Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tiểu luận đề tài phân tích các mục tiêu, tài nguyên và môi trường của xiaomi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.11 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH
VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ NIIE

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MƠI TRƯỜNG KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CÁC MỤC TIÊU, TÀI NGUYÊN VÀ MƠI
TRƯỜNG CỦA XIAOMI

GVHD: Nguyễn Hồ Hồng Phúc
Nhóm: 2
Đặng Xn Bắc

2000003589

20BAFV01

Phạm Thị Thu Hường

2000006611

20BAFV01

Nguyễn Hoàng Kiều My

2000006610

20BAFV01

Lê Hoàng Nhân



2000002661

20BAFV01

Nguyễn Thị Diễm Phúc

2000003722

20BAFV01

TP.HỒ CHÍ MINH 10 THÁNG 11 NĂM 2021

0

0


MỤC LỤC

Chương I:
Khái quát về lịch sử Xiaomi

2

Chương II:
Kinh doanh.

5


Chương III:
Môi trường kinh doanh.

8

Chương IV:
Kết luận.

15

CHƯƠNG I
1

0

0


1.1 Khái quát về lịch sử Xiaomi
◎Công ty Xiaomi được sáng lập vào ngày 6 tháng 4 năm 2010. Xiaomi đã được đồng sáng lập
bởi 7 người Trung Quốc. Vào ngày 16 tháng 8 năm 2010, Xiaomi đã phát hành phần mềm MIUI
dành cho dòng máy Android đầu tiên của mình và đã gây được gây được sự chú ý trên XDA diễn
đàn dành cho các nhà phát triển có trụ sở tại Hoa Kỳ. 1 năm sau đó vào tháng 8 năm 2011
Xiaomi đã tiến hành ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên của cơng ty mình, đó là điện thoại Xiaomi
Mi1, chiếc điện thoại này được thiết kế chứa phần mềm MIUI của Xiaomi dựa trên
TouchWiz của Samsung và iOS của Apple.
◎Năm 2013, Xiaomi đã thuê giám đốc điều hành của công ty Google, Hugo Barra về làm cho
cơng ty và ơng được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Xiaomi để mở rộng cơng ty ra bên ngồi Trung
Quốc đại lục và biến Xiaomi trở thành công ty bán điện thoại chạy nhất trên thế giới, và trong
cùng năm 2013 vào tháng 10 công ty Xiaomi đã vượt qua HTC để vươn lên trở thành thương

hiệu điện thoại thông minh được sử nhiều thứ 5 ở Trung Quốc.
◎Xiaomi đã chính thức tun bố mở rộng quy mơ cơng ty ra bên ngoài Trung Quốc, với trụ
sở điện thoại đầu tiện tại Singapore, năm 2014. Cũng vào khoảng thời gian đó, cơng ty đã mua
tên miền mi.com với mức giá kỷ lục là 3.6 triệu đô la Mỹ và đây là tên miền đắt nhất được mua ở
Trung Quốc, thay thế cho xiaomi.com và trở thành tên miền chính thức của công ty. Hơn thế,
Xiaomi đã huy động được 1.1 tỷ đô la với mức định giá hơn 45 tỷ đô la Mỹ và trở thành một
trong những công ty cơng nghệ tư nhân có giá trị nhất trên thế giới.
◎Công ty Xiaomi đã công bố mở rộng sang Brazil cùng với sự kiện ra mắt Redmi 2 và đây
cũng là lần đầu tiên mà công ty quyết định lắp ráp điện thoại thơng minh ở nước ngồi. Tuy
nhiên, công ty đã rời Brazil vào nửa cuối năm 2016.
◎Vào ngày 26 tháng 2 năm 2016, Xiaomi đã ra mắt Mi5, được trang bị bộ xử lý Qualcomm
Snapdragon 820 và trong cùng năm 2016 Microsoft đã đồng ý chuyển giao một số bằng sáng chế
cho Xiaomi, trước kế hoạch thâm nhập thị trường Mỹ và các thị trường tiên tiến khác của nhà
sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc.
◎Trong quý 3 năm 2017, Xiaomi đã vượt qua Samsung để trở thành thương hiệu điện thoại
thông minh lớn nhất tại Ấn Độ và đã bán được 9,2 triệu chiếc trong quý.
◎ Và vào tháng 10 năm 2020, Xiaomi trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba
trên thế giới tính theo khối lượng xuất xưởng, xuất xưởng 46,2 triệu thiết bị cầm tay trong quý 3
năm 2020. Và tới thời điểm mới nhất vào tháng 6 năm 2021, Xiaomi đã vượt mặt samsung và trở
thành hãng smartphone sản xuất nhiều nhất trên thế giới.

2

0

0


◎Tính đến thời điểm hiện tại, Xiaomi đã vượt lên vị trí thứ 1, với thị phần 17,1% và đứng trên
samsung (có 15,7% thị phần), Apple ( thị phần là 14,3%). Cho tới nay, doanh số của Xiaomi đã

đạt con số 800 triệu chiếc điện thoại trên toàn cầu.

1.2 Nhà sáng lập và CEO hiện tại của Xiaomi.
◎Thương hiệu Xiaomi được đồng sáng lập bởi Lôi Quân và bảy người khác, bao gồm: Lin
Bin - phó chủ tịch Viện Kỹ thuật Google Trung Quốc, Zhou Guangping - giám đốc cấp cao
của trung tâm R&D Motorola Bắc Kinh, Liu De - chủ nhiệm Khoa Thiết kế Công nghiệp tại Đại
học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh, Li Wanqiang - tổng giám đốc của Kingsoft Dictionary,
Hong Feng - giám đốc sản phẩm cấp cao của Google Trung Quốc, zhou guangping - Giám đốc
Cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Motorola ở Bắc Kinh và wang chuan - hiện
đang là chủ tịch của Xiaomi tại trung quốc.
◎Lôi Quân (Lei Bin) là người sáng lập ra thương hiệu điện thoại Xiaomi và cũng là là giám
đốc điêù hành tại công ty. Năm 1992, Lôi Quân đã gia nhập công ty Kingsoft với chức vụ là một
kỹ sư, không lâu sau ông trở thành CEO của công ty và đưa cổ phiếu cơng ty lên sàn chứng
khống (IPO). Năm 2007, ông từ bỏ chức vụ CEO của Kingsoft vì lý do sức khỏe.Sau khi từ
chức, ông bắt đầu đầu tư vào các cơng ty lớn nhỏ với vai trị là một cổ đông. Từ năm 2010 tới
nay, Lôi Quân đã sáng lập công ty Xiaomi và với tài năng của bản thân, ông được trao danh hiệu
“ Doanh nhân của năm” bởi tạp chí Forbes vào năm 2014.

1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của Xiaomi.
◎Tầm nhìn của Xiaomi đó chính là mang những cơng nghệ chất lượng cao đến càng gần với
tất cả mọi người “ Đổi mới cho tất cả mọi người” . Công ty Xiaomi khẳng định có thể thực hiện
điều này chính bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ đáng chú ý.
◎Sứ mệnh, xứng với danh hiệu hang điện thoại lớn thứ 1 trên thế giới, Xiaomi mang trong
mình một sứ mệnh “là khơng ngừng tạo ra những sản phẩm tuyệt vời với mức giá trung thực để
cho phép mọi người trên thế giới tận hưởng cuộc sống tốt hơn thông qua các công nghệ tiên
tiến”.
◎Mục tiêu, Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Xiaomi, Lei Jun, cho biết mục tiêu
cuối cùng của công ty là "tạo ra những thứ tốt nhưng rẻ", một chiến lược giá thấp đã thành công
ở Trung Quốc. Công ty đã bán được hơn 70 triệu điện thoại di động trong năm 2015 - đồng thời
tích cực xây dựng một hệ sinh thái mạnh mẽ.


3

0

0


CHƯƠNG II
2.1 Trụ sở chính
◎Xiaomi có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc và có văn phịng tại khu vực châu Á-Thái Bình
Dương, Ấn Độ và Brazil

2.2 Sản phẩm dịch vụ
2.2.1 Những sản phẩm đầu tiên của Xiaomi:
▲Khởi đầu từ một công ty chuyên về smartphone nhưng kể từ khi ra mắt, Xiaomi là “nỗi
ám ảnh” của nhiều hãng smartphone khác khi có tốc độ tăng trưởng phát triển chống mặt.
Nguyên nhân xuất phát từ việc Xiaomi đã nắm được nhu cầu của người dùng và ra mắt hàng loạt
các sản phẩm “phá giá cấu hình”. Điện thoại của Xiaomi nổi tiếng với mức giá rẻ, cấu hình cao,
do đó dễ dàng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.
▲Điều bất ngờ chính là sản phẩm đầu tiên của họ khơng phải là điện thoại thơng
minh. Trên thực tế, nó thậm chí khơng dựa trên phần cứng. Tháng 8 năm 2010, sản phẩm đầu
tiên của Xiaomi là thứ vẫn được tìm thấy trong hầu hết các điện thoại thơng minh của hãng ngày
nay đó là MIUI, tên viết tắt của từ MI User Interface dịch ra là giao diện người dùng của Xiaomi,
được phát triển bởi Xiaomi Tech.
▲MIUI được biết đến là một bản stock và hệ điều hành tùy chỉnh cho điện thoại thơng
minh và máy tính bảng dựa trên hệ điều hành Android của Google, tuy nhiên MIUI bao
gồm nhiều tính năng và theme hơn Android thuần túy. Nó nhanh chóng thu hút được sự chú ý

4


0

0


trên các diễn đàn dành cho những người đam mê như XDA-Developers như một sự thay thế cho
các ROM tùy chỉnh khác vào thời điểm đó.
▲Các phiên bản đầu tiên của MIUI được thiết kế cho các thiết bị như Google Nexus One,
Nexus S, HTC Desire, Motorola Droid / Milestone và HTC HD2. Vào thời điểm đó, Xiaomi
khơng có điện thoại của riêng mình để giới thiệu phần mềm cho tới năm 2011, công ty mới ra
mắt chiếc điện thoại đầu tiên của mình là Xiaomi Mi 1. Chiếc điện thoại này có thiết kế bằng
nhựa tiện dụng nhưng có thông số kỹ thuật cao cấp, bao gồm chipset Snapdragon S3 , 1GB
RAM, 4GB bộ nhớ mở rộng và 1.930mAh pin có nghĩa là nó mang lại trải nghiệm cốt lõi tương
tự như những chiếc flagship hiện đại

2.2.2 Những sản phẩm hiện nay của Xiaomi:
▲Các sản phẩm về điện thoại của Xiaomi đã gây được tiếng vang lớn khi với giá cả tầm
trung nhưng người dùng được trải nghiệm các tính năng vượt trội khơng thua kém các hãng điện
thoại lớn : Sam Sung, Apple,... Ví dụ như Xiaomi Mi Mix 4, Mi 11 Ultra, ....
▲Mùa hè 2016, CEO Xiaomi, Lei Jun từng chia sẻ tại sự kiện Davos ở Thiên Tân, Trung
Quốc cho biết: "Xiaomi không chỉ là một nhà cung cấp smartphone. Thay vào đó, chúng tơi đang
hướng tới việc cung cấp cho người tiêu dùng nhiều loại sản phẩm với giá cả phải chăng".
▲Xiaomi kể từ đó tiếp tục quảng bá sức mạnh của hệ sinh thái thông minh do hãng gây
dựng. Đồng thời ra mắt vô số các loại thiết bị thông minh mới với khả năng kết nối IoT (Internet
of Things), từ ổ cắm tới máy lọc khơng khí, đèn bàn, nồi cơm điện, quạt,… Một vài sản phẩm
nổi bật tính đến thời điểm hiện tại:
+Cân sức khỏe Xiaomi Mi Smart Scale 2;
+Xiaomi Mi smart Air Fryer - Nồi chiên không dầu gọn đẹp, đa dạng tính năng.
Và rất nhiều sản phẩm khác.


5

0

0


CHƯƠNG III
3.1 Môi trường vĩ mô
Về môi trường vĩ mô của Xiaomi có 6 yếu tố để ảnh hưởng tới thành cơng của Xiaomi:
◎ Yếu tố chính trị:
+ Xiaomi đã cố gắng giành lại vị thế vững chắc của mình tại đại lục của họ, đó là Trung
Quốc. Họ đã tung ra một số điện thoại thông minh hàng đầu như Mi 8 và Mi MIX 3. Do có nhiều
tiềm năng về cơ hội tăng trưởng, công ty đã xuất xưởng ngày càng nhiều điện thoại thông minh
tại các thị trường phát triển.
+ Trong năm 2018 điện thoại thông minh đạt được của Xiaomi đã thành công khi giành
được thị phần lớn nhất tại Ấn Độ trong quý thứ sáu liên tiếp. Tại Indonesia, công ty đứng thứ hai
về số lượng xuất xưởng điện thoại thông minh và ở Tây Âu, công ty đứng thứ tư về số lượng
xuất xưởng. Mảng mới của họ là kinh doanh IOT cũng đạt được tiến triển rất tốt trên thị trường
quốc tế. Và minh chứng là vào tháng 6 năm nay thì xiaomi đã trở thành hãng điện thoại được sản
xuất nhiều nhất trên thế giới vượt mặt apple và samsung.
◎Yếu tố kinh tế:
+ Trong năm 2018, công ty Xiaomi đã đạt được mức tăng tổng thị phần doanh thu lên
52,6%.Riêng mảng điện thoại thơng minh thì doanh thu tăng 41,3%. Cơng ty chứng kiến sự gia
tăng do doanh số bán ra mạnh mẽ của các mẫu phân khúc trung cấp đến cao cấp tại thị trường
Trung Quốc, phù hợp với sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng tại đại lục của công ty, tức là
thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc. Xiaomi đã lên chiến lược để tối ưu hóa danh mục
6


0

0


sản phẩm của mình. Sau khi nhu cầu về TV thông minh của công ty tăng nhanh và một số sản
phẩm được săn đón như Mi Band, Mi Electric Scooter và Mi Robot Vacuum Cleaner, doanh thu
của công ty đã tăng 118,4%. Chi phí bán hàng trong phân khúc điện thoại thông minh tăng
45,3%. Nguyên nhân là do doanh số bán điện thoại thông minh tăng cùng với sự tăng giá của
đồng đô la Mỹ so với đồng Nhân dân tệ và đồng Rupee của Ấn Độ.
◎Yếu tố xã hội:
+ Trên khắp thế giới, người tiêu dùng ngày càng có mong muốn sở hữu và sử dụng điện
thoại di động riêng biệt của họ. Sự thay đổi này trong sở thích của người tiêu dùng đã ảnh hưởng
tích cực đến doanh số của những người bán hàng trên thiết bị di động Android. Người tiêu dùng
ngày càng trở nên khắt khe hơn, không chỉ về chất lượng của điện thoại thơng minh được cung
cấp mà cịn về tính năng của thiết bị được cung cấp với chi phí thấp hơn nhiều. Một trong những
thách thức lớn mà Xiaomi phải đối mặt trên thị trường là sự phụ thuộc vào Trung Quốc đại lục,
đóng vai trị như một chất xúc tác của nhận thức tiêu cực trong tâm trí người tiêu dùng. Người
tiêu dùng phương Tây tin rằng bất cứ thứ gì thuộc thị trường Trung Quốc hoặc được sản xuất tại
Trung Quốc sẽ là sản phẩm kém chất lượng. Điều này tạo ra khó khăn cho một nhà sản xuất như
Xiaomi về khả năng thâm nhập thị trường. Trước khi bước vào một thị trường cụ thể, công ty
cũng cần loại sản phẩm nào sẽ hoạt động tốt nhất cho nền kinh tế. Cơng ty sẽ khơng thể bán
dịng sản phẩm cao cấp của mình ở một thị trường mà phần lớn người tiêu dùng thuộc phân khúc
hạng thấp.
◎Yếu tố công nghệ:
+ Công ty đưa ra nhiều kế hoạch khác nhau và liên tục đầu tư vào các công nghệ đổi mới để
phù hợp với xu hướng hiện tại của ngành. Vào năm 2019, họ chính thức khởi động chiến lược
động cơ kép “điện thoại thông minh + AIoT”. Một trong những lĩnh vực quan trọng mà nó tập
trung là đầu tư liên tục vào đổi mới, kiểm soát chất lượng và quản lý chuỗi cung ứng. Xiaomi
cũng đã thể hiện sự quan tâm đầu tư vào việc phát triển một nền tảng AIoT mở hoàn chỉnh. Với

sự ra đời của 5G, một nền tảng sắp ra mắt, sẽ có nhiều ứng dụng sáng tạo hơn, đặc biệt là cho
AIoT. Công ty đã đầu tư một số tiền khổng lồ 10 tỷ NDT để phát triển AIoT, nhằm chiếm thị
phần. Lĩnh vực trọng tâm chính của họ dựa vào việc đa dạng hóa, nâng cao và tối ưu hóa các
dịch vụ internet của họ vào hoạt động đại lục của công ty là Trung Quốc. Ý tưởng là mở rộng
cũng như đa dạng hóa cơ sở khách hàng. Xiaomi cũng sẽ mở rộng các dịch vụ internet dựa trên
thiết bị IoT đang phát triển nhanh chóng của họ.
+ Các dịch vụ đó bao gồm dịch vụ internet Tv và dịch vụ internet ở nước ngoài.
◎Yếu tố pháp lý:
+ Xiaomi đã phải đối mặt với các vấn đề pháp lý nghiêm trọng trong quá khứ. Điều
này đã có những tác động tiêu cực đến nhận thức thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
7

0

0


+ Các sản phẩm hàng đầu của công ty là MI 5 và MI 5 Plus đã bị cáo buộc vi phạm
bằng sáng chế bởi một cơng ty có tên Blue Spike LLC, thuộc Hoa Kỳ. Khiếu nại dựa trên lý do
Xiaomi thiết kế, phát triển hoặc sản xuất phần mềm ngẫu nhiên bố cục không gian địa chỉ
(ASLR), các hệ thống mà họ nhập khẩu và cung cấp dịch vụ của nó vào thị trường Hoa Kỳ.
+ Mặc dù cả hai mẫu của Xiaomi đều đã được FCC Hoa Kỳ phê duyệt. Công ty đã bị
ngừng bán, quảng cáo hoặc sản xuất các sản phẩm của mình ở Ấn Độ, sau khi Ericsson kiện
công ty vi phạm bằng sáng chế thiết yếu Tiêu chuẩn của mình. Ericsson đã cố gắng liên hệ với
cơng ty nhiều lần trước đó về các vấn đề liên quan đến việc vi phạm tám bằng sáng chế. Xiaomi
mặc dù đã phớt lờ yêu cầu liên lạc của Ericsson.
◎ Yếu tố môi trường:
+ Xiaomi đi theo khái niệm nền kinh tế vòng tròn. Họ kết hợp các khái niệm đó vào thiết kế
sản phẩm hoạt động như một điều kiện tiên quyết để giảm tác động của các hoạt động của công
ty lên môi trường. Họ tin rằng sản phẩm cần được phát triển phù hợp với niềm tin và giá trị của

người tiêu dùng. Trong khi thiết kế sản phẩm, họ sử dụng các vật liệu có thể tái chế và tái tạo
khơng nguy hại cho môi trường. Họ cũng đã cam kết áp dụng các phương thức kinh doanh có
trách nhiệm và đạo đức về bản chất. Họ tin tưởng vào việc giữ vững các tiêu chuẩn của họ để đạt
được sự xuất sắc trong các luật điều chỉnh.
+ Họ đã thực hiện rất nhiều biện pháp để đảm bảo rằng các chất độc hại khơng được sử dụng
trong q trình sản xuất. Tuy nhiên, công ty trái ngược với các công ty tương tự khác trên thị
trường không công bố báo cáo CSR của mình trên trang web của mình. Việc phân tích hồn tồn
mức độ cam kết của cơng ty đối với việc giảm thiểu tác động đến môi trường trở nên khó khăn.

3.2 Mơi trường vi mơ
◎Xiaomi đang có một năm 2021 tuyệt vời; nó đã vượt qua Apple để trở thành thương hiệu
điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới và vượt qua Samsung ở châu Âu để dẫn đầu khu
vực này vào quý 2 năm 2021. Dữ liệu cho tháng 6 năm 2021, với Counterpoint lưu ý rằng doanh
số hàng tháng của Xiaomi đã tăng 26%, cho phép nó vượt qua Samsung về doanh số bán điện
thoại thơng minh hàng tháng tồn cầu.

8

0

0


◎Dữ liệu của Counterpoint cho thấy thị phần toàn cầu của Xiaomi là 17,1%, với Samsung
hiện là 15,7%. Điều này khơng có gì đáng ngạc nhiên; Xiaomi đã liên tục tăng trong 18 tháng
qua, với dòng Redmi của nhà sản xuất Trung Quốc đã dẫn dắt phần lớn doanh số bán hàng toàn
cầu của hãng. Với việc Redmi Note 10 Pro trở thành điện thoại giá rẻ để đánh bại những hãng
điện thoại khác và Mi 11 Ultra cùng với Mi Mix 4 ngang bằng với những điện thoại Android tốt
nhất cho thấy Xiaomi đã tăng cường danh mục đầu tư của mình vào năm 2021.
◎Khi Xiaomi tham gia vào thị trường điện thoại thông minh cạnh tranh khốc liệt vào năm

2010, họ đã làm như vậy mà không cung cấp một chiếc điện thoại thực sự. Công ty chỉ cung cấp
một hệ điều hành MIUI dựa trên Android miễn phí. Tuy nhiên, trong vịng bảy năm, Xiaomi đã
trở thành một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đạt doanh thu 15
tỷ USD. Đẩy nhanh tốc độ phát triển của mình, Xiaomi đã trở thành công ty IoT (Internet of
Things) tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2020, với doanh thu vượt qua 37 tỷ USD và hơn 210
triệu thiết bị IoT (không bao gồm điện thoại thơng minh và máy tính xách tay) được bán trên hơn
90 quốc gia.
◎Chính vì thế, mơi trường vi mơ của Xiaomi có sự tác động của 5 yếu tố đáng chú ý nhất:
=Khách hàng:
Xiaomi bắt đầu mở rộng sang các phân khúc khác - những người tiêu dùng ít hiểu biết về
cơng nghệ hơn, ở các thành phố nhỏ hơn.
Nhiều người tiêu dùng hài lòng về giá tiền của một chiếc điện thoại Xiaomi. Vì giá thành
rẻ thiết kế lại đẹp còn đầy đủ các chức năng cần thiết. Những người dùng có số tiền tầm trong
cũng có thể mua được một chiếc điện thoại chất lượng như vậy.
Để phục vụ những khách hàng mới này, Xiaomi đã xây dựng cơ sở hạ tầng bán lẻ ngoại
tuyến, thiết lập hàng trăm cửa hàng trải dài khắp các siêu thị lớn và các thành phố nhỏ. Không
giống như các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác, những người cùng đặt các cửa hàng của
họ tại “phố viễn thông” (khu vực dành riêng cho các cửa hàng viễn thông), Xiaomi thiết lập các
9

0

0


cửa hàng của mình ở những địa điểm có lượng người qua lại cao, như trung tâm thương mại, nơi
người tiêu dùng mục tiêu mới của họ có khả năng mua sắm . Điều quan trọng, Xiaomi đã chọn
các trung tâm mua sắm nơi các cửa hàng neo hiện có “giá trị cao với mức giá hợp lý” có thể giúp
củng cố vị trí của chính mình
=Nhà cung ứng:

Theo một báo cáo gần đây, tại Trung Quốc, những mẫu điện thoại mới nhất hiện nay của
Xiaomi có giá bán lẻ thấp hơn 25% so với Samsung và chỉ bằng 1/2 iPhone, trong khi cấu hình
gần như là tương tự nhau. Và kết quả là Xiaomi đã tạo ra được 1 loạt sản phẩm mà người tiêu
dùng mong chờ bấy lâu nay, hồn tồn khơng giống những định kiến về “điện thoại tàu” hay “đồ
nhái Trung Quốc”.
Điện thoại Xiaomi là những sản phẩm cao cấp, đầy đủ tính năng và được cấu thành bởi
những phụ kiện hàng đầu từ Sony, Sharp, LG và được lắp ráp bởi Foxconn, công ty chuyên lắp
ráp cho Apple và Samsung.
Lei Jun đã tiến hành một chiến dịch gặp gỡ và thuyết phục những nhà cung cấp phụ kiện
chất lượng cao nhất ở Đông Á. Trung bình một ngày Lei Jun gặp gỡ hơn 10 đối tác khác nhau
trong suốt 5 tháng đầu thành lập nên Xiaomi.
Và cuối cùng, sự kiên trì của nhà sáng lập Xiaomi đã thành công, hãng điện thoại non trẻ
này đã được sự hỗ trợ của những công ty hàng đầu như Sharp, Foxconn, và Wintek. Một số nhà
cung cấp như Qualcomm vì quá ấn tượng với tầm nhìn của Lei Jun nên đã quyết định không chỉ
cung cấp sản phẩm mà còn trở thành nhà đầu tư của Xiaomi.
= Đối thủ cạnh tranh:
Ở thị trường lớn thứ 3 thế giới là Mỹ, Xiaomi lại khơng có mặt ở thị trường này bởi vì
căng thẳng chính trị Mỹ - Trung cùng với đó là sự cạnh tranh của những ơng lớn khác khiến
Xiaomi khó vượt lên samsung và Iphone để trở thành hãng smartphone lớn nhất thế giới.
Xiaomi có nhiều cơ hội tại khu vực Trung Đông và châu Phi, nhưng thách thức vẫn cịn ở
Mỹ, thị trường điện thoại thơng minh lớn thứ ba thế giới. Tại Mỹ, Apple và Samsung đã thành
công trong việc chinh phục phân khúc doanh nghiệp. Đây là phân khúc mà Xiaomi hầu như chưa
bao giờ chạm tới.
=Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Ngoài những hãng smartphone nổi tiếng như Samsung và Iphone thì cịn có cả sự trở lại
của Huawei, cùng với đó là những thương hiệu như Oppo, realme, Vivo trong những năm tới, và
đặc biệt nhất là realme đang tập trung vào ngân sách phân khúc những chiếc điện thoại giá rẻ cấu
hình cao sẽ có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với thị phần của Xiaomi trên toàn cầu và điều đó
đang diễn ra tại ấn độ.
10


0

0


=Trung gian marketing:
Xiaomi đã thâm nhập thị trường đầu tiên của mình - Trung Quốc bằng cách cung cấp
miễn phí hệ điều hành điện thoại thông minh, gọi là MIUI. Vào thời điểm đó, có một số đối thủ
mạnh trong nước (ví dụ như Huawei, Lenovo) và quốc tế (ví dụ: Apple, Samsung) đang chiến
đấu trên mọi cấp độ của thị trường, từ kinh tế đến cao cấp. Hầu hết các nhà sản xuất Trung Quốc
chỉ đơn giản là cài đặt phiên bản Android Trung Quốc trên điện thoại thông minh của họ.
Thay vì cạnh tranh trực diện, Xiaomi đã thu hút người dùng điện thoại thông minh hiểu
biết về công nghệ bằng cách cung cấp cho họ phần mềm miễn phí và xây dựng một cộng đồng
trực tuyến chính thức để tương tác với họ và hiểu họ thích những tính năng nào và họ khơng
thích.
Khi giới thiệu chiếc điện thoại đầu tiên của mình vào tháng 8 năm 2011, Xiaomi đã tự
định vị mình là người cung cấp “cơng nghệ chất lượng với giá cả phải chăng”. Nó được bán trực
tiếp cho người tiêu dùng, thông qua trang web của chính mình, với tỷ suất lợi nhuận dưới 5% - tỷ
suất lợi nhuận mỏng nhất trong ngành. Xiaomi đã có thể cắt bỏ tất cả các trung gian - nhiều cấp
độ gồm các nhà bán buôn và bán lẻ quốc gia, khu vực và địa phương, mỗi cấp đều tính phí một
khoản. Phương pháp tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng đã tạo ra một lợi thế đáng kể về chi
phí - tỷ lệ tính năng trên giá của điện thoại thuận lợi hơn nhiều so với bất kỳ thứ gì khác trên thị
trường - và tăng tốc độ mà Xiaomi có thể tiếp cận người tiêu dùng của mình. Lượng hàng bán ra
liên tục và tức thì đã dẫn đến cơn bão trên mạng xã hội, giúp truyền bá thương hiệu ngày càng
rộng hơn, kích thích nhu cầu hơn nữa.

3.3 Đánh giá của nhóm về vai trị thành cơng nhất của Xiaomi
Khơng đi theo hướng phát triển như Samsung hay Iphone, Xiaomi đã đi một lối đi riêng biệt
để tạo được sự thành cơng của mình trong 11 năm và vươn lên vị trí thứ 2 thế giới chỉ sau

Samsung. Ngay từ ban đầu CEO của cơng ty ơng Lơi Qn đã nói họ tập trung vào cơng nghệ
chất lượng, cấu hình cao nhưng giá cả lại ở mức vừa phải so với người tiêu dùng. Bên cạnh đó
tiêu chí của họ là phát triển cùng với người tiêu dùng với hệ điều hành MIUI của công ty và
thường xuyên “chăm lo” cho người dùng vào chiều thứ 6 hàng tuần bằng những phiên bản cập
nhật cải tiến.
Chính điều đó đã tạo ra sự kết nối từ trong cho tới bên ngoài và họ bắt đầu ra mắt với các sản
phẩm IoT với tỷ xuất lợi nhuận cịn lớn hơn cả smartphone. Điều đó cho phép Xiaomi mở những
cửa hàng trực tiếp nhiều hơn để bán hàng loạt sản phẩm thay vì chỉ riêng smartphone.
Chiến lực của Xiaomi có thể nói là khó tìm thấy được vì họ có thể vừa kiểm sốt chặt chẽ chi
phí sản xuất, gắn bó lâu dài với đối tác và người dùng mà còn tạo được những sự khác biệt về
danh mục sản phẩm cùng với những hướng phát triển lấy điện thoại làm trung tâm của danh mục

11

0

0


sản phẩm IoT. Chính vì thế mà chỉ sau hơn 10 Xiaomi đã trở thành một đế chế thực sự trong
nghành smartphone cũng như những thiết bị IoT hiện nay.

12

0

0


CHƯƠNG IV


13

0

0


4 Kết luận:
Trong bài tiểu luận trên, nhóm của tụi em đã chỉ đưa ra những đặc điểm nổi bật chính của
Xiaomi và giới thiệu sơ lược về q trình hình thành, phát triển, người sáng lập cùng với sứ
mệnh tầm nhìn của cơng ty đang hướng tới. Cuối cùng nhóm đã tổng hợp và phân tích nghiên
cứu về mơi trường vi mô và vĩ mô của Xiaomi để làm rõ những ảnh hưởng tạo nên sự thành công
của công ty.
“Ngay cả một con lợn cũng có thể bay nếu nó đứng ở trung tâm của một cơn lốc”, Jun đã chia
sẻ về sự tăng trưởng nhanh chóng của cơng ty. Trong thời đại cơng nghệ hiện đại hóa ngày càng
hịa nhập vào cuộc sống của mọi người. Vì tế mà các thiết bị điện tử là một xu thế tất yếu của
thời đại. Ngày càng nhiều các hãng sản xuất ra những thiết bị công nghệ điện tử đời mới, trong
đó có Xiaomi là một trong những hãng cơng nghệ hàng đầu cùng với Samsung, Apple,... trong
mảng Smartphone và những sản phẩm tương tự.
Chiến lược chi phí thấp của Xiaomi không chỉ thành công ở thị trường Trung Quốc, mà khi
vươn ra thế giới họ vẫn đứng vững và chứng minh mình là đối thủ đáng nể trong thị trường cơng
nghệ đầy tiềm năng và thách thức. Tiêu chí với giá thành thấp mà người dùng vẫn có thể sở hữu
những thiết bị đầy đủ công nghệ điện tử hiện đại khơng kém gì những hãng cơng nghệ cao cấp
khác.
Cuối cùng, điều mà cả nhóm rút ra được từ công ty là hướng đi khác biệt, đồng hành cùng với
người tiêu dùng, có những bước chuyển đổi rất nhanh để không bị đánh bại trong thị trường công
nghệ. Minh chứng là chỉ sau 11 năm họ đã vươn lên vị trí số 1 thế giới về sản xuất và thị phần.

14


0

0


The
End!

15

0

0



×