Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TIỂU LUẬN vận dụng lý luận về mâu thuẫn để phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.66 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: Vận dụng lý luận về mâu thuẫn để phân tích mâu thuẫn giữa xây
dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam.

Họ và tên SV: LÊ CƠNG MINH
Lớp tín chỉ: Chủ nghĩa xã hợi khoa học (121)_15
Mã SV: 11202538
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN HẬU

HÀ NỘI, NĂM 2021
0


1


MỤC LỤC
Bài tiểu luận của em gồm 3 phần:

Nội dung

Trang

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN – QUY LUẬT MÂU THUẪN
1. Một số khái niệm
2. Nội dung quy luật
II. MÂU THUẪN GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ


VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
1. Hội nhập kinh tế quốc tế
2. Mâu thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với hội nhập kinh
tế của Việt Nam
2.1. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế là
hai quá trình thống nhất
2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ luôn đấu tranh và thậm chí triệt tiêu sự
độc lập tự chủ kinh tế của mủa đất nước nếu đất nước đó khơng có một
chiến lược hội nhập quốc tế đúng đắn, hiệu quả
3. Giải pháp kết giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế
III/ KẾT LUẬN

3
3
3
4
4
5
5
14
14
15

Bài tiểu luận khơng thể tránh khỏi sự thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy.
Em xin chân thành cảm ơn!

2



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thời đại của nền kinh tế tri
thức, hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình không thể đảo ngược. Một đất nước không hội
nhập kinh tế quốc tế sẽ là một đất nước bỏ lỡ “chuyến tàu siêu tốc của sự phát triển”, bỏ lỡ cơ
hội tiếp thu những thành tựu của một xã hội phát triển hiện đại, tân tiến. Song song với tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế, cũng có những thách thức đặt ra đối với các nhà chức trách. Liệu hội
nhập kinh tế quốc tế có làm mất đi tính độc lập, tự chủ về kinh tế của một đất nước? Đó chính là
lý do em chọn đề tài này và vận dụng lý luận về mâu thuẫn trong triết học Marxist để giải quyết
nó.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Vận dụng lý luận về mâu thuẫn để giải thích mâu thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Rút ra bài học trong việc giải quyết cac vấn đề tương tự liên quan đến mâu thuẫn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
a. Đối tượng của đề tài
- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn) theo lý luận
của K.Marx, F.Engels và V.I.Lenin.
- Nền kinh tế đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống lý luận Triết học Marx – Lenin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Nền kinh tế Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu và giải quyết đề tài:
- Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phân tích số liệu, xem xét các hiện tượng thực tế để
giải quyết vấn đề.

3



NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn)
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thể hiện bản chất, là hạt nhân của
phép biện chứng duy vật, bởi nó đề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện
chứng duy vật - vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động, phát triển. Theo V. I. Lenin, “có
thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như
thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng,...”1.

1. Một số khái niệm
Mặt đối lập là phạm trù triết học chỉ những mặt, những bộ phận, những thuộc tính,… có
khuynh hướng vận động, biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự
vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống
nhất với nhau, vừa đấu tranh lẫn nhau (là điều kiện tiền đề để tồn tại của nhau), tạo nên trạng
thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
Trong phép biện chứng duy vật, mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên
hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa
lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau.
Ví dụ: Mối liên hệ giữa q trình đồng hóa và dị hóa trong một cơ thể sinh vật là mâu
thuẫn biện chứng giúp cơ thể đó tồn tại và phát triển.
Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa chúng và được
thể hiện ở:
- Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau
tồn tại, khơng có mặt này thì khơng có mặt kia;
- Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh
giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn;
- Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập
còn tồn tại những yếu tố giống nhau. Do sự đồng nhất này mà trong nhiều trường hợp, khi
mâu thuẫn xuất hiện và tác động điều kiện phù hợp, các mặt đối lập chuyển hóa vào nhau.

Đồng nhất khơng tách rời với sự khác nhau, với sự đối lập, bởi mỗi sự vật, hiện tượng vừa là
bản thân nó, vừa là sự vật, hiện tượng đối lập với nó nên trong đồng nhất đã bao hàm sự khác
nhau, đối lập.

1

V. I. Lenin (1981), Bút ký triết học, Toàn tập, t. 29, Sđd. Tr. 240

4


Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại theo hướng
bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng khơng tách rời sự khác nhau,
thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một câu thuẫn.
So với đấu tranh giữa các mặt đối lập thì thống nhất giữa chúng có tính tạm thời, tương
đối, có điều kiện, nghĩa là sự thống nhất đó chỉ tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự
vật, hiện tượng; còn đấu tranh có tính tuyệt đối, nghĩa là đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương đối
của chúng dẫn đến sự chuyển hóa về chất của chúng. Tính tuyệt đối của đấu tranh gắn với sự tự
thân vận động, phát triển diễn ra không ngừng của sự vật, hiện tượng. Về vấn đề này, V.I. Lenin,
khi chú ý nhiều hơn đến tính tuyệt đối của “đấu tranh” đã viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu
tranh” giữa các mặt đối lập”2.

2. Nội dung quy luật
Thứ nhất, sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập.
nhau.

Thứ hai, các mặt đối lập trong một sự vật, hiện tượng vừa thống nhất, vừa đấu tranh với

Thứ ba, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, làm cho
mọi xã hội vận động, phát triển từ thấp đến cao.

Thứ tư, đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối, thống nhất giữa các mặt đối lập là
tương đối, tạm thời.
Quá trình vận động của mâu thuẫn:

II. MÂU THUẪN GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP, TỰ
CHỦ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
1. Hội nhập kinh tế quốc tế
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế. Wilfred J. Ethier (1995) định
nghĩa : Hội nhập kinh tế quốc tế “là việc cắt giảm các rào cản đối với các giao dịch kinh tế của
các công dân ở các quốc gia khác nhau”. Tác giả cũng nhấn mạnh, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ
dẫn đến các nền kinh tế sẽ ngày càng phụ thuộc lẫn nhau.
2

V. I. Lenin (1981), Bút ký triết học, Toàn tập, t. 29, Sđd. Tr. 379

5


Theo Businessdictionary.com, hội nhập kinh tế quốc tế là “việc loại bỏ các rào cản thuế
quan và phi thuế quan đối với các luồng di chuyển hàng hóa, dịch vụ và yếu tố sản xuất giữa các
quốc gia hoặc giữa các khu vực khác nhau của một quốc gia”.
Theo quan điểm của Bela Balassa (1961), hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu với tư cách
là quá trình và một trạng thái (state of affairs). Với tư cách là một quá trình, hội nhập kinh tế
quốc tế hướng tới các biện pháp được tạo ra nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể
kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau. Với tư cách là một trạng thái, hội nhập kinh tế quốc tế có
thể được coi là sự biến mất của các hình thức khác nhau của việc phân biệt đối xử giữa các nền
kinh tế quốc gia.
Như vậy, từ các khái niệm tham chiếu trên có thể rút ra khái niệm hội nhập kinh tế quốc
tế bao gồm các nội hàm :
- Là quá trình loại bỏ các rào cản cản thuế quan và phi thuế quan đối với các luồng di

chuyển hàng hóa, dịch vụ và yếu tố sản xuất giữa các quốc gia hoặc giữa các khu vực khác
nhau của một quốc gia.
- Là việc loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác
nhau.
- Là sự kết hợp giữa các nền kinh tế Kinh tế khác nhau dẫn đến hình thành một khu vực
kinh tế rộng lớn hơn.
- Q trình đó đó sẽ dẫn đến các nền kinh tế vận hành hiệu quả hơn và phụ thuộc lẫn
nhau.
Mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế là việc mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác hiệu
quả các nguồn lực như lao động, vốn, đất đai, công nghệ, thông tin và các yếu tố sản xuất khác.
Hội nhập kinh tế quốc tế còn nhằm vào mục tiêu đa dạng hóa nguồn cung ứng, kể cả hàng hóa
dịch vụ và yếu tố sản xuất, nhờ đó giảm thiểu những rủi ro trong cạnh tranh. Hội nhập kinh tế
quốc tế được coi là một nhân tố quan trọng của phát triển kinh tế và là tiền đề của sự phát triển
bền vững.

2. Mâu thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với hội nhập kinh tế của
Việt Nam
2.1. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế là hai quá trình thống
nhất
a. Độc lập, tự chủ là cơ sở, điều kiện, tiền đề để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
Thứ nhất, khơng có độc lập, tự chủ thì khơng thể nói tới hội nhập kinh tế quốc tế chứ
chưa nói tới chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. 
Đó là bởi vì độc lập, tự chủ không phải là biệt lập, cô lập với thế giới bên ngồi, khơng
đứng ngồi hội nhập quốc tế. Độc lập, tự chủ thể hiện chủ quyền, quyền tự quyết, tự lựa chọn
6


con đường phát triển, tự quyết định mơ hình phát triển của quốc gia, dân tộc. Tự chủ là năng lực
thực hiện chủ quyền, tức là thực hiện quyền tự quyết dân tộc trên thực tế. Độc lập, tự chủ bao
gồm độc lập, tự chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phịng, an ninh, đối ngoại,…

Trong danh sách 164 thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization) dưới đây, tất cả đều là những quốc gia và vùng lãnh thổ có ranh giới, chủ quyền
riêng, độc lập.
Điều XII của Hiệp định Marrakesh quy định, tất cả câc quốc gia và lãnh thổ hải quan có
đầy đủ chủ quyền kinh tế trong hoạch định và thực thi các chính sách thương mại của mình đều
có thể gia nhập WTO3.
Thứ hai, độc lập, tự chủ là cơ sở để Việt Nam xây dựng một vị trí bình đằng trên thị
trường kinh tế thế giới.
Trên cơ sở độc lập, tự chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa,… Việt Nam đã chủ động và tích
vực tham gia vào các thiết chế kinh tế đa phương và khu vực, với các dấu mốc quan trọng như
gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN - năm 1995), là thành viên sáng lập của
Diễn đàn kinh tế Á – Âu (ASEM - năm 1998), trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh
tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC - năm 1998) và đặc biệt là gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO - năm 2007), đánh dấu sự hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu.
Khi tham gia vào WTO, Việt Nam đã tuân theo và hưởng lợi từ nguyên tắc không phân
biệt đổi xử. Nguyên tắc này bao gồm thực thi đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia.
- Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): Đãi ngộ tối huệ quốc có nghĩa là dành sự ưu đãi như nhau cho
mọi đối tác. Nói cách khác, nếu một Thành viên dành ưu đãi cho một Thành viên khác, như áp dụng
mức thuế thấp cho một sản phẩm nhập khẩu nào đó, hay dành cho một sự miễn trừ nào đó, thì ngay
lập tức và khơng điều kiện các Thành viên khác cũng sẽ được hưởng sự ưu đãi đó. Đây là nguyên tắc
bao trùm mọi hiệp định của WTO, đặc biệt nó được ghi thành điều khoản trong GATT, trong Hiệp
định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) và trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến
Thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS). Cụ thể:
- Đãi ngộ quốc gia (NT): Có nghĩa là một Thành viên phải có nghĩa vụ đối xử bình đẳng giữa
trong nước và nước ngồi. Mở rộng ra, Chính phủ phải có nghĩa vụ đối xử bình đẳng giữa mọi đối tác
và thành phần kinh tế. Nguyên tắc này được áp dụng cho mọi lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương
mại dịch vụ và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, Chính phủ một nước chỉ có nghĩa vụ thực thi đãi ngộ
quốc gia khi một sản phẩm, dịch vụ hay một thực thể sở hữu trí tuệ của nước ngồi thực sự gia nhập
thị trường nước đó. Cũng giống như đãi ngộ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia là một nguyên tắc bao
trùm các hiệp định của GATT và WTO. Nguyên tắc này cũng được ghi thành điều khoản 4 Điều III

của GATT, Điều XVII của GATS, và Điều 3 của TRIPS.4

3

World Trade Organization/Documents, data and resources/Legal texts/Uruguay Round Agreement: Marrakesh Declaration
of 15 April 1994 < />4
World Trade Organization/Documents, data and resources/Legal texts/The General Agreement on Tariffs and Trade (GATT
1947) < />
7


Và từ sự bình đẳng về vị thế trên trường quốc tế, nước ta có thể tận dụng nhiều cơ hội to
lớn, đồng thời chủ động hạn chế được tối đa những thách thức gay gắt, nhất là đối với những
nước vừa, nhỏ, đang phát triển như Việt Nam do q trình tồn cầu hóa gây ra.
Thứ ba, độc lập, tự chủ sẽ là cơ sở, điều kiện để nước ta chủ động phát huy được lợi thế
so sánh của mình trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm từng bước phát triển.
Lý thuyết về lợi thế so sánh được phát triển dựa trên quan điểm lơi thế tuyệt đối của
Adam Smith. Theo đó, Ricardo đã nhấn mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hồn tồn hơn
hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản
phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân cơng lao động và thương mại quốc tế
bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so
sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chun mơn hố sản xuất và xuất khẩu
sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, mức sản lượng và tiêu dùng trên thế giới sẽ tăng lên,
kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước
buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế.
Từ việc nghiên cứu lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, Việt Nam đã xác định được lợi
thế của mình là trong sản xuất nơng nghiệp và sản xuất những mặt hàng sử dụng nhiều lao động.
Việt Nam chủ yếu tâp trung xuất khẩu những mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, những
mặt hàng thô sơ chưa qua sơ chế (dầu thô, than đá..) và sau này là những mặt hàng sử dụng
nhiều lao động như dệt may, giầy dép… Xuất phát từ những lợi thế rất rõ mà Việt Nam đang có

là vị trí địa lý thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với trên 9 triệu ha đất nơng nghiệp, trong đó
có hai vùng đồng bằng phì nhiêu là vùng đồng bằng sơng Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, là
những vùng trồng lúa được xếp vào loại tốt nhất của thế giới; có vùng đất đồi núi bao la có thể
phát triển cây cơng nghiệp và rừng; có bờ biển dài tới 3200 km, cùng với diện tích mặt nước lớn
khác có thể phát triển thuỷ sản. Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm tài nguyên
đất, nước, biển, rừng, sinh vật, khoáng sản và du lịch. Lợi thế về nguồn lao động dồi dào.
Bảng 1: 10 loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu lớn nhất tính theo giá trị thu về của Việt Nam
(năm 2019)
Xếp hạng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Loại hàng hóa
Hạt điều chưa tách vỏ
Thóc
Cà phê xanh
Gạo xay xát
Hoa quả (khơng bao gồm hoa qua tươi được liệt kê
ở danh mục khác, nes)
Tinh bột, sắn
Cao su thiên nhiên khô
Hồ tiêu

Đồ ăn chuẩn bị sẵn (không bao gồm các loại được
liệt kê ở danh mục khác, nes)
Chiết xuất cà phê

Giá trị (nghìn USD)
2 941 542
2 434 252
2 183 204
2 163 697
1 549 394
8 703 53
8 512 43
666 690
551 937
455 303

*Số liệu lấy từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO)
8


Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam
giai đoạn 2001 - 2020 (đơn vị USD)
4,000,000
3,500,000
3,000,000
2,500,000
2,000,000
1,500,000
1,000,000
500,000

0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

*Số liệu lấy từ Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC

Nước ta chỉ có thể xuất khẩu được những mặt hàng có lợi thế so sánh khi hội nhập đầy đủ
và sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Nhưng nếu không độc lập, tự chủ thì lợi thế so sánh trong hội
nhập kinh tế quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ định hướng của các nước lớn. Có độc lập, tự
chủ, Việt Nam mới cân đối, làm chủ được quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu, tránh nhập siêu
quá giới hạn cho phép của nền kinh tế. Có độc lập, tự chủ, Việt Nam mới thúc đẩy cho kinh tế
du lịch phát triển, lôi cuốn, kêu gọi được khách quốc tế đến tham quan, du lịch và đầu tư. Đây
cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển.
b. Hội nhập quốc tế góp phần tăng cường khả năng giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế
của quốc gia, dân tộc
Thứ nhất, hội nhập quốc tế sẽ tạo ra cho Việt Nam những cơ hội thuận lợi để huy động
nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội trong nước.
Để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững độc lập, tự chủ, một đất nước ngoài tận dụng và
coi các nguồn lực bên trong là yếu tổ then chốt, cũng cần tranh thủ huy động các nguồn lực bên
ngoài. Muốn phát huy được các nguồn lực bên ngồi thì phải thơng qua hội nhập và hợp tác
quốc tế - và trước tiên chính là hội nhập kinh tế. Chính hội nhập quốc tế cho Việt Nam những
điều kiện để tận dụng được lợi thế của các nguồn lực bên ngoài như nguồn lực vốn, nguồn lực
kỹ thuật, nguồn lực quản lý.

9


Biểu đồ 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
(1995 - 2019)
18,000,000,000


12.0

16,000,000,000

10.0

14,000,000,000
12,000,000,000

8.0

10,000,000,000

6.0

8,000,000,000
6,000,000,000

4.0

4,000,000,000

2.0

2,000,000,000
0

95
19


9
19

7

99
19

0
20

1

0
20

3

05
20

0
20

FDI vào (% trong GDP)

7

09

20

1
20

1

1
20

3

15
20

17
20

19
20

0.0

FDI vào (USD)

*Số liệu lấy từ Ngân hàng Thế giới (World Bank)

Kể từ khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN - năm 1995), dịng vốn
đầu tư nước ngồi vào Việt Nam đã tăng từ 1.78 triệu USD (1995) lên 16.12 triệu USD (2019).
Đặc biệt, dấu mốc năm 2007, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đã mang về cho Việt

Nam sự tăng trưởng vượt bậc về dịng vịng đầu tư nước ngồi, con số này gấp 2.7 lần năm 2006
và tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo (Biểu đồ 2). Sự tăng trưởng về dòng vốn đầu tư nước
ngoài là minh chứng cho những lợi ích mà Việt Nam được hưởng khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sẽ giúp Việt Nan hội nhập đầy đủ, sâu rộng
hơn vào các thể chế kinh tế thế giới cũng như thể chế kinh tế khu vực, như Tổ chức thương mại
thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển
châu Á (ADB), các Khu vực thương mại tự do (FTA),...
Có thể nói, các FTA đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của
Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản
xuất toàn cầu. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19, các FTA thế hệ mới như EVFTA,
CPTPP, UKVFTA đã trở thành “liều thuốc” tiếp sức cho kinh tế Việt Nam phục hồi sau đại
dịch.
Đơn cử như với thị trường EU, nếu như trong 3 quý đầu năm 2020, xuất khẩu sang thị
trường này chỉ đạt 29.44 tỷ USD giảm 4.7% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, sau ba tháng
thực thi Hiệp định EVFTA, xuất khẩu sang thị trường EU đạt khoảng 11.08 tỷ USD như vậy là
tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2019. Tính đến hết năm 2020, xuất khẩu sang thị trường
EU đạt 40.05 tỷ USD.

10


Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường
EU sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi. Điển hình, xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn
hàng tăng khoảng 10% so với trước khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hay giá gạo Việt xuất
khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80 - 200 USD/tấn, tùy loại so với thời
điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Ngoài ra, nhiều mặt hàng khác như điện thoại và linh kiện,
máy móc, thiết bị phụ tùng, dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ, cà phê… cũng đang được nhận
định kỳ vọng lớn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này thời gian tới.
Cùng với việc trao đổi thương mại của Việt Nam với các quốc gia EU đạt nhiều tín hiệu
khả quan ngay trong tháng khởi đầu năm 2021, tình hình xuất nhập khẩu với Vương quốc Anh

tiếp tục cho thấy những hiệu ứng tích cực mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
(EVFTA) đem lại trong giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit. Với những cam kết cắt giảm thuế suất
lên đến 99% theo lộ trình cùng tính chất tiếp nối, Hiệp định UKVFTA cũng hứa hẹn duy trì đà
tăng trưởng thương mại bứt phá giữa Việt Nam và Anh Quốc trong những năm tiếp theo. Theo
số liệu của Tổng cục Hải quan, hai tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều giữa
Việt Nam và Vương quốc Anh đạt 1.024 tỷ USD, tăng 20.05% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều
này cho thấy Hiệp định UKVFTA đã tạo ra động lực quan trọng trong việc phục hồi trao đổi
thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong năm nay.
Trong khi đó, với Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam ngày 14/1/2019,
chỉ trong vịng 2 năm (năm 2019 và 2020), kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và 10
nước CPTPP đã đạt 77.4 và 78.2 tỷ USD, tăng 3.9% và 5% so với năm 2018. Kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang 10 nước CPTPP năm 2019 đạt 39.5 tỷ USD, tăng 7.2% so với năm
2018 và năm 2020 đạt 38.7 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2018 khi chưa có Hiệp định. Kim
ngạch nhập khẩu từ 10 nước CPTPP năm 2019 đạt 38.1 tỷ USD, tăng 1.2% so với năm 2018 và
40.3 tỷ USD năm 2020, tăng 7.1% so với năm 2018.
Trong đó, nếu chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu sang 2 thị trường mới chưa có FTA là
Canada và Mexico thì trong năm 2020 xuất khẩu sang Canada tăng 12.1%, Mexico tăng 11.8%
so với năm 2019. Đây cũng chính là hai thị trường mới có FTA với Việt Nam có tỷ lệ sử dụng
C/O mẫu CPTPP cao nhất trong số các thành viên. Các nước còn lại đã có quan hệ FTA (thậm
chí như Nhật Bản đã có hai hiệp định FTA với các nước ASEAN và Việt Nam trước Hiệp định
CPTPP) nên doanh nghiệp có thể sử dụng các mẫu C/O trong các FTA khác. Kết quả này càng
khẳng định cho những dự báo về sự tăng trưởng tích cực khi Việt Nam gia nhập Hiệp định
CPTPP.
Đối với 11 FTA truyền thống, tác động rõ rệt nhất đối với thương mại hàng hóa chính là
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang các thị trường có FTA đã tăng rõ rệt, đạt 123.11 tỷ USD. Trong khi đó, năm 2004, Việt
Nam mới có 2 đối tác FTA là ASEAN và Trung Quốc, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 7
tỷ USD. Còn xét về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân sang các thị trường đối tác FTA kể
từ khi có Hiệp định FTA thì Ấn Độ đạt bình quân 35.7%/năm, Hàn Quốc đạt 29.2%/năm, Chile
28.9% và Trung Quốc 20.9%.5

5

Bộ Công thương Việt Nam: Dấu mốc lịch sử trên đại lộ “hội nhập” < />
11


Thứ ba, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam thực hiện thành công
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
“Cơng nghiệp hóa là q trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ
công là chính sang nền sản xuất xã hội chủ yếu dựa trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra
năng suất lao động xã hội cao.”6
Trên thế giới, có mơ hình cơng nghiệp hóa tiêu biểu từng xuất hiện:
- Mơ hình cơng nghiệp hóa cổ điển: bắt nguồn từ ngành cơng nghiệp nhẹ (ngành dệt) ở Anh, địi
hỏi ngành cơng nghiệp nặng cũng phải phát triển (ngành cơ khí chế tạo máy); nguồn vốn lấy từ việc
khai thác, bóc lột lao động làm thuê, làm phá sản những người sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, đồng
thời gắn liền với việc xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa.
- Mơ hình cơng nghiệp hóa kiểu Liên Xơ (cũ): bắt đầu từ những năm 1930 ở Liên Xô (cũ) rồi lan
rộng ra các nước Đông Âu và các nước XHCN; ưu tiên phát triển cơng nghiệp nặng; tn theo cơ chế
kế hoạch hóa tập trung, mệnh lênh; ở trình độ thơ sơ, đất nước sẽ phát triển nhanh, nhưng về sau tốc
độ phát triển ngày càng sụt giảm, khủng hoảng do sự trì trệ của các chủ thể trong cơ chế chỉ huy.
- Mơ hình cơng nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước cơng nghiệp mới (NICs): là chiến lược
cơng nghiệp hố rút ngắn, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất nước thay thế hàng nhập khẩu,
thông qua việc tận dụng lợi thế trong về khoa học, công nghệ của các nước đi trước, cùng với việc
phát huy nguồn lực và lợi thế trong nước, thu hút nguồn lực từ bên ngồi để tiến hành cơng nghiệp
hố gắn với hiện đại hố; trong một khoảng thời gian ngắn, trung bình khoảng 20 - 30 năm đã thực
hiện thành cơng q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nhật và các nước NICs chính là con đường
mà Việt Nam đang theo đuổi để tiến hành q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế
quốc dân. Trong quá trình ấy, đất nước Việt Nam kết hợp vừa nghiên cứu chế tạo vừa tiếp nhận

chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển hơn thông qua hội nhập kinh tế quốc tế.
Sản lượng nhập khẩu các thiết bị cơ khí, điện tử trong giai đoạn 2001 - 2020 tăng 33 lần
(biểu đồ 3) cho thấy Việt Nam đang tranh thủ tận dụng cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế để
tiếp thu những nguồn lực, đặc biệt là những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại của
các nước tiên tiến, từ đó làm cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh
tế tri thức được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.

6

Giáo trình Kinh tế chính trị: Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa và Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 2019

12


Biểu đồ 3: Sản lượng nhập khẩu các thiết bị cơ
khí, điện tử của Việt Nam (đơn vị USD)
140,000,000
120,000,000
100,000,000
80,000,000
60,000,000
40,000,000
20,000,000
0

01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20

Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi âm và tái tạo âm thanh, tivi. . .

Máy móc, thiết bị cơ khí, lị phản ứng hạt nhân, nồi hơi; các bộ phận của chúng

*Số liệu lấy từ Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC

Sự gia tăng về số thuê bao kết nối mạng internet cũng cho thấy Việt Nam đang từng bước
phát triển nền kinh tế tri thức với cốt lõi là việc thâm nhập vào mạng lưới kinh tế tồn cầu,
người dân Việt Nam có cơ hội được tiếp thu những thành tựu khoa học tân tiến nhất trên thế
giới.
Biều đồ 4: Số thuê bao internet tại Việt Nam
giai đoạn 2015 - 2019 (nghìn thuê bao)
2019

14802.4

2018

12994

2017

11269.9

2016

9098.2

2015

7657.6
0


2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

16000

*Số liệu được lấy từ Tổng cục Thống kê Việt Nam

Thứ năm, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế cịn tạo điều kiện, cơ hội cho Việt
Nam xuất khẩu lao động.
Khi xuất khẩu được lao động, đội ngũ lao động Việt sẽ có cơ hội để tiếp thu những thành
tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của những nước khác; tiếp thu được phong cách làm việc;
phương thức tổ chức sản xuất của các nước. Điều này góp phần trực tiếp vào việc đào tạo nguồn
nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện đột phá về nhân lực chất lượng
cao. Hơn nữa, xuất khẩu lao động cịn tạo thêm cơng việc cho số lao động có tay nghề. Điều này
13


góp phần giải quyết việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, trên cơ sở đó giảm thiểu tệ nạn xã hội.

Đồng thời, xuất khẩu lao động cịn góp phần tăng thu nhập trực tiếp cho người lao động, tăng
thu ngân sách cho quốc gia.
Biểu đồ 5: Số lượng người Việt Nam đang
làm việc ở nước ngoài
2019

147,387

2018

142,860

2017

134,751

2016

126,289

2015

115,980

2014

106,840
0

20,000


40,000

60,000

80,000 100,000 120,000 140,000 160,000

Số lượng người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Theo số liệu thống kê, năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi
là 147,387 lao động (trong đó có 49,324 lao động nữ) đạt 122.8% kế hoạch năm 2019, (kế
hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2019 là 120,000
lao động), bằng 103.2% so với cả năm 2018 (năm 2018 tổng số lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài là 142,860 lao động) trong đó thị trường: Nhật Bản: 80,002 lao động
(28,948 lao động nữ), Đài Loan: 54,480 lao động (18,287 lao động nữ), Hàn Quốc: 7,215 lao
động (514 lao động nữ), Rumania: 1,400 lao động (41 lao động nữ), Ả rập - Xê út: 1,357 lao
động (1,062 lao động nữ), Malaysia: 454 lao động (138 lao động nữ), Macao: 367 lao động
(224 lao động nữ), Algeria: 359 lao động nam và các thị trường khác.
Biểu đồ 6: Số người Việt Nam đang lao động ở nước
ngoài (phân theo quốc gia)
90,000
80,000
70,000
60,000
50,000
40,000
30,000
20,000

10,000
0

80,002
54,480

7,215

1,400

Nhật Bản Đài Loan Hàn Quốc Romania

Quốc gia

14

1,357

454

367

359

Ả Rập
Xê-út

Malaysia

Ma Cao


Algeria


Ng̀n: Cục Quản lý lao động ngồi nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Như vậy, năm 2019 là năm thứ sáu liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài vượt mức 100,000 lao động/năm và là năm thứ tư liên tiếp vượt mức 120,000 lao
động/năm (năm 2014: 106,840 lao động, năm 2015: 115,980 lao động, năm 2016: 126,289
lao động, năm 2017: 134,751 lao động và năm 2018: 142,860 lao động).
2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ luôn đấu tranh và thậm chí triệt tiêu sự độc lập tự chủ kinh
tế của mủa đất nước nếu đất nước đó khơng có một chiến lược hội nhập quốc tế đúng đắn,
hiệu quả
Một đất nước độc lập, tự chủ là một đất nước có quyền, có năng lực quyết định việc lựa
chọn con đường, mơ hình phát triển, chế độ chính trị của mình, là đất nước có độc lập, tự chủ cả
về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, đối ngoại.
Khi hội nhập quốc tế, đất nước phải chấp nhận và tuân thủ những “luật chơi” chung; khi
tham gia, trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế, ký kết các hiệp định thương mại, đầu tư
song phương, đa phương với các nước, các khu vực trên thế giới, đất nước phải điều chỉnh luật
pháp, chính sách của mình phù hợp với các cam kết đã ký. Hội nhập quốc tế không chỉ tạo cơ
hội mở rộng thị trường cho doanh nghiệp và sản phẩm của đất nước, mà cũng phải mở cửa thị
trường của đất nước cho doanh nghiệp và sản phẩm của nước ngoài; các doanh nghiệp, các sản
phẩm của đất nước đứng trước thách thức cạnh tranh rất lớn với các doanh nghiệp và sản phẩm
của nước ngồi, khơng chỉ ở thị trường nước ngoài mà ngay cả ở thị trường trong nước. Những
biến động, bất ổn trên thị trường thế giới, của kinh tế thế giới sẽ trực tiếp, nhanh chóng tác động,
gây ra những bất lợi cho kinh tế đất nước.
Chính những yếu tố ấy đã làm dấy lên lo ngại về việc mất độc lập, tự chủ của một đất
nước. Những nguy cơ như: bất ổn của kinh tế đất nước do những tác động từ bên ngoài; đất
nước trở thành “bãi thải” công nghệ, bị ô nhiễm môi trường, phụ thuộc vào doanh nghiệp nước
ngoài;… đều rất lớn và nguy hiểm. Những nguy cơ này sẽ trở thành hiện thực khi đất nước

khơng có một chiến lược hội nhập quốc tế đúng đắn, hiệu quả phù hợp với điều kiện của mình.
Đây là điều đã và đang xảy ra trên thế giới, ở nhiều nước với các mức độ khác nhau.

3. Giải pháp kết giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập,
tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế
Mối quan hệ giữa giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế khi được giải quyết hài
hòa sẽ giúp đất nước tận dụng được các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển, đồng thời giữ
vững độc lập, chủ quyền. Việc xử lý mối quan hệ này không thể đơn giản mà phải có sự thấu
đáo và khoa học trên các phương diện sau:
Trước hết, muốn độc lập, tự chủ, quốc gia phải có thực lực, cụ thể là có một nền kinh tế
độc lập, tự chủ. Đó là nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cần
15


thiết; nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao; cơ cấu xuất nhập khẩu cân
đối; cơ cấu mặt hàng đa dạng, phong phú với tỷ lệ các mặt hàng cơng nghệ và có giá trị gia tăng
lớn chiếm ưu thế; cơ cấu thị trường quốc tế đối tác cũng đa dạng và tránh chỉ tập trung quá
nhiều vào một vài mục tiêu. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài, mặc dù là cần thiết và quan trọng
nhưng khơng để chiếm lĩnh vai trị chi phối nền kinh tế quốc gia cũng như không thể được phép
vào những ngành nhạy cảm có thể gây tổn hại đến an ninh, quốc phòng của đất nước. Một nền
kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hố có thể được hiểu là nền kinh tế có khả năng
thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến
động đó; trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động bình
thường của xã hội và phục vụ đắc lực cho các mục tiêu an ninh, quốc phòng của đất nước.
Xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ trước hết là độc lập, tự chủ về đường lối phát triển kinh
tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiềm lực kinh
tế, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đủ mạnh; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu
quả và sức cạnh tranh. Phát triển mạnh một số ngành, lĩnh vực và sản phẩm kinh tế chủ yếu có
vai trị quan trọng hàng đầu, có hiệu quả như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơng
nghệ vật liệu mới, luyện kim, hóa dầu, than, khống sản, cơ khí chế tạo… Bảo đảm an ninh

lương thực quốc gia, an tồn năng lượng, an tồn tài chính - tiền tệ, an tồn mơi trường; bảo
đảm cho đất nước phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững trong bất cứ tình huống nào, lúc thuận
lợi cũng như lúc khó khăn, gặp rủi ro.

III. KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc tế và giữ gìn độc lập, tự chủ về kinh tế là hai mặt vừa thống nhất
vừa đối lập với nhau. Thống nhất thể hiện ở: độc lập, tự chủ là nền tảng để hội nhập kinh tế quốc
tế, và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ càng củng cố thêm sự độc lập, tự chủ của một nền kinh tế. Mặt
khác, hai quá trình trên lại mâu thuẫn với nhau bởi hội nhập kinh tế quốc tế sẽ luôn đấu tranh và
thậm chí triệt tiêu sự độc lập, tự chủ kinh tế của một đất nước. Do đó, nhiệm vụ của các nhà làm
chính sách là phải có một chiến lược hội nhập quốc tế đúng đắn, bài bản và hiệu quả nhằm giải
quyết hài hòa mỗi quan hệ của hai quá trình này.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục Thống kê Việt Nam ()
2. Báo điện tử Bộ Công thương Việt Nam ( />3. Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) ()
4. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food and Agriculture Organization of
the United Nations) ()
5. Trung tâm Thương mại Quốc tế (International Trade Centre) ()
6. Ngân hàng Thế giới (World Bank) ()
7. Trang Thông tin Điện tử Đảng Bộ tỉnh Bình Định
( />8. Báo Hà Nợi mới ( />9. Cổng thông tin điện tử Cục quản lý lao động ngoài nước ()

17




×