Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.57 KB, 1 trang )
*Những lợi ích của liên minh tiền tệ Châu âu (EMU)
Như nhiều điều khoản của đạo luật Châu Âu hợp nhất, sự chuyển sang một đồng tiền
chung sẽ hạ thấp đáng kể chi phí của hoạt động kinh doanh ở EU. Lợi ích đạt được do giảm chi
phí đổi ngoại tệ và giảm rủi ro. EU đã tính toán rằng mỗi năm việc kinh doanh của EU cần
chuyển 8 ngàn tỉ đô la Mỹ từ một đồng tiền của EU thành một đồng tiền khác, và cần khoảng
12 tỷ đô la Mỹ cho chi phí đổi tiền. Một đồng tiền chung sẽ tranh những chi phí đổi tiền. Một
đồng tiền chung sẽ loại trừ những rủi ro này, do đó giảm chi phí vốn: Lãi suất có thể giảm và
kết quả là đầu tư và sản lượng sẽ tăng.
Ngoài những lợi ích này, các nhà ủng hộ còn cho rằng một đồng tiền chung sẽ gây khó
khăn cho các công ty chào giá cả khác nhau ở những nước EU khác nhau. Nếu giá cả cho một
chiếc xe hơi bằng đồng EURO ở Đức cao hơn 20% ở Pháp, những tranh luận cho rằng, nhiều
người tiêu dùng Đức sẽ đơn giản để đến Pháp mua xe hơi của họ. Điều này sẽ gây áp lực giảm
giá xe hơi ở Đức cho đến khi chúng cân bằng với giá xe hơi ở những nước láng giềng, đem lại
những lợi ích đáng kể cho người tiêu dùng Đức. Sự ra đời của đồng EURO sẽ dẫn đến sự tăng
đáng kể cạnh tranh giá cả trong nhiều ngành. Sự giảm giá xảy ra sẽ làm cho những người tiêu
dùng Châu Âu có nhiều tiền hơn để sử dụng cho những hàng hoá khác, tăng lợi ích kinh tế của
họ. Ngoài ra, sự tăng cạnh tranh về giá cả sẽ buộc các nhà kinh doanh phải trở nên hiệu quả
hơn. Điều này rất tốt cho nền kinh tế EU.
*Những bất lợi của liên minh tiền tệ Châu âu
Một vài trở ngại của đồng tiền chung là các nhà chức trách quốc gia mất quyền kiểm soát
chính sách tiền tệ. Vì vậy, chính sách tiền tệ của EU phải được quản lý tốt. Hiệp định
Maastricht đã kêu gọi thành lập một ngân hàng trung ương Châu Âu độc lập (ECB)- một vài
khía cạnh giống với cục dự trữ liên bang Mỹ, ECB ngân hàng trung ương Châu Âu đặc ở
Frankfurt, độc lập với những áp lực chính trị mặc dù các nhà chỉ trích đang nghi ngờ điều này.
Ngân hàng trung ương Châu Âu sẽ đề ra lãi suất và xác định chính sách tiền tệ trong khu vực
đồng EURO. Các nhà phê bình lo ngại rằng ECB sẽ đáp lại áp lực chính trị bằng việc thực hiện
một chính sách tiền tệ nới lỏng, cái sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát trung bình trong khu vực đồng
EURO, cản trở tăng trưởng kinh tế.
Một vài quốc gia đã băn khoăn về hiệu quả của sự sắp xếp này và việc giảm chủ quyền
quốc gia. Phản ánh những băn khoăn này, Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển vẫn có thể đứng ngoài
liên minh tiền tệ nếu họ muốn. Theo một số nhà phê bình, liên minh tiền tệ Châu âu đặt cỗ xe