thời kỳ cải cách mở cửa, văn học đương đại
Trung Quốc đón nhận những luồng gió mới với tâm thế hồ hởi. Các nhà văn
đương đại Trung Quốc rất tự do trong việc chọn lựa đề tài, thể tài và phương
pháp sáng tác. Họ học hỏi và tiếp thu những cái mới của nước ngồi đã góp
phần làm đa dạng nền văn học nước nhà. Với những thể tài đa dạng và phong
phú, xuất hiện nhiều tầng vỉa văn học như văn học thuần túy, văn học thông
tục, văn học điện ảnh v.v. Về thơ, thơ từ cổ điển tồn tại bên cạnh thơ mới.
Thơ mới có thơ “mơng lung”, thơ “tiên phong”…có thơ trữ tình chính trị, thơ
trữ tình sinh hoạt, thơ tự sự, trường ca, thơ văn xi…về tiểu thuyết, khơng
những có truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn mà cịn cịn có truyện cực ngắn
100 chữ, truyện một phút, tiểu thuyết triết lý, tiểu thuyết duy lý…về kịch, có
kịch nhiều màn, kịch một màn, kịch không phân màn, kịch tả ý, kịch tả
thực…
Văn học đương đại Trung Quốc như rừng hoa với muôn màu sắc khác
nhau từ đề tài và chủ đề, hình thức và phong cách nghệ thuật đa dạng. Thời kỳ
“cách mạng văn hóa” chấm dứt có “văn học vết thương”, đầu thập kỷ 80 có
“văn học phản tư”, “văn học cải cách”, “văn học tìm nguồn”… Các nhà văn
thế hệ mới Trung Quốc mang đến cho văn học một diện mạo mới và phong

cách mới. Thế hệ nhà văn mới ít chú ý đến đề tài lịch sử, truyền thống và cách
mạng như các thế hệ nhà văn đi trước. Đề tài nổi bật trong các tác phẩm của
họ là cuộc sống đương đại hôm nay với những cảm quan và nhận thức mới
tân tiến hơn.
Làm nên diện mạo văn học Trung Quốc đương đại là thế hệ nhà văn thứ
năm. Thế hệ thứ nhất là những nhà văn trong giai đoạn 1919 - 1927 với

8


những tên tuổi Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Tào Ngu v.v. Thế hệ thứ hai là lớp
nhà văn giai đoạn 1927 - 1937 đứng đầu là Mao Thuẫn, Chu Lập Ba, Hồng
Phong v.v. Tới thế hệ thứ ba là lớp nhà văn giai đoạn 1937 - 1949 tiêu biểu là
Đinh Linh, Triệu Thụ Lý, Liễu Thanh.Thời kì thứ tư 1949 - 1966 là các nhà
văn Dương Mạt, Vương Mông, Cao Hành Kiện...
Lớp nhà văn thuộc thế hệ thứ năm xuất hiện sau đại cách mạng văn hóa.
Những nhà văn này phải chịu nhiều đau khổ trong những năm "đại động loạn"
bị "bè lũ bốn tên" bức hại tàn khốc. Khác với những nhà văn thế hệ trước, lớp
nhà văn này ưu thời mẫn thế hơn, họ dám nghĩ dám làm, với nhiệt huyết khí
thế xung trận, họ vạch trần tội lỗi của "bè lũ bốn tên", vạch trần những tàn dư
xấu xa trong xã hội. Thế hệ nhà văn này với lực lượng vô cùng hùng hậu: Lưu
Tâm Vũ, Lưu Chấn Vân, Mã Nguyên, Tô Đồng, Lưu Hằng, Mạc Ngôn, Giả
Bình Ao, Trương Khiết, Thẩm Dung, Phùng Kí Tài... Lớp nhà văn này đã tạo
ra dòng "văn học vết thương", tố cáo tính vơ nhân đạo của cuộc đại cách
mạng văn hóa; dịng "văn học cải cách" phản ánh tình hình cải cách mở cửa
với niềm vui mừng hồ hở; dòng "văn học phản tư" đi sâu vào chiêm nghiệm
hồi tưởng lịch sử, những ngày đã qua và để rút ra bài học cho tương lai. Đề tài
lịch sử và tình yêu dung tục xuất hiện nhiều. Nhiều tác phẩm văn học thời kì
này được chuyển thể thành phim và được giải cao ở các liên hoan phim quốc
tế như: Thị trấn phù dung, Cúc Đậu, Cao lương đỏ, Đèn lồng đỏ treo cao.

Văn học đương đại không chỉ phong phú về đề tài mà còn phong phú về bút
pháp và khuynh hướng sáng tác.
Văn học đương đại Trung Quốc trong hai thập kỷ qua đã phát triển rất
sôi động, mặc dù cịn có ghềnh thác, sóng gió nhưng văn học đương đại
Trung Quốc vẫn bội thu, có thành tựu to lớn.

9


1.2. Mạc Ngôn - “Nhà văn chân đất” đoạt giải Nobel
Mạc Ngôn sinh ngày 17/02/1955 tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông,
Trung Quốc. Mạc Ngôn là bút danh. Tên thật của nhà văn là Quản Mạc
Nghiệp, ông xuất thân trong một gia đình nơng dân nghèo.
Từ thưở nhỏ, Mạc Ngơn đã tỏ ra là một đứa trẻ thông minh hiếu động,
ham học hỏi và đặc biệt là rất thích đọc sách. Đông Bắc Cao Mật là vùng quê
lạc hậu và hẻo lánh nên sách là một thứ xa xỉ vô cùng hiếm hoi. Để thỏa lịng
say mê, ơng phải làm rất nhiều việc, khi có được sách rồi ơng rất đọc một
cách say sưa và thường xuyên, cùng khóc cùng cười với những nhân vật.
Tuổi thơ của ông gắn liền với “đói khát và cơ đơn ln là người bạn
đồng hành”. Khi các bạn đồng trang lứa được học hành tử tế thì ơng phải làm
bạn với con trâu ngồi đồng. Con trâu quen thuộc và gần gũi với Mạc Ngơn
tới mức ơng hiểu về nó cịn hơn cả người. Cả một chuỗi ngày dài trong tuổi
ấu thơ của nhà văn gắn liền với cơ cực nghèo đói. Khi đã vào nghiệp văn
chương, đời sống đã có phần được cải thiện, nhà văn vẫn thường hình dung
lại hình ảnh của mình và các bạn cùng trang lứa trong những tháng năm cơ
cực ấy: “Lúc ấy, những đứa trẻ lên năm, lên sáu hầu như trần truồng suốt ba
mùa xuân, hạ, thu, chỉ khi tới mùa đơng giá rét mới khốc lên mình một bộ
quần áo. Nhưng bộ quần áo cũng rách tới mức mà trẻ em Trung Quốc bây giờ
không thể nào tưởng tượng nổi” [8, tr.97]. Hay “Lúc đó, thân hình chúng tơi
gầy như một que củi, nhưng cái bụng thì chẳng khác gì vại nước. Lớp da bụng

của chúng tơi dường như trong suốt, có thể nhìn thấy cái dạ dày lép kẹp đang
cuộn lên, cái cổ dài loằng ngoằng dường như không mang nổi cái đầu to
nặng” [8, tr.98]. Chính những năm tháng đói rét cơ đơn ấy đã giúp cho Mạc
Ngôn trở thành một nhà văn có được sự thể nghiệm sâu sắc với sinh mệnh.
Xuất thân từ nơng dân, coi “đói khát và cơ đơn là tài sản sáng tác của
mình”, Mạc Ngơn xuất hiện trước độc giả với hình ảnh một con người bình

10


dị, mộc mạc và có ý thức trách nhiệm khi sáng tác. “Là một người xuất thân
từ tầng lớp hèn kém cho nên tác phẩm của tôi chứa đầy quan niệm của thế
tục” [8, tr.105]. Từng hiện thực bước vào trang văn của ơng trần trụi nghẹn
ngào đến xót xa. Đọc những tác phẩm của ông người đọc dễ dàng nhận thấy
hơi hướng nồng nặc của đất quê và mối tình sâu đậm khơng bao giờ tan chảy
giữa ơng với quê hương Cao Mật.
Mạc Ngôn quan niệm viết văn tương tự bao công việc khác, nhà văn
không phải là “kỹ sư tâm hồn” bởi nhà văn thực ra chẳng những khơng cao
minh hơn độc giả mà anh ta cịn khơng hơn nhân vật trong tác phẩm của
mình. Trong suy nghĩ của Mạc Ngôn, viết văn không phải là “sáng tác cho
người dân” vì như vậy nhà văn đang giống như ông thầy dạy bảo độc giả; ông
luôn xem mình là loại “sáng tác với tư cách người dân” không hề trịch
thượng. Quan niệm này ở phương Tây khơng có gì lạ lẫm nhưng đặt trong
dòng chảy văn học Trung Quốc thì quả là táo bạo vì ai cũng biết dưới ảnh
hưởng của tư tưởng Nho giáo, văn học Trung Quốc ln muốn cố gắng phơi
bày, đả kích, giáo hóa…; ln dùng văn chương như là một thứ công cụ để
"tải đạo” hoặc “minh đạo”. Không chỉ là nhà văn tài năng, Mạc Ngơn cịn
được xem là một nhà nhân văn lớn của Trung Quốc đương đại.
Mạc Ngôn bắt tay vào sáng tác văn học không phải là sớm (sáng tác văn
học những năm 1980, 1981), sự nghiệp văn học của ông tính đến nay đã khá

đồ sộ: trên 240 sáng tác gồm 10 truyện dài (tiểu thuyết), 20 truyện vừa, trên
60 truyện ngắn, 5 tuyển tập những bài bút ký, phóng sự, tạp văn, ngồi ra cịn
rất nhiều vở kịch cho sân khấu. Mạc Ngơn đã có những đóng góp có giá trị
cho nền văn học đương đại Trung Quốc.
Thành công đầu tiên và cũng là lớn nhất của ông phải kể đến là ở thể loại
tiểu thuyết. Hàng loạt tiểu thuyết của ông ngay khi mới ra đời đã gây tiếng
vang lớn như: Gia tộc Hồng Cao lương, Cây tỏi nổi giận, Báu vật của đời,

11


Đàn hương hình, Sống đọa thác đày. Trong các nhà văn đương đại Trung
Quốc hiện nay, Mạc Ngôn không phải là nhà văn nổi tiếng nhất. Tên tuổi của
ông không bằng Vương Mơng và Giả Bình Ao nhưng ơng là nhà văn có
“vùng đất”, “có tiếng nói” và “cách viết riêng”. Nhà văn ln tự làm mới
mình, mỗi tác phẩm được viết theo một bút pháp riêng nên luôn tạo được sự
hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ độc giả.
Không chỉ thành cơng ở thể loại tiểu thuyết, Mạc Ngơn cịn được biết
đến với những truyện ngắn xuất sắc: Đêm xuân mưa giăng giăng, Người lính
xấu, Châu chấu đỏ, Chương 12 hoan lạc, Bùng nổ, Cá đêm…và các tập
truyện vừa: Củ cải đỏ trong suốt, Hài hước và hóm hỉnh, Mơ hình và ngun
dạng.
Ngồi hai thể loại tiêu biểu là tiểu thuyết và truyện ngắn, Mạc Ngơn cịn
sáng tác tùy bút, tạp văn với các tác phẩm như: Bức tường biết hát – tập văn
xuôi, tùy bút đầu tiên, Mạc Ngôn – những lời tự bạch, Mạc Ngôn – chuyện
văn chuyện đời.
Cái nghèo ấy giúp Mạc Ngôn viết nên những trang văn hiện thực đầy
khổ đau, bất hạnh. Văn Mạc Ngôn thật lắm, đau đời lắm. Những tác phẩm văn
chương của ông có sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với các câu
chuyện dân gian, lịch sử và cuộc sống hiện đại của Trung Quốc. Chỉ cần đọc

nửa trang viết của Mạc Ngơn, bạn sẽ có thể nhận ra được văn phong của ông.
Phong cách của Mạc Ngôn là một đài phun nước của từ ngữ và những câu
chuyện kể. Chuyện lồng trong chuyện, câu chuyện này mở câu chuyện khác
và cứ thế, Mạc Ngôn là một nhà văn hấp dẫn. Tác phẩm của ơng nói lên đời
sống nhân dân, văn hóa độc đáo của Trung Quốc và nếp sống của dân tộc.
Chúng cũng được kể từ điểm nhìn của một con người bình thường, khơng
phân biệt quốc gia hay chủng tộc.
Trong mỗi tác phẩm của nhà văn Mạc Ngơn đều có hình ảnh của q

12


hương – nơi ông sinh ra và lớn lên bởi theo quan điểm của ông, bởi rất nhiều
yếu tố nghệ thuật dân gian từ quê hương ông như nghệ thuật cắt giấy, chạm
trổ, nghệ thuật vẽ truyền thống trong năm mới đã ảnh hưởng đến tác phẩm
của ông. Một nhà văn khi đã thành danh phải biết chắt lọc những tinh hoa văn
hóa của dân tộc, quê hương vào tác phẩm của mình. Là người có thứ văn
chương hiện thực huyền ảo pha trộn những câu chuyện dân gian, lịch sử và
đương đại. Nhà văn Mạc Ngôn biết biến không gian địa lý của mình thành
khơng gian văn học.
Nhà thơ Lưu Vũ Tích trong bài Lậu thất minh có hai câu đáng được gọi
là “danh cú” như sau:
“Sơn tuy bất cao hữu tiên tắc danh,
Thủy tuy bất thâm hữu long tắc linh”.
Nghĩa là:
"Núi tuy khơng cao nhưng nổi danh vì có tiên đến ở
Sơng tuy khơng sâu nhưng hiển linh vì có rồng cư ngụ".
Quả vậy, hơn một ngàn năm trước, ngôi chùa Hàn Sơn nhỏ bé nằm ở nơi
thâm sơn cùng cốc phía thượng nguồn ngồi thành Cơ Tơ bỗng chốc trở thành
một địa danh nổi tiếng nhờ bài thơ xuất thần Phong Kiều dạ bạc của Trương

Kế. Hơn một ngàn năm sau, mảnh đất Cao Mật nghèo khó, khắc nghiệt và hẻo
lánh của tỉnh Sơn Đông lại được cả thế giới biết đến nhờ vào các tác phẩm
văn chương của người con Mạc Ngơn. Mạc Ngơn nói rằng mọi thứ ơng có
đều “được moi từ chiếc bao tải rách của làng Đơng Bắc Cao Mật” nhưng cũng
có thể khẳng định ngược lại, mọi thứ có được ơng đều dồn vào chiếc bao tải
của làng Đông Bắc Cao Mật. Trong hầu hết các tác phẩm, nhà văn này đã đưa
tất cả những gì mình từng biết, từng thấy, từng tưởng tượng ra đặt vào vùng
đất Cao Mật, biến nó thành “nơi đẹp đẽ nhất, xấu xa nhất, siêu thoát nhất, thế
tục nhất”; thành miền đất thánh trong sáng tác của mình. Ở đó có ánh trăng

13


đẹp nhất, có rượu cao lương ngon nhất, có làn điệu Miêu Xoang bi thiết nhất,
có nạn châu chấu đỏ khủng khiếp nhất, có những chiến thắng ngoại xâm bi
hùng nhất, có những cuộc đấu tố oan khuất nhất của cải cách ruộng đất và
cách mạng văn hóa, có những đổi thay lớn nhất và cũng trái khoáy nhất từ
kinh tế thị trường và cải cách mở cửa. Đó cịn là nơi sinh ra những con người
“trong trắng nhất, nhơ bẩn nhất, anh hùng hảo hán nhất, đểu giả mất dạy nhất,
giỏi uống rượu nhất, biết yêu đương nhiều nhất ở trên trái đất này”. Cao Mật
là một, là duy nhất nhưng cũng là tất cả. Nó vừa là của riêng Mạc Ngơn
nhưng cũng là của Trung Quốc bởi vì mảnh đất và con người nơi đây đều tiêu
biểu cho hồn phách, khí cốt Trung Hoa. Cao Mật của Mạc Ngôn trở nên sâu
sắc hơn bởi ông không chỉ đã cố gắng “làm cho nó trở thành hình ảnh thu nhỏ
của Trung Quốc” mà còn “khiến cho nỗi đau khổ và niềm vui sướng ở đây trở
thành nỗi đau khổ và niềm vui sướng của toàn thể nhân loại” [8, tr.94]
Mạc Ngơn từng nói rằng, làng Đơng Bắc Cao Mật của ông chỉ bé bằng
con tem trên bản đồ Trung Quốc, vậy mà bằng tâm huyết và tài năng của
mình, qua góc nhìn lịch sử và văn hóa, ơng đã biến nó thành một biểu trưng
của đất nước. Tuy nhiên, Cao Mật khơng chỉ là Trung Quốc, Cao Mật cịn là

nhân loại bởi trong khơng gian độc đáo này cịn chất chứa những triết lý sinh
tồn với nhiều bi kịch phận người: những con người thiểu năng, những người
đàn ông bất lực, những người đàn bà không sinh nở, muốn làm một con người
chân chính thì phải phản ln lí, trở thành anh hùng nhiều lúc khơng phải vì
cứu được nhiều người mà vì giết được nhiều người (Báu vật của đời, Đàn
hương hình, Rừng xanh lá đỏ, Ếch)... đó là bi kịch của mối quan hệ giữa con
người với định mệnh, giữa cá nhân và lịch sử. Con người đang ở đâu trong
dòng chảy miên viễn của lịch sử? Họ là tinh hoa của tạo hóa hay là trị chơi
của tạo hóa? Họ là chủ nhân hay là nạn nhân của lịch sử? Họ phải xác lập bản
thể, bản ngã của mình như thế nào đây? “Thế nào là chính đạo? Thế nào là

14


lương thiện? Thế nào là tà ác?”. Những câu hỏi không dễ trả lời này vẫn luôn
là nỗi ám ảnh phiền muộn đối với con người từ muôn xưa cho đến muôn sau.
Để đưa Cao Mật bước ra thế giới, Mạc Ngôn đã sử dụng các sách lược tự
sự linh hoạt, độc đáo và đầy ấn tượng, mà các sách lược ấy đều xuất phát từ
bút pháp hậu hiện đại kiểu Trung Quốc, từ đó xác lập nên một phong cách “tự
sự kiểu Mạc Ngôn”.
Giọng văn Mạc Ngôn nằm ở hai khía cạnh chính. Thứ nhất là ơng ln
học tập những nhà văn nổi tiếng bằng cách đi sâu nghiên cứu tác phẩm của
họ, tìm hiểu thế giới quan, nhân sinh quan của họ rồi từ đó áp dụng vào hoạt
động sáng tác chuyên nghiệp của mình. Sau quá trình nghiên cứu, học hỏi đó,
thứ “vàng rịng” mà ơng thu nhận được tuyệt đối không phải là của đi sao
chép, nhái lại, hoặc nhang nhác một ai đó. Ơng đã gạn lọc học hỏi và tự thai
nghén ra một giọng văn mới đặc chất Mạc Ngôn.Thứ hai, Mạc Ngôn thường
đưa vùng đất Cao Mật quê ông vào trong các tác phẩm văn học của mình. Khi
đó, Cao Mật là hình ảnh do ông tưởng tượng ra trên cơ sở những trải nghiệm
thực tế của tuổi thơ, ơng biến nó thành một Trung Quốc thu nhỏ, rồi đồng hoá

niềm vui nỗi buồn của người dân Cao Mật với niềm vui nỗi buồn, những vấn
đề thường thấy của nhân loại. Từ đó, ông thu hút được sự quan tâm của người
đọc trên tồn thế giới. Ơng dùng q khứ để viết văn nhưng khơng “ăn mày dĩ
vãng”, thay vào đó ơng nâng tầm những những ký ức đó lên trở thành những
vấn đề nhân sinh quan của nhân loại và không ngừng tự làm mới câu chuyện
của mình, dù trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm nhưng Cao Mật và người dân
nơi đây vẫn luôn gây bất ngờ.
Văn học, trước hết là viết về số phận con người, nhất là số phận những
con người yếu thế, dễ bị tổn thương. Mạc Ngôn là nhà văn của nông dân, viết
về nông dân, phản ánh cuộc đấu tranh dữ dội, ác liệt ở quê ông để giành
quyền sống, mặc dù đôi khi giành được đôi chút thắng lợi nhưng họ đã mất

15


gần hết cuộc đời của mình. Ở Mạc Ngơn - chúng ta nhìn thấy dũng khí của
một cây viết vừa mãnh liệt vừa tưng tửng, vừa cay đắng vừa hài hước, vừa đả
kích vừa xót xa. Người đọc thấy những hiện trạng xã hội tan nát, bê bối, bi
thảm của thời cuộc, của xã hội Trung Quốc phơi bày trong văn chương của
Mạc Ngôn, nhưng đằng sau mỗi con chữ hiện thực tả chân ấy là cả một nỗi
xót xa, cay đắng. Mạc Ngơn có một xác quyết rất rõ ràng cho sứ mệnh cầm
bút của mình. Đó là đứng về phía những người nghèo, những người khổ,
những người chân đất, những người phụ nữ. Ông khẳng định một sự lựa chọn,
một thái độ sống rõ ràng.
Nghiện viết như người ta nghiện rượu, càng viết lại càng say, với tất cả
tâm huyết và bút lực tài hoa của mình Mạc Ngôn thật xứng đáng khi được
trao giải thưởng Nobel về văn học. Qua 111 năm trong lịch sử của Giải
Nobel, thì Giải Nobel văn chương 2012 được trao cho Mạc Ngôn là Giải
Nobel “đầu tiên” được trao cho một công dân Trung Quốc.
Mạc Ngôn thuộc về thế hệ nhà văn hậu cách mạng văn hóa đang bắt đầu

nhìn về xã hội Trung Quốc, đặc biệt là vùng nông thôn, bằng con mắt mới mẻ
bên ngồi định hướng chính trị. Suốt thời gian rất dài, văn chương chủ nghĩa
hiện thực ở Trung Quốc đã nằm trong trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa, vì
thế nó phải chứa những thơng điệp chính trị và ý thức hệ. Tuy nhiên, tác
phẩm của họ Mạc toàn những nhân vật đời thường, phản ánh chân dung nông
thôn Trung Quốc như “một nơi huyền hoặc với những điều kỳ thú xảy đến,
những thứ mà có vẻ nằm ngồi thần thoại và chuyện cổ tích”.
Nhà phê bình Paul Mason viết trên tờ The Guardian: “Mạc khơng chỉ là
nhà văn hiện thực huyền ảo trong văn chương Trung Quốc đương đại, mà lối
viết chênh vênh giữa hiện thực và siêu thực mới là khéo léo nhất, đau đớn
nhất. Ông giống với Pynchon hơn là Marquez, và khi kết thúc tác phẩm, ông
không giống với bất cứ tác giả vĩ đại nào còn sống” [23].

16


Với ông Chen Xiaoming, giáo sư ngành ngôn ngữ và văn chương Trung
Quốc ở đại học Bắc Kinh, họ Mạc “sáng chói trong việc kết hợp những trải
nghiệm phổ quát nhân loại với những đặc trưng riêng của cuộc sống người
Trung Quốc. Tác phẩm của ơng nói về quốc gia và về lịch sử, nhưng ơng
khơng có quan điểm chính trị cá nhân. Chính trị của ơng là mối bận tâm về lẽ
công bằng” [23].
Dù không tự nhận là “người phát ngôn của nhân dân”, nhưng người dân
Trung Quốc tự hào về Mạc Ngôn - công dân Trung Quốc đầu tiên giành giải
Nobel Văn học - nhà văn đã đưa những con người bình dị đi vào trang văn bất
hủ và quan trọng hơn là cùng nhìn cuộc sống qua góc nhìn của người dân.
1.3. Cao lương đỏ - Tác phẩm mở đầu cho danh tiếng của Mạc Ngôn
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, nền văn học Trung Quốc có một diện
mạo với những bước đột phá, cách tân về thi pháp. Mạc Ngôn được coi là một
trong những đại diện tiêu biểu của nền văn học Trung Quốc đương đại. Bằng

cách viết về quá khứ, chọn phong cách hiện thực huyền ảo tinh tế và khéo léo,
nhà văn Mạc Ngôn đã "làm mờ và phá đi trung tâm của chủ đề phân tích và
phán xét văn hóa của các tác phẩm Tìm về cội nguồn, tiến tới làm cho lịch sử
trở thành đối tượng của thẩm mĩ và lĩnh vực tưởng tượng siêu nghiệm" [8,
tr.197].
Truyện vừa Cao lương đỏ ra mắt công chúng năm 1986 được xem là kiệt
tác của Mạc Ngôn. Ngay khi ra đời đã làm chấn động văn đàn Trung Quốc
đương đại và mở ra một tiền đề sáng lạn cho nhà văn. Vừa ra mắt bạn đọc, tác
phẩm đã gây một tiếng vang lớn, lượng tiêu thụ khổng lồ của nó được xem là
một hiện tượng. Tác giả Cao lương đỏ cho rằng: “vì nó đã thể hiện được trạng
thái tâm lý chung của người Trung Quốc lúc đó, sau một thời gian dài tự do
cá nhân bị đè nén. Cao lương đỏ phát huy tinh thần giải phóng cá tính, đó là

17


dám nói, dám nghĩ, dám làm” [8, tr.54].
Lấy bối cảnh những năm 1920-1930 tại vùng quê Cao Mật của ông ở
miền Nam Trung Quốc. Người kể chuyện xưng tôi đã bắt đầu câu chuyện
bằng sự kiện “bố tôi” gia nhập đoàn quân của Tư lệnh Từ Chiếm Ngao lúc
mới mười bốn tuổi. Từ Chiếm Ngao vốn là một anh hùng thổ phỉ, sau trở
thành Tư lệnh lãnh đạo người dân nơi đây chống lại phát xít Nhật. Thời trẻ,
Từ Chiếm Ngao đã giành được tình yêu của Phượng Liên, một cô gái nghèo
bị cha mẹ ép gả cho Đơn Biển Lang. Họ có với nhau một người con trai chính
là “bố tôi”, nhưng “bố tôi” lại không biết tư lệnh Từ Chiếm Ngao là cha mình,
vẫn gọi ơng là “bố nuôi”. Đến khi “bà tôi” sắp chết, sự thật mới được tiết lộ.
Câu chuyện gia tộc đã được tái hiện vừa chi tiết, vừa phóng đại; vừa thiêng
liêng trang trọng, vừa hài hước thô tục.
Kết cấu chuyện đảo ngược lại dịng thời gian khách quan, khơng gian
thường xun xáo trộn, thay đổi liên tục nhưng vẫn rõ ràng, mạch lạc bởi

hành động của nhân vật được miêu tả kết hợp với tâm lí tinh tế. Cốt truyện
Cao lương đỏ đúng theo phong cách của Mạc Ngơn khơng có những tình tiết
ly kì nhưng hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối. Nhân vật của ơng ngang tàng,
khí phách, phóng túng và yêu tự do. Họ dám phá bỏ mọi ràng buộc của lễ
giáo để giải phóng cá tính. “Ln đi giữa đỏ và trắng” như Mạc Ngơn nói, “bà
nội tơi”, Tư lệnh Từ vừa đáng yêu vừa đáng trách, vừa thánh thiện vừa phàm
tục. Cuộc kháng chiến chống Nhật đã lột xác đưa họ trở thành anh hùng dân
tộc. Từng trang sách bước ra từ đời thật, thông qua sự lưu chuyển của dịng ý
thức, cái nhìn đầy biến ảo của nhà văn mà từng câu từng chữ tái hiện lại một
giai đoạn lịch sử.
Các nhân vật trong Cao lương đỏ cá tính, khí phách, sống ngang tàng và
cũng đầy niềm lạc quan như những ngọn cao lương thẳng tắp vút lên trên bầu
trời của Cao Mật - một nét điển hình của người dân vùng Cao Mật mà chúng

18


ta sẽ gặp lại trong rất nhiều tác phẩm của Mạc Ngơn, ơng đã lấy những hình
mẫu chính từ mảnh đất mà ông được sinh ra và lớn lên để nhào nặn thành các
tác phẩm bất hủ.
Các nhà văn lão thành đã từng trải qua chiến tranh, có rất nhiều đề tài
nhưng họ khơng cịn nhiều tâm sức để sáng tác, vì tuổi thanh niên đẹp đẽ nhất
của họ đã bị lỡ bởi cách mạng văn hóa, cịn các nhà văn trẻ tinh lực dồi dào
thì lại khơng có được những trải nghiệm, vậy họ phải làm gì để phản ánh
chiến tranh và lịch sử một cách tốt nhất? Trả lời cho câu hỏi trăn trở ấy, Mạc
Ngơn đã nói lên quan điểm sáng tác của mình: "chúng tơi có thể bù đắp khiếm
khuyết đó bằng một phương thức khác. Chưa nghe tiếng súng đạn nhưng tôi
đã từng nghe tiếng pháo nổ; chưa nhìn thấy cảnh giết người nhưng tơi đã nhìn
thấy cảnh giết lợn thậm chí đã chính tay giết gà; chưa từng đánh nhau chém
nhau với quỷ nhưng tơi đã được xem qua phim ảnh. Vì sáng tác của nhà văn

không phải là công việc phục chế lịch sử, đó thuộc về nhiệm vụ của các sử
gia. Các nhà văn viết về chiến tranh - một hiện tượng ngu muội nhất trong
tiến trình của lịch sử nhân loại, điều họ muốn lột tả chính là bóp méo linh hồn
con người của chiến tranh hoặc là sự biến dạng của nhân tính trong chiến
tranh. Từ ý nghĩa đó mà xét thì cho dù người chưa trải qua chiến tranh cũng
có thể viết về chiến tranh" [8, tr.47]. Để chứng minh quan điểm của mình là
đúng, nhà văn lập tức viết, viết một bộ tiểu thuyết về chiến tranh. Đầu tiên tác
giả nghĩ tới q hương mình. Lúc cịn nhỏ thời tiết không như bây giờ, trời
hay mưa, nước ngập mênh mang, nên chỉ trồng được cao lương. Mỗi khi thu
về ra khỏi làng đã thấy ngay những cánh đồng cao lương bát ngát. Nhà văn
quyết định lấy cánh đồng cao lương làm sân khấu để diễn câu chuyện về cuộc
kháng chiến chống Nhật, câu chuyện về tình yêu.
Cao lương đỏ có nguồn gốc từ một câu chuyện có thật xảy ra ở làng bên
cạnh làng tác giả. Lúc đó bọn quỷ Nhật đang chuẩn bị trả thù những người

19


dân của một làng dám tấn công vào bọn chúng. Trên đường chúng kéo đến,
chỉ vì một người nào đó chỉ nhầm phương hướng mà hơn một trăm người dân
của làng đó đã bị thảm sát.
Một nhà văn giỏi phải có tính sáng tạo, một truyện vừa hay đương nhiên
cũng phải có tính sáng tạo. Cao lương đỏ gây chấn động dư luận bởi vì nó đã
có chút sáng tạo riêng. Điều mà tác giả tâm đắc nhất với tác phẩm này là ở
góc nhìn miêu tả trong truyện. Các tiểu thuyết trước đây thường có đại từ
nhân xưng ngơi thứ nhất, thứ hai, thứ ba, còn Cao lương đỏ vừa vào đầu đã là
"bà tôi", "ông tôi" vừa là góc nhìn của ngơi nhân xưng thứ nhất lại vừa là góc
nhìn chung. Chính điều này đã tạo ra những góc nhìn đa chiều, những cảm
nhận mới lạ và phong phú, hấp dẫn người đọc.
Điểm thu hút ở Cao lương đỏ chính là về đề tài mà tác giả nói tới trong

tác phẩm. Viết về lịch sử, viết về chiến tranh lại gây nên những chấn động
mạnh mẽ. Bởi nó thể hiện được trạng thái tâm lí người dân Trung Quốc lúc
đó, sau một thời gian dài tự do cá nhân bị đè nén, Cao lương đỏ đã đề xướng,
phát huy tinh thần giải phóng cá tính, đó là dám nói, dám nghĩ, dám làm. Mạc
Ngơn đem đến cho văn học đương đại Trung Quốc một tiếng nói mới: "Cao
lương đỏ ca ngợi tinh thần phát huy cá tính và cũng mang đến một cách viết
khác cho tiểu thuyết về chiến tranh" [8, tr.43]. Với quan niệm: " sáng tác của
nhà văn không phải là công việc phục chế lịch sử, đó thuộc về nhiệm vụ của
các sử gia" [8, tr.47], viết Cao lương đỏ, Mạc Ngôn không chú trọng miêu tả
q trình chiến tranh, khơng nhằm lột tả: "sự bóp méo linh hồn con người của
chiến tranh hoặc là sự biến dạng của nhân tính trong chiến tranh" mà nhìn
chiến tranh như "phịng thí nghiệm linh hồn của nhân loại". Ở đây, người đọc
dễ dàng nhận thấy một sự kết hợp hài hòa giữa đề tài chiến tranh và đề tài tình
u, gửi gắm trong đó là biết bao khát vọng sống tự do và ý chí kiên định
quyết đạt được cuộc sống tự do của nhân dân Trung Hoa. Cao lương đỏ như

20


một bản nhạc tuyệt vời ngợi ca tình yêu, sự tự do phóng khống của con
người. Tác phẩm được kể bằng cái nhìn chủ quan của nhà văn, vừa khốc liệt,
lại vừa bay bổng, cuốn hút độc giả hết trang này qua trang khác - một kiểu kể
chuyện rất điển hình của Mạc Ngơn đó là sự hịa trộn giữa hiện thực và yếu tố
kỳ ảo, phi thường. Ngay cả cái chết trong câu chuyện cũng thật lạ kỳ, thật phi
thường, nhẹ bỗng. Cao lương đỏ là một tác phẩm lạ và rất đáng để độc giả
thưởng thức.
Với những "sáng tạo riêng" cả về phương diện nội dung lẫn nghệ thuật,
Cao lương đỏ là tác phẩm được biết đến nhiều nhất của Mạc Ngôn và gây
được tiếng vang rộng rãi cho tên tuổi nhà văn. Cao lương đỏ đã đưa tên tuổi
của Mạc Ngôn lên hàng những nhà văn lớn của Trung Quốc, khởi đầu một sự

nghiệp văn học danh giá với giải Mao Thuẫn năm 1987, giải thưởng văn học
Quốc tế của Italia năm 2005. Sau khi được đạo diễn lừng danh Trương Nghệ
Mưu đưa lên màn ảnh, bộ phim Cao lương đỏ lại chiếm ngôi quán quân của
liên hoan phim Cannes năm 1994 với giải Cành cọ vàng, đến mùa xuân năm
1988 lại tiếp tục dành giải thưởng Con gấu vàng - giải cao nhất của liên hoan
phim quốc tế tại Tây Béclin lần thứ 28 và giải thưởng Quả pha lê vàng tại liên
hoan phim Cáclôvi Vari. Các báo chí hết lời ca ngợi đạo diễn, trên tờ Nhật
báo "Xtơcatơ" của Cộng hịa liên bang Đức: "Bộ phim Cao lương đỏ của đạo
diễn Trương Nghệ Mưu là một bộ phim có trình độ cao. Khơng những đề tài
mà cả về mặt biểu hiện nghệ thuật cũng mới mẻ, ngơn ngữ hình ảnh vừa đẹp
vừa có tính hành động, làm cho người xem rất mê. Về mặt làm phim, Trung
Quốc đã đạt trình độ thế giới". Với Trương Nghệ Mưu có được thành cơng
vang dội như vậy phần nhiều là nhờ vào Cao lương đỏ của Mạc Ngôn.
Trương Nghệ Mưu đã đánh giá rất cao tác phẩm này: "Đến bây giờ có rất
nhiều người cho rằng Cao lương đỏ là tác phẩm hay nhất của tôi, điều này có
lẽ thuộc về tiểu thuyết. Tuy tơi có sửa nhiều tình tiết câu chuyện nhưng tinh

21


thần và cái cảm giác của sức sống được giải phóng ở trong phim là hồn tồn
do tiểu thuyết mang lại. Nói ra thì rất kì lạ nhưng từ khi quay xong Cao lương
đỏ đến nay, phim của tôi không bao giờ thể hiện được cái sức sống rõ ràng
mãnh liệt như vậy nữa. Tôi muốn lặp lại cũng không thể được" [8, tr.264].
Bản thân nhà văn Mạc Ngôn cũng tâm sự rằng: "Đây là tác phẩm gây tiếng
vang lớn nhất của tôi, ngay cả trước khi được quay thành phim nó đã rất nổi
tiếng, đến khi bộ phim được giải thưởng thì tiếng vang càng lớn. Cao lương
đỏ rất nổi tiếng như vậy, đương nhiên nó phải là một tác phẩm hay" [8,
tr.302].
Từ lúc ra mắt độc giả Trung Quốc đến nay, Cao lương đỏ đã được dịch

ra nhiều thứ tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật, tiếng Hàn
Quốcvà tiếng Việt. Những thành công ấy là minh chứng rõ ràng nhất cho
những giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo mà Mạc Ngôn thể hiện trong tác
phẩm. Và có thể khẳng định chắc chắn rằng Cao lương đỏ có một chỗ đứng
rất vững chắc trong nền văn học đương đại Trung Quốc và toàn bộ văn nghiệp
Mạc Ngôn. Cho đến nay nhắc đến Mạc Ngôn người ta vẫn dùng cụm từ: "tác
giả Gia tộc Cao lương đỏ". Mạc Ngôn cũng cảm thấy tự hào khi nói rằng: "ở
Trung Quốc những người yêu văn học nhắc đến tên tơi lập tức sẽ nói: Ơi! Cao
lương đỏ" [8, tr.112].
Với Cao lương đỏ thành công của Mạc Ngôn là lựa chọn và có cách khai
thác đề tài rất riêng, xây dựng nên trong tác phẩm một thế giới hình tượng
nghệ thuật sống động và đem đến cho văn học một cách nhìn mới về con
người. Cao lương đỏ thật xứng đáng là một trong những tác phẩm mang về
giải Nobel danh giá cho nhà văn chân đất này.

22


CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG CAO LƯƠNG ĐỎ
Ở Cao lương đỏ, Mạc Ngôn đã xây dựng một thế giới nhân vật đa dạng,
sống động, gửi gắm vào đó những suy nghĩ mới mẻ về con người và cuộc đời.
Gây ấn tượng nhất là hình ảnh những con người trên q hương Đơng Bắc
Cao Mật mang trong mình những nét tính cách vừa anh hùng vừa thổ phỉ,
ngang tàng khí phách và đặc biệt là phóng túng, u tự do.
2.1. Con người trên quê hương Đông Bắc Cao Mật
2.1.1. Nhân vật vừa anh hùng vừa thổ phỉ
Trong thế giới nhân vật đông đảo và đa dạng của Cao lương đỏ, Mạc
Ngôn thể hiện tập trung nhiều nhất là những con người của quê hương Đông
Bắc Cao Mật. Họ là "ông tôi" (Từ Chiếm Ngao), "bà tôi" (Đái Phượng Liên),
"bố tơi", "ơng La Hán", phó chỉ huy Nhiệm, chi đội trưởng Lãnh, Từ Đại Nha,

Vương Văn Nghĩa, những người có xuất thân thổ phỉ trong đội du kích của
Tư lệnh Từ. "Quê Đông Bắc vùng Cao Mật, thổ phỉ đông như rươi, bọn chúng
đi lại bất thường như con cá trong ruộng cao lương, kết bè kéo đảng, bắt lừa
cướp của, làm tất cả mọi chuyện từ dở đến hay..." [9, tr.88] ấy vậy mà khi gót
quân xâm lược giày xéo quê hương, họ tụ lại dựng cờ khởi nghĩa kháng chiến
chống Nhật cứu nước.
Hồn cảnh sống của họ khơng giống nhau: có những người mang trong
mình dị tật bẩm sinh, bị câm, bị điếc, bị q; có người vì hoàn cảnh mà chấp
nhận làm thổ phỉ. Nhưng trong họ đều chảy chung dòng máu anh hùng của
quê hương Cao Mật. Khi gót giày của quân xâm lược giày xéo mảnh đất quê
hương, thảm sát đồng bào, họ sẵn sàng đứng lên cầm vũ khí chiến đấu. "Họ
giết người cướp của, nhưng lại tận trung báo quốc. Họ diễn từng màn vũ kịch
anh hùng bi tráng khiến lũ con cháu cịn sống chúng tơi cảm thấy khơng sao
theo kịp" [9, tr.15].

23


"Lưu thổi kèn là bạn cũ của Tư lệnh Từ, lúc bấy giờ Tư lệnh Từ là phu
khiêng đòn, Lưu là thợ thổi kèn đánh trống. Anh ta hai tay nắm cái kèn như
nắm súng vậy" [9, tr.51].
"Vương Văn Nghĩa sinh ra vốn khơng phải là để làm lính, anh ta đần độn
chậm chạp, không biết phân biệt đâu là bên phải đâu là bên trái...Vương Văn
Nghĩa sau khi làm lính, khơng có vũ khí, bà tơi đưa khẩu súng bắn chim cho a
ta" [9, tr.112]. Tham gia đội du kích giết giặc vì lý do: "tàu bay Nhật đã giết
chết ba đứa con nhà em".
Nổi bật và đóng vai trị trung tâm trong tác phẩm, góp phần thể hiện tư
tưởng của nhà văn là "ông tôi" - nhân vật mang tên Từ Chiếm Ngao, người
anh hùng xuất thân thổ phỉ, trong thời kì chống Nhật. Qua lời kể của nhân vật
"tơi" về "bố tơi", người đọc ít nhiều được biết đến Tư lệnh Từ Chiếm Ngao

với nguồn gốc "một tên thổ phỉ" nhưng lại có cơng lớn trong việc đánh giặc
ngoại xâm, bảo vệ quê hương Đông Bắc cao Mật: "Mồng chín tháng 8, năm
1939, bố tơi, nịi giống của một tên thổ phỉ, hơn mười bốn tuổi. Ông theo đội
du kích của Tư lệnh Từ Chiếm Ngao - người sau này trở thành anh hùng lừng
danh thiên hạ - đi tới đường Giao Bình để phục kích đồn xe quân Nhật" [9,
tr.13].
Cũng qua lời người kể chuyện, quá khứ thời trai trẻ gắn liền với câu
chuyện tình yêu lãng mạn của Tư lệnh Từ Chiếm Ngao được thể hiện rõ nét.
Năm hai mươi tuổi, Chiếm Ngao là người giỏi giang nhất trong đám phu nhà
họ Đơn. Ông cũng như các chàng cùng lứa đều mang trong mình tính cách "rõ
ràng như cây cao lương của người Đông Bắc, vùng Cao Mật" [9, tr.82] mà
những thế hệ sau không bao giờ sánh được. Trong một lần khiêng kiệu cho cô
dâu nhà họ Đơn, Từ Chiếm Ngao đã gặp Cửu Nhi - một cô gái mười sáu tuổi
bị ép gả cho Biền Lang - một người giàu có nhưng bị mắc bệnh hủi. Ban đầu
theo thói quen, Chiếm Ngao cũng cố ý lắc kiệu trêu ghẹo để cô dâu buộc phải

24


mở miệng. Nhưng sau đó, nghe thấy tiếng khóc nức nở nghẹn ngào của người
con gái bất hạnh ngồi trong kiệu, chàng thanh niên có một dự cảm khơng bình
thường: "nó như một ngọn lửa rực cháy chiếu sáng con đường tương lai của
ơng" [9, tr.86]. Tiếng khóc của Cửu Nhi đã gợi lên tình thương sớm tiềm ẩn
trong lịng chàng phu kiệu. Khi vơ tình thấy đơi bàn chân bé nhỏ của Cửu Nhi
lịi ra bên ngồi, cái chân nhỏ nhắn xinh xắn mịn màng, bất chợt khiến phu
kiệu hồn xiêu phách lạc. Từ Chiếm Ngao đã có một cử chỉ thật dịu dàng khiến
người ngồi trong kiệu phải xúc động: "cúi xuống, khẽ khàng, nhẹ nhàng, nắm
lấy bàn chân như cầm con chim nhỏ chưa đủ lông cánh, nhè nhẹ đẩy vào
trong kiệu" [9, tr.86]. Nhân duyên xa ngàn dặm một sợi chỉ se lại là xong, tình
duyên của con người là trời đất tác thành nên. Đấy là chân lý không thể nào tự

chọn được. Trong Chiếm Ngao trỗi dậy linh cảm vĩ đại về một cuộc sống
mới: "Từ đó, cuộc sống của ơng thay đổi hồn toàn, và cũng hoàn toàn thay
đổi cuộc sống của bà tôi" [9, tr.87].
Trên đường đưa Cửu Nhi về nhà chồng, bất ngờ đoàn phu kiệu bị tên
cướp nhét bánh chặn đường trấn lột và có ý bắt cóc cơ dâu. Một tay thổ phỉ
cao to, lưng mang bao vải đỏ cồm cộm những tiền là tiền, hét lớn "mãi lộ".
Đám kiệu vâng lời có bao nhiêu dốc hết để tìm cách thốt nạn. Nhưng tên
cướp vén màn vải gọi cơ dâu bước ra và hạ lệnh: "xuống kiệu, đi theo tao...đi
vào trong ruộng cao lương" [9, tr.90]. Cửu Nhi thản nhiên, cương nghị nhìn
Từ Chiếm Ngao bằng cặp mắt khảng khái, khích lệ. Hiểu ý người đẹp, họ Từ
bất thần xơng phi đá lăn tay thổ phỉ, đồn người xơ tới đánh hắn tới chết. Và
tình cảm của hai người nảy nở sau biến cố đó. Ba ngày sau khi Cửu Nhi về
nhà chồng, với sự thôi thúc mãnh liệt của trái tim đang yêu, Từ Chiếm Ngao
đã cướp lại cô dâu và hai người đã ân ái với nhau trong ruộng cao lương.
Hành động vụng về có phần thơ lỗ nhưng đã thể hiện tình yêu chân thành mà
Chiếm Ngao dành cho Cửu Nhi. Để giải thoát cho Cửu Nhi khỏi số kiếp bất

25


×