BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM H NI
BI THY LINH
HUYềN THOạI TRONG TIểU
THUYếT CủA MạC NGÔN
Chuyờn ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 9220242
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1: PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Chanh
2: TS. Nguyễn Thị Bích Dung
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác
cao. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình
Tác giả luận án
Bùi Thùy Linh
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới nhà khoa học PGS.TS.
Nguyễn Thị Mai Chanh, TS. Nguyễn Thị Bích Dung, những người đã tận tâm hướng
dẫn, chỉ bảo, động viên, giúp đỡ tôi trong q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ mơn Văn học nước
ngồi, cùng các thầy cơ trong khoa Ngữ văn, phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại
trường.
Ngồi ra, tơi cũng xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 và các đồng nghiệp trong khoa Ngữ văn, nơi tôi công tác bấy lâu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình, người thân, bạn bè ln bên cạnh,
động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua để tơi có điều kiện thực hiện tốt đề tài khoa
học này!
Hà Nội, tháng 05 năm
2020 Tác giả luận án
Bùi Thùy Linh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 4
5. Đóng góp mới của luận án......................................................................................... 5
6. Cấu trúc luận án........................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................6
1.1. Tổng quan về huyền thoại..................................................................................... 6
1.1.1. Định nghĩa về huyền thoại............................................................................... 6
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu huyền thoại từ lí thuyết văn học........................................ 14
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.......23
1.2.1. Các nghiên cứu tiếng Trung Quốc.................................................................. 23
1.2.2. Các nghiên cứu tiếng Anh.............................................................................. 29
1.2.3. Các nghiên cứu tiếng Việt.............................................................................. 33
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 36
CHƯƠNG 2: CỘI NGUỒN HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT MẠC
NGÔN....................................................................................................................... 37
2.1. Huyền thoại trong văn học và cao trào “tái huyền thoại” trong văn học
thế kỉ XX................................................................................................................... 37
2.2. Văn hóa dân gian và truyền thống hiếu kì trong văn học Trung Quốc.............43
2.3. Trải nghiệm cá nhân và quan niệm sáng tác của Mạc Ngôn............................. 49
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 57
CHƯƠNG 3: CÁC HUYỀN THOẠI TIÊU BIỂU TRONG TIỂU THUYẾT
MẠC NGÔN............................................................................................................. 58
3.1. Huyền thoại nghi lễ............................................................................................. 58
3.1.1. Nghi lễ Thụ pháp........................................................................................... 59
3.1.2. Nghi lễ Hiến tế.............................................................................................. 68
3.1.3. Nghi lễ Ăn thịt người.................................................................................... 75
3.2. Huyền thoại cổ mẫu........................................................................................... 80
3.2.1. Cổ mẫu Nước................................................................................................ 82
3.2.2. Cổ mẫu Mẹ................................................................................................... 88
3.2.3. Cổ mẫu Anh hùng......................................................................................... 98
Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 109
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI HÓA TRONG TIỂU THUYẾT
MẠC NGƠN........................................................................................................... 110
4.1. Phương thức huyền thoại hóa trong văn học................................................... 110
4.2. Các phương thức huyền thoại hóa tiêu biểu trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.......112
4.2.1. Phương thức truyền kì.................................................................................. 112
4.2.2. Phương thức ―tầm căn‖ ............................................................................... 128
4.2.3. Phương thức giải huyền thoại....................................................................... 137
Tiểu kết chương 4.................................................................................................... 146
KẾT LUẬN............................................................................................................. 147
DANH MỤC CƠNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ..................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 152
6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mạc Ngơn là một trong những nhà văn Trung Quốc đương đại nổi tiếng và có
sức sáng tạo sung mãn. Cùng với giải Nobel văn học (năm 2012), ông được đánh giá là
tác giả
―có bút lực mạnh nhất Trung Quốc‖, người làm thay đổi diện mạo và cũng là niềm tự
hào của văn học Trung Quốc. Bằng sự kế thừa tinh hoa văn học thế giới, hợp nhất với
văn học truyền thống Trung Quốc và những sáng tạo, cảm nhận riêng, Mạc Ngôn đã
hình thành nên phong cách nghệ thuật hiện đại độc đáo, ―được các nhà phê bình quốc
tế khen ngợi là nhà văn có tầm vóc thế giới, có khả năng được xếp hạng là một nhà văn
vĩ đại‖ [96;501]. Các tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, thành ―cơn sốt
sách‖ ở nhiều quốc gia và nhận được sự quan tâm của đông đảo nhà nghiên cứu.
1.2. Trong sự nghiệp sáng tác với trên 200 tác phẩm thuộc nhiều thể loại (tiểu thuyết,
truyện ngắn, tản văn, kịch…) của Mạc Ngôn, tiểu thuyết gây tiếng vang lớn nhất, gặt hái
được nhiều thành tựu nhất. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn của
tiểu thuyết Mạc Ngơn nói riêng, tác phẩm của ơng nói chung là huyền thoại. Tuy nhiên,
trong số rất nhiều cơng trình nghiên cứu về Mạc Ngôn ở trên thế giới và Việt Nam, góc
độ chủ yếu được đề cập đến là thi pháp học, tự sự học, xã hội học hay chính trị học...
Vấn đề huyền thoại chưa nhận được sự quan tâm xác đáng. Tìm hiểu về huyền thoại
trong tiểu thuyết Mạc Ngơn là tìm hiểu thêm căn ngun làm nên giá trị, sức sống mãnh
liệt trong các sáng tác của ông, đồng thời góp phần đề xuất, bổ sung một hướng nghiên
cứu về tiểu thuyết Mạc Ngơn nói riêng, sáng tác của nhà văn nói chung.
1.3. Mối quan hệ giữa huyền thoại và văn học đã sớm được các nhà nghiên cứu đề
cập đến. Tiến hành nghiên cứu huyền thoại qua một đối tượng xác định là văn học
(trước hết là văn học dân gian, sau đó là văn học viết), các cơng trình đã chỉ ra mối quan
hệ mật thiết giữa huyền thoại và văn học cũng như sự tái sản sinh huyền thoại trong các
sáng tác văn học thời đại mới - không chỉ ở việc cung cấp cho văn học những cổ mẫu
huyền thoại mà còn ở việc xem xét huyền thoại như một ―phương thức nghệ thuật
đang có xu hướng trở thành một trong những kĩ thuật sáng tác của tiểu thuyết hiện đại‖
[4;378]. Lịch sử văn học thế giới đã chứng kiến sự phát sáng trở lại của huyền thoại trong
nền văn học phương Tây thế kỷ XIX (thế kỷ vốn được mệnh danh là thế kỉ của văn học
chủ nghĩa hiện thực) và sức
ảnh hưởng, lan tỏa rộng rãi của nó trên tồn thế giới giữa một thời đại ―kĩ trị‖ của thế
kỷ XX, XXI với sự lên ngôi của những sáng tác theo khuynh hướng ―huyền thoại
hóa‖ như tiểu thuyết của J. Joyce, Th. Mann, F. Kafka,… thơ của T. S. Eliot, W. B.
Yeats,… kịch của J. Anouih, C. Claudel… Điều này đã một lần nữa chứng tỏ sự trường
tồn của huyền thoại với tư cách giá trị tinh thần được trầm tích qua thời gian. Chừng nào
con người cịn giữ mối liên hệ với tổ tiên của mình, chừng nào vẫn cịn những điều bí
ẩn, trừu tượng của cuộc sống con người mà khoa học kĩ thuật khơng thể giải thích được,
chừng nào con người cịn nhu cầu ―hiếu kì‖ đối với hiện thực cuộc sống xung quanh;
thì chừng đó vẫn còn huyền thoại và những sáng tác huyền thoại. Tuy có một vị trí
khơng thể thay thế trong tiến trình lịch sử văn hóa, văn học nhưng trên thực tế, việc
nghiên cứu huyền thoại trong văn học vẫn gặp rất nhiều khó khăn do sự đa nghĩa và
quan niệm chưa thống nhất về vấn đề này. Vì vậy, nghiên cứu đề tài có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn trong việc tạo ra một diễn giải có định hướng, có chủ đích lí thuyết rõ ràng
về ―lí luận huyền thoại‖. Diễn giải này được chứng minh sống động bằng trường hợp
tiêu biểu cho các sáng tác văn học theo khuynh hướng huyền thoại là Mạc Ngôn.
1.4. Là một giảng viên đại học trực tiếp giảng dạy bộ môn văn học nước ngồi,
mảng văn học phương Đơng, việc nghiên cứu về Mạc Ngơn, tác gia có vị trí quan
trọng trong nền văn học Trung Quốc đồ sộ là một cơ hội q giá cho chúng tơi nâng
cao trình độ hiểu biết khoa học cũng như trình độ chun mơn. Đề tài hi vọng sẽ trở
thành tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập văn học
Trung Quốc trong các nhà trường ở Việt Nam, đồng thời tiếp tục góp phần vào việc
bồi dưỡng tình u văn học nước ngồi cho thế hệ trẻ.
1.5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.6. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tơi hướng đến những mục đích sau:
- Xác lập cách hiểu về ―huyền thoại‖ làm căn cứ để tiếp cận, nhận diện và kiến
giải về hệ huyền thoại trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Với kết quả nghiên cứu đó,
chúng tơi hi vọng cung cấp một cái nhìn mang tính khái qt đối với lí thuyết về huyền
thoại và huyền thoại trong văn học.
- Nghiên cứu đề tài, luận án nhằm khám phá, xác định những nét đặc sắc của
huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn trong cái nhìn so sánh với huyền thoại chung
của nhân
loại, huyền thoại truyền thống của Trung Quốc và những huyền thoại tương tự ở các tác
giả khác, từ đó khẳng định vai trị, đóng góp của Mạc Ngơn đối với nền văn học đương
đại Trung Quốc và thế giới.
- Xuất phát từ những nghiên cứu huyền thoại, huyền thoại trong sáng tác Mạc
Ngôn và đưa ra những kiến giải riêng, luận án làm sáng tỏ chiều sâu tư tưởng của nhà
văn về cuộc sống và con người. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo
làm phong phú thêm cho các nghiên cứu về Mạc Ngôn ở Việt Nam.
1.7. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ những mục đích trên, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Tổng quan các lí thuyết nghiên cứu tiêu biểu về huyền thoại, từ đó đưa ra quan
niệm về huyền thoại mà chúng tôi lựa chọn sử dụng trong luận án.
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc
Ngôn ở trong nước và trên thế giới.
- Lí giải về cội nguồn làm nên huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
- Nhận diện, phân tích và lí giải những nét đặc thù của hệ huyền thoại trong tiểu
thuyết Mạc Ngôn.
- Phạm vi nghiên cứu
1.8. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Dựa trên lí thuyết về huyền thoại trong văn học, luận án giới hạn ở việc tìm hiểu
cội nguồn huyền thoại, hai huyền thoại tiêu biểu (huyền thoại nghi lễ, huyền thoại cổ
mẫu) và phương thức xây dựng huyền thoại (phương thức truyền kì, phương
thức ―tầm căn‖, phương thức giải huyền thoại) trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn.
1.9. Phạm vi tài liệu nghiên cứu
Phạm vi tài liệu nghiên cứu của luận án là 11 tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã được
dịch và xuất bản tại Việt Nam, bao gồm: Cao lương đỏ (Lê Huy Tiêu dịch và giới thiệu,
NXB Phụ nữ, 2000), Báu vật của đời (Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn nghệ, 2001),
Đàn hương hình (Trần Đình Hiến dịch, NXB Phụ nữ, 2002), Rừng xanh lá đỏ (Trần
Đình Hiến dịch, NXB Văn học, 2003), Cây tỏi nổi giận (Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn
học, 2003), Tửu Quốc (Trần Đình Hiến dịch, NXB Hội nhà văn, 2004), Tổ tiên có màng
chân (Thanh Huệ, Bùi Việt Dương dịch, NXB Văn học, 2006), Sống đọa thác đày (Trần
Trung Hỷ dịch, NXB Phụ nữ, 2007), Tứ thập nhất pháo (Trần Trung Hỷ dịch, NXB
Văn nghệ, 2007),
Thập tam bộ (Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn nghệ, 2008), Ếch (Nguyên Trần dịch, NXB
Văn học, 2010).
Ngoài các tiểu thuyết trên, trong q trình nghiên cứu chúng tơi cũng tham khảo
những sáng tác của Mạc Ngôn ở các thể loại khác như truyện ngắn, tản văn, các bài trả
lời phỏng vấn, bài nói chuyện của nhà văn với độc giả.
2. Phương pháp nghiên cứu
Với hướng tiếp cận văn hóa học và thi pháp học, luận án vận dụng linh hoạt
nhiều phương pháp, bao gồm các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học nói
chung và các phương pháp nghiên cứu đặc thù. Trong đó, chúng tơi chú trọng các
phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp phê bình huyền thoại: Đây là một phương pháp luận nghiên cứu
văn học đặc thù sử dụng trong nghiên cứu về huyền thoại đã được rất nhiều nhà nghiên
cứu huyền thoại vận dụng. Dựa vào những học thuyết mới nhất về huyền thoại, chúng tôi
tiến hành khảo sát trên các văn bản, xác định các huyền thoại tiêu biểu trong tiểu thuyết
Mạc Ngôn. Từ đó, chúng tơi đi sâu tìm hiểu ý nghĩa, những nét đặc trưng của chúng
trong mối quan hệ với hệ huyền thoại truyền thống và hiện đại cũng như cách thức Mạc
Ngôn đã sáng tạo nên hệ huyền thoại của mình trong các sáng tác.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Nghiên cứu liên ngành không phải là sự
cộng lại của các phương pháp trong các ngành khoa học mà là sự tổng hợp tri thức của
nhiều lĩnh vực, nhiều ngành học, là quá trình liên kết, thiết lập các mối quan hệ qua lại,
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương pháp. Huyền thoại là một vấn đề rộng, thuộc về
nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Vì vậy, phương pháp này giúp chúng tơi có cái
nhìn tổng thể, tồn diện về huyền thoại nói chung, huyền thoại trong văn học nói riêng.
Phương pháp cũng góp phần quan trọng trong việc giúp giải mã một cách thấu đáo hơn
về các huyền thoại trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, chúng
tơi tiến hành phân tích nhiều khía cạnh khác nhau của huyền thoại và những biểu hiện cụ
thể trong các tác phẩm của Mạc Ngơn, tìm ra mối liên kết của các huyền thoại cũng như
cách thức xây dựng chúng nhằm mang đến một cách hiểu đầy đủ và toàn diện hơn về
vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong
việc giúp chúng tôi xác định các huyền thoại tiêu biểu trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, sắp
xếp chúng thành hệ thống một cách logic và khoa học.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Việc so sánh huyền thoại của Mạc Ngôn với
các huyền thoại khác trong cả hai chiều đồng đại và lịch đại sẽ giúp chúng tơi có cái nhìn
tồn diện hơn về huyền thoại của Mạc Ngơn.
3. Đóng góp mới của luận án
- Luận án nghiên cứu một cách tập trung, có hệ thống về vấn đề huyền thoại trong
tiểu thuyết Mạc Ngôn. Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của luận án là
cơ sở để tìm hiểu về huyền thoại trong tồn bộ sáng tác của nhà văn.
- Hệ thống lại và làm rõ hơn cơ sở lí thuyết của huyền thoại, huyền thoại trong
văn học, chỉ ra những tương đồng và khác biệt nhất định trong cách hiểu về huyền thoại
ở Trung Quốc so với thế giới, chứng minh bằng một trường hợp tác gia văn học cụ thể là
Mạc Ngơn, từ đó đóng góp thêm cho việc nghiên cứu về vấn đề huyền thoại nói chung.
- Cung cấp thêm một cách tiếp cận mở ra những giá trị mới của tiểu thuyết Mạc
Ngơn, góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong bản đồ văn học thế giới.
4. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận án gồm 4 chương:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
CHƯƠNG 2: Cội nguồn huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
CHƯƠNG 3: Các huyền thoại tiêu biểu trong tiểu thuyết Mạc Ngơn
CHƯƠNG 4: Phương thức huyền thoại hóa trong tiểu thuyết Mạc
Ngôn
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nhận thức khoa học của giới nghiên cứu nói chung về huyền thoại đã xác nhận: sự
sáng tạo huyền thoại là hiện tượng quan trọng trong lịch sử văn hóa nhân loại. Trong các
cộng đồng xã hội nguyên thủy, hệ huyền thoại là công cụ, là phương thức cơ bản của
việc hiểu biết thế giới; là câu trả lời đầu tiên, thứ nhất, phổ biến của nhân loại về nguồn
gốc của loài người và vũ trụ. Khơng những là một hình thái ý thức xã hội mang tính
ngun hợp, có vai trị to lớn trong lịch sử hình thành các nền văn minh, cho tới nay
huyền thoại với tư cách là một kiểu tư duy vẫn không ngừng sản sinh ra nhiều sự kiện
văn hóa có ý nghĩa trong đời sống xã hội của các dân tộc. Cùng với lịch sử lâu đời,
huyền thoại cũng được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, mang đến những cách hiểu
phong phú. Nội hàm thuật ngữ mang hàm nghĩa rộng và có nội dung khơng ngừng thay
đổi. Vì vậy, để làm rõ vấn đề huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, trước hết chúng
tôi tiến hành tổng quan lí luận về huyền thoại; từ đó đưa ra cách hiểu sử dụng trong luận
án. Trên cơ sở lí luận đã xác định, chúng tơi tổng quan các nghiên cứu về huyền thoại
trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Những cơng trình, tài liệu, bài báo nghiên cứu này được
chúng tôi phân loại thành ba bộ phận: nghiên cứu tiếng Anh; nghiên cứu tiếng Trung và
nghiên cứu tiếng Việt.
1.1. Tổng quan về huyền thoại
1.1.1.Định nghĩa về huyền thoại
E. M. Meletinsky trong Thi pháp của huyền thoại đã dẫn lời của W. W. Douglas
để nói đến tình trạng huyền thoại đã trở thành ―một thuật ngữ gây tranh luận hơn là
một thuật ngữ phân tích‖ [44;26]. P. Brunel trong lời tựa cuốn Từ điển huyền thoại (NXB.
Rocher, 1988) cũng đã nói đến ―sự mập mờ‖ chắc chắn ―khơng bao giờ xóa hết‖ trong
cách hiểu về huyền thoại ở các trường phái khác nhau, tại những thời điểm khác nhau,
cũng như sự khó khăn của việc đưa ra một định nghĩa chung. Xác định được điều đó,
với nỗ lực xây dựng cách hiểu thống nhất sử dụng trong luận án, chúng tơi sẽ tìm hiểu
một số định nghĩa tiêu biểu về huyền thoại trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.
Ở Việt Nam, thuật ngữ ―myth‖ được dịch theo hai cách: ―huyền thoại‖ và
―thần thoại‖. Trong khi đó, thần thoại cũng được coi là ―một thể loại văn học
dân gian‖ [33;1646], một ―Thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử
truyện kể dân
gian các dân tộc‖ [30;298]. Và trên thực tế thì huyền thoại đang có xu hướng trở thành
một thuật ngữ phổ biến bao hàm trong nó cả thần thoại nên trước khi đi vào tìm hiểu
định nghĩa về huyền thoại (myth), để tránh sự nhầm lẫn, chúng tôi xin được thống nhất
trong luận án việc dịch thuật ngữ ―myth‖ là ―huyền thoại‖, rộng hơn thần thoại, và
trong nhiều trường hợp bao trùm lên toàn bộ thần thoại (Thần thoại, trong cách hiểu của
chúng tôi, là một thể loại văn học dân gian).
Hầu hết các nhà nghiên cứu huyền thoại trên thế giới đều tìm đến nguồn gốc thuật
ngữ huyền thoại (myth) từ ngôn ngữ cổ Hy Lạp phiên âm theo ngữ hệ Latin:
―mythos‖. Từ từ nguyên này, thuật ngữ ―myth‖ ngày nay có hai cách hiểu.
Ở cách hiểu thứ nhất, huyền thoại được sử dụng với ý nghĩa là một sai lầm, một
điều khơng có thật (―myth is false‖). Đó là ―một quan niệm sai lầm phổ biến‖ [116;6]
―một sai lầm, một câu chuyện không đáng tin cậy hay một tín ngưỡng‖ [91;163], ―một
điều bịa đặt của trí tưởng tượng hoặc một niềm tin thông thường được cho là không có
cơ sở‖ [109;90]; là sự ―ảo tưởng, giả dối, sự tun truyền dối trá, mang tính chất thần
thánh hóa, giáo điều‖, ―sự tin tưởng, sự ước lệ hay quan niệm về giá trị dưới hình thức
tưởng tượng‖,
―sự biểu hiện của các phong tục xã hội và các giá trị mang tính chất thần thánh hóa,
giáo điều‖ [44;26]… Nhà sử học Hi Lạp cổ đại Hérodote đã phân biệt mythos với logos
ở chỗ: logos là những sự kiện có thể xác minh được bằng cứ chắc chắn, còn mythos là
những chuyện lan truyền trong dân gian không rõ thực hư. Platon từng có thái độ phủ
nhận huyền thoại vì cho rằng huyền thoại làm cho con người lầm đường, lạc lối. Theo
Albert A. Anderson [90] và D. Wiles [120], thời Homer, một điểm khác biệt lớn để phân
biệt giữa mythos và logos là ―mythos thiếu sự phân biệt rõ ràng giữa đúng và sai‖
[90;61], ―thuật ngữ mythos bao trùm hàng loạt các ý nghĩa từ sự giả dối không thể phủ
nhận đến những câu chuyện có ý nghĩa tơn giáo và tượng trưng sâu sắc‖ [116;5]. Marx
Muller thấy ―cội nguồn huyền thoại trong sai lầm logic‖ [44;19]. R. Barthes trong khi đi
vào lí giải huyền thoại từ góc độ kí hiệu học đã cho rằng ―khái niệm huyền thoại nói
lên những điều tưởng là hiển nhiên mà dối trá ấy; khi đó tơi hiểu từ ngữ này theo nghĩa
truyền thống‖ [4;17]. Huyền thoại vì biến những hiện tượng ngẫu nhiên mang tính lịch
sử trong đời sống văn hóa thành thiêng liêng, thần thánh, thành những chân lí khơng có
gì để thắc mắc, nên ―làm con người chúng ta mù quáng không thể nhìn nhận rõ điều
kiện lịch sử của chính mình‖ [4;13]. Theo Douglas Ayling, ―myth‖ trong thế kỷ XX đã
được dùng với những nghĩa như ảo tưởng, giả
dối, sự tuyên truyền dối trá. Từ đó mà xuất hiện khái niệm “giải huyền thoại” với ý
nghĩa xóa bỏ những niềm tin sai lầm để đưa con người đến với hiện thực. Quan niệm
này xuất phát từ cách thức quan trọng mà huyền thoại được tạo nên: sự chia sẻ trong
cộng đồng với một niềm tin mãnh liệt, bất chấp tính thực - hư (Từ điển Văn học thế giới
(Dictionary of world literature) coi huyền thoại về cơ bản là khái niệm thuộc về tôn
giáo). Đây cũng là một cách hiểu theo nghĩa thông thường, thường gặp ở thời hiện đại:
Huyền thoại chỉ là huyền thoại. Trong luận án, chúng tôi không đi theo cách hiểu này
nhưng chú ý đến hai yếu tố đặc trưng của nó: những yếu tố thần bí siêu nhiên ―khơng
rõ thực hư‖ và khả năng lan truyền của chúng với một niềm tin mang tính cộng đồng.
Phổ biến và được thừa nhận, nghiên cứu rộng rãi hơn cả là cách hiểu thứ hai:
huyền thoại là “một câu chuyện” (story) hoặc “lời nói thuật lại” (report). Mythos là câu
chuyện hay tập hợp những câu chuyện có ý nghĩa quan trọng đối với một nền văn hóa,
tơn giáo, xã hội hoặc một nhóm người nào đó.
Albert A. Anderson chỉ ra rằng: Thuật ngữ mythos xuất hiện từ rất sớm trong các
tác phẩm của Homer và các nhà thơ khác thời đại Homer, mang nhiều nghĩa: hội thoại,
kể chuyện, nói chuyện, câu chuyện, chuỗi tường thuật [90;61]. Aristotle trong Nghệ thuật
thi ca đã coi mythos là linh hồn của bi kịch nói riêng, của văn học nói chung. Mythos
được
―định nghĩa như là ―cấu trúc của các sự kiện‖. Thường được dịch là cốt truyện
(plot)‖ [92;5]. Tuy nhiên, như Robert A. Segal trong Một sự giới thiệu ngắn gọn về
huyền thoại (Myth: A Very Short Introduction) khẳng định: các lí thuyết về huyền thoại có
thể cũng lâu đời như bản thân huyền thoại, chắc chắn ít nhất đã có từ thời Tiền Socrates;
nhưng chỉ đến thời hiện đại, đặc biệt là từ nửa sau thế kỷ XIX mới có những học thuyết
được coi là khoa học, tức chỉ khi ấy mới có các chuyên ngành có khả năng đóng góp
vào sự hình thành các lí thuyết thực sự khoa học về huyền thoại.
Từ điển Bách khoa toàn thư Merriam-Webster về văn học (Merriam-Webster's
Encyclopedia of Literature) định nghĩa: huyền thoại là câu chuyện truyền thống bao gồm
các sự kiện mà vẻ bề ngoài là lịch sử nhưng thường ẩn chứa trong đó các nội dung siêu
nhiên, giải thích nguồn gốc của một nghi thức văn hóa hay một hiện tượng tự nhiên
[110;794]. Từ điển Kí hiệu học (Dictionary of Semiotics) định nghĩa huyền thoại như
là
―một câu chuyện mang tính biểu tượng thường liên quan đến các vị thần hoặc anh
hùng; cung cấp lời giải thích về một số hiện tượng phi thường trong tự nhiên hoặc
thực tế. Sử
dụng một hình thức tư duy logic khác, nó đại diện cho nỗ lực nắm bắt ―hình bóng mờ
ảo‖ của kinh nghiệm nhân loại và cho phép tìm đến một sự giải thích thỏa đáng về sự
tồn tại của con người‖ [109;89]. Tương tự, Từ điển Oxford giản lược về các thuật ngữ
văn học (The Concise Oxford Dictionary of Literary Terms) [91] cho rằng: huyền thoại là
một câu chuyện hay một chuỗi chuyện kể thô sơ thường theo lối truyền thống và khuyết
danh; thơng qua đó, một nền văn hóa nhất định giải thích về tập quán xã hội hoặc giải
thích nguồn gốc của con người và các hiện tượng tự nhiên, thường là trong điều kiện
siêu nhiên và trí tưởng tượng phong phú. Xuất phát từ quan niệm huyền thoại là một
―câu chuyện‖,
A.S. Kozlov trong Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học
ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỷ 20 nhấn mạnh, đó là ―câu chuyện xa xưa, là sự trần thuật
nghệ thuật không ý thức về những hiện tượng tự nhiên, sinh lí và xã hội thường là khó
hiểu đối với con người thời cổ (nguồn gốc của vũ trụ, con người; cơng tích của các vị
thần, các ơng vua và các anh hùng…‖ [35;375-376]…
Có thể thấy, các định nghĩa, quan niệm trên đều xuất phát từ một đối tượng là
―các câu chuyện‖ thời kì xa xưa, liên quan đến các vị thần linh, anh hùng và là cách lí
giải mang đầy màu sắc thần bí về vũ trụ, con người; vì thế, nó khó có thể trở thành một
định nghĩa bao trùm cho toàn bộ hệ huyền thoại được sản sinh trong suốt chiều dài lịch
sử nhân loại. Theo chúng tôi, các định nghĩa này phù hợp để chỉ các huyền thoại cổ đại
(hay chính là thần thoại) - các huyền thoại mà E. M. Meletinsky gọi là ―huyền thoại
nguyên thủy‖, là ―hình thức cổ điển của huyền thoại‖ hơn là một định nghĩa cho huyền
thoại nói chung. Đó là những huyền thoại đã ổn định, đã thuộc về quá khứ mà để nghiên
cứu về chúng, cần phải làm công tác sưu tầm, điền dã. Từ huyền thoại có thể coi là cội
nguồn này, các huyền thoại hậu cổ đại vẫn liên tục được sản sinh theo hình thức: vừa là
sử dụng lại, tái tạo lại các huyền thoại cổ đại, vừa là sáng tạo nên huyền thoại mới.
Huyền thoại hiện đại là một giai đoạn phát triển sau này của huyền thoại hậu cổ đại, gắn
với thời kì hiện đại. Đó là kết quả của sự tổng hợp giữa huyền thoại truyền thống vẫn
luôn được bảo lưu qua các thời kì, trong một diện mạo mới (nói như C.Jung, đó là kí ức
tập thể (vơ thức tập thể) của chung nhân loại, dân tộc, được truyền từ đời này sang đời
khác) và những huyền thoại mới nảy sinh từ những ―chấn động xã hội‖ (thái độ hồi
nghi sẵn có đối với lịch sử, sự hư vô của con người, cơn sốc của các cuộc chiến tranh,
sự mong manh của nền tảng xã hội và sức mạnh của những lực lượng hỗn loạn làm chao
đảo nền văn minh…) thấm đượm các vết thương mà
nó phải gánh chịu, chấp nhận và cả nỗi sợ hãi trước tương lai. Các huyền thoại cổ đại
trên thực tế xuất hiện trước khi cá nhân được tách ra khỏi xã hội nay được dùng để phản
ánh thái độ ghẻ lạnh đối với xã hội và tình trạng cơ đơn, bị lưu đày của cá nhân. Nhắc
đến huyền thoại, chúng ta thường nghĩ đến yếu tố siêu nhiên, thần bí. Tuy nhiên, huyền
thoại hiện đại khơng nhất thiết phải có sự xuất hiện của yếu tố thần linh, siêu nhiên,
hoang đường, kì lạ… mà có thể được xây dựng bằng cách ―sáng tạo một thế giới khác
với thế giới của tự nhiên, một thế giới huyền thoại‖ [4;390], với những biểu tượng nghệ
thuật đa nghĩa. Đó là thế giới mà huyền thoại và hiện thực có mối quan hệ vừa tách
biệt, vừa đồng nhất và
―cái mà người ta gọi là sự biến dạng của hiện thực, thật ra là hình ảnh có tính chất
huyền thoại của hiện thực‖ [4;394].
Robert A. Segal từ điểm gặp gỡ của các nhà nghiên cứu về huyền thoại ở các
chuyên ngành khác nhau đã đưa ra định nghĩa về huyền thoại gồm các nội dung: thứ
nhất, huyền thoại là ―một truyện kể (hiểu rộng hơn là một niềm tin, một tín điều) về một
điều quan trọng, có ý nghĩa trong quá khứ, hiện tại và tương lai‖ [116;4]; thứ hai,
―nhân vật chính là những nhân cách - những nhân cách thần, người hay thậm chí là
động vật‖ [116;5]; thứ ba, ―Để xác định một truyện kể là huyền thoại thì truyện đó phải
diễn đạt một niềm tin vững chắc trong tâm trí những người chia sẻ niềm tin ấy cho dù
là câu chuyện ấy là có thực hay khơng có thực‖ [116;6]. Định nghĩa này của Robert A.
Segal đã giải quyết được về cơ bản những vấn đề mà chúng tôi đặt ra từ hai cách hiểu
trên. Theo chúng tơi, nó thể hiện được các đặc trưng cốt lõi của huyền thoại. Huyền
thoại đầu tiên trong lịch sử nhân loại là những câu chuyện thần thoại. Dù tiếp cận huyền
thoại từ lí thuyết nào và nhằm mục đích gì thì câu chuyện về các vị thần cũng là những
ví dụ đầu tiên được nhắc đến. Trong xã hội hiện đại, các huyền thoại cá nhân (huyền
thoại về các nhân vật xuất chúng) hay các huyền thoại xã hội (như ―huyền thoại làm
giàu nhanh chóng‖ hay ―huyền thoại biên giới‖ của Mỹ) cũng cần phải được minh
họa bằng các câu chuyện. Huyền thoại trước hết là một câu chuyện nhưng là câu
chuyện có ý nghĩa quan trọng được chia sẻ trong tâm thức con người, ở một cộng đồng
dân cư trong các thời đại khác nhau - những câu chuyện mang ý nghĩa biểu tượng sâu
sắc. Nói rộng ra, nó chính là niềm tin, tín điều. Có thể thấy rõ điều này trong hướng
nghiên cứu về huyền thoại tiếp cận từ góc độ cổ mẫu của C. Jung, hay các nghiên cứu
liên quan đến nghi lễ của J. Frazer, ―trường phái Cambirdge‖, B. Malinowski, M.
Eliade, N. Frye… Xác định nhân vật của huyền thoại là những nhân cách (thần thánh,
con
người, động vật), định nghĩa đã mở rộng phạm vi nội hàm khái niệm huyền thoại, không
chỉ nằm trong câu chuyện thần thoại về các vị thần hoặc bán thần, câu chuyện về người
anh hùng; không chỉ mang màu sắc siêu nhiên, huyền bí gắn với thế giới thần linh, mà
còn được xây dựng nên từ những ―biến dạng của hiện thực‖ - những huyền thoại được
tạo nên từ một hiện thực bình thường nhưng đóng vai trị là ―những biểu tượng nghệ
thuật đa nghĩa‖ như kiểu của F. Kafka. Luận điểm thứ ba trong định nghĩa của Robert A.
Segal, theo như chúng tôi đã đề cập đến, là vấn đề có ý nghĩa then chốt trong phương
thức xây dựng huyền thoại mọi thời đại: Chính niềm tin vững chắc và sự chia sẻ niềm tin
một cách rộng rãi trong cộng đồng về câu chuyện (dù là có thực hay khơng thực) đã góp
phần biến nó thành huyền thoại. Cộng đồng tạo ra nhu cầu về huyền thoại (ví dụ như
mong muốn về việc giải thích thế giới tự nhiên, vũ trụ trong xã hội cổ đại), tạo và tái tạo
ra những nghĩa mới cho huyền thoại, đồng thời tiếp tục duy trì nhu cầu ấy (ở việc chia
sẻ niềm tin về huyền thoại đó).
M. Eliade coi huyền thoại là một câu chuyện linh thiêng. E. M. Meletinsky khi
phân biệt giữa huyền thoại và truyện cổ tích cũng đã khẳng định về tính chất thiêng
liêng và
―lịng tin vào tính chân xác‖ của các ―sự kiện huyền thoại‖ [44;356]. Nhà nghiên cứu
Pháp Daniel - Henri Pageaux thì cho rằng, huyền thoại là ―tồn bộ những gì mà một
nền văn hóa có và mong muốn biến chúng thành huyền thoại‖ [45;28], là những câu
chuyện đã được cộng đồng tán thành, trong đó ―các huyền thoại cổ đã gắn bó chặt chẽ
với cộng đồng, và được chấp nhận như một nền tảng tôn giáo, như một ngôn ngữ tượng
trưng‖; huyền thoại hiện đại (Jeanne d’Arc, Napoléon, Ché Guévara…) ―cũng đã đem
lại một giá trị đạo đức cho cộng đồng và cộng đồng ấy ý thức về chính mình qua những
câu chuyện này‖. Như vậy, những ―câu chuyện này, từ một sản phẩm riêng đã trở
thành tài sản chung‖ [44;35] của cả cộng đồng. P. Brunel cũng khẳng định, nhân tố quan
trọng để một nhân vật lịch sử trở thành huyền thoại chính là ở ―khả năng xâm nhập của
nó trong ý thức cộng đồng‖ [44;28]. Thời cổ đại, do đặc trưng tư duy, người nguyên
thủy chia sẻ với nhau niềm tin về các câu chuyện huyền thoại một cách tự nhiên. Thế
giới thần linh; sự thần bí, kì lạ, siêu thường; những tưởng tượng về vũ trụ và con
người…, tất cả đều được thừa nhận - khơng hồi nghi
- như một phần tất yếu trong cuộc sống của họ. Ở các giai đoạn sau, đặc biệt là trong đời
sống hiện đại, khi niềm tin khơng hồi nghi về tự nhiên, vũ trụ đã tỉ lệ nghịch với sự phát
triển của tư duy khoa học, thì những ―câu chuyện‖ cần có phương thức riêng nhằm có
được
sự chia sẻ từ cộng đồng để trở thành huyền thoại. Truyền kì là một hình thức tiêu biểu.
Đây cũng chính là phương thức cơ bản để tạo nên huyền thoại trong tiểu thuyết của
Mạc Ngôn.
Bên cạnh cách hiểu xuất phát từ góc độ thuật ngữ, huyền thoại cũng được hiểu
như một hình thức tư duy đặc trưng gắn với thời cổ đại. Đó là kiểu tư duy tiền logic,
thần bí mang tính ẩn dụ, biểu tượng mà chất liệu trực tiếp là những nhận thức cảm tính
sơ giản cho phép thông qua những tương đồng và tương kị của các thuộc tính cảm xúc
để thực hiện q trình khái quát nhưng không xa rời cái cụ thể. Các khái niệm trừu
tượng phát triển rất yếu ớt nên việc phân loại và phân tích logic được thực hiện một
cách ―khá cồng kềnh‖ nhờ những quan niệm trực quan cụ thể. Sự khác biệt của tư duy
huyền thoại và tư duy khoa học là ở chỗ, nếu như sự khái quát khoa học được đi từ cụ
thể đến trừu tượng, từ nguyên nhân đến kết quả, thì khái quát của huyền thoại sử dụng
cái cụ thể và cái cá biệt với tư cách là những kí hiệu sao cho tương hợp với các thứ bậc
nhân quả. Tiền đề của tư duy huyền thoại với tư cách là một tư duy cổ đại là việc
không tách con người ra khỏi tự nhiên, logic ra khỏi cảm xúc, những đặc điểm khuếch
tán của tư duy. Từ đây dẫn đến sự nhân hóa tự nhiên, so sánh ẩn dụ, đồng nhất giữa tự
nhiên và những vật thể văn hóa; có sự nhân cách hóa mọi vật, hình dung cái tổng thể
như là cái cụ thể, cảm tính, khơng phân biệt đối tượng và kí hiệu, biểu tượng và mơ
hình, sự vật và ngơn từ… Hiểu huyền thoại như một ―hình thức tư duy đặc thù của con
người thời ngun thủy, trong đó cái kì ảo che giấu những sự thật, được bảo lưu dưới
nhiều dạng thức của đời sống tinh thần nhiều nhóm cư dân trên thế giới và đi vào văn
học nghệ thuật‖ [33;668] cũng đồng nghĩa với việc chúng ta thừa nhận sự tồn tại mang
tính tất nhiên của tư duy huyền thoại trong giai đoạn này. Từ đó, những trang huyền thoại
đầu tiên của loài người được sinh ra cũng như một sự tất yếu. Cuộc đời của chúng là
cuộc đời của những ―huyền thoại cổ điển‖ tức những huyền thoại đã ổn định, đã xong
xuôi, thuộc về quá khứ. Chúng lưu giữ những đặc trưng riêng biệt có vai trị như những
kí hiệu, cung cấp cho các huyền thoại ra đời sau này. Như vậy, quá trình tái huyền thoại
thực chất là tạo nên huyền thoại một cách có ý thức từ đặc trưng cổ điển của nó. Khi
đó, tư duy huyền thoại vốn là tất nhiên trong thời kì cổ đại trở thành những chỉ dẫn để
xây dựng huyền thoại. Hay nói cách khác, những đặc điểm của tư duy huyền thoại có xu
hướng trở thành một phần quan trọng của phương thức tạo nên huyền thoại.
Mặc dù mang những mẫu số chung nhất định thuộc về tiềm thức nhân loại
nhưng ở những khu vực văn hóa khác nhau, do sự khác biệt về lịch sử, địa lí, quan
niệm… các
huyền thoại và cách hiểu về huyền thoại lại có điểm riêng biệt. Vì vậy, để phục vụ cho
việc tìm hiểu huyền thoại trong tác phẩm của một tác gia thuộc nền văn học đương đại
Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải tìm hiểu quan niệm về huyền thoại trong
giới nghiên cứu Trung Quốc.
Tiếng Hán hiện đại vốn khơng có từ ―huyền thoại‖. Theo các nhà nghiên cứu
Trung Quốc, ―huyền thoại‖ là một thuật ngữ du nhập từ phương Tây và giống như
tình trạng thường gặp phải của giới học giả trên thế giới, việc nghiên cứu về huyền thoại
cũng gặp nhiều lúng túng, ngay từ mặt thuật ngữ. Trong Ẩn ý của huyền thoại và các
phương pháp của huyền thoại học [152], Điệp Thư Hiến đã chỉ ra: khi du nhập vào
Trung Quốc, ―myth‖
- huyền thoại có hai cách phiên dịch và hiểu: dựa trên ý nghĩa: ―thần thoại‖ (神神) và
dựa trên âm đọc: ―Mí sī‖ (神神). Cách thứ nhất đã dẫn đến khó khăn khi phải phân
biệt giữa
―thần thoại‖ trong cách hiểu tương đương với huyền thoại và thần thoại trong tư cách
là một thể loại văn học. Trong các cuốn từ điển như Từ điển Hán ngữ hiện đại (Thương
vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 1977), Đại từ điển Hán ngữ hiện đại (Nhà xuất bản Từ thư
Thượng Hải, 2006), Từ điển Tân Hoa (Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 2013)…,
thần thoại được định nghĩa: Phản ánh những câu chuyện và truyền thuyết nhằm lí giải
khởi nguyên của con người cổ đại, khởi nguồn của thế giới, hiện tượng tự nhiên và cuộc
sống xã hội. Nó tuy khơng phản ánh khoa học về hiện thực cuộc sống, nhưng cũng đã
biểu hiện cuộc đấu tranh đối với thế lực tự nhiên và theo đuổi lí tưởng của con người
thời cổ đại. Đây là cách định nghĩa về thần thoại như một thể loại văn học thời cổ đại.
Và như chúng tơi đã trình bày ở trên, thực chất đó là các huyền thoại cổ đại. Dùng thần
thoại để diễn đạt nghĩa của ―myth‖, giới nghiên cứu Trung Quốc (mà tiêu biểu là Điệp
Thư Hiến) đã mở rộng khái niệm ―thần thoại‖ (vốn ban đầu rất rõ ràng trong tư cách một
thể loại văn học), thêm vào những biểu đạt hàm nghĩa mới. Cách hiểu thứ hai hàm chỉ
những câu chuyện, sự việc hoang đường, kì dị, khó giải thích, tạo ý nghĩ mê hoặc lịng
người, tuy ít phổ biến hơn nhưng đã gặp gỡ với cách hiểu ―myth is false‖ của một số
học giả phương Tây. Ở đây, chúng ta bắt gặp sự ám chỉ những suy nghĩ mê muội,
không phân biệt đúng sai nhưng đồng thời cũng thấy đằng sau đó một niềm tin: dù là
những điều hoang đường, kì bí nhưng nó vẫn mang ý nghĩa mê hoặc lịng người, tức nó
vẫn khiến con người tin vào đó.
Khơng chỉ được hiểu theo hai cách ở trên, do bản thân là một thuật ngữ du nhập
và nội hàm khái niệm lại có nhiều sự mơ hồ, nhiều đặc điểm có sự gặp gỡ với các từ
cùng chỉ
về những điều hoang đường, kì ảo, kì lạ trong cách hiểu của người Trung Quốc như ma
ảo, quỷ ảo, huyền ảo, ảo giác, hư ảo, truyền kì,… nên trong một số từ điển, huyền thoại
còn được định nghĩa tương đương với huyền ảo, hàm chỉ sự hư giả, mờ ảo, không chân
thực (như Đại từ điển Hán ngữ (NXB Đại từ điển Hán ngữ, 1991), Từ điển thông dụng
Hán ngữ hiện đại (NXB Giáo dục và Nghiên cứu Ngoại ngữ,1987), Từ điển đối chiếu
từ phản nghĩa từ đồng nghĩa (NXB Giáo dục Cát Lâm, 1987)…)
Tóm lại, từ các cách hiểu nêu trên, có thể khẳng định ―huyền thoại‖ là một
thuật ngữ xuất hiện từ thời xa xưa có nội dung thay đổi không ngừng - một khái niệm
mang hàm nghĩa rộng và dễ gây tranh luận. Bởi vậy, việc đưa ra một định nghĩa thống
nhất là vơ cùng khó khăn. Trong hồn cảnh đó, nói như nhà nghiên cứu Đào Ngọc
Chương: ―Nếu phải đưa ra một định nghĩa thì cái định nghĩa về huyền thoại kia hoặc chỉ
là sự hệ thống theo cách nào đấy những phương diện đã được khảo sát rất kĩ của huyền
thoại hoặc, nếu thực sự là một đóng góp, thì phải xây dựng (hay là xuất phát) trên một
cơ sở lí luận và thực tế mới về huyền thoại‖. Đó là một ―việc làm hoặc có phần đơn
giản và chẳng đem lại một hiệu quả nào hoặc cực kì khó khăn‖ [14;13]. Đồng tình với
quan niệm này, dựa trên việc khảo sát hệ thống lí thuyết phong phú về huyền thoại, trong
đó có các quan niệm của giới nghiên cứu Trung Quốc, chúng tôi khái quát một số vấn đề
cơ bản về huyền thoại như sau:
- Huyền thoại có thể là một câu chuyện, một niềm tin, một phương thức tư duy
được chia sẻ trong một cộng đồng nào đó.
- Những vấn đề được đặt ra trong huyền thoại mang tính biểu trưng, ý nghĩa sâu
sắc với cộng đồng.
- Trong huyền thoại các yếu tố hoang đường, kì ảo, thần bí, huyền ảo thường xuất
hiện như một đặc điểm nhận dạng mang tính phổ biến. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào
cũng phải có các yếu tố trên mới là huyền thoại. Huyền thoại hiện đại có thể được tạo
nên từ chất liệu cuộc sống hiện thực, đời thường, thông qua các phương thức nghệ thuật
đặc thù. Nhấn mạnh đến sự chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng với một niềm tin mãnh liệt
trong huyền thoại, chúng tơi cũng đồng thời cho rằng, đó là một cách thức phổ biến để
tạo nên huyền thoại mọi thời đại.
1.1.2.Vấn đề nghiên cứu huyền thoại từ lí thuyết văn học
Huyền thoại và văn học có mối quan hệ mật thiết với nhau. Những tác phẩm văn
học đầu tiên của nhân loại là thần thoại (hay chính là huyền thoại cổ xưa của con
người).
Huyền thoại là kho tàng đầu tiên cung cấp văn liệu, thi liệu cho nền văn học và tiếp tục
đóng vai trò hạt nhân quan trọng, là cơ sở tạo nên huyền thoại trong văn học. Huyền
thoại văn học bao gồm những huyền thoại đi vào văn chương (không chỉ là các huyền
thoại cổ đại mà còn là các huyền thoại nảy sinh trong suốt tiến trình lịch sử), được văn
chương hoá và những huyền thoại phát sinh từ văn chương.
Cho đến nay, lí thuyết về huyền thoại mới chỉ là một bộ phận trong lí thuyết
thuộc các lĩnh vực khác nhau mà chưa có hệ thống lí luận riêng. Hay nói cách khác,
―khơng có việc nghiên cứu huyền thoại như là bản thân huyền thoại‖ [116;1]. Hệ thống lí
thuyết phong phú về huyền thoại, về cơ bản được các nhà nghiên cứu thống nhất ở một
số trường phái, khuynh hướng tiêu biểu: Chủ nghĩa Nghi lễ và Chủ nghĩa Chức năng,
Trường phái Xã hội học Pháp, các học thuyết về Biểu tượng, Lí thuyết Phân tâm học,
Chủ nghĩa cấu trúc, Trường phái phê bình huyền thoại - nghi lễ trong nghiên cứu văn
học. Tuy mục đích và cách thức triển khai khác nhau, mang đến những kết luận riêng,
nhưng theo Robert A. Sagel thì tính thống nhất của chúng là ở các vấn đề được đặt ra:
vấn đề về nguồn gốc, chức năng (huyền thoại được phát sinh thường do đáp ứng một
nhu cầu nào đó của con người và chúng tồn tại do tiếp tục đáp ứng được những nhu cầu
ấy) và chủ đề (một số lí thuyết chủ trương đọc huyền thoại theo nghĩa đen, ví dụ như
huyền thoại về các vị thần linh; một số lí thuyết khác chủ trương qui chiếu thơng qua
biểu trưng, có nghĩa có thể là bất cứ thứ gì, như
E. Cassier, R. Barthes) [116;3]. Trên thực tế, dù tiếp cận huyền thoại từ trường phái,
khuynh hướng nào thì các nhà nghiên cứu đều phải tìm đến với các huyền thoại cổ đại
(đồng thời cũng là những tác phẩm văn chương đầu tiên - thần thoại), vì vậy xét cho
cùng, việc nghiên cứu huyền thoại trong văn học bằng cách này hay cách khác, ít nhiều
đều được nói đến. Tìm hiểu về huyền thoại trong sáng tác văn học của một tác giả cụ thể,
chúng tôi chủ yếu dựa vào các quan niệm về huyền thoại trong văn học nhưng cũng
không thể tách rời quan niệm về huyền thoại ở các lĩnh vực khác vì mối quan hệ ảnh
hưởng, tiếp thu lẫn nhau giữa các quan niệm, trường phái.
Thế kỉ XIX, trường phái huyền thoại trong nghiên cứu văn học đã được nảy sinh
trên cơ sở học thuyết của J. Grimm và M. Muller. Tuy nhiên, để đặt ra cơ sở của việc
hiểu và giải thích khoa học nghiêm túc về huyền thoại trong văn học, nghiên cứu về
huyền thoại tập trung trong mối quan hệ với văn học thì phải kể đến Phê bình nghi lễ huyền thoại - trường phái có thanh thế trong nghiên cứu văn học Anh, Mĩ thế kỷ XX.
Nếu như các
nghiên cứu của J. Grimm và M. Muller trước đó chủ yếu hướng đến việc tìm hiểu, lí giải
các hình thức sáng tác nghệ thuật cổ xưa nhất, các sáng tác dân gian bằng cách phát hiện
các đề tài và motif huyền thoại; thì Phê bình nghi lễ - huyền thoại kì vọng nhiều hơn ở
việc lí giải huyền thoại trong toàn bộ nền văn học bao gồm cả văn học hiện đại. Tuy có
nguy cơ đi đến cực đoan (mở rộng khái niệm huyền thoại nhưng lại có phần phiến diện
khi đánh đồng mọi truyền thống với huyền thoại) nhưng sự ra đời của trường phái này
đã mang đến những lí thuyết khoa học về huyền thoại trong văn học. Cơ sở phương pháp
luận Phê bình huyền thoại - nghi lễ là ―ý tưởng cho rằng thần thoại là nhân tố quyết
định để hiểu toàn bộ sản phẩm nghệ thuật của nhân loại xưa và nay‖ [35;358]. Bằng cố
gắng phát hiện huyền thoại và đặc biệt là nghi lễ trong các sáng tác văn học, các nhà phê
bình huyền thoại học xem huyền thoại chẳng những như ngọn nguồn tự nhiên của sáng
tác nghệ thuật mà còn như ―máy phát xuyên lịch sử‖ của văn học, và luôn giữ trong nó
những khung huyền thoại trung tâm nhất định. Xuất phát điểm của trường phái này là
hai nhánh: Phê bình nghi lễ - mở đầu trong các cơng trình của J. Frazer và Phê bình cổ
mẫu - nảy sinh bởi các quan niệm của C. Jung. Từ hai nhánh nghiên cứu này, nhiều cơng
trình nghiên cứu và các nhà phê bình huyền thoại có tên tuổi đã xuất hiện. Trong trường
phái Phê bình huyền thoại - nghi lễ, nghiên cứu của N. Frye là tiêu biểu và có ý nghĩa
hơn cả. Ảnh hưởng bởi J. Frazer và C. Jung, N. Frye khẳng định tính thống nhất tuyệt
đối giữa huyền thoại và nghi lễ, giữa huyền thoại và cổ mẫu. Kết hợp tiếp cận tiến hóa
luận với các yếu tố của chủ nghĩa cấu trúc; sử dụng rộng rãi các tiếp cận của S. Freud và
C. Jung, N. Frye hình dung huyền thoại như một hạt nhân mà từ đó phát triển ra toàn bộ
văn học về sau. Nền văn học này sẽ trở về với khởi nguyên của nó trên một vịng xoắn
ốc nhất định. Và vì vậy, văn học của chủ nghĩa hiện đại giống như một hệ thống thần
thoại mới, mở rộng đến cực hạn những giới hạn tồn tại của huyền thoại. Tiếp theo C.
Jung, N. Frye cũng cho rằng cổ mẫu luôn xuất hiện trong sáng tác của các nhà cổ điển
và ―có xu hướng chung là tái sản sinh những định thức ấy‖ [35;373- 374]. Ý nghĩa của
tổ hợp nghi lễ - huyền thoại trong ngọn nguồn nghệ thuật ngôn từ, cụ thể là ý nghĩa của
huyền thoại với tư cách là một hệ thống, một kho tàng các biểu tượng đối với nghiên
cứu văn học được đề cao. Thông qua các nghiên cứu, N. Frye xác định ―huyền thoại
trung tâm‖ trong sáng tác nghệ thuật là huyền thoại gắn với chu kì tự nhiên và huyền
thoại về người anh hùng với các cuộc phiêu lưu. Tiếp nối N. Frye, John Vikery khẳng
định: huyền thoại không chỉ là chất liệu để văn học phát triển hay cội nguồn cảm hứng
sáng tạo
của nghệ sĩ; năng lực nghệ thuật của huyền thoại cịn nằm ở trong q trình tư duy nhằm
đáp ứng nhu cầu nhất định của con người. Huyền thoại cung cấp khái niệm và kiểu mẫu
cho cả nhà văn lẫn nhà phê bình.
Vấn đề huyền thoại trong văn học cũng được nhiều nhà nghiên cứu Nga chú
ý, góp phần mang đến một cái nhìn phong phú và tồn diện hơn. A. F. Losev là một
trong những chuyên gia xuất sắc về huyền thoại cổ đại và các lí thuyết liên quan.
Hai trong số các vấn đề quan trọng được A. F. Losev đặt ra, có ý nghĩa đối với quan
niệm của chúng tôi về huyền thoại là sức mạnh tự phát của cái thần kì và bản chất
biểu tượng của huyền thoại. Đáng chú ý trong nghiên cứu của O. M. Freidenberg là
tư tưởng sâu sắc về những xu hướng chuyển hóa ngữ nghĩa của huyền thoại cổ đại.
Cơng trình nghiên cứu đầu tiên có liên quan trực tiếp nhất với thi pháp huyền thoại
là của M. Bakhtin: Sáng tác của Rabelais và văn hóa dân gian thời Trung đại và
Phục hung. Với cơng trình này, M. Bakhtin đã phân tích chi tiết ―tính biểu tượng
thực tại‖ của truyền thống carnaval và sự phát triển nó trong tác phẩm của Rabelais.
Thơng qua ―văn hóa carnaval‖, ơng chứng minh: nền văn hóa carnaval là mắt xích
trung gian giữa nghi lễ - huyền thoại nguyên thủy và văn học nghệ thuật. Sau M.
Bakhtin, E. M. Meletinsky trong cuốn Thi pháp của huyền thoại đã tiến hành xem
xét những lí thuyết quan trọng nhất về huyền thoại, các hình thức cổ điển của huyền
thoại, một số đặc điểm của sự quá độ từ huyền thoại lên văn học và thi pháp của sự
huyền thoại hóa trong văn học thế kỷ XX. Khẳng định tính chất nguyên hợp của tư
duy huyền thoại và chỉ ra xu hướng chức năng của huyền thoại (chức năng giải thích
và chuẩn nhận trật tự xã hội, chức năng phản ánh hiện thực thơng qua các hình ảnh
tưởng tượng, chức năng mơ hình hóa), E. M. Meletinsky đã đưa ra một số motif
huyền thoại tiêu biểu: Huyền thoại về bậc tiên tổ - đấng sáng tạo - anh hùng xã hội;
Huyền thoại suy nguyên luận; Huyền thoại về lịch biểu…
Cùng với việc du nhập khái niệm học thuật ―huyền thoại‖, theo học giả Dương
Lí Huệ [129], bài viết Lịch sử hình thành nhân vật huyền thoại đăng trên báo Tân Dân
năm 1903 của Tương Quan Vân được xem là cơng trình đầu tiên ở Trung Quốc đề cập
đến lí thuyết huyền thoại. Từ đó đến nay, các cơng trình về huyền thoại xuất hiện khá
nhiều, tập trung ở việc dịch, xuất bản các nghiên cứu mới trên thế giới và vận dụng vào
việc tìm hiểu huyền thoại Trung Quốc cũng như huyền thoại trong các sáng tác văn học
nói chung. Tuy
có lịch sử hình thành và phát triển khơng dài nhưng hệ thống lí thuyết về huyền thoại ở
Trung Quốc về cơ bản đã bắt kịp và khơng có nhiều sự khác biệt so với phương Tây.
Vấn đề này được các học giả Trung Quốc quan tâm ở tám góc độ và phương thức lí
giải: 1) dùng ngơn ngữ học để giải thích (Trịnh Khải Long); 2) dùng nghi thức để giải
thích (từ góc độ hành vi, nghi thức tơn giáo mà xem xét nguồn gốc huyền thoại, tiêu
biểu: Tiêu Binh, Trương Nham); 3) dựa trên hiện tượng tự nhiên để giải thích (dùng thiên
văn, khí hậu, địa lí, thực vật… các phương diện tri thức mà giải thích, lấy hình thức biểu
đạt ẩn dụ và ngụ ngơn là khởi nguồn khoa học của huyền thoại, tiêu biểu: Đỗ Loan, Đỗ
Nhi Vị, Ngô Ứng Tường); 4) dựa vào lịch sử (xem ngụ ngôn về những sự kiện lịch sử
và nhân vật là có thật, hay nói cách khác, xem huyền thoại là khởi nguồn của lịch sử cổ
đại); 5) lí giải bằng tâm lí học (mối quan hệ giữa huyền thoại với giấc mộng và những kí
ức tập thể); 6) lí giải bằng triết học (từ góc độ triết học giải thích những ẩn số trong
huyền thoại, xem huyền thoại là tiền thân của triết học); 7) áp dụng chủ nghĩa kết cấu
(giải thích rõ huyền thoại, đồng thời từ những huyền thoại đơn lẻ phát hiện ra những qui
tắc phổ biến về kết cấu để nắm bắt được tư duy logic của nhân loại); 8) áp dụng chủ
nghĩa nữ tính (phê phán xã hội phụ quyền, khẳng định địa vị của người phụ nữ từ thời
nguyên thủy). Giống như ở phương Tây, dù tiếp cận huyền thoại từ góc độ nào thì các
khuynh hướng nghiên cứu đều liên quan đến các câu chuyện thần thoại - cũng chính là
những sáng tác văn học đầu tiên, nên ít nhiều đều đề cập đến mối quan hệ giữa huyền
thoại và văn học. Ở Trung Quốc, tuy chưa hình thành một khuynh hướng, trường phái
nghiên cứu về huyền thoại trong văn học như trường phái Phê bình nghi lễ - huyền thoại
ở Anh, Mĩ thế kỉ XX, nhưng những vấn đề lí thuyết phong phú về huyền thoại đã được
vận dụng một cách linh hoạt và sinh động trong việc triển khai nghiên cứu khoa học
nhân văn, mà cụ thể là văn học.
Căn cứ trên các vấn đề cốt lõi về huyền thoại đã được tổng kết, có thể thấy, tuy
việc đề cập đến huyền thoại như một lí thuyết khoa học đến thế kỉ XX mới xuất hiện
nhưng các quan niệm của giới nghiên cứu Trung Quốc về huyền thoại (hay các vấn đề
đặc trưng của huyền thoại) trong văn học thì đã có lịch sử từ rất lâu đời. Thang Hiển
Tổ, nhà biên kịch nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Minh trong Điểm hiệu Ngu sơ chí
tự đã quan niệm ―kì tịch hoang đản… độc chi sử nhân tâm khai thần thích‖ (Đọc
những điều kì lạ hoang đường làm cho lịng người như thần tình rộng mở). Thơng qua
việc tập trung trình bày tính quan trọng của sự kiện, tình tiết siêu hiện thực, ơng đã cho
thấy nhiệt tình của mình với những chuyện
―quái đản, kì lạ‖. Tuy là cái ―kì tịch hoang đản‖ khơng có trong đời thực, nhưng cái kì
dùng để gửi gắm sự ―chân thú‖, gửi gắm cái ―tình‖ - một ―cái ―tình‖ có khả năng siêu
việt cả giới hạn của sự sống chết‖; một ―cái ―tình‖ dùng ―để thêu dệt nên một thế giới
khác lí tưởng hơn, đẹp đẽ hơn, dùng nó để thay thế thế giới hiện thực đen tối được
thống trị bằng cái ―lí‖ phản động‖ [CD76;128]. Thế giới lí tưởng đó đã vượt qua
khoảng cách về thời gian và địa lí để gặp gỡ với quan niệm về một thế giới huyền thoại
là thế giới thứ hai vừa tương đồng vừa khác biệt với thế giới hiện thực ở các nước
phương Tây.
Trong Nhàn tình ngẫu kí, Lí Ngư - nhà hí kịch nổi tiếng đầu đời Thanh cho rằng,
một số tác phẩm trong lịch sử sở dĩ có thể lưu truyền được ―là bởi vì tình tiết của nó
rất khác lạ độc đáo, chưa được người nhìn thấy và lưu truyền bao giờ‖ [CD76;120]. Thế
nên
―phi kì bất truyền‖ - khơng kì khơng truyền. Thơng qua đây, có thể thấy sự nhấn mạnh
vào hai yếu tố tạo nên truyền kì: ―kì‖ (sự kì lạ, khác lạ, mới mẻ, độc đáo) và ―truyền‖
(sự lưu truyền trong đời sống tâm thức cộng đồng). Vì vậy, cái ―kì‖ cũng địi hỏi cái
―tân‖ - sự sáng tạo mới mẻ của toàn bộ tác phẩm. Với quan niệm này, cái kì dịch chuyển
sang phạm trù hình thức, gặp gỡ với quan điểm ―bất kì nhi kì‖ của Khổng Thượng
Nhậm - cũng là một nhà hí kịch nổi tiếng đầu thời Thanh. ―Cái điều ―khơng li kì mà
vẫn li kì‖ chính là từ trong những sự kiện bình thường rồi thơng qua cấu tứ nghệ thuật
xảo diệu, khơi gợi được những chủ đề khác thường rung động lịng người, viết nên được
những hình tượng nhân vật mà người đọc không bao giờ quên‖ [CD76;132]. Bàn về yếu
tố ―kì‖, cả ba quan điểm của Thang Hiển Tổ, Lí Ngư, Khổng Thượng Nhậm đã bổ
sung, phát triển cho nhau, đồng thời có sự gặp gỡ từ rất sớm với lí thuyết về huyền
thoại trên thế giới. Có thể nói, chúng đã phản ánh khá đầy đủ đặc trưng của huyền thoại
hiện đại: có thể có hoặc khơng có yếu tố siêu nhiên hoang đường, kì ảo; sự ―truyền‖,
chia sẻ niềm tin trong cộng đồng và ―kĩ xảo‖ biến cái ―bất kì‖ thành ―kì‖ như một
phương thức tạo nên huyền thoại.
Trung Quốc tiểu thuyết sử lược của Lỗ Tấn là một cơng trình tổng hợp về lịch sử
phát triển của văn xuôi tự sự Trung Quốc, thơng qua đó, chúng ta cũng có thể tìm thấy
quan niệm của Lỗ Tấn về các vấn đề liên quan đến huyền thoại. Giống như các nhà
nghiên cứu về huyền thoại trên thế giới, Lỗ Tấn cho rằng, thần thoại ―không những là
mầm mống của tôn giáo, của mĩ thuật, mà còn là ngọn nguồn của văn chương‖
[72;29], ―là mầm mống của văn nghệ‖ [72;321), là ―khởi nguyên của tiểu thuyết‖
[72;315]. Ông bàn đến các thần thoại với tư cách như một hình thức thể loại đầu tiên