Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

(Tiểu luận FTU) TRÌNH bày KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG mại điện tử ở DOANH NGHIỆP XIAOMI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.64 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

----------

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở DOANH NGHIỆP XIAOMI
GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng Vân

Họ và tên

Nguyễn Khánh Linh

Mã sinh viên

1512230045

Lớp tín chỉ

TMA306.2.1617.1LT

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP ................................... 4
1.1


Giới thiệu tổng quát về doanh nghiệp........................................................ 4

1.2.

Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp ............................ 5

PHẦN 2: NHỮNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ............................. 8
2.1

Xiaomi về cơ bản là một công ty thương mại điện tử ........................ 8

2.2

Trang chủ là một cửa hàng thương mại điện tử ....................................... 9

2.2

Tận dụng thương mại trên mạng xã hội kiểu mới.................................. 10

2.3.

Mỗi dòng sản phẩm có một tài khoản mạng xã hội............................... 11

2.4

Hoạt động trên các kênh trực tuyến là chính. ....................................... 11

PHẦN 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ DOANH NGHIỆP XIAOMI ........ 11
3.1.


Tận dụng sức mạnh của thương mai điện tử .......................................... 11

3.2.

Chiếm lĩnh thế giới từ mạng internet ...................................................... 12

3.3.

Tiếp cận thị trường một cách độc đáo ..................................................... 13

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XX vừa khép lại với một dấu ấn vĩ đại trong lịch sử phát triển loài
người: sự bùng nổ công nghệ thông tin diễn ra trên toàn thế giới, đưa nhân loại bước
qua ngưỡng cửa thế kỷ XXI để đứng trước một nền văn minh mới- nơi giao nhau
giữa nền "kinh tế trí thức" và "thời đại Internet", nơi trí thức là chủ thể duy nhất "
thơng trị" nền kinh tế tồn cầu và Internet sắp đặt thế giới trong một chỉnh thể.
Bước sang thế kỷ XXI, loài người mở thêm một con đường mới cho sự phát
triển kinh tế của mình. Đó là Internet - một thành tựu đỉnh cao của loài người trong
thế kỷ XX. Con đường ấy đã làm cho hoạt động thương mại được vận hành theo
một cách thức hoàn toàn khác trước. Trước đây, mặc dù đã có rất nhiều các phương
tiện điện tử được áp dụng trong hoạt động thương mại, nhưng hết sức đơn sơ, chỉ
khi Internet ra đời và được áp dụng rộng rãi trong thương mại, mang lại những lợi
ích, hiệu quả vơ cùng to lớn, người ta mới chính thức thừa nhận một phương thức
thương mại mới. Đó là thương mại điện tử. Hình thức thương mại này, mang lại cho

xã hội, các doanh nghiệp, đến từng cá nhân một công cụ hoạt động mới, tiện lợi, dễ
dàng và hiệu quả hơn nhiều. Trên thế giới hiện nay, người ta đang gấp rút tiến vào
kỷ nguyên kinh tế thơng tin - trong đó quan trọng nhất là thương m ại điện tử.
Thương mại điện tử đã trở thành hình thức thương mại cao nhất từ trước đến nay.Ở
những nước tiên tiến, thương m ại điện tử được áp dụng ngày càng nhiều và tốc độ
càng nhanh với hiệu quả hết sức nhãn tiền. Nước ta, một nước đang phát triển, không
thể nào không coi trọng. Với mong muốn nước ta bước vào nền kinh tế tri thức trong
thế kỷ tới một cách thành công, theo kịp sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế
giới, trong tiểu luận này chúng em đã chọn đề tài : “Trình bày kinh nghiệm ứng dụng
thương mại điện tử một doanh nghiệp bán lẻ tại Trung Quốc”. Doanh nghiệp bán
lẻ em chọn là Xiaomi Inc, đây là một công ty tư nhân sản xuất hàng điện tử Trung
Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh. Bài tiểu luận gồm có 3 phần sau :
Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Phần 2: Những ứng dụng thương mại điện tử tại doanh nghiệp
Phần 3: Bài học kinh nghiệm từ doanh nghiệp Xiaomi
3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1.1

Giới thiệu tổng quát về doanh nghiệp


Tên đầy đủ của doanh nghiệp: BEIJING XIAOMI ––

TECHNOLOGY CO., LTD



Logo:



Loại hình Doanh nghiệp: Cơng ty tư nhân



Ngành nghề kinh doanh: Điện tử tiêu dùng



Thành lập: 6 tháng 4, 2010



Trụ sở chính: Bắc Kinh, Trung Quốc



Thị trường hoạt động: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mexico,

Malaysia, Philippines, Đài Loan, Thái Loan, Việt Nam, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ,
Hồng Kong, Singapore, Indonesia, Hungary


Nhân viên chủ chốt: Lei Jun (CEO), Lin Bin (Chủ tịch cơng


ty), Hugo Barra (Phó chủ tịch cơng ty)


Sản phẩm:
-

Điện thoại di động

-

Điện thoại thông minh

-

Thiết bị gia dụng thông minh



Doanh thu: 5,4 tỷ USD (2013)



Số nhân viên: Khoảng 3.000



Website: />4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



1.2. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
a. Sơ lược về Xiaomi
Đây là một trong những công ty điện tử lớn nhất của Trung Quốc chuyên thiết
kế, phát triển, và bán điện thoại thông minh, ứng dụng di động và hàng điện tử tiêu
dùng. Từ khi ra mắt điện thoại thơng minh đầu tiên của mình vào tháng Tám năm
2011, Xiaomi đã đạt được thị phần tại Trung Quốc đại lục và mở rộng sang phát
triển phạm vi thiết bị điện tử tiêu rộng lớn hơn. Trong quý 2 của năm 2015 nó bán
được nhiều Smartphones hạng thứ 4 trên thế giới sau Samsung, Apple va Huawei.
Người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty là Lei Jun, thuộc nhóm 23 người
giàu nhất Trung Quốc theo tạp chí Forbes.
Cơng ty có hơn 3.000 nhân viên, chủ yếu ở Trung Quốc, Malaysia, Singapore,
và đang mở rộng sang các nước khác như Ấn Độ, và Indonesia.
Vào tháng 8 năm 2013 phó giám đốc của bộ phận Android của Google, Hugo
Barra, chuyển sang làm cho Xiaomi. Ông ta chịu trách nhiệm về sự phát triển quốc
tế và những quan hệ hãng xưởng chiến lược.
Xiaomi được thành lập vào ngày 6/4/2010 bởi 7 đối tác, trong đó có ba tổ chức
đầu tư lớn là tập đoàn Temasek từ Singapore, quỹ IDG Capital và Qiming Venture
Partners đến từ Trung Quốc. Đây là một tập đoàn chuyên thiết kế, phát triển và bán
các mẫu smartphone, ứng dụng, đồ điện tử tiêu dùng cho thị trường Trung Quốc.
Mặc dù còn rất non trẻ, và mới chỉ bắt đầu tung ra những mẫu smartphone đầu
tiên vào tháng 10 năm 2011, thế nhưng đến bây giờ Xiao mi đã có giá trị 10 tỷ USD
- tức ngang bằng với giá trị thị trường của hãng máy tính số 1 thế giới, Lenovo, và
gần gấp đơi tập đồn smartphone Canada, BlackBerry (5,5 tỷ USD). Hơn nữa,
Xiaomi vừa qua cho biết mục tiêu trong năm 2013 của hãng là bán được tổng cộng
20 triệu smartphone - nhiều hơn so với mục tiêu trước đó là 15 triệu.
Như vậy có thể thấy chỉ với 3 năm tồn tại, tốc độ tăng trưởng của Xiaomi đã
vươn lên rất nhanh nhóng và là một trong những tập đồn smartphone lớn nhất tại
thị trường Trung Quốc.
5


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


b. Đội ngũ nhân viên.
Xiaomi là một tập đoàn smartphone Trung Quốc, thế nhưng đội ngũ nhân viên
và ban quản trị của hãng đều là những "tay lớn" trong làng công nghệ. Cụ thể hơn,
Xiaomi đã thuê rất nhiều nhân viên giỏi đến từ những tập đoàn lớn ở Mỹ như
Microsoft, Motorola và Google. Một điều đặc biệt trong ban lãnh đạo của Xiaomi
chính là vị chủ tịch của hãng, ông Lin Bin - người trước đó từng giữ chức Phó Viện
trưởng viện nghiên cứu kỹ thuật của Google Trung Quốc và giám đốc mảng kỹ thuật
của Google. Và với những kinh nghiệm và trình độ chun mơn cực kỳ xuất sắc,
Lin Bin trở thành nhà đồng sáng lập và chủ tịch của Xiaomi cho đến tận bây giờ.
Thế nhưng, đó chưa phải là "nhân vật" chủ chốt nhất của Xiaomi, bởi tập đồn
này cịn có một người khác với những ý tưởng táo bạo hơn nữa, đó chính là vị CEO
Lei Jun. Nếu các bạn khơng biết thì khơng lâu sau khi Xiaomi thành lập, Lei Jun đã
tự tin tun bố: mục tiêu lớn nhất của ơng chính là tạo ra một tập đoàn smartphone
đủ tiềm lực để đánh bại Apple.
Với nhiều người thì Lei Jun là một cái tên rất xa lạ, thế nhưng trong giới công
nghệ ở Trung Quốc cũng như một vài nước phương Tây, ông khơng phải là một
nhân vật tầm thường. Theo đó, Lei Jun từng là đồng sáng lập nên trang Joyo.com,
sau này được mua lại bởi Amazon vào năm 2004 với giá 75 triệu USD (bây giờ đã
trở thành trang Amazon Trung Quốc), ông cũng là chủ tịch hội đồng quản trị của
UCWeb - trình duyệt web di động lớn nhất ở Trung Quốc Phương châm của Lei
Jun khi điều hành Xiaomi đó chính là phải biến cơng ty trở thành một tập đồn
chun sản xuất các dịng smartphone với chất lượng phần cứng cao
Có thể nói Lei Jun là một người có tầm nhìn xa và là một nhà chiến lược quan
trọng của Xiaomi. Phương châm của Lei Jun khi điều hành Xiaomi đó chính là phải
biến cơng ty trở thành một tập đồn chun sản xuất các dịng smartphone với chất
lượng phần cứng cao. Lei Jun luôn luôn muốn Xiaomi có thể xố bỏ cái dớp "điện

thoại phần cứng nghèo nàn, chất lượng thấp" khi nói về smartphone đến từ Trung
Quốc. Vào tháng 5, tại hội nghị GMIC diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Lei Jun
đã chia sẻ rằng ông đã nhào nặn nên Xiaomi dựa vào hai nguồn cảm hứng: một công
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ty thuốc 340 năm tuổi ở Trung Quốc (Tongretang) và nhà hàng lẩu Hai Di Lao. Lei
Jun nhấn mạnh rằng cả hai cửa hàng/công ty này đã dạy cho ông một điều rằng:
Không bao giờ sản xuất những sản phẩm có chất lượng thấp chỉ vì muốn kiếm được
nhiều tiền, và phải nhận thức rõ tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng.
c. Thách thức Samsung ở Trung Quốc
Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy smartphone cao cấp nhất của Xiaomi, Mi
2S, đã trở thành smartphone bán chạy nhất tại thị trường Trung Quốc trong nửa đầu
năm 2013, hơn cả Galaxy S4 từ Samsung - mặc dù cả S4 và Mi 2S đều được bán ra
vào tháng 4. Hơn nữa, Xiaomi tiếp tục đe doạ Samsung và đặc biệt là Apple trên thị
phần smartphone ở Trung Quốc, cụ thể hơn, theo phân tích từ Analysis International,
trong Q2/2013, thị phần smartphone ở Trung Quốc của Xiaomi đạt mức 2,5%, trong
khi đó Samsung đạt 18,6% và Apple là 4,6% - nên nhớ rằng Xiaomi chỉ mới thành
lập cách đây 3 năm và hãng mới tung ra mẫu smartphone đầu tiên vào cuối năm
2011.
Trong tháng 7 vừa qua, Xiaomi cũng công bố rằng, hãng đã bán được tổng
cộng 7,03 triệu smartphone trong nửa đầu năm 2013 và đạt doanh thu 2,16 tỷ USD.
Điều này chỉ ra rằng, chỉ trong vòng nửa năm 2013, lượng smartphone mà Xiaomi
bán được gần bằng với số lượng mà hãng bán ra trong cả năm 2012, và doanh thu
của hãng kiếm được trong nửa năm 2013 cũng hơn gấp đôi so với doanh thu cả năm
2012 (957,46 triệu USD).
Như vậy nếu cứ đà tăng trưởng một cách vơ cùng nhanh chóng như trên,
Xiaomi sẽ khơng cần mất quá nhiều thời gian để đánh bại Apple và trở thành một

mối đe doạ lớn nhất đối với Samsung tại thị trường Trung Quốc.
d. Doanh thu
Trong năm 2013, Xiaomi đã bán được 18,7 triệu smartphone nhưng chỉ nửa
đầu năm 2014, đã có tới 26,1 triệu smartphone được vận chuyển đến tay khách
hàng. Xiaomi bắt đầu mở rộng thị trường ra ngồi Trung Quốc với đích đến đầu tiên
là Singapore - nơi cơng ty đã bán hết tồn bộ MI3 chỉ trong 2 phút kỷ lục.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Doanh số bán hàng của Xiaomi tăng rất nhanh

PHẦN 2: NHỮNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TẠI DOANH NGHIỆP
2.1 Xiaomi về cơ bản là một công ty thương mại điện tử
Là giám đốc của nhiều công ty và là người đồng sáng lập ra Xiaomi, Lei Jun
thích nói rằng doanh nghiệp non trẻ mới nhất của ông là một công ty thương mại
điện tử – đó là một trong nhiều lý do khiến ơng khơng thích việc thường xun bị
so sánh giữa Xiaomi và Apple. Ông nghĩ rằng việc so sánh Xiaomi với Amazon sẽ
gần gũi hơn. Xiaomi có cửa hàng thương mại điện tử của riêng mình và cũng có cửa
hàng trên Tmall của Alibaba.
Website của Xiaomi là cửa hàng thương mại điện tử B2C (Business-toConsumer – doanh nghiệp với khách hàng) lớn thứ ba ở Trung Quốc về khối lượng
bán hàng (sau Tmall và đối thủ gần nhất JD). Xiaomi thường chỉ bán các thiết bị
của họ trong các đợt flash sale (bán hàng chớp nhoáng – một lượng hàng hóa nhất
định được bán ra trong khoảng thời gian cố định với khuyến mại lớn) hạn chế –
thường theo lô khoảng 50.000 đến 100.000 chiếc ở Trung Quốc, nhưng với số lượng
nhỏ hơn ở nước ngoài – để đảm bảo họ chỉ sản xuất những gì chắc chắn bán được.
8


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chào mời của công ty mới nổi này không chỉ dừng lại khi ai đó đã mua chiếc
smartphone. Các khách hàng mới sẽ nhận thấy rằng điện thoại của họ đi kèm với
cửa hàng ứng dụng của Xiaomi được cài đặt sẵn.

2.2 Trang chủ là một cửa hàng thương mại điện tử

Trang chủ – chiến lược đằng sau câu chuyện thành công của Xiaomi

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Những người tập trung vào thương mại trực tuyến tìm thấy điều đó ở website
Xiaomi.com. Hầu hết các thương hiệu điện thoại sử dụng trang chủ của họ như là
phòng trưng bày hoặc quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên, Xiaomi “cắt đuôi” các đối
thủ cạnh tranh bằng cách biến website của mình thành một cửa hàng thương mại
điện tử thuần túy. “Ngôi nhà trên web”của Xiaomi cập nhật hàng ngày để nhấn mạnh
vào những sản phẩm sẽ có sẵn tiếp theo trong các đợt flash sale liên tục của họ.
“Các trang sản phẩm của Xiaomi mô phỏng những thực hành tốt nhất từ
Tmall” – theo Rand Han, sáng lập kiêm và giám đốc quản lý của Resonance China.
Tmall là sàn thương mại trực tuyến theo hướng thương hiệu lớn nhất của Trung
Quốc, với hàng chục ngàn nhà cung cấp như Uniqlo, Costco và Burberry. Điều đó
làm cho bố cục trang web của Xiaomi quen thuộc với hàng trăm triệu người mua
sắm trên Tmall và các website thương mại điện tử phổ biến khác ở Trung Quốc, với
các tab thông thường để chuyển đổi giữa hình ảnh, thơng số kỹ thuật, đánh giá và

xếp hạng của người mua.
Website của Apple đưa tất cả những điều trên vào riêng Apple Online Store,
nhưng Xiaomi lại đưa ra trước và đặt vào vị trí trung tâm trên website của họ.
2.2

Tận dụng thương mại trên mạng xã hội kiểu mới

Vì Xiaomi bán phần lớn điện thoại của họ trên trực tuyến, mạng xã hội là một
phần quan trọng trong cách thức duy trì sự hiện diện và tương tác với khách hàng
cũng như người mua tiềm năng. Họ làm điều này ở Trung Quốc chủ yếu thông qua
Weibo, tại các thị trường mới họ tận dụng Facebook, Twitter, và Google+ – chủ yếu
là nhờ vào Hugo Barra, một cựu nhân viên Google đã đầu quân vào thực hiện các
hoạt động quốc tế cho Xiaomi.
Theo báo cáo của Resonance China, Xiaomi thường có mức độ tương tác hơn
60% trên Weibo, nhờ vào các bài viết hàng ngày thường xuyên với nhiều chủ đề
đáng ngạc nhiên. Không chỉ có nội dung thơng thường về sản phẩm và tin tức về
doanh số flash sale mà cịn khuyến khích chia sẻ, hướng dẫn cách làm và những
điều thú vị như cuộc thi ảnh. Weibo của Xiaomi cũng chia sẻ một số nội dung đang
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


lan truyền trên web của Trung Quốc, miễn là điều đó có liên quan đến đối tượng của
họ, có quan hệ với các vấn đề văn hóa xung quanh thiết bị và cơng nghệ.
2.3. Mỗi dịng sản phẩm có một tài khoản mạng xã hội
Một phần quan trọng trong chiến lược mạng xã hội của Xiaomi là họ chạy các
tài khoản Weibo riêng cho mỗi dịng sản phẩm. Xiaomi có 10 tài khoản Weibo
chính, nổi tiếng nhất trong số đó là Xiaomi Mobile với gần 11 triệu người hâm mộ
và một trong những tài khoản mới nhất cho MiPad đã vượt qua ngưỡng 500 nghìn

người hâm mộ. Weibo của cơng ty Xiaomi có 4 triệu người hâm mộ, điều này cho
thấy rằng mọi người thích tương tác trực tuyến với các thiết bị (và nói về chúng)
chứ khơng phải với cơng ty. Các thiết bị mang tính cá nhân cịn các cơng ty có xu
hướng khá vơ danh, vì vậy điều này sẽ có ý nghĩa từ quan điểm con người – dù nó
là một việc mà rất ít các cơng ty thực hiện, đặc biệt là bên ngồi Trung Quốc. Điều
này cho phép Xiaomi thúc đẩy quảng bá chéo bài đăng Weibo giữa các tài khoản.
Ngoài các tài khoản mạng xã hội của Xiaomi, giám đốc điều hành của công ty
này cũng hoạt động trên Weibo và phục vụ như là đại sứ thương hiệu: Lei Jun có
hơn 11 triệu người hâm mộ cịn Lin Bin có hơn 4 triệu người hâm mộ.
2.4 Hoạt động trên các kênh trực tuyến là chính.
Xiaomi có 451 trung tâm dịch vụ khách hàng trên khắp Trung Quốc, nhưng
đó khơng phải là các cửa hàng – mặc dù chúng trông khá giống các cửa hàng biểu
tượng của Apple với bàn gỗ thông và nhiều không gian vui chơi xung quanh với các
thiết bị. Các cửa hàng tương đối nhỏ này – thường chỉ ở bên ngồi khu vực mua
sắm chính của thành phố – giúp Xiaomi tiết kiệm tiền đầu tư cho bất động sản bán
lẻ cao cấp.
Khi Xiaomi đầu tư vào offline – chẳng hạn như các sự kiện hoặc trung tâm
dịch vụ – tất cả chỉ là để phụ cho cốt lõi thương mại điện tử của họ.
PHẦN 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ DOANH NGHIỆP XIAOMI
3.1. Tận dụng sức mạnh của thương mai điện tử

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Có thể nói, trong vài năm trở lại đây, thương mại điện tử nổi lên như 1 xu
hướng kinh doanh hàng đầu trên thế giới đem lại rất nhiều lợi ích cho cả người dùng
và các nhà sản xuất. Thay vì "chi đậm" cho các chiến dịch quảng cáo, các đơn vị
bán hàng có thể tận dụng sức mạnh của các hệ thống điện tử như Internet và các

mạng máy tính để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Sớm nhận ra những điểm mạnh của thương mại điện tử, các ông lớn tới từ
Trung Quốc đã áp dụng hình thức kinh doanh này tiếp cận thị trường nội địa và các
thị trường giá rẻ. để Sự thành công của họ không chỉ đến từ chất lượng phần cứng,
mà còn đến từ cách mà các sản phẩm được bán ra. Giải pháp mà những Lenovo,
Huawei hay Xiaomi lựa chọn chính là khơng sản phẩm thơng qua các nhà phân phối
mà đó là bán hàng trực tiếp trên website của mình cũng như các trang mạng xã hội.
3.2. Chiếm lĩnh thế giới từ mạng internet
Xiaomi vươn mình từ một hãng vơ danh thành một trong những nhà sản xuất
lớn nhất thế giới bằng cách nào, và nhất là chỉ sau vài năm? Họ chọn cách cung cấp
những sản phẩm với phần cứng tốt, kiểu dáng ưa nhìn và giá bán gần như khơng thể
rẻ hơn so với các đối thủ. Tuy nhiên, nhờ đâu họ có thể bán sản phẩm với giá rẻ đến
vậy?
Lý do không hẳn bởi đây là một công ty Trung Quốc, mà bởi hãng startup này
đã đưa ra một chiến lược kinh doanh đi trước các đối thủ. Ban đầu, họ không đặt lợi
nhuận lên hàng đầu, thay vào đó là sự chú ý của càng nhiều người càng tốt, xây
dựng thương hiệu làm nền tảng cho thành công trong tương lai. Startup này đã cách
mạng hóa ngành cơng nghiệp smartphone với một chiến lược đột phá “bán sản
phẩm cao cấp với giá bình dân".
Giá thành sản phẩm là thơng số khó tối ưu hố nhất đối với bất cứ mặt hàng
nào trên thị trường. Nghe có vẻ đơn giản: bán sản phẩm với giá cao hơn chi phí sản
xuất. Nhưng giá thành được xác định bởi nhiều yếu tố khác như thương hiệu,
marketing, vị thế trên thương trường và điều quan trọng hơn tất cả: tâm lý học.
Xiaomi cũng tránh xa các mơ hình quảng cáo truyền thống và phụ thuộc hoàn
toàn vào mạng xã hội cũng như truyền miệng. "Chúng tôi không đầu tư vào
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



marketing truyền thống. Chi phí cho quảng cáo trên mạng xã hội thấp hơn và có
sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nhiều" - Hugo Barra chia sẻ chiến lược của Xiaomi.
Điều quan trọng thứ 2 cần lưu ý về Xiaomi - nó là một 'cơng ty internet di
động'. Xiaomi kiếm tiền không chỉ từ việc sản xuất và bán sản phẩm mà nó cịn đến
từ việc bán các ứng dụng, trò chơi và các dịch vụ Internet - một chiến lược mà
Xiaomi học hỏi từ người khổng lồ thương mại điện tử Amazon.
3.3. Tiếp cận thị trường một cách độc đáo
Sự thành công của Xiaomi không chỉ đến từ ban lãnh đạo, chất lượng phần
cứng tốt, mà còn đến từ cách tiếp cận thị trường, người dùng một cách độc đáo và
sáng tạo. Rõ hơn, vào tháng 12 năm 2012, Xiaomi cho biết hãng sẽ bán điện thoại
trực tiếp thông qua trang Sina Weibo - nền tảng blog lớn nhất của Trung Quốc với
hơn 400 triệu thành viên. Một cách tiếp thị rất kỳ lạ nhưng hiệu quả mà nó mang lại
là cực kỳ lớn: 50.000 smartphone được bán ra chỉ trong vòng 5 phút, với 1,3 triệu
lượng đặt hàng.
3.4. Đa dạng hóa sản phẩm
Trong nỗ lực phát triển hệ sinh thái riêng, Xiaomi đã cho phép các nhà phát
triển tại Hồng Kông, Đài Loan và Singapore tham gia vào hệ sinh thái của mình.
Tới đây sẽ là Ấn Độ và nhiều nước khác.
Không chỉ sản xuất điện thoại, Xiaomi đang mở rộng hoạt động sang các ngành
hàng điện tử tiêu dùng khác. Tháng 5/2014, Xiaomi giới thiệu máy tính bảng đầu
tiên Mi Pad, và đến nay đã có hơn 3000 ứng dụng và game được thiết kế riêng. Công
ty cũng đã bán bộ giải mã TV MiBox chạy hệ điều hành Android và vòng theo dõi
thể lực đeo tay Mi Band với giá chỉ khoảng 13 USD.
KẾT LUẬN
Công nghệ thông tin và mạng internet đang phát triển như vũ bão và thay đổi
nhanh chóng theo thời gian. Chính vì vậy Thương mại điện tử cũng phát triển và
thay đổi từng ngày. Xiaomi là một ví dụ điển hình về việc áp dụng thương mại điện
tử của một doanh nghiệp bán lẻ tại Trung Quốc. Theo ngài Jan Martin Bernstorf,
13


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phó phụ trách chung của BearingPoint - cơng ty chun tư vấn quản lý và công nghệ
đa quốc gia chia sẻ: "Xét về lĩnh vực thương mại điện tử, Trung Quốc đang tỏ ra rất
năng động và thức thời. Ngoài ra, các tập đồn cơng nghệ lớn của nước này cũng
thường xuyên sử dụng internet cũng như các hệ thống thương mại điện tử vào mơ
hình kinh doanh của mình. Đây là điều mà chúng ta cần học hỏi từ họ". Việc ứng
dụng thương mại điện tử giúp Xiaomi tìm cho mình một hướng đi kinh doanh hiệu
quả phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp và trở thành nhà cung cấp smartphone
lớn thứ 3 thế giới, chỉ chịu đứng sau Samsung và Apple.
Cùng với xu thế phát triển công nghệ và q trình tồn cầu hóa, các doanh
nghiệp Việt nam cũng đã triển khai các mơ hình thành cơng như Xiaomi.Tuy nhiên
thì việc triển khai tại Việt Nam cịn chưa hiệu quả cả về qui mô và chất lượng.
Để triển khai thương mại điện tử thành công, phải hiểu rất rõ về những gì doanh
nghiệp đang có và hiểu rõ về ngành hàng cũng như phân khúc khách hàng doanh
nghiệp đang nhắm tới, nhằm phát triển và chiếm tối đa thị phần trong mảng mình
kinh doanh. Chất lượng dịch vụ và kiểm soát tồn kho, thất thoát là hai khó khăn lớn
nhất trong việc triển khai thương mại điện tử nhưng nó lại là yếu tố sống cịn để
quyết định mơ hình thương mại điện tử của doanh nghiệp có thành cơng hay khơng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Thương mại điện tử, Khoa Thương mại điện tử, Trường Đại học
Ngoại Thương
2. />3. />4. />5. />14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add




×