Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Ga Nga tuan 1415 NH 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.97 KB, 39 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 14 Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2017 Học vần ( Tiết 119 &120 ). Bài 55: eng - iêng SGK/112 &113 -Thời gian: 70’ A.Mục tiêu: - Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng; từ và các câu ứng dụng. - Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng. - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng. B. ĐD dạy học: - GV: Lưỡi xẻng, thẻ từ, bộ ghép - HS: Sgk, vbt, bảng con, bộ ghép C.Các hoạt động dạy học: Hoạt động1: kiểm tra bài 54: ung, ưng. - Đọc + viết: ung, ưng, bông súng, sừng hươu, củ gừng, cây sung… - 1 học sinh đọc câu ứng dụng. 1 HS tìm tiếng, từ mới ngoài sgk. - GV nhận xét, tuyên dương Hoạt động 2: GTbài mới Hoạt động 3: *Giới thiệu vần eng - Học sinh đọc: cá nhân, đồng thanh, phân tích, đánh vần) - Cho học sinh tìm và ghép vần eng, tiếng xẻng ( phân tích, đánh vần, đọc trơn). - Giáo viên đính bảng từ: eng, xẻng. - Giáo viên giới thiệu lưỡi xẻng -> rút từ ghi bảng: lưỡi xẻng. => Học sinh luyện đọc xuôi cả phần. * Giới thiệu vần iêng, chiêng, trống, chiêng - Các bước tương tự như vần eng. *So sánh vần eng – iêng. => Thư giãn Hoạt động 4: Luyện đọc từ ứng dụng - Giáo viên đính từ: cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng. - Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học. - Hướng dẫn học sinh đọc các từ. - Giảng từ xà beng. => Học sinh luyện đọc cả bài học. Hoạt động 5: Luyện viết bảng con: - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng (giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khoảng cách và cách nối nét của các nguyên âm đôi.)        .         .         .         .         .         . * TIẾT 2.         .         .         .         .         .         .         .         . 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động 1: Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 - Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? - Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng. - Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học. - Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, 2 câu. - Học sinh đọc hết bảng. Đọc SGK. - HS tìm tiếng mới ngoài sgk. => Thư giãn Hoạt động 2: Luyện nói: Chủ đề: ao, hồ, giếng (?)Tranh vẽ cảnh vật thường thấy ở đâu? (?) Ao, hồ hay giếng đem đến cho con người những lợi ích gì? (?) Em cần giữ gìn ao, hồ, giếng thế nào để có nguồn nước sạch sẽ, hợp vệ sinh? *BVMT: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sạch. Hoạt động 3: Làm vở bài tập: - Bài 1: Nối. - Bài 2: Điền eng hay iêng. - Bài 3: Viết: xà beng, củ riềng. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Về học bài. D. Bổ sung: Rèn HS yếu ,TB đọc ,viết đúng các tiếng có vần eng, iêng. ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Đạo đức ( Tiết 14 ) ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ ( tiết 1) VBT/ 22 - Thời gian: 35/ A.Mục tiêu: - Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ. - Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ. B.ĐD dạy học: - GV: Tranh trong vở bài tập đạo đức - HS: VBT C.Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (?) Mô tả lá cờ Việt Nam? (?) Tại sao phải nghiêm trang khi chào cờ. Hoạt động 2: GT bài mới Hoạt động 3: Học sinh quan sát trong vở bài tập và thảo luận nhóm 2 *Mục tiêu: Học sinh biết nhận dạng những hành động sai khi đi học trễ. - Giáo viên đặt câu hỏi theo tranh cho học sinh trả lời. (?) Các con vật trong tranh đang làm gì? (?) Con vật nào không đến lớp kịp mà còn đuổi bướm hái hoa. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> (?) Những bạn nào đáng khen, đáng chê. => Kết luận: Không được nhỡn nhơ khi đến lớp, cần phải đến lớp đúng giờ. Hoạt động 4 : Học sinh sắm vai theo tình huống. * Mục tiêu: Học sinh cảm giác khi đến lớp muộn sẽ xấu hổ.  Cho bản thân học sinh sắm vai nêu cảm nghĩ về vai diễn của mình.  Giáo dục cần phải đi học đúng giờ để đảm bảo kiến thức. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò - Cho học sinh nêu các việc làm cần thiết góp phần đi học đúng giờ. D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2017 Thể dục ( Tiết 14) THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG. SGV/ 51 & 52 Thời gian: 35/ A. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phối hợp các tư thế đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V. - Làm quen đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông. - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. B.ĐD dạy học: - GV: Sân trường. C.Các hoạt động dạy học: Nội dung. ĐLVĐ. BPTC. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1/ Phần mở đầu: nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học. - Vỗ tay hát. -Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1 - 2 - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc -> vòng tròn. TC: Diệt các con vật có hại 2/ Phần cơ bản: - Thực hiện phối hợp các tư thế đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V. - Làm quen đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông. - Thi đua tập các đội hình giữa các tổ với nhau. -GV nhận xét * Ôn trò chơi: Qua đường lội 3/ Phần kết thúc: - Đứng vỗ tay hát -Giáo viên hệ thống bài học - Nhận xét bài học. 1-2/. 30-40 m. Hàng dọc. 1 hàng dọc ->vòng tròn.. /. 25 2 lần 4/ 3/ 5/. Hàng dọc. Tự do Cả lớp theo hàng dọc Cả lớp. D- Bổ sung: Rèn HS tập đúng động tác ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. Học vần ( Tiết 121 & 122 ). Bài 56: uông -ương SGK/114& 115 -Thời gian: 70/ A. Mục tiêu: - Đọc được: uông, ương, quả chuông, con đường; từ và các câu ứng dụng. - Viết được: uông, ương, quả chuông, con đường. - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Đồng ruộng B. ĐDdạy học: - GV: Quả chuông, bảng từ, bộ thực hành - HS: sgk, bảng con, vbt, bộ thực hành C. Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hoạt động 1: kiểm tra bài 55: eng, iêng. - Đọc + viết: eng, iêng, củ riềng, siêng năng, cái giếng, cái kẻng, xà beng… - 1 học sinh đọc câu ứng dụng - HS tìm tiếng, từ mới ngoài sgk. - GV nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2:GT bài mới  Giới thiệu vần uông (học sinh đọc: cá nhân, đồng thanh, phân tích, đánh vần) - Cho học sinh tìm và ghép vần uông, tiếng chuông ( phân tích, đánh vần, đọc trơn). - Giáo viên đính bảng từ: uông, chuông. - Giáo viên giới thiệu cái chuông -> rút từ quả chuông. => Học sinh luyện đọc xuôi cả phần.  Giới thiệu vần ương, đường, con đường - Các bước tương tự như vần ương. *BVMT: Giáo dục HS không vứt rác bừa bãi trên con đường đi. * So sánh vần uông - ương. => Thư giãn Hoạt động 3: Luyện đọc từ ứng dụng - Giáo viên đính từ: rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy. - Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học – hướng dẫn học sinh đọc các từ. - Giảng từ: nhà trường. => Học sinh luyện đọc cả bài học. Hoạt động 4: Luyện viết bảng con - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết uông, ương, chuông, đường (giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khoảng cách và cách nối nét của các nguyên âm đôi).        .         .         .         .         .         . *TIẾT 2.         .         .         .         .         .         .         .         . Hoạt động 1: Luyện đọc -Đọc lại tiết 1 - Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? Cảnh vật xung quanh như thế nào, mọi người trong tranh đang làm gì? - Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng. - Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học. - Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, 2 câu. - Học sinh đọc hết bảng. Đọc SGK. - HS tìm tiếng, từ mới ngoài sgk => Thư giãn Hoạt động 2: Luyện nói: Chủ đề: đồng ruộng. (?) Lúa, ngô thường trồng ở đâu? (?) Trong tranh ai đang cày đất? 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> (?) Bố mẹ em nào là nông dân? => Giáo dục học sinh tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày để biết ơn người lao động. Hoạt động 3: Làm vở bài tập: - Bài 1: Nối. - Bài 2: Điền uông hay ương. - Bài 3: Viết: luống cày, nương rãy. Hoạt động 4 : Củng cố - dặn dò - Về học bài. D. Bổ sung: Rèn HS đọc , viết và phân biệt tiếng có vần uôn- uông, ươn-ương ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Toán ( Tiết 53 ) PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8 SGK/73 - Thời gian: 35/ A. Mục tiêu: - Thuộc bảng trừ; biết làm tính trừ trong phạm vi 8; - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (cột 1), bài 4 (viết 1 phép tính) B.ĐD dạy học: - GV: Nhóm mẫu vật có số lượng là 8. Bảng phụ - HS: bảng con, vở bài tập, SGK C.Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Bài cũ - Gọi 3 học sinh đọc lại bảng cộng trong phạm vi 8 - HS làm bài 2(cột 2), bài 3(dòng 2), bài 4(b) trang 71 và 72 Hoạt động 2: Giới thiệu bài * Cho học sinh lấy mẫu vật theo số lượng. - 8 que tính bớt 1 que tính (bằng 7) . - 8 viên bi bớt 2 viên bi (bằng 6). - 8 hình tròn bớt 3 hình tròn (bằng 5). - 8 ngón tay bớt 4 ngón tay (bằng 4). => Từ 1 phép trừ vừa nêu cho học sinh tìm ra phép trừ thứ 2 * Thành lập bảng trừ trong phạm vi 8. 8–1=7 8–2=6 8–3=5 8–4=4 8–5=3 8–6=2 8–7=1 8–8=0 * Tổ chức cho học sinh nhớ bảng trừ bằng nhiều hình thức (đọc thi đua nhóm, lấy bớt các thành phần trong bảng trừ…). - Cho vài học sinh ôn lại bảng trừ. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Biết làm tính trừ trong phạm vi 8 - Tính (học sinh làm bảng con). 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bài 2: Biết làm tính trừ trong phạm vi 8 - Cho cả lớp thi đua làm bài theo dãy. Bài 3( cột 1 ) Biết làm tính trừ trong phạm vi 8 Học sinh làm, nêu kết quả ( làm miệng ) Bài 4( Viết 1 phép tính ): Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - Dựa vào tranh viết phép tính thích hợp (cho học sinh tập nêu đề bài theo tranh). Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ghép phép tính. - Chia lớp thành 3 đội chơi. - Giáo viên nêu cách chơi - học sinh chơi. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương * Về nhà làm bài 3(cột 2,3), bài 4( viết 3 phép tính còn lại) trang 74 D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Âm nhạc ( Tiết 14 ) ÔN TẬP BÀI HÁT: SẮP ĐẾN TẾT RỐI SGK/ 14 - Thời gian:35/ A. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.. *Nghe một số bài hát về ngày tết, mùa xuân B. ĐD dạy học: - GV: Nhạc cụ. - HS: thanh phách C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Bài cũ - Giáo viên kiểm tra dụng cụ. - Cho cả lớp hát lại bài hát và gõ theo phách. => Giáo viên nhận xét đánh giá. Hoạt động 2: - Giới thiệu bài: Trực tiếp. - Cho cả lớp hát lại bài hát: Sắp đến tết rồi. - Cho vài học sinh lên tập hát và vỗ tay. - Học sinh hát và gõ theo nhịp, theo phách. - Giáo viên hướng dẫn vài động tác phụ họa. * Tổ chức cho học sinh vừa luyện hát vừa phụ họa (6 nhóm). => Nhận xét tuyên dương từng nhóm. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Học sinh hát + gõ theo tiết tấu. Hoạt động 4 :TÍCH. HỢP HĐNGLL ( 10P ) 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> *Nghe một số bài hát về ngày tết, mùa xuân GV sưu tầm một số bài hát về ngày tết như: Ngày tết quê em, mùa xuân ơi, Xúc xắc xúc xẻ…cho học sinh nghe hoặc có thể cho học sinh hát những bài hát có chủ đề ngày tết mà em biết. GV tích hợp vào phần củng cố. D. Bổ sung:. ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2017 Mĩ thuật ( Tiết 14 ) VẼ MÀU VÀO CÁC HỌA TIẾT Ở HÌNH VUÔNG VTV/ 19 - Thời gian: 35/ A. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết vẻ đẹp của trang trí hình vuông. - Biết cách vẽ màu vào các hoạ tiết hình vuông. *Chơi trò chơi: Ghép hình B. ĐD dạy học: -GV: Khăn vuông có trang trí, viên gạch hoa, một số bài trang trí hình vuông của hs năm trước. - HS: vở vẽ, bút màu. C.Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: - Nhận xét bài vẽ của học sinh. - Kiểm tra dụng cụ học vẽ. Hoạt động 2: GTB Hoạt động 3: Quan sát, nhận xét. - Giáo viên cho học sinh xem một số hình vuông đã được trang trí: viên gạch, cái khăn tay…đã được trang trí họa tiết, màu sắc để các em thấy trang trí sẽ làm cho mọi vật thêm đẹp . Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu. - Cho học sinh nhận ra hình vẽ 4 chiếc lá ở 4 góc: + Hình thoi ở giữa hình vuông. + Các hình giống nhau thì vẽ cùng một màu không nên vẽ khác màu ở 4 góc. - Giáo viên vẽ hình vuông lên bảng, gọi học sinh lần lượt lên tô màu- Học sinh chọn màu tô theo ý thích; cả lớp nhận xét. + Có thể vẽ xung quanh trước ở giữa sau. + Vẽ đều, gọn không ra ngoài hình. + Vẽ màu đậm nhạt. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hoạt động 5: Thực hành - Cho HS xem bài vẽ năm trước. - Học sinh vẽ vào vở - Giáo viên theo dõi, hướng dãn học sinh còn lúng túng Hoạt động 6: Đánh giá, nhận xét - Chọn một số bài, nhận xét đánh giá - Về tập vẽ lại Hoạt động 7: TÍCH HỢP HĐNGLL ( 15P ) *Chơi trò chơi: Ghép hình Cách chơi : -Chia lớp thành 2 đội. Số lượng mỗi đội từ 6-10 em -GV cho 2 đội xem hình mẫu trước , quy định thời gian . Ở vạch xuất phát sẽ có những mảnh ghép , em đầu tiên sẽ lấy 1 mảnh ghép , vượt qua chướng ngại vật để đến đích , sau đó dán lên bảng , chạy về chổ cũ . Cứ thế cho đến bé cuối cùng , sao cho hình ghép hoàn chỉnh . Đội nào xong trước thời gian, hình đúng mẫu, cân đối thì thắng , được thưởng. D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. Học vần ( Tiết 123 &124 ). Bài 57: ang - anh SGK/116 -Thời gian: 70/ A. Mục tiêu: - Đọc được: ang, anh, cây bàng, cành chanh; từ và đoạn thơ ứng dụng. - Viết được: ang, anh, cây bàng, cành chanh. - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Buổi sáng. B. ĐD dạy học: - GV: Tranh cây bàng, bộ ghép - HS: Bộ ghép, bảng con, vbt, sgk C. Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 Hoạt động 1: kiểm tra bài 56: - Đọc + viết: uông, ương, con đường, quả chuông, rau muống, luống cày, nhà trường, nương rãy… - 1 học sinh đọc câu ứng dụng - HS tìm tiếng, từ mới ngoài sgk. - GV nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp.  Giới thiệu vần ang (học sinh đọc: cá nhân, đồng thanh, phân tích, đánh vần) - Cho học sinh tìm và ghép vần ang, tiếng bàng ( phân tích, đánh vần, đọc trơn). 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Giáo viên đính bảng từ: ang, bàng. - Giáo viên giới thiệu cây bàng -> rút từ: cây bàng. => Học sinh luyện đọc xuôi cả phần.  Giới thiệu vần anh - Các bước tương tự như vần ang.  So sánh vần ang - anh. => Thư giãn Hoạt động 3: Luyện đọc từ ứng dụng - Giáo viên đính từ: buôn làng, hải cảng, bánh chưng, hiền lành. - Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học – hướng dẫn học sinh đọc các từ. - Giảng từ: hiền lành. => Học sinh luyện đọc cả bài học. Hoạt động 4: Luyện viết bảng con - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết ang, anh (giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khoảng cách và cách nối nét của các nguyên âm đôi).        .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         . *TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 - Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? - Giáo viên giải thích : con sông, ngọn gió - Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng . - Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học. - Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, 4 câu. - Học sinh đọc hết bảng. Đọc SGK. - HS tìm tiếng, từ mới ngoài sgk => Thư giãn Hoạt động 2: Làm vở bài tập: Bài 1: Nối. Bài 2: Điền ang hay anh. Bài 3: Viết: hải cảng, bánh chưng. Hoạt động 3: Luyện nói: Chủ đề: Buổi sáng. (?) Tranh vẽ gì? Mọi người đang làm gì? (?) Vào buổi sáng những người trong nhà em làm gì? (?) Buổi sáng em làm những việc gì? => Giáo dục học sinh tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày để biết ơn người lao động. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Về học bài. D. Bổ sung: Rèn HS đọc và viết đúng tiếng có vần an-ang, anh. 1.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Toán ( Tiết 54 ) LUYỆN TẬP SGK/ 75 - Thời gian: 35/ A. Mục tiêu: - Thực hiện được phép cộng và phép trừ trong phạm vi 8; - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - Làm Bài 1 (cột 1, 2), bài 2, bài 3 (cột 1, 2), bài 4 B. ĐD dạy học: - GV: Bảng phụ, cần câu và cá ( thẻ từ ghi 1 số phép tính ) - HS: sgk, bảng con C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh đọc lại bảng trừ trong phạm vi 8. - Học sinh lên bảng làm bài 3(cột 2,3), bài 4( viết 3 phép tính còn lại) trang 74 Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: ( cột 1, 2 ) Biết làm tính cộng trong phạm vi 9 - Học sinh làm theo nhóm đôi - Đại diện nhóm lên bảng làm -> nhận xét Bài 2: Biết làm tính cộng trong phạm vi 9 > giáo viên hướng dẫn mẫu – học sinh ghi kết quả vào bảng con – sửa bài. Bài 3( cột 1, 2 ) Biết làm tính cộng trong phạm vi 9 - Học sinh làm bài – sửa bài làm trên bảng phụ -> nhận xét Bài 4: Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - HS viết phép tính đúng vào bảng con- > nhận xét Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò Chơi trò chơi: câu cá. - Chia lớp làm 2 đội chơi: câu những con cá mang kết quả đúng - Học sinh chơi, giáo viên nhận xét. - Về nhà làm bài 1( cột 3,4), bài 3(cột 3,4), bài 5 trang 75 D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2017 Tự nhiên – Xã hội ( Tiết 14 ) AN TOÀN KHI Ở NHÀ SGK/ 30 - Thời gian: 35/ A. Mục tiêu: - Kể tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy. - Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra. 1.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> @Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật. -Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống khi ở nhà. -Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. B. ĐD dạy học: - GV: Tranh SGK, một số vật sắc nhọn, điện thoại, bàn ủi… - HS: SGK, nhận thẻ tạo nhóm mới C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Bài cũ “ Công việc ở nhà” (?) Kể những công việc thường ngày của những người trong gia đình? (?) Nêu việc em làm ở nhà giúp gia đình ? Hoạt động 2: Giới thiệu bài * Mục tiêu: Kể tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy. * Cách thực hiện: - GV hỏi HS liên hệ bản thân (?) Em dùng vật gì để gọt, cắt hoa quả? ( dao, kéo ) (?)Ở nhà bao giờ các em bị tai nạn hay thấy các tai nạn như cắt vào tay, bỏng, điện giật… chưa?  Dao, kéo,lửa điện là những vật dễ gây ra mất an toàn khi ở nhà… @Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống khi ở nhà. Hoạt động 3: Quan sát hình/30 (SGK). * Mục tiêu: Biết phòng tránh đứt tay @Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật. * Cách thực hiện: - HS quan sát hình/30, thảo luận theo nhóm đôi (?) Cho biết các bạn ở mỗi tranh đang làm gì? (?) Điều gì có thể xảy ra cho các bạn trong mỗi tranh ? - Cho HS xem các vật nhọn( dao, kéo, nan tre…) =>Kết luận: Em phải cẩn thận khi dùng các vật nhọn, không nên sử dụng tùy tiện * Thư giãn=> HS nhận thẻ tạo nhóm mới. Hoạt động 4: Sắm vai.(Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập). * Mục tiêu: Nên tránh chơi gần lửa và những chất gây cháy. * Cách thực hiện: - Chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 7 đến 8 em. - Quan sát hình/31: Đóng vai thể hiện lời nói, hành động phù hợp với từng tình huống xảy ra trong từng hình. - Các nhóm lên sắm vai trước lớp (?) Em có suy nghĩ gì về vai diễn của mình? (?) Nếu là em, em có cách ứng xử nào khác? (?) Trường hợp có lửa cháy trong nhà, em phải làm gì? 1.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> => Kết luận: Không chơi gần lửa, khi có cháy phải biết gọi điện thoại đội cứu hỏa (GV cho HS biết số điện thoại 114 ) Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò - Tổ chức trò chơi: “ Gọi cứu hỏa” - Thực hiện theo bài học. D. Bổ sung:……………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. .………………………………………………………………………………………… Học vần ( Tiết 125 & 126 ). Bài 58: inh - ênh SGK/118& 119-Thời gian:70/ A. Mục tiêu: - Đọc được: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh; từ và các câu ứng dụng. - Viết được: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh. - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính. B.ĐD dạy học: - GV: tranh SGK/ 118, bộ ghép chữ, thẻ từ. - HS: SGK, bộ ghép chữ, bảng con C. Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 Hoạt động 1: kiểm tra bài 57: - Đọc + viết: ang, anh, cành chanh, buôn làng, hải cảng, bánh chưng, hiền lành. - 1 học sinh đọc câu ứng dụng - HS tìm tiếng, từ mới ngoài sgk - Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp.  Giới thiệu vần inh (học sinh đọc: cá nhân, đồng thanh, phân tích, đánh vần) - Cho học sinh tìm và ghép vần inh, tiếng tính ( phân tích, đánh vần, đọc trơn). - Giáo viên đính bảng từ: inh, tính. - Giáo viên giới thiệu máy vi tính -> rút từ: máy vi tính. => Học sinh luyện đọc xuôi cả phần.  Giới thiệu vần ênh, kênh, dòng kênh - Các bước tương tự như vần inh.  So sánh vần inh - ênh. => Thư giãn Hoạt động 3: Luyện đọc từ ứng dụng - Giáo viên đính từ: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương. - Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học – hướng dẫn học sinh đọc các từ. - Giảng từ: bệnh viện. => Học sinh luyện đọc cả bài học. Hoạt động 4: Luyện viết bảng con - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết inh, ênh (giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khoảng cách và cách nối nét của các nguyên âm đôi). . . . . . . . . . . . . . . 1.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>        .        .        .        .        .        .        .        .        .        .        .        .        .        . TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 - Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? - Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng . - Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học. - Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, câu. - Học sinh đọc hết bảng. Đọc SGK. => Thư giãn Hoạt động 2: Làm vở bài tập: Bài 1: Nối. Bài 2: Điền ang hay anh. Bài 3: Viết: hải cảng, bánh chưng. Hoạt động 3: Luyện nói: Chủ đề: máy cày, máy tính, máy nổ, máy khâu. (?) Nhìn vào tranh em thích những thứ nào? (?) Máy tính dùng để làm gì? (?) Máy khâu dùng để làm gì? (?) Em có biết những máy nào nữa? => Giáo dục học sinh tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày để biết ơn người lao động. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Về học bài. - HS tìm tiếng, từ mới ngoài sgk. D. Bổ sung: Rèn HS đọc và viết đúng tiếng có vần in-inh, ên-ênh. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. Toán ( Tiết 55 PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9 SGK/76 -Thời gian: 35/ A Mục tiêu: - Thuộc bảng cộng; biết làm tính cộng trong phạm vi 9; - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - Làm Bài 1, bài 2 (cột 1, 2, 4), bài 3 (cột 1), bài 4 B. ĐD dạy học: - GV: Nhóm mẫu vật như sgk, bảng phụ - HS: bảng con, sgk, bộ thực hành C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài: - Gọi học sinh đọc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 8 1.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Gọi 4 hs lên bảng làm bài 1( cột 3,4 ) và bài 3 ( cột 3,4 ) Hoạt động 2: Giới thiệu bài trực tiếp * Cho học sinh nhìn hình vẽ trong SGK ( nêu phép tính, tự ghép thành phép tính) - Giáo viên ghi bảng. 8+1=9 1+8=9 7+2=9 2+7=9 7+2=9 6+3=9 3+6=9 4+5=9 5+4=9 - Rèn học sinh đọc thuộc, Giáo viên xóa dần kết quả. - Học sinh đọc cá nhân – giáo viên xóa dần kết quả Hoạt động 3: Thực hành. Bài 1: Tính. Biết làm tính cộng trong phạm vi 9 - Học sinh làm vào bảng con => GV kiểm tra, nhận xét Bài 2( cột 1, 2, 4 ): Biết làm tính cộng trong phạm vi 9 - Học sinh làm , 3 hs làm bảng phụ => nhận xét Bài 3.( cột 1) Biết làm tính cộng trong phạm vi 9 - Học sinh làm bài - Học sinh nêu kết quả ( làm miệng ) Bài 4:. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - Học sinh viết đọc phép tính vào bảng con. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - HS nêu bảng cộng - Về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 9. - Về làm bài 2(cột 3), bài 3( cột 2,3) trang 76 và 77 D. Bổ sung: Rèn HS yếu , TB nhìn hình vẽ nêu bài toán. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Thủ công ( Tiết 14 ) GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU SGV/228 -Thời gian: 35/ A. Mục tiêu: - Biết cách gấp đoạn thẳng. - Gấp được ít nhất ba đoạn thẳng cách đều. Đường gấp rõ và tương đối thẳng. *Con Tàu Tìm Báu Vật B. ĐD dạy học: GV-HS: dụng cụ thủ công. C.Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra dụng cụ của học sinh. Hoạt động 2: GTB Hoạt động 3: HD quan sát và nhận xét - Giáo viên treo tranh biểu diễn cách gấp các đoạn thẳng cách đều. - Giáo viên cho học sinh tự nêu lại cách gấpcác đoạn thẳng cách đều (5 học sinh ) Hoạt động 4: GV hướng dẫn mẫu - GV hướng dẫn HS các đoạn thẳng cách đều 1.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Hoạt động 5: Thực hành -Tổ chức cho học sinh thi đua gấp các đoạn thẳng cách đều( 2 dãy). - Giáo viên cho các em nhận xét và dặn dò lại cách gấp ( khi gấp các đoạn thẳng cách đều xong nét nào thì cần miết kĩ và đều để tạo sản phẩm hoàn chỉnh) *Cho học sinh nêu lại các bước gấp các đoạn thẳng cách đều. * Cá nhân học sinh thực hành theo các bước giáo viên đã hướng dẫn. - Giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm. * Giáo viên thu sản phẩm của học sinh chấm và nhận xét. - Chọn sản phẩm đẹp cho học sinh xem, nhận xét. - Tuyên dương khích lệ học sinh. Hoạt động 6:TÍCH. HỢP HĐNGLL : Con Tàu Tìm Báu Vật ( 10 phút). Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội đứng xếp thành 1 hàng dọc để làm những đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng làm người trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ đi lấy 1 báu vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành cây… để cách xa các đội 30 – 50m. Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển. Ví dụ: - Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái. - Nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải. - Nếu trưởng tàu đập lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng. Người nào nhận được ám hiệu xong sẽ chuyền ám hiệu lên cho người đứng trước mình theo cách tương tự. Sau đó trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báo vật trước thì sẽ thắng. Luật chơi: Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào vi phạm sẽ bị loại. Hoạt động 7: Củng cố dặn dò: - Về nhà tập gấp các đoạn thẳng cách đều - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Thứ sáu ngày 1 tháng 12 năm 2017 Học vần ( tiết 127 & 128 ). Bài 59: Ôn tập 1.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> SGK/120 -Thời gian: 70/ A.Mục tiêu: - Đọc được các vần có kết thúc bằng ng, nh, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 52 đến 59. - Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 52 đến 59. - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Quạ và Công. B.ĐD dạy học: - GV: Tranh truyện kể, bảng ôn, thẻ từ - HS: SGK, bảng con C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 2: kiểm tra bài 58: inh - ênh. - Đọc + viết: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh, đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ươn. - 1 học sinh đọc câu ứng dụng. - HS tìm tiếng, từ mới ngoài sgk. Hoạt động 2: Giới thiệu bài  Gọi học sinh đọc lại các vần đã học trong tuần.  Cho học sinh ghép các vần đã học.  Học sinh so sánh sự khác nhau và giống nhau của một số vần đã học. * Giáo viên dán bảng ôn tập cho học sinh tự ghép chữ ở cột dọc và ngang thành vần. - Học sinh luyện đọc. => Thư giãn: Hoạt động 3: Luyện đọc từ ứng dụng -Giáo viên viết từ: bình minh, nhà nông, nắng chang chang. - HS đọc Hoạt động 4:Luyện viết bảng con: - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: bình minh, nhà nông.        .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         . * TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 - Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? Bầu trời như thế nào? Mọi người đang làm gì? - Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng. - Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa ôn. - Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, 2 câu. - Học sinh đọc hết bảng. Đọc SGK. -> Thư giãn Hoạt động 2: Làm vở bài tập Bài 1: Nối. Bài 2: Điền từ ngữ. 1.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Bài 3: Viết: chang chang, bánh dẻo. Hoạt động 3: Kể chuyện: - Lần 1: Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện. - Lần 2: Giáo viên dán tranh và kể theo tranh. => Ý nghĩa câu chuyện: vội vàng, hấp dẫn lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì-> Học sinh kể lại câu chuyện theo nội dung từng tranh. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Về học bài. D: HS tìm tiếng ngoài bài có vần vừa ôn. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. Toán ( Tiết 56 ) PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 9 SGK/78 - Thời gian: 35/ A. Mục tiêu: - Thuộc bảng trừ; biết làm tính trừ trong phạm vi 9; - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - Làm Bài 1, bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3 (bảng 1), bài 4 B. ĐD dạy học: - GV: Nhóm mẫu vật có số lượng là 9. Bảng phụ. - HS: Sgk, bảng con, bộ thực hành toán C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 học sinh đọc lại bảng cộng trong phạm vi 9 - HS làm bài 2(cột 3), bài 3( cột 2,3) trang 76 và 77 Hoạt động 2: Giới thiệu bài. - Học sinh tự nhìn tranh trong SGK và ghép ngay kết quả vào bảng cài. 9–1=8 9–8=1 9–2=7 9–7=2 9–3=6 9–6=3 9–5=4 9–4=5 - Giáo viên ghi bảng học sinh đọc, giáo viên xóa dần kết quả để giúp học sinh đọc thuộc và ghi nhớ. 9–1=? 9–2=? 9–3=? 9–4=? 9–6=? 9–7=? 9–8=? 9–9=? 9-0=? Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Biết làm tính trừ trong phạm vi 9 - Tính (học sinh làm bảng con). Bài 2( cột 1,2,3 ) Biết làm tính trừ trong phạm vi 9 -> Cho cả lớp thi đua làm bài theo dãy. Bài 3: ( bảng 1 ) Biết làm tính trừ trong phạm vi 9 - Giáo viên hướng dẫn hs làm. Học sinh làm bảng phụ. Bài 4: Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. 1.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Dựa vào tranh viết phép tính thích hợp (cho học sinh tập nêu đề bài theo tranh). Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò * Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ tiếp sức” - Chia lớp thành 2 đội chơi.( tìm đính kết quả đúng ) - Giáo viên nêu cách chơi => học sinh chơi. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương * Về nhà làm bài 2( cột 4), bài 3( bảng 2) trang 79 D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Sinh hoạt tập thể: ( Tiết 14 ) TỔNG KẾT CUỐI TUẦN A. Mục tiêu. - Đánh giá các hoạt động tuần qua. - Duy trì sĩ số, xây dựng nền nếp lớp. - Phổ biến công việc tuần B.Các hoạt động dạy học: - GV đánh giá nhận xét các hoạt động mà học sinh thực hiện được trong tuần qua. - Giáo viên chỉ cho học sinh biết được những việc mà mình đã thực trong tuần và nhắc nhở các em phát huy những điều đã làm tốt. - Nêu ra những mặc mà các em chưa thực hiện được (vệ sinh thân thể, nề nếp nhặt giấy rác cuối giờ,ăn quà trước cổng trường và yêu cầu các em cố gắng ở tuần sau, thực hiện chơi trò chơi dân gian ) - Hướng dẫn bầu học sinh xuất sắc, đạt được nhiều thành tích trong tuần qua. - Nhắc nhở HS nghỉ học phải xin phép. C.Bổ sung ... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….. Môn: Thực hành kĩ năng sống Tên bài dạy: HỌC TẬP CHUYÊN CẦN(T2) Thời gian: 35’ Trang:30 A. Mục tiêu: - Hiểu được tầm quan trọng của việc học tập chuyên cần - Rèn thói quen học tập chuyên cần B. Phương tiện dạy học: Tranh, sách, thực hành kĩ năng sống C. Tiến trình dạy học: 1/ Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp - HS quan sát tranh bài tập1& 2 trang 30 và nêu những điều em nên tránh - HS trả lời => GV chốt ý đúng 2/ Hoạt động 2: Tự ghi nhớ và đánh giá. 1.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - HS đọc ghi nhớ - HS tự đánh giá vào phiếu - GV tổng hợp ý và nhận xét HS 3/ Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Về nhà thực hiện tốt những điều em đã học D.Phần bổ sung :. TUẦN 15 Thứ hai ngày 4 tháng 12 năm 2017 Học vần ( Tiết 129 & 130 ). Bài 60: om - am SGK/122 & 123-Thời gian: 70/ A.Mục tiêu: - Đọc được: om, am, làng xóm, rừng tràm; từ và các câu ứng dụng. - Viết được: om, am, làng xóm, rừng tràm. - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Nói lời cảm ơn. B. ĐD dạy học: - GV: Băng từ, tranh SGK, bộ ghép chữ - HS: bộ ghép chữ, bảng con, vbt C. Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 Hoạt động 1: kiểm tra bài 59: - Đọc + viết: ang, anh, inh, ênh,ương, uông, ung, ưng, eng, iêng, ăng, âng, bình minh, nhà rông, nắng chang chang. - 1 học sinh đọc câu ứng dụng. GV nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: * Giới thiệu bài: Trực tiếp. 2.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> * Dạy vần om : gv đọc mẫu => học sinh đọc: cá nhân, đồng thanh. - Cho học sinh tìm và ghép vần om, tiếng xóm ( phân tích, đánh vần, đọc trơn). - Giáo viên đính bảng từ: om, xóm. - Giáo viên giới thiệu làng xóm qua tranh-> rút từ làng xóm. => Học sinh luyện đọc xuôi cả phần. * Dạy vần am: ( am- tràm - rừng tràm ) Các bước tương tự như vần om. * So sánh vần om - am. => Cho học sinh luyện đọc cả 2 phần => Thư giãn Hoạt động 3: Luyện đọc từ ứng dụng Giáo viên đính từ: chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam. - Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học – hướng dẫn học sinh đọc các từ. - Giảng từ: trái cam. => Học sinh luyện đọc cả bài học. Hoạt động 4: Luyện viết bảng con - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết om, am, làng xóm, rừng chàm (giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khoảng cách và cách nối nét của các nguyên âm đôi)        .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         . TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 - Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? (?) Cây ở tranh thứ 1 như thế nào? (?) Cây ở tranh thứ 2 như thế nào? - Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng. - Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học. - Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, 2 câu. - Học sinh đọc hết bảng. Đọc SGK. => Thư giãn Hoạt động 2: Luyện nói: Chủ đề: nói lời cám ơn. (?) Tranh vẽ gì? (?) Khi được nhận thứ gì từ tay người khác em phải làm sao? (?) Tại sao em bé phải cám ơn chị? (?) Em có bao giờ nói cảm ơn chưa? => Giáo dục học sinh biết nói lời cảm ơn khi nhận quà của người khác. Hoạt động 3: Làm vở bài tập: Bài 1: Nối. Bài 2: Điền om hay am. Bài 3: Viết: đom đóm, trái cam..         .         . 2.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Về lại học bài. D. Bổ sung: Cho HS chơi trò chơi ghép từ thành câu. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………. Đạo đức( Tiết 15 ) ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (tt) VBT/ 24 - Thời gian: 35/ A.Mục tiêu: - Biết được nhiệm vụ của học sinh là phải đi học đều và đúng giờ. - Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ. *KNS:- Kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều và đúng giờ. - Kĩ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ. B. ĐD dạy học: - GV: Tranh trong vở bài tập đạo đức - HS: vbt đạo đức C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ (?) Đi học đều giúp em thực hiện được điều gi? (?) Để đi học đúng giờ em phải làm gì. Hoạt động 2: Giới thiệu bài. * Đóng vai, động não để xử lý tình huống bài tập 4 Mục tiêu: Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ. CTH:- Chia nhóm và phân công đóng vai. - Cả lớp trao đổi, nhận xét. (?) Đi học đều và đúng giờ có lợi gì? => Kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe và giảng bài đầy đủ. Hoạt động 3: Bài tập 5 ( thảo luận nhóm ) Mục tiêu: Biết được nhiệm vụ của học sinh là phải đi học đều và đúng giờ. CTH:- 4 nhóm thảo luận, GV gợi ý cho các nhóm thảo luận (?) Đi học đều có lợi gì? (?) Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ? (?) Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào? Nếu nghỉ học cần phải làm gì? - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - Cả lớp nhận xét. Kết luận: Nhiệm vụ HS là phải đi học đều và đúng giờ.Khi nào bệnh mới nghỉ học, cần phải xin phép, trời mưa thì mặc áo mưa hoặc che ô. * Vậy các em đã biết giải quyết, có biện pháp để khắc phục đi học đều và đúng giờ. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò Mục tiêu: Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ. CTH:- Các tổ lần lượt nêu gương các bạn trong tổ thực hiện đi học đều và đúng giờ. 2.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - GV nhận xét , tuyên dương hs thực hiện tốt. - HS khá giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ. * Như vậy các em biết quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ. - Cho học sinh đọc 2 câu thơ ở vở bài tập. - Thực hiện theo bài học. D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………… Thứ ba ngày 5 tháng 12 năm 2017 Thể dục: ( Tiết 15 ) THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG. SGV/ 53 Thời gian: 35/ A. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phối hợp các tư thế đứng đưa một chân về phía sau, hai tay giơ cao thẳng hướng và chếch chữ V. - Thực hiện được đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông. - Biết cách chơi và chơi đúng theo luật của trò chơi (có thể còn chậm). B. ĐD dạy học: Sân trường. C. Các hoạt động dạy học: Nội dung 1. Phần mở đầu: - Nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học. - HS Vỗ tay hát. - Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1 - 2 - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc -> vòng tròn. TC: Diệt các con vật có hại 2. Phần cơ bản: -Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ * Ôn tư thế đứng cơ bản: - Luyện tư thế đứng đưa hai tay ra phía trước. - Biết cách thực hiện phối hợp các tư thế đứng đưa một chân về phía sau, hai tay giơ cao thẳng hướng và chếch chữ V. - Thực hiện được đứng đưa một chân. ĐLVĐ 1-2/. BPTC Hàng dọc. 30-40 m 1 hàng dọc -> vòng tròn. 25/ 1 – 2 lần. Hàng dọc. 2 – 3/. Tự do. 2 lần. Cả lớp theo hàng dọc. 2.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> sang ngang, hai tay chống hông. -Thi đua tập theo tổ, GV nhận xét *Ôn trò chơi: Qua đường lội 3. Phần kết thúc: - Đứng vỗ tay hát - Giáo viên hệ thống bài học - Nhận xét bài học. /. 3. Hàng dọc Cả lớp. D. Bổ sung: Tổ chức HS ôn theo nhóm. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………… Học vần ( Tiết 131 & 132 ). Bài 61: ăm. - âm. SGK/124 &125-Thời gian:70/ A. Mục tiêu: - Đọc được: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm; từ và các câu ứng dụng. - Viết được: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm. - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Thứ, ngày, tháng, năm. B. ĐD dạy học: - GV:SGK, bảng từ, bộ ghép chữ - HS: SGK,bộ ghép chữ, bảng con, vbt C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: kiểm tra bài 60: om, am. - Đọc + viết: om, am, làng xóm, rừng chàm, chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam. - 1 học sinh đọc câu ứng dụng - HS tìm tiếng mới. Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp. *Giới thiệu vần ăm : GV đọc mẫu =>học sinh đọc: cá nhân, đồng thanh - Cho học sinh tìm và ghép vần ăm, tiếng tằm ( phân tích, đánh vần, đọc trơn). - Giáo viên đính bảng từ: ăm, tằm. - Giáo viên cho học sinh xem tranh, rút từ ghi bảng: nuôi tằm => Học sinh luyện đọc xuôi cả phần.  Giới thiệu vần âm: âm, nấm, hái nấm - Các bước tương tự như vần ăm.  So sánh vần ăm - âm. => Thư giãn Hoạt động 3: Luyện đọc từ ứng dụng Giáo viên đính từ: tăm tre, đỏ thắm, mầm non, đường hầm. 2.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học – hướng dẫn học sinh đọc các từ. - Giảng từ: mầm non. => Học sinh luyện đọc cả bài học. Hoạt động 4: Luyện viết bảng con - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết ăm, âm, nuôi tầm, hái nấm (giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khoảng cách và cách nối nét của các nguyên âm đôi).        .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         . TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 - Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? Con suối như thế nào? Đàn dê đang làm gì? - Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng. - Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học. - Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, 2 câu. - Học sinh đọc hết bảng. Đọc SGK. => Thư giãn Hoạt động 2: Luyện nói: Chủ đề: thứ, ngày, tháng, năm. (?) Tranh vẽ gì? Cảnh vật trong tranh nói lên điều gì? (?) Ngày chủ nhật em thường làm gì? (?) Em thích ngày nào nhất trong tuần? Vì sao? => Giáo dục học sinh trong ngày chủ nhật các em phải phụ giúp cha mẹ những công việc nhỏ trong gia đình mà em có thể làm được. Hoạt động 3: Làm vở bài tập: Bài 1: Nối. Bài 2: Điền ăm, âm. Bài 3: Viết: tăm tre, đường hầm. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Về học bài. D. Bổ sung: Rèn HS đọc đúng tiếng có vần ăm ,âm. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………… Toán ( Tiết 57 ) LUYỆN TẬP SGK/ 80 -Thời gian: 35/ A. Mục tiêu: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 9; - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. 2.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Làm Bài 1 (cột 1, 2), bài 2 (cột 1), bài 3 (cột 1, 3), bài 4 B. ĐD dạy học: - GV: SGK, Bảng phụ - HS: SGK,bảng con, vbt, C.Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh đọc lại bảng trừ. - Học sinh lên bảng làm bài 2 (cột 4) , bài 3 ( bảng 2 ) trang 79 Hoạt động 2: Giới thiệu bài. * Cho học sinh đọc ôn lại bảng trừ trong phạm vi 9 Hoạt động 3: Thực hành. Bài 1 (cột 1, 2): Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 9 - Học sinh làm bảng con => Cả lớp sửa bài Bài 2 ( cột 1 ): Số ? Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 9 - Giáo viên hướng dẫn mẫu – học sinh làm bài vào vở - Một số em thực hiện bảng phụ - sửa bài. Bài 3 ( cột 1, 3 ): So sánh số >, <, = - Học sinh làm bài trong vở => Sửa bài làm – học sinh đổi vở tra Bài 4: Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ - HS nhìn hình vẽ tự viết phép tính vào bảng con. - Cả lớp nhận xét Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò : * Chơi trò chơi: hái nấm. - Chia lớp làm 2 đội chơi, học sinh có nhiệm vụ hái những chiếc nấm mang phép tính có kết quả phép tính là 9 => giáo viên nhận xét trò chơi của học sinh - Về nhà làm bài1 ( cột 3, 4); bài 2 (cột 2, 3), bài 3 ( cột 2 ), bài 5 SGK/ 80 D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………. Âm nhạc ( Tiết 15 ) ÔN TẬP HAI BÀI HÁT : ĐÀN GÀ CON; SẮP ĐẾN TẾT RỒI SGK/12 & 13 Thời gian:35/ A. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. * Giả tiếng kêu một số loài vật. 2.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> B. ĐD dạy học: - GV: Nhạc cụ. - HS: thanh phách C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra nhạc cụ của học sinh. Hoạt động 2: * Ôn bài hát: Đàn gà con - Học sinh hát và gõ theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu và vận động phụ họa. - Giáo viên hướng dẫn vài động tác phụ họa. * Tổ chức cho học sinh vừa luyện hát vừa phụ họa (6 nhóm). => Nhận xét tuyên dương từng nhóm. * Ôn bài hát: Sắp đến tết rồi. - Học sinh hát thuộc lời ca. - Hát và gõ đệm. - Tập biểu diễn cá nhân hoặc theo nhóm Hoạt động 3: Lồng ghép GDNGLL: Hoạt động vui chơi - 10 phút + Nội dung: Giả tiếng gà kêu + Mục tiêu: Trẻ luyện biết âm thanh cao thấp và dáng điệu của con gà. a. chuẩn bị: Mũ gà trống. GV gợi ý, phổ biến cách chơi, luật chơi . b. Tiến hành: - GV cho cả lớp ra sân cho hs chơi: GV và cả lớp đứng thành vòng tròn cô làm mẫu, HS làm theo. - GV cho HS giả làm tiếng kêu, dáng điệu của con gà. - GV hô “ Gà gáy ” HS làm động tác và giả tiếng kêu. - Nhận xét – tuyên dương - GD học sinh Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - HS có năng khiếu: +Thuộc lời ca của 2 bài hát. + Làm quen biểu diễn 2 bài hát. - Học sinh hát + gõ theo phách. B. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………. Thứ tư ngày 6 tháng 12 năm 2017 Mĩ thuật :( Tiết 15 ) VẼ CÂY, VẼ NHÀ VMT/ 20 Thời gian: 35’ A. Mục tiêu: .Tập vẽ bức tranh đơn gản có cây, có nhà. * Giới thiệu một số loại cây ăn trái B. ĐD dạy học: - GV: Tranh vẽ cây, nhà. 2.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - HS: Vở vẽ, bút chì, màu sáp C.Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra - Nhận xét bài vẽ của học sinh. - Kiểm tra dụng cụ học vẽ. Hoạt động 2: Giới thiệu bài. Quan sát và nhận xét - Giới thiệu tranh, ảnh một số cây. - Giáo viên gợi ý để học sinh nhận biết hình dáng, màu sắc của một số cây. (?) Nêu tên một số cây mà em biết. =>Giáo viên kết luận: có nhiều loại cây: cây phượng, cây dừa, cây bàng…cây gồm có: vòm lá, than, cành. Nhiều loại cây có hoa và có quả. (?) Cây cỏ hoa tạo cho môi trường như thế nào? ( xanh, trong lành, đẹp )  Tích hợp BVMT: GV giáo dục HS yêu mến vẻ đẹp của cỏ cây hoa trái và có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên * NGLL: Giới thiệu một số loài cây ăn trái Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh vẽ cây, nhà. + Vẽ nhà ở giữa, xung quanh vẽ cây. + Vẽ nhà một góc, còn lại vẽ cây. + Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4:* Thực hành: - Học sinh vẽ vào vở * HS khá giỏi: Vẽ được bức tranh có cây, có nhà, hình vẽ sắp xếp cân đối, vẽ màu phù hợp. - Giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh còn lúng túng Hoạt động 5: TÍCH HỢP NGLL:( 15P ) * Giới thiệu một số loại cây ăn trái -GV yêu cầu học sinh nêu tên một số loài cây ăn trái mà em biết. -Cho học sinh quan sát tranh ành một số cây ăn trái phổ biến. Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò - Chọn bài vẽ đẹp cho học sinh xem. Giáo viên đánh giá sản phẩm. *TÍCH HỢP BĐKH: - Tham gia trồng cây để bảo vệ rừng và biển , góp phần làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính do cây xanh hấp thụ khí CO2 - Làm cho ngôi nhà của bạn sạch – Xanh , hạn chế sử dụng các hóa chất vì chúng rất có hại cho sức khỏe của chúng ta và môi trường . Chúng ta hãy thay thế hóa chất bằng các biện pháp sinh học hoặc các chất có nguồn gốc từ thực vật. D. Bổ sung: Hướng dẫn HS vẽ thêm một số chi tiết phụ. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………… 2.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Học vần ( Tiết 133 & 134 ). Bài 62:. ôm - ơm. SGK/ 126 & 127-Thời gian:70/ A. Mục tiêu: - Đọc được: ôm, ơm, con tôm, đống rơm; từ và đoạn thơ ứng dụng. - Viết được: ôm, ơm, con tôm, đống rơm. - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Bữa cơm. B. ĐD dạy học: - GV: Tranh con tôm, thẻ từ - HS: Bộ ghép chữ, bảng con, vbt C.Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 Hoạt động 1: kiểm tra bài 61 - Đọc + viết: ăm, âm, nuôi tầm, hái nấm, tăm tre, đường hầm, đỏ thắm, mầm non - 1 học sinh đọc câu ứng dụng- HS tìm tiếng mới. - GV nhận xét, tuyên dương Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp.  Giới thiệu vần ôm: GV đọc mẫu =>học sinh đọc: cá nhân, đồng thanh - Cho học sinh tìm và ghép vần ôm, tiếng tôm ( phân tích, đánh vần, đọc trơn). - Giáo viên đính bảng từ: ôm, tôm. - Giáo viên giới thiệu con tôm -> hỏi đây là con gì? rút từ tôm. => Học sinh luyện đọc xuôi cả phần.  Giới thiệu vần ơm: ơm, rơm, đóng rơm - Các bước tương tự như vần ôm.  So sánh vần ôm, ơm. => Thư giãn Hoạt động 3: Luyện đọc từ ứng dụng - Giáo viên đính từ: Chôm chôm, sáng sớm, mùi thơm. - Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học – hướng dẫn học sinh đọc các từ. - Giảng từ: sáng sớm. => Học sinh luyện đọc cả bài học. Hoạt động 4: Luyện viết bảng con - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết ôm, ơm (giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khoảng cách và cách nối nét của các nguyên âm đôi).        .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         . TIẾT 2 Hoạt động 1:Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 - Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? Các bạn đang làm gì? - Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng . - Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học..         .         . 2.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, 4 câu. - Học sinh đọc hết bảng. Đọc SGK. => Thư giãn Hoạt động 2: Làm vở bài tập: Bài 1: Nối. Bài 2: Điền ôm hay ơm. Bài 3: Viết: chó đốm, mùi thơm. Hoạt động 3: Luyện nói: Chủ đề: bữa cơm. (?) Tranh vẽ gì? Em thấy có những ai? (?) Hằng ngày em ăn cơm mấy lần ? Gồm những món gì? Em thích ăn món gì nhất? Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Về học bài. D. Bổ sung: Rèn HS đọc đúng tiếng có vần om, ôm, ơm. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………… Toán ( Tiết 58 ) PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 SGK/81- Thời gian:35/ A. Mục tiêu: - Làm được phép tính cộng trong phạm vi 10 - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 B. ĐD dạy học: - GV: Nhóm mẫu vật, bảng phụ - HS: Bảng con, SGK, vbt C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài: - Gọi học sinh đọc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 9. - Làm bài 1 ( cột 3, 4); b ài 2 (cột 2, 3), bài 3 ( cột 2 ), bài 5 SGK/ 80 - GV nhận xét, tuyên dương Hoạt động 2: Giới thiệu bài. - Hướng dẫn học sinh lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10. * Cho học sinh nhìn hình vẽ trong SGK tự ghép thành phép tính. - Giáo viên ghi bảng. 9 + 1 = 10 1 + 9 = 10 8 + 2 = 10 2 + 8 = 10 7 + 3 = 10 7 + 3 = 10 4 + 6 = 10 6 + 4 = 10 5 + 5 = 10 - Rèn học sinh đọc thuộc, Giáo viên xóa dần kết quả. - Học sinh đọc cá nhân – giáo viên xóa dần kết quả. => Thư giãn. Hoạt động 3: Thực hành. 3.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Bài 1: Tính. Làm được phép tính cộng trong phạm vi 10 - Học sinh làm bảng con bài 1a => nhận xét - HS tính nhẩm , nêu kết quả làm miệng ( mời bạn ) Bài 2: Số? Làm được phép tính cộng trong phạm vi 10 - Học sinh làm bài vào vở - HS làm bảng phụ=> nhận xét. Bài 3:.Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ - Học sinh viết đọc phép tính. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 10. D. Bổ sung: Rèn HS yếu, TB đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 10. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………… Thứ năm ngày 7 tháng 12 năm 2017 Tự nhiên – Xã hội ( Tiết 15 ) LỚP HỌC SGK/32 -Thời gian: 35/ A. Mục tiêu: - Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học. - Nói được tên lớp, thầy (cô) chủ nhiệm và tên một số bạn cùng lớp. B. ĐDdạy học: - GV: Tranh, lớp học. - HS: SGK, thẻ Đúng- sai C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (?) Kể tên một số đồ vật dễ gây bỏng và một các đồ vật dễ gây đứt tay Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét * Mục tiêu: Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học. * Cách tiến hành: (?) Các em học ở trường nào? Lớp mấy? -Quan sát hình 32, 33.( làm việc theo nhóm ) * HS khá giỏi Nêu một số điểm giống và khác nhau của các lớp học trong hình vẽ SGK. (?) Lớp học của em gần giống lớp học nào trong đó: (?) Em thích lớp học nào trong các hình đó ? Tại sao? (?) Hãy kể tên cô giáo và các bạn trong lớp của mình/ (?) Trong lớp học của em thường có những gì? Chúng dùng để làm gì? (?) Trong lớp em thường chơi với ai? =>Kết luận: Lớp học nào cũng có thầy cô giáo và học sinh. Trong lớp học có bàn ghế,bảng lớp, tủ đố dùng, tranh… Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi 3.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> * Mục tiêu: Nói được tên lớp, thầy (cô) chủ nhiệm và tên một số bạn cùng lớp * Cách tiến hành : -Kể về lớp học của mình cho bạn. - Gọi học sinh lên kể trước lớp.=> Cả lớp nhận xét bằng cách giơ thẻ đúng- sai => Kết luận: Biết giữ gìn dụng cụ lớp học, yêu quý bạn bè, kính trọng thầy cô. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò * Chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng. - Học sinh lấy bảng con ghi nhanh các đồ dùng học tập trong lớp. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh ghi được nhiều đồ dùng nhất. - Thực hiện theo bài học. D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………. Học vần ( Tiết 135 & 136 ). Bài 68: em – êm SGK/ 128 & 129- Thời gian: 70/ A. Mục tiêu: - Đọc được: em, êm, con tem, sao đêm; từ và các câu ứng dụng. - Viết được: em, êm, con tem, sao đêm. - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Anh chị em trong nhà. B.ĐD dạy học: - GV: con tem, băng từ - HS: SGK, bảng con, bộ ghép chữ, vbt C.Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 Hoạt động 1 : kiểm tra bài 62 - Đọc + viết: ôm, ơm, con tôm, đóng rơm, mùi thơm, chôm chôm, sáng sớm. - 1 học sinh đọc câu ứng dụng. - HS tìm tiếng mới Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp.  Giới thiệu vần em: GV đọc =>học sinh đọc: cá nhân, đồng thanh - Cho học sinh tìm và ghép vần em, tiếng tem ( phân tích, đánh vần, đọc trơn). - Giáo viên đính bảng từ: em, tem. - Giáo viên giới thiệu cái tem -> rút từ cái tem. => Học sinh luyện đọc xuôi cả phần.  Giới thiệu vần êm, đêm, sao đêm - Các bước tương tự như vần em.  So sánh vần em, êm. => Thư giãn Hoạt động 3: Luyện đọc từ ứng dụng 3.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Giáo viên đính từ: trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại. - Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học – hướng dẫn học sinh đọc các từ. - Giảng từ: ghế đệm. => Học sinh luyện đọc cả bài học. Hoạt động 4: Luyện viết bảng con - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết em, êm (giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khoảng cách và cách nối nét của các nguyên âm đôi).        .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         . TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 - Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? - Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng . - Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học. - Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, đọc 2 câu. - Học sinh đọc hết bảng. Đọc SGK. => Thư giãn Hoạt động 2: Luyện nói: Chủ đề: Anh, chị, em trong nhà . (?) Tranh vẽ gì? (?) Anh, chị, em cùng bố mẹ sinh ra còn gọi là anh, chị, em gì? (?) Trong nhà nếu ta là anh, chị thì phải đối xử như thế nào? => Giáo dục học sinh tinh thần yêu thương và giúp đỡ nhau trong gia đình. Hoạt động 3: Làm vở bài tập: Bài 1: Nối. Bài 2: Điền em hay êm. Bài 3: Viết: que kem, mềm mại. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Về học bài. D. Bổ sung: Rèn HS đọc , viết tiếng có vần em,êm. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………… Toán ( Tiết 59 ) LUYỆN TẬP SGK/82-Thời gian:35/ A. Mục tiêu: - Thực hiện được tính cộng trong phạm vi 10; - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. 3.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4, bài 5 B. ĐD dạy học: - GV: Bảng phụ. đồ câu cá - HS: SGK, b ảng con, vở C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh đọc lại bảng cộng trong phạm vi 10. - Học sinh lên bảng làm: 8 - 3 + …. = 10 … + 2 + 0 = 10 8 – 5+ 7 = … 5+3+2=… 10 – 5 + 3 = … 6+4 -8=… Hoạt động 2: Giới thiệu bài. *Tổ chức cho học sinh thi đua ôn bảng cộng trong phạm vi 10 Hoạt động 3: Thực hành. Bài 1: Thực hiện được tính cộng trong phạm vi 10 - Học sinh làm bài trong vbt – đọc bài làm( mời bạn nêu kết quả ) Bài 2: Thực hiện được tính cộng trong phạm vi 10 - HS làm bảng con=> nhận xét, sửa bài Bài 4: Thực hiện được tính cộng trong phạm vi 10 - HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng phụ => sửa bài Bài 5: Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - Thảo luận nhóm đôi, ghi nhanh phép tính vào bảng con Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò *Chơi trò chơi: câu cá. - Chia lớp làm 2 đội chơi, học sinh tìm những con cá mang phép tính có kết quả bằng 10 thì nhanh tay câu về cho đội mình. Đội nào câu được nhiều thì đội đó thắng => giáo viên nhận xét. -Về ôn lại bảng cộng trong phạm vi 10 và thực hiện thêm các phép tính trong sách giáo khoa. - Bài tập về nhà: bài 3 SGK/ 82 D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……… Thủ công ( T 15) GẤP CÁI QUẠT ( T 1 ) SGV / 214 , 215 Thời gian : 35 phút A. Mục tiêu: - Biết cách gấp cái quạt. - Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ. *Giới thiệu hình ảnh những loại quạt đẹp B. Phương tiện dạy học: - GV : Qui trình gấp quạt , cái quạt mẫu, bìa cứng.. 3.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - HS : Giấy màu , bút chì , hồ dán , vở C. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. - Giáo viên giới thiệu cái quạt mẫu. - Nhận xét cái quạt không có hồ dán. Hoạt động 2: - Giáo viên hướng dẫn mẫu. + Bước 1: giáo viên đặt giấy lên bàn và gấp các nép gấp cách đều. + Bước 2: Gấp đôi hình đển lấy dấu ở giữa, sau đó dùng chỉ len buộc chặt phần giữa và phết hồ lên nếp gấp ngoài cùng. + Bước 3: Gấp đôi, dùng tay ép chặt hai phần đã phết hồ-> hồ khô mở ra để được chiếc quạt. Hoạt động 3: Thực hành - Gọi học sinh nhắc lại 3 bước gấp. - Học sinh nhắc từng bước->thực hành theo giấy nháp. * Với HS khéo tay: Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Đường dán nối quạt tương đối chắc chắn. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. - Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm. Hoạt động 3: TÍCH HỢP HĐNGLL: ( 10P ) *GV giới thiệu hình ảnh những loại quạt đẹp. Hoạt động cuối cùng: Củng cố dặn dò - Đánh giá sản phẩm của học sinh. - Chọn sản phẩm đẹp cho học sinh xem. - Về tập gấp lại. D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………. Thứ sáu ngày 8 tháng 12 năm 2017 Tập viết ( Tiết 13 & 14 ). nhà trường, buôn làng, hiền lành, …… đỏ thắm, mầm non, chôm chôm….. VTV/36-37. -Thời gian:35/. A. Mục tiêu: -Viết đúng các chữ: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện,... đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm,... kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. B. ĐD dạy học: -GV: khung bảng. - HS: vở tập viết, bảng con C.Các hoạt động dạy học: 3.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên viết mẫu lần 1: nhà trường, buôn làng, hiền lành. - Học sinh đọc và phân tích cấu tạo của từng tiếng. - Giáo viên viết mẫu lần 2: hướng dẫn độ cao, nói rõ khoảng cách và cách nối nét. - Học sinh viết bảng con: nhà trường, buôn làng, hiền lành. - Giáo viên viết mẫu hàng nào học sinh viết vào vở hàng đó. - Giáo viên viết lần lượt cho đến hết. - Học sinh viết tiếp. HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.        .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .        .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         .         . Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò: - Thu chấm 1 số em. Về tập viết thêm. D. Bổ sung: Rèn HS viết thêm ở bảng con ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………… Toán ( Tiết 60 ) PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 SGK/ 83 -Thời gian: 35/ A. Mục tiêu: - HS Làm được tính trừ trong phạm vi 10 - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - Bài tập cần làm Bài 1, bài 4 B. ĐD dạy học: - GV: Nhóm mẫu vật có số lượng là 10. Bảng phụ - HS: SGK, bảng con, vbt C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Gọi HS làm bài 3 SGK/ 82 Hoạt động 2: Giới thiệu bài. - Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10. - Cho học sinh nhìn hình vẽ SGK và tự đặt bài toán 3.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 10 – 1 = 9 10 – 9 = 1 10 – 2 = 8 10 – 8 = 2 10 – 3 = 7 10 – 7 = 3 10 – 4 = 6 10 – 6 = 4 10 – 5 = 5 - Rèn học sinh đọc thuộc và xóa dần kết quả. => Thư giãn. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Tính HS Làm được tính trừ trong phạm vi 10 - Bài 1a) => học sinh làm vào vở, 2hs làm bảng phụ - Bài 1b) => HS nêu kết quả ( mời bạn ) Bài 4: Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. Dựa vào tranh viết phép tính thích hợp (cho học sinh tập nêu đề bài theo tranh). - HS ghi nhanh phép tính vào bảng con Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: * Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ghép phép tính. - Chia lớp thành 5 đội chơi. - Giáo viên nêu cách chơi - học sinh chơi. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Về nhà làm bài 2/83 và bài 3/84 D. Bổ sung: Rèn HS đọc và nhớ viết lại bảng trừ trong phạm vi 10 ………………………………………………………………………………………… …… ………………………………………………………………………………………… ……. Sinh hoạt tập thể: ( Tiết 15 ) TỔNG KẾT CUỐI TUẦN Thời gian: 35 phút A. Mục tiêu. - Đánh giá hoạt động tuần qua. Ổn định nề nếp lớp, duy trì sĩ số B. Các hoạt động dạy học: - Giáo viên nhận xét lại tất cả các hoạt động mà học sinh thực hiện được trong tuần qua. - Giáo viên chỉ cho học sinh biết được những việc mà mình đã thực trong tuần và nhắc nhở các em phát huy những điều đã làm tốt. - Nêu ra những mặt mà các em chưa thực hiện được (vệ sinh thân thể, nề nếp nhặt giấy rác cuối giờ và yêu cầu các em cố gắng ở tuần sau). - Hướng dẫn bầu học sinh xuất sắc. - Nhắc nhở HS đi học chuyên cần, nghỉ học phải xin phép C. Bổ sung: 3.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………… Môn: Thực hành kĩ năng sống Tên bài dạy:ĐỒ DÙNG GỌN GÀNG, NGĂN NẮP Thời gian: 35’ Trang:32 A. Mục tiêu: - Biết sắp xếp đồ dùng học tập, sinh hoạt gọn gàng ngăn nắp. - Hình thành thói quen gọn gàng , ngăn nắp. B. Phương tiện dạy học: Tranh, sách, thực hành kĩ năng sống C. Tiến trình dạy học: 1/ Hoạt động 1: Nghe, đọc - Nhận biết. * Mục tiêu: - Biết sắp xếp đồ dùng học tập, sinh hoạt gọn gàng ngăn nắp. - Học sinh nghe GV kể chuyện: “ Đồ dung của Thành” - GV hỏi: Em học tập điều gì ở bạnThành - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi => GV chốt ý các em phải biết sắp xếp đồ dùng học tập, sinh hoạt gọn gàng ngăn nắp. 2. Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh tay nhanh mắt ?” *Mục tiêu: - Hình thành thói quen gọn gàng , ngăn nắp. - GV nêu luật chơi. - HS tham gia chơi – GV quan sát. 3. Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò: - Về thực hiện tốt những điều em đã được học. D. Phaàn boå sung: …………………………………………………………………. 3.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 3.

<span class='text_page_counter'>(40)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×