Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghề Quản lý nhân sự - Thấu hiểu từng con người trong tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.99 KB, 7 trang )

Nghề Quản lý nhân sự
- Thấu hiểu từng con
người trong tổ chức
Thu hút và giữ chân
những nhân viên có đủ
tiêu chuẩn nhất và sắp
xếp những công việc
thích hợp nhất với họ là
một điều hết sức quan
trọng đối với bất kỳ một
tổ chức nào. Tuy nhiên,
nhiều doanh nghiệp quá
lớn không thể cho phép
sự liên hệ gần gũi giữa cấp lãnh đạo cao nhất của công ty với nhân viên
được. Và khi đó, nhân viên quản lý nhân sự sẽ có nhiệm vụ làm cầu nối
cho vấn đề này.

Quản lý nhân sự là gì?
Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các
doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để
phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng
trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực
đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng
con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý
nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết
khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.

Quản lý nhân sự hay quản lý nguồn nhân lực là sự khai thác và sử dụng
nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và
hiệu quả.


Quản lý nhân sự có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, không riêng gì trong
sản xuất kinh doanh.

Nhiều vị trí dành cho bạn trong lĩnh vực mới này
Trong một tổ chức, công ty nhỏ thì trưởng bộ phận quản lý nhân sự có
thể phải giải quyết tất cả mọi khía cạnh về công việc nhân sự. Nó đòi hỏi
người phụ trách công việc này phải có một vốn kiến thức khá rộng.
Trách nhiệm của trưởng phòng quản lý nhân sự khác nhau tùy thuộc vào
yêu cầu của công ty. Trong một tập đoàn lớn thì ban quản lý nhân sự
hàng đầu thông thường phát triển và quản lý các chương trình, chính
sách về nguồn nhân lực của công ty. Những chính sách này thường được
thực thi bởi giám đốc hoặc người quản lý nhân sự, trong một vài trường
hợp là giám đốc của các ngành có liên quan.

Giám đốc nhân sự có thể giám sát một vài bộ phận. Mỗi người giám sát
mỗi bộ phận như vậy phải là người có kinh nghiệm quản lý và có chuyên
môn về một lĩnh vực hoạt động của quản lý nhân sự, ví dụ như mảng
việc làm, mảng bồi thường, lợi ích, đào tạo và phát triển, hay các mối
quan hệ trong nhân viên.

Nhân viên tuyển dụng thực hiện các công việc như tuyển nhân viên và
sắp xếp công việc, phân chia việc làm cho nhân viên. Người tuyển dụng
duy trì mối liên hệ trong cộng đồng từ các trường cao đẳng cho đến đại
học để tìm ra những ứng cử viên triển vọng cho công việc. Họ có thể
phải di chuyển rất nhiều. Nhân viên tuyển dụng phải sàng lọc, phỏng
vấn, và đôi khi phải kiểm tra các ứng cử viên. Những nhân viên này
cũng giải quyết những vấn đề liên quan đến sự công bằng về quyền lợi
giữa các nhân viên hoặc cơ hội thăng tiến của nhân viên trong những tổ
chức lớn. Họ kiểm tra và giải quyết những phàn nàn, kiểm tra và kết hợp
các nguyên tắc để đưa ra sự can thiệp cần thiết, đồng thời họ cũng biên

soạn và trình những bản báo cáo thống kê về vấn đề này.

Tương tự như vậy, phỏng vấn viên là người giúp kết nối các yêu cầu của
công ty với những người tìm việc đủ tiêu chuẩn.

Nhân viên lương thưởng và phúc lợi quản lý hệ thống tiền lương, các
khoản tiền liên quan đến thu nhập của người lao động. Họ lập kế hoạch
chăm lo phúc lợi và đời sống nhân viên, quản lý hợp đồng lao động, hồ
sơ nhân viên. họ thường quản lý hệ thống đánh giá hoạt động của công
ty, thiết kế chế độ khen thưởng như tiền thưởng cho các kế hoạch hoạt
động thành công, hoàn thành công việc xuất sắc, … Tất cả những công
việc của họ đều nhằm đảm bảo tính công bằng về quyền lợi của người
lao động trong công ty với nhau, ngữa công ty họ với công ty khác, và
phù hợp với quy định lương thưởng và phúc lợi của Nhà nước.

Nhân viên quản lý về lương bổng của nhân viên là những người quản lý
các chương trình về lương bổng của nhân viên công ty, đặc biệt là về
bảo hiểm sức khỏe và trợ cấp lương hưu.

Chuyên gia phân tích công việc phân tích công việc, thực hiện chỉ đạo
các chương trình cho các công ty và có thể chuyên về những lĩnh vực
chuyên môn như phân loại vị trí công việc. Họ thu thập và kiểm tra
những thông tin chi tiết về yêu cầu công việc để chuẩn bị cho bản miêu
tả công việc. Bản miêu tả công việc sẽ giải thích về những nhiệm vụ,
đào tạo và kỹ năng mà từng công việc yêu cầu. Mỗi khi công ty lớn đưa
ra một công việc mới và xem xét lại những công việc đang có thì công ty
sẽ phải nhờ đến kiến thức chuyên môn của các nhà phân tích công việc.

Chuyên gia phân tích ngành nghề thường là ở các công ty lớn. Họ
thường quan tâm đến các hệ thống phân loại ngành nghề và nghiên cứu

những ảnh hưởng của ngành và các xu hướng ngành nghề đến mối quan
hệ giữa nhân viên và công ty (việc ở lại hay ra đi của nhân viên trong
công ty). Họ cũng có thể làm các việc liên lạc thuộc kỹ thuật giữa công
ty của họ với các công ty khác, với chính phủ và liên đoàn lao động.

Nhân viên quản lý dự án, hỗ trợ nhân viên, còn được gọi là quản lý phúc
lợi nhân viên là những người chịu trách nhiệm về rất nhiều chương trình
bao gồm từ an toàn nghề nghiệp, tiêu chuẩn và thực tiễn về sức khỏe,
kiểm tra y tế và chữa bệnh, các hoạt động trợ giúp, an toàn máy móc,
xuất bản, dịch vụ lương thực thực phẩm, và nghỉ ngơi giải trí. Ghi nhận
những đề xuất của nhân viên, chăm sóc cho trẻ em và người già, các
dịch vụ hướng dẫn…

Nhân viên quản lý về đào tạo huấn luyện và phát triển: chỉ đạo và giám
sát các chương trình đào tạo và phát triển cho nhân viên.

Chuyên gia đào tạo huấn luyện nhân viên: đặt ra kế hoạch, tổ chức và
chỉ đạo rất nhiều hoạt động đào tạo. Những người huấn luyện tư vấn cho

×