Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

CẢM GIÁC sợ NGÃ và một số yếu tố LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.89 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

XAYPANYA CHANTHAVONG

CẢM GIÁC SỢ NGÃ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

XAYPANYA CHANTHAVONG

CẢM GIÁC SỢ NGÃ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60720140
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền



HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học và Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội.
Ban giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Thị Thanh
Huyền - người thầy đã tận tình dạy bảo và trực tiếp hướng dẫn cho em trong
quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các bác sỹ, y tá, đồng nghiệp tại Bệnh
viện Lão khoa Trung ương đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, và thực hiện
nghiên cứu đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong hội đồng thông qua
đề cương, các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã cho em những
ý kiến quý báu để em có thể thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình và bạn bè, những người đã luôn ở bên, giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, để tôi yên tâm học tập, vượt qua
những khó khăn và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2018
Tác giả
Xaypanya Chanthavong


LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Xaypanya Chanthavong, học viên lớp cao học khóa 25 Trường
Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Nội khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện, dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền
2. Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu
nào khác đã được công bố ở Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở
nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2018
Người viết cam đoan

XaypanyaChanthavong


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN............................................................................3
1.1. Những khái niệm chung về ngã ở người cao tuổi..................................3
1.1.1. Định nghĩa ngã................................................................................3
1.1.2. Nguyên nhân gây ngã......................................................................3
1.1.3. Một số yếu tố liên quan gây ngã.....................................................4
1.1.4. Dự phòng ngã ở người cao tuổi.......................................................7
1.1.5. Hậu quả của ngã ở người cao tuổi...................................................8
1.2. Cảm giác sợ ngã ở người cao tuổi..........................................................9
1.2.1. Định nghĩa.......................................................................................9
1.2.2. Đặc điểm sinh lý bệnh và cảm giác sợ ngã ở người cao tuổi........10

Ở NCT, hậu quả của quá trình lão hóa khiến họ gặp rất nhiều vấn đề về sức
khỏe cả về thể chất và tinh thần. Nhiều thay đổi sinh lý làm cho NCT giảm
dần khả năng hoạt động, giảm khả năng thăng bằng như tổ chức liên kết
mất tính mềm mại, khối cơ giảm, dẫn truyền thần kinh chậm lại, giảm thị
lực, thính lực và giảm các cảm thụ bản thể. Những thay đổi này làm giảm
hoạt của các khớp và cơ lực, thời gian đáp ứng kéo dài, tăng tình trạng vận
động cơ thể. Đây là lí do vì sao NCT đi chậm hơn, khoảng cách bước nhỏ
hơn. Việc đáp ứng với những thay đổi chậm chạp khiến NCT dễ mất thăng
bằng khi đi chỗ trơn, hay thay đổi tư thế đột ngột. Cùng với quá trình thay
đổi sinh lý trên, NCT dễ gặp phải vấn đề tâm lý, lo lắng về tình trạng sức
khỏe, các khó khăn gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày khiến họ dễ mắc
phải trầm cảm, những vấn đề tâm lý khác...................................................10
Theo nghiên cứu của Phạm Thắng và cộng sự năm (2007) cho thấy tỷ lệ
mắc các bệnh mạn tính khá cao và thường mắc nhiều bệnh đồng thời với tỷ
lệ trung bình một người mắc gần 2,7 bệnh. Một số loại bệnh thể hiện sự
thoái hóa chức năng ở cơ thể NCT gây ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng
bằng, duy trì ổn định tư thế trong các hoạt động hằng ngày như bệnh về
xương khớp, thị giác, thính giác. Bệnh về xương khớp phổ biến là thoái hóa
khớp (33,9%), thấp khớp (9%) và loãng xương (10,4%). Có tới 76,7% NCT


có dấu hiệu giảm thị lực, 70,3% ở nhóm tuổi 60 - 74 tăng lên tới 93% ở
nhóm tuổi trên 75; gần 58% số người mắc bệnh đục thuỷ tinh thể và đặc
biệt cao ở người trên 75 tuổi (79,6%). Tương tự, tỷ lệ người bị giảm thính
lực là trên 40%. Các tình trạng sa sút về sức khỏe đáng kể khác ở cả nam
giới và nữ giới cao tuổi là các bệnh tiểu đường [45]. Những đặc điểm về
sức khỏe, chức năng thăng bằng ở NCT trên cho thấy việc đánh giá cảm
giác sợ ngã và các yếu tố liên quan là một trong những bước quan trọng
làm hạn chế những hậu quả nghiêm trọng của ngã lên sức khỏe, tinh thần
của NCT từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân NCT..........11

1.2.3. Tỷ lệ cảm giác sợ ngã....................................................................11
1.2.4. Hậu quả của cảm giác sợ ngã........................................................12
1.2.5. Các yếu tố liên quan đến cảm giác sợ ngã ở người cao tuổi.........13
1.2.6. Các test đánh giá và phát hiện cảm giác sợ ngã............................14
Dựa trên định nghĩa của cảm giác sợ ngã, chúng ta có nhiều thước đo
khác nhau đã được phát triển để người thực hiện đo lường có sự tự
tin về khả năng thực hiện các hoạt động mà không gây mất thăng
bằng hoặc ngã................................................................................14
1.3. Một số nghiên cứu về sợ ngã và một số yếu tố liên quan.....................15
1.3.1. Trên thế giới..................................................................................15
1.3.2. Việt Nam........................................................................................15
CHƯƠNG 2....................................................................................................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................16
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................16
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................16
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................16
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................16
Mô tả cắt ngang.......................................................................................16
2.3.2. Cách chọn mẫu nghiên cứu...........................................................17
2.3.3. Công cụ thu thập số liệu................................................................17


2.3.4. Các biến số nghiên cứu.................................................................17
2.3.5. Thu thập số liệu.............................................................................19
2.3.6. Sơ đồ nghiên cứu...........................................................................19
2.4. Tiêu chuẩn đánh giá..............................................................................20
2.4.1. Đặc điểm lâm sàng........................................................................20
2.4.2. Đánh giá cảm giác sợ ngã..............................................................20

2.4.3. Các yếu tố liên quan đến cảm giác sợ ngã....................................21
Cách làm: Bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện từng bài test nhỏ, các bài
test đánh giá ở nhiều tư thế, vận động khác nhau bao gồm có duy trì tư thế,
khả năng thăng bằng khi đứng bằng 1 chân, thay đổi tư thế đột ngột, nhặt
hay với đồ vật, khả năng quay, nhìn 360 độ, thực hiện phối hợp các động
tác hay duy trì một tư thế…dựa vào thời gian hoặc mức hoàn thành bài test
để cho điểm, mỗi bài test nhỏ được cho điểm theo 5 mức độ, nhỏ nhất 0
điểm (không thực hiện được/bị ngã, mất thăng bằng) cao nhất là 4 điểm
(thực hiện đúng, đầy đủ an toàn và độ lập). Tổng điểm BBS bằng tổng điểm
của các bài test nhỏ, tối đa 56 điểm. Mỗi đối tượng được đánh giá bằng
BBS hết khoảng 10-15 phút, bệnh nhân được hướng dẫn cẩn thận cho từng
mục nhỏ, người đánh giá luôn theo dõi, và hỗ trợ hoặc dừng đánh giá khi
bệnh nhân mất thăng bằng, không an toàn hoặc ngã...................................23
2.5. Phân tích và xử lí số liệu......................................................................24
2.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài................................................................24
- Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y học
của bệnh viện Lão khoa Trung ương số 1358/QĐ – BVLKTW ngày
12/11/2017...................................................................................................24
CHƯƠNG 3....................................................................................................25
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................25
3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu................................25
3.2. Thực trạng cảm giác sợ ngã..................................................................30
3.3. Một số yếu tố liên quan đến cảm giác sợ ngã của đối tượng nghiên cứu
.....................................................................................................................32
CHƯƠNG 4....................................................................................................40


BÀN LUẬN....................................................................................................40
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...........................................................40
4.1.1. Đặc điểm chung.............................................................................40

4.1.2. Đặc điểm một số hội chứng lão khoa của đối tượng nghiên cứu:. 42
4.1.3. Tiền sữ ngã của người cao tuổi trong 12 tháng qua theo giới.......45
4.1.4. Đặc điểm phân bố vị trí ngã..........................................................45
4.2. Đặc điểm về cảm giác sợ ngã của đối tượng nghiên cứu.....................46
4.2.1. Test đứng lên và đi (Timed up and go test = TUG).......................46
4.2.2. Thang điểm FES-I.........................................................................47
4.3. Một số yếu tố liên quan đến cảm giác sợ ngã của đối tượng nghiên cứu.
.....................................................................................................................48
4.3.1. Mối liên quan giữa tuổi, giới.........................................................48
4.3.2. Mối liên quan giữa BMI và MNA với cảm giác sợ ngã................49
4.3.3. Liên quan giữa cảm giác ngã và một số bệnh lý...........................51
4.3.4. Mối liên quan giữa cảm giác sợ ngã so với sự dụng nhiều thuốc,
tình trạng đa bệnh lý và khả năng nhận thức................................52
4.3.5. Mối liên quan giữa tiền sử ngã và thang điểm BBS......................53
4.3.6. Mối liên quan giữa cảm giác sợ ngã so với tình trạng giấc ngủ và
trầm cảm........................................................................................54
4.3.7. Mối liên quan giữa cảm giác sợ ngã so với số lần ngã trong 12
tháng qua.......................................................................................55
4.3.8. Mối liên quan giữa cảm giác sợ ngã so TUG và Stratifi...............56
KẾT LUẬN....................................................................................................57
KIẾN NGHỊ...................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Activities of Daily Living
BBS

(mức độ hoạt động hàng ngày)

Berg balance scale

BMI

(thang điểm đánh giá chức năng thăng bằng)
Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

FES-I

Falls Efficacy Scale International

GDS - 15

(thang điểm đánh giá cảm giác sợ ngã)
The 15 – item Geriatric depression scale

IADL

(thang điểm đánh giá trầm cảm ở người cao tuổi 15 mục)
Instrumental Activities of Daily Living
(hoạt động chức năng hàng ngày có sử dụng dụng cụ)

MNA
NCT
THA
TUG

Mini Nutritional Assessment (Tình trạng dinh dưỡng)
Người cao tuổi
Tăng huyết áp

Timed up and go

WHO

(Đứng lên và đi)
World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu (n = 360)...............25
Bảng 3.2. Đặc điểm một số hội chứng lão khoa (n=360)....................28
Bảng 3.3. Tiền sữ ngã của người cao tuổi trong 12 tháng qua theo giới
.............................................................................................................29
Bảng 3.4. Đặc điểm phân bố vị trí, mức độ ngã của đối tượng nghiên
cứu (n=90)...........................................................................................29
Bảng 3.5. Tỷ lệ cảm giác lo sợ của người cao tuổi theo thang điểm
FES-I (n360)........................................................................................31
Bảng 3.6. Thời gian đứng lên và đi theo test Timed up and go Test
(n=360)................................................................................................31
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa cảm giác sợ ngã với nhôm tuổi và giới
(n=360)................................................................................................32
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa cảm giác sợ ngã với chỉ số khối cơ thể
BMI và tình trạng dinh dưỡng theo MNA (n=360).............................34
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa một số bệnh lý với cảm giác sợ ngã
(n=360)................................................................................................34
.............................................................................................................35
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa cảm giác sợ ngã so với tiền sử
Polyphamacy, tình trạng đa bệnh lý và nhận thức MOCA (n=360)....36

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa cảm giác sợ ngã so với tình trạng đa
bệnh lý (n=360)...................................................................................37
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa cảm giác sợ ngã với tiền sử ngã và khả
năng thăng bằng theo BBS (n=360)....................................................37
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa cảm giác sợ ngã với trầm cảm và rối
loạn giấc ngủ (n=360)..........................................................................38
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa cảm giác sợ ngã với số lần ngã trong
12 tháng qua (n=360)..........................................................................38
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa cảm giác sợ ngã với bài kiểm tra TUG
và thang điểm STRATIFY (n=360).....................................................39
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng không có sự khác biệt giữa NCT
thực hiện test up and go nhỏ hơn 12s và lớn hơn 12s với cảm giác sợ


ngã (p >0,05). Ở nghiên cứu của A. Kumar và cộng sự (2014) cũng
cho thấy không có sự khác biệt giữa thời gian thực hiện test go and up
với cảm giác sợ ngã với (p>0,05)[102]. Tuy nghiên ở nghiên cứu của
J. H. Park và cộng sự (2014) nghiên cứu thấy có mối liên quan giữa
TUG ở NCT với cảm giác sợ ngã với (p < 0,05) [89]. Điều này có thể
lý giải do nghiên cứu của chúng tôi đối tượng là NCT ở trong bệnh
viện Lão khoa còn trong nghiên cứu của J. H. Park và cộng sự nghiên
cứu trên NCT ở nông thôn Hàn Quốc.................................................56


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tiền sử ngã của người cao tuổi...............................27
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ chấn thương do ngã.......................................30



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngã là sự mất cân bằng ngoài ý muốn khiến cho cơ thể bất ngờ rơi
xuống mặt đất, nền nhà. Ở người cao tuổi, ngã là vấn đề rất hay gặp gây tàn
phế và có thể tử vong. Khoảng 30% người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên ngã ít
nhất 1 lần, và 15% ngã 2 lần hoặc nhiều hơn mỗi năm [1]. Ngã có thể gây ra
những hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động thể chất và chất lượng cuộc
sống của người cao tuổi [2]. Khoảng 5% người bị ngã có thể dẫn đến gãy
xương và 5%-11% ngã dẫn đến thương tích nghiêm trọng khác [3]. Bên cạnh
đó ngã còn gây hạn chế các chức năng và khuyết tật. Khoảng 25% số ca tử
vong ở người trên 65 tuổi có liên quan đến gãy xương hông do ngã, và đến 85
tuổi sẽ tăng lên đến 34% [4].
Trong một thời gian dài, cảm giác sợ ngã chỉ là một kết quả của chấn
thương tâm lý của ngã, hay được gọi là hội chứng sau ngã. Hội chứng này lần
đầu tiên được Murphy và Isaacs đề cập vào năm 1982 [5], họ thấy rằng sau
khi bị ngã sẽ xuất hiện cảm giác sợ ngã và rối loạn dáng đi. Cảm giác sợ ngã
đã được xác định là một trong những triệu chứng chính của hội chứng này. Kể
từ đó, cảm giác sợ ngã đã được công nhận là một vấn đề sức khoẻ ở người cao
tuổi. Tuy nhiên, cảm giác sợ ngã cũng có thể xảy ra ở người chưa có tiền sử
ngã. Các yếu tố liên quan bao gồm: yếu tố bên trong và bên ngoài. Yếu tố bên
trong như: rối loạn thăng bằng và dáng đi, giảm thị lực, sử dụng quá nhiều
thuốc, suy giảm nhận thức, tuổi cao, sử dụng chất kích thích. Còn yếu tố bên
ngoài là : không đủ ánh sáng, sàn nhà trơn, cầu thang cao, vv…
Một số nghiên cứu trên thế giới đã đánh giá cảm giác sợ ngã trên người
cao tuổi bị đái tháo đường [6-7]. Tác giả Bruce và cộng sự cho thấy rằng cảm
giác sợ ngã trên những người mắc bệnh đái tháo đường có thể được giải thích
bằng sự mất cân bằng và sự suy giảm khả năng vận động, béo phì, trầm cảm
và các biến chứng về đái tháo đường khác [7].



2

Ở Việt Nam hiện nay chưa có công bố về cảm giác sợ ngã trên đối tượng
người cao tuổi. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Cảm giác sợ
ngã và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi” với hai mục tiêu
chính sau đây:
1. Mô tả cảm giác sợ ngã trên bệnh nhân cao tuổi.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến cảm giác sợ ngã trên đối tượng trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Những khái niệm chung về ngã ở người cao tuổi
1.1.1. Định nghĩa ngã
Tinetti và cộng sự (1988) cho rằng ngã là một sự kiện mà cơ thể vô ý ngã
xuống mặt đất hoặc vị trí thấp hơn, không phải là kết quả của biến đổi lớn
trong cơ thể (ví dụ như đột quị, động kinh) hoặc do va chạm bởi những mối
nguy hiểm [8].
Theo Feder G và cộng sự (2000): ngã được định nghĩa là sự thay đổi đột
ngột, không có chủ ý, làm cho cơ thể ngã xuống vị trí thấp hơn như mặt đất
hoặc sàn nhà hoặc trên các đồ vật, do hậu quả của tai nạn, tình trạng liệt hoặc
động kinh [9].
Báo cáo về dự phòng ngã ở người cao tuổi của Tổ chức Y tế Thế Giới do
Kalache A và cộng sự trình bày (2007) thì ngã được hiểu như một sự kiện vô
tình làm cho cơ thể ngã xuống mặt đất, sàn nhà, hoặc vị trí thấp hơn, ngoại trừ
những trường hợp cố ý để thay đổi vị trí của chủ thể trên các đồ nội thất, trên

tường hoặc những đối tượng khác [10].
1.1.2. Nguyên nhân gây ngã
Ngã là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, chăm sóc y tế,
hành vi của chủ thể và môi trường. Ngã là một trong những hội chứng lão
khoa quan trọng không chỉ bởi cơ chế xuất hiện phức tạp mà còn do sự kết
hợp của nhiều yếu tố bệnh tật mắc phải và sự suy giảm sinh lý của nhiều hệ
thống trong cơ thể [11]. Nguyên nhân gây ngã liên quan đến các yếu tố nội tại
bên trong cơ thể và yếu tố bên ngoài môi trường sống, với sự tham gia trong


4

hoàn cảnh ngã bởi các yếu tố ngoại lai. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy một số
yếu tố liên quan đến ngã ở người cao tuổi trong cộng đồng. Người cao tuổi có
nguy cơ ngã nhiều hơn do mắc nhiều bệnh lý mạn tính và sự suy giảm chức
năng thể chất, nhận thức liên quan đến tuổi tác [12]. Sự liên quan của nhiều
yếu tố đến ngã như: đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế xã hội, giáo dục, nguồn
thu nhập, tình trạng hôn nhân, giới tính, chủng tộc được đề cập đến trong
nghiên cứu của Steinman B.A và cộng sự (2009) [13].
Ngoài ra, các hành vi như hút thuốc lá, các bệnh lý liên quan như tăng
huyết áp (THA), đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, viêm khớp, ung thư được
cho là có liên quan đến nguy cơ ngã [14]. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng có
thể là những yếu tố dự đoán được nguy cơ ngã [15]. Sự suy giảm trong hoạt
động hằng ngày (ADL), hoạt động sinh hoạt hằng ngày bằng dụng cụ, phương
tiện (IADL) hay giảm hoạt động thể chất đều liên quan đến ngã [16]. Mối
nguy hiểm về môi trường (nhà ở, nội thất, cầu thang…) đóng vai trò quan
trọng trong hoàn cảnh xảy ra ngã vì một số yếu tố liên quan đến hạn chế chức
năng thường bị chi phối nhiều bởi môi trường sống [17].
Năm 2000, nghiên cứu của Bueno - Cavanillas và cộng sự cho kết quả
ngã có thể do cả nguyên nhân nội tại hoặc bên ngoài môi trường. Đối với

trường hợp ngã do nguyên nhân bên ngoài, các yếu tố liên quan chẳng hạn
như điều trị bằng thuốc giãn phế quản, thuốc an thần kinh. Với nguyên nhân
bên trong như: Tuổi, bệnh lý đái tháo đường, sa sút trí tuệ, tiền sử ngã, rối
loạn dáng đi và thăng bằng…[18].
1.1.3. Một số yếu tố liên quan gây ngã
Gồm 2 yếu tố chính sau:
1.1.3.1. Yếu tố bên trong
- Tiền sử ngã làm tăng nguy cơ ngã [8].
- Tuổi: tỷ lệ ngã tăng theo tuổi [19].


5

- Giới: đối với trẻ nhỏ tuổi, tỷ lệ ngã của nam và nữ ngang nhau, nhưng ở
những người cao tuổi, thì phụ nữ thường ngã nhiều hơn nam [20] và có nguy
cơ gãy xương nhiều hơn khi họ ngã.
- Sống một mình: thương tích và hậu quả có thể tồi tệ hơn, đặc biệt nếu
người đó không thể đứng lên khỏi sàn nhà. Sống một mình đã được chứng
minh là một yếu tố nguy cơ của ngã [21].
- Dân tộc: bằng chứng từ Vương quốc Anh và Hoa Kỳ cho thấy ở nhóm
người da trắng thì ngã nhiểu hơn người gốc Tây Ban Nha hay người Nam Á
[22],[23].
- Thuốc: dùng benzodiazepine ở người cao tuổi sẽ gây tăng nguy cơ gãy
xương hông và ngã đêm tới 44% [24]. thuốc hướng tâm thần, thuốc chống
loạn nhịp, digoxin, thuốc lợi tiểu [25] và thuốc an thần cũng gây tăng nguy
cơ.. Rủi ro tăng đáng kể nếu một người sử dụng nhiều hơn bốn loại thuốc,
không phân biệt loại [20]. Việc sử dụng bốn loại thuốc trở lên có liên quan
đến nguy cơ suy giảm nhận thức gấp 9 lần [26] và gây cảm giac sợ ngã
- Các điều kiện y tế: bệnh tuần hoàn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, trầm
cảm và viêm khớp đều làm tăng nguy cơ 32% [27]. Rối loạn chức năng tuyến

giáp dẫn tới hoại tử tuyến giáp, đái tháo đường [28] và viêm khớp [22] dẫn
đến mất cảm giác ngoại biên [26] cũng làm tăng nguy cơ.
- Khả năng đi lại và dáng đi: sự suy giảm sức mạnh và độ bền sau 30 tuổi
(10% mất mỗi thập kỷ) và sức mạnh cơ (mất 30%/ thập kỷ) dẫn đến hoạt động
thể chất giảm dần và sau đó không thể thực hiện các hoạt động đó - điều này có
thể xảy ra ở người cao tuổi mà nằm bất động [29]. Yếu cơ là một yếu tố nguy
cơ đáng lo ngại gây ngã, cũng như rối loạn dáng đi, rối loạn thăng bằng và sử
dụng dụng cụ trợ giúp. Bất kỳ khuyết tật ở phần dưới (mất sức, bất thường
chỉnh hình hoặc cảm giác kém) đều liên quan đến nguy cơ gây ngã [30].


6

- Tình trạng tâm lý – cảm giác sợ ngã: 70% những người mới bị ngã và
40% những người không bị ngã đã biết về cảm giác sợ ngã [30],[31],[32].
Giảm hoạt động thể chất và chức năng có liên quan đến sự sợ hãi và lo lắng
về ngã. Có đến 50% những người sợ ngã đã hạn chế hoặc tránh các hoạt động
xã hội và thể chất [30]. Những phụ nữ có tiền sử đột quỵ đều có nguy cơ bị
ngã và cảm giác sợ ngã. Uống bốn hay nhiều thuốc cũng vậy [23].
- Suy dinh dưỡng: Chỉ số khối cơ thể thấp cho thấy suy dinh dưỡng có
liên quan đến tăng nguy cơ ngã [33]. Thiếu vitamin D đặc biệt phổ biến ở
người cao tuổi trong các cơ sở chăm sóc tại nhà và có thể dẫn tới dáng đị bất
thường, suy nhược cơ, bệnh cơ xương khớp và loãng xươn
- Những người khiếm thị: thị lực, độ nhạy đối với mắt, thị giác, đục thủy
tinh thể, tăng nhãn áp và thoái hóa điểm vàng đều ảnh hưởng đến nguy cơ ngã
[34], cũng như thấu kính hai hoặc nhiều. Kính đa kính làm giảm nhận thức về
chiều sâu và độ nhạy tương phản cạnh ở khoảng cách quan trọng để phát hiện
những trở ngại trong môi trường.
- Các vấn đề về bàn chân: dị dạng ngón chân, loét, móng bị biến dạng và
đau khi đi lại làm việc giữ thăng bằng gặp khó khăn và gây ngã [30]. Giày

dép cũng rất quan trọng [35].
1.1.3.2. Yếu tố bên ngoài
- Ánh sáng kém do độ sáng của đèn không đủ sáng, do đó ngăn ngừa
việc nhận dạng. Mắt bị kém đi theo tuổi, cần có đủ ánh sáng nơi mà người cao
tuổi thường xuyên đi lại.
- Cầu thang không có tay vịn, hoặc quá dốc làm tăng khả năng ngã. Các
bước cầu thang phải rộng và bề mặt phải được chống trượt
- Cửa vào phải đủ cao, cánh cửa cao khoảng 2m


7

- Sàn nhà có độ ma sát thấp gây ra lực kéo kém. Nên tất cả bề mặt phải
có độ ma sát cao với mặt đế giày (dép)
- Thiếu thiết bị hỗ trợ ngư gậy để cải thiện sự ổn định trong việc đi lại
của người sử dụng.
1.1.4. Dự phòng ngã ở người cao tuổi
Trong các trường hợp bệnh nhân bị ngã, dựa vào mức độ lâm sàng để
quyết định phương thức điều trị. Tuy nhiên việc đánh giá ban đầu nguyên
nhân, hậu quả của ngã rất cần những thầy thuốc có kinh nhiệm. Việc điều trị
tiếp theo cho những hậu quả của ngã (ví dụ những chấn thương gặp phải) cần
hỗ trợ bởi các trung tâm y tế, viện dưỡng lão, bệnh viện chuyên khoa.
Quá trình lão hóa gây giảm chức năng vận động, chức năng nhận thức
và chức năng sinh hoạt hằng ngày. Dự phòng ngã tại nhà cho NCT có nguy cơ
ngã giúp giảm thiểu chi phí điều trị, cải thiện nguy cơ ngã, cải thiện chức năng
sinh hoạt, làm tăng chất lượng cuộc sống. Vấn đề này cần sự phối hợp của
nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực: tâm thần kinh, vật lý trị liệu - phục hồi
chức năng, chăm sóc điều dưỡng, chuyên viên về môi trường…Chẳng hạn các
chuyên gia vận động trị liệu sẽ đánh giá và điều trị can thiệp sự thăng bằng, sức
mạnh cơ, rối loạn về dáng đi [36].

Can thiệp và phòng ngừa ngã cho người cao tuổi sống trong cộng đồng
được thể hiện qua rất nhiều bài tập tại nhà như sau [37].
- Bài tập vận động dựa trên nhiều phương thức cơ bản.
- Tập đi bộ, tập thăng bằng hoặc các bài tập chức năng theo nhóm.
- Bài tập với nhiều thành phần tại nhà.
- Bài tập tăng cường sức mạnh, sức đề kháng tại nhà.
- Bài tập thái cực quyền.


8

- Sự can thiệp đa yếu tố.
- Các can thiệp về an toàn tại nhà.
- Đánh giá thị lực và can thiệp.
- Sử dụng thuốc và bổ sung dinh dưỡng (chất dinh dưỡng, vitamin D,
calcitriol, liệu pháp thay thế hormon, thay đổi dùng thuốc theo toa).
- Can thiệp thay đổi hành vi.
- Tăng cường kinh nghiệm.
Khuyến cáo từ nghiên cứu của Sherrington và cộng sự (2011) cho thấy
rằng các bài tập thăng bằng cần phù hợp theo nhiều cách như giảm dần sự hỗ
trợ, tập thay đổi trung tâm trọng lực, giảm dần sự trợ giúp của chi trên, tập
phải đủ liều lượng, thời gian, nên diễn ra liên tục, các bài tập đều nên hướng
đến sự hòa nhập của NCT vào cộng đồng xã hội, nên thực hiện theo nhóm tại
nhà, đi bộ có thể được sử dụng, tuy nhiên cần cân nhắc áp dụng phù hợp với
từng nhóm nguy cơ ngã [38].
1.1.5. Hậu quả của ngã ở người cao tuổi
1.1.5.1. Về thể chất
Ngã gây ra những thương tổn từ mức độ nhẹ đến nặng. Nơi mà dễ bị tổn
thương nhất là xương hông [35]. Khi nghiên cứu trên nhóm NCT có ngã và gãy
xương hông trong vòng 1 năm cho thấy: có tỷ lệ tử vong cao đến 20-30% và

25-75% người cao tuổi ở nhóm này mất đi khả năng hoạt động hàng ngày [39]
và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ thuộc người khác nhanh hơn.
1.1.5.2. Về tinh thần
Người cao tuổi bị ngã thường có vấn đè về việc đứng lên và đi lại phải
có người giúp đỡ trong khi chẳng có gì bất thường về hệ thần kinh hoặc
xương khớp nào. Hội chứng này gọi là hội chứng sau ngã (Post-falls


9

Syndrome) hội chứng này gặp rất nhiều ở người cao tuổi. khoảng 50-60%
người cao tuổi bị ngã xuất hiện cảm giác sợ ngã và không tự tin trong các hoạt
động hàng ngày [40]. Người cao tuổi mà bị thương nặng phải được đưa vào
chăm sóc tại bệnh viện và sau khi xuất viện thường không thể làm việc làm
cho họ lo lắng,mất tự tin và cảm thấy mình vô dụng bởi vì luôn luôn phải có
người trợ giúp trong mọi công việc và sợ bị ngã lại. cuộc sống hàng ngày và
quan hệ xã hội bị hạn chế làm cho họ bị chia cách khỏi xã hội.
1.1.5.3. Về kinh tế xã hội
Ngã và gẫy xương ngoài việc làm cho đau đớn cho người cao tuổi còn
làm cho mất đi nguồn kinh phí cho việc chăm sóc điều trị. Theo Chu, chiu và
Chi năm 2008 cho thấy người cao tuổi ở Hồng Koong bị ngã mất đi khoảng
71 triệu USD/1 năm [41].
1.2. Cảm giác sợ ngã ở người cao tuổi
1.2.1. Định nghĩa
Một trong những hậu quả quan trọng nhất của ngã là cảm giác sợ ngã và
ngược lại. Định nghĩa cảm giác sợ ngã đã được tìm hiểu qua nhiều năm và
được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất, nó được mô tả như
“Ptophobia” có nghịa là phản ứng sợ việc đứng và đi lại [42] và sau đó được
đổi thành “Hội chứng sau ngã” [5].
Cảm giác sợ ngã (Ptophobia) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp trong đó từ

Pto nghĩa là ngã (Ptosis) còn từ Phobia là bệnh sợ hãi. Do vậy, cảm giác sợ
ngã được đinh nghĩa là phản ứng sợ đứng và đi lại [42] họ cho rằng cảm giác
này chỉ là một cảm giác không phải bệnh sợ hãi mà có thể điều chỉnh và phục
hồi chức năng có thể giảm bớt được.


10

Các tác giả khác đã đề cập rằng cảm giác sợ ngã là sự mất tự tin trong
khả năng thăng bằng của họ [43]. Cảm giác sợ ngã là hàng rào tâm lý để thực
hiện các hoạt động hàng ngày
Bệnh sợ hãi

Cảm giác sợ ngã

(Agoraphobia)

(Ptophobia)

Định nghĩa Bệnh sợ …..

Có cảm giác sợ khi phải đứng
hoặc đi lại

Lỷ lệ

Đa số gặp ở phụ nữ

Cả nam và nữ


Độ tuổi

18-35 tuổi

Người cao tuổi

Triệu

Có rối loạn về tâm thần Không có dấu hiệu của bệnh tâm

chứng

như: Lo lắng, trầm cảm và thần
rối loạn nhân cách

Điều trị

Điều trị thuốc lâu dài và Điều trị trong một khoảng thời
thường không hiệu quả

gian ngắn và có hiều quả

Theo Tinetti và cộng sự là người phát minh ra công cụ để đánh giá cảm
giác sợ ngã Fall Efficacy Scale (FES) và đưa ra định nghĩa cảm giác sợ ngã là
những người mất tự tin về khả năng của mình trong việc phòng tránh ngã khi
thực hiện các sinh hoạt hàng ngày và những công việc có nguy cơ ngã cao [44].
1.2.2. Đặc điểm sinh lý bệnh và cảm giác sợ ngã ở người cao tuổi
Ở NCT, hậu quả của quá trình lão hóa khiến họ gặp rất nhiều vấn đề về
sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Nhiều thay đổi sinh lý làm cho NCT
giảm dần khả năng hoạt động, giảm khả năng thăng bằng như tổ chức liên kết

mất tính mềm mại, khối cơ giảm, dẫn truyền thần kinh chậm lại, giảm thị lực,
thính lực và giảm các cảm thụ bản thể. Những thay đổi này làm giảm hoạt của
các khớp và cơ lực, thời gian đáp ứng kéo dài, tăng tình trạng vận động cơ
thể. Đây là lí do vì sao NCT đi chậm hơn, khoảng cách bước nhỏ hơn. Việc


11

đáp ứng với những thay đổi chậm chạp khiến NCT dễ mất thăng bằng khi đi
chỗ trơn, hay thay đổi tư thế đột ngột. Cùng với quá trình thay đổi sinh lý
trên, NCT dễ gặp phải vấn đề tâm lý, lo lắng về tình trạng sức khỏe, các khó
khăn gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày khiến họ dễ mắc phải trầm cảm,
những vấn đề tâm lý khác.
Theo nghiên cứu của Phạm Thắng và cộng sự năm (2007) cho thấy tỷ
lệ mắc các bệnh mạn tính khá cao và thường mắc nhiều bệnh đồng thời với tỷ
lệ trung bình một người mắc gần 2,7 bệnh. Một số loại bệnh thể hiện sự thoái
hóa chức năng ở cơ thể NCT gây ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng,
duy trì ổn định tư thế trong các hoạt động hằng ngày như bệnh về xương
khớp, thị giác, thính giác. Bệnh về xương khớp phổ biến là thoái hóa khớp
(33,9%), thấp khớp (9%) và loãng xương (10,4%). Có tới 76,7% NCT có dấu
hiệu giảm thị lực, 70,3% ở nhóm tuổi 60 - 74 tăng lên tới 93% ở nhóm tuổi
trên 75; gần 58% số người mắc bệnh đục thuỷ tinh thể và đặc biệt cao ở người
trên 75 tuổi (79,6%). Tương tự, tỷ lệ người bị giảm thính lực là trên 40%. Các
tình trạng sa sút về sức khỏe đáng kể khác ở cả nam giới và nữ giới cao tuổi là
các bệnh tiểu đường [45]. Những đặc điểm về sức khỏe, chức năng thăng
bằng ở NCT trên cho thấy việc đánh giá cảm giác sợ ngã và các yếu tố liên
quan là một trong những bước quan trọng làm hạn chế những hậu quả nghiêm
trọng của ngã lên sức khỏe, tinh thần của NCT từ đó nâng cao chất lượng
cuộc sống cho bệnh nhân NCT.
1.2.3. Tỷ lệ cảm giác sợ ngã

Tương tự như ngã, cảm giác sợ ngã là một vấn đề rất phổ biến của
NCT. Đây là một trong những nỗi sợ hãi phổ biến nhất ở NCT [46]. Nó
không chỉ được biết bởi NCT người mà đã từng bị ngã mà còn được sự chú
ý của người chưa bao giờ ngã trước đó. Năm 1994, Tinetti và cộng sự nói


12

rằng có 43-70% NCT đã bị ngã nhận biết về cảm giác sợ ngã và 20-46%
NCT chưa bị ngã lần nào. Tương tự như vậy, theo nghiên cứu của Legters là
12-65% NCT không có tiền sử ngã và con số này tăng cao hơn ở người có
tiền sử ngã 29-92% [47]. Tỷ lệ này cao ở phụ nữ cao tuổi mà bị suy giảm thể
chất, có tiền sử ngã, suy giảm nhận thức, có vấn đề về tâm lý xã hội và có
bệnh kèm theo như viêm khớp dạng thấp và đột quỵ [46],[48].
Hơn nữa, tỷ lệ cảm giác sợ ngã ở NCT ở các báo cáo khác cũng cao.
Từ 50%-65% NCT ở nhà dưỡng lão [49], [50], 66% bệnh nhân ở khoa phục
hồi chức năng [51], và 30% NCT nhập viện không có chẩn đoán cụ thể
(trong đó có 40% có tiền sử ngã và 23% không có ngã ) [52].
Mặc dù có sự khác nhau về tỷ lệ của cảm giác sợ ngã, có thể do định
nghĩa khác nhau, công cụ đánh giá đo lường và cỡ mẫu nhưng rõ ràng rằng
cảm giác sợ ngã đang là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở NCT [47].
1.2.4. Hậu quả của cảm giác sợ ngã
Cảm giác sợ ngã ở NCT là kết quả của người đã từng bị ngã và cũng có
thể xảy ra ở người chưa từng bị ngã. Nó có thể là một phản ứng bảo vệ và
ngăn chặn cho NCT khỏi các hoạt động gây nguy cơ ngã cao [53].Ngược lại,
nó cũng có thể dẫn đến tác động có hại lâu dài đến thể chất, tinh thần xã hội
của NCT và cuối cùng làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Đặc biệt nó
làm giảm khối lượng cơ, giảm tính linh hoạt [54], giảm sực mạnh cơ bắp [55],
thay đổi dáng đi và tốc độ [56]. Do sự suy giảm nói trên, cảm giác sợ ngã có
thể là yếu tố nguy cơ của ngã lần sau

Hơn nữa, hạn chế hoạt động có thể khiến người lớn tuổi giảm hoạt động
thể chất của họ [46],[57]và các hoạt động hàng ngày.


13

Bên cạnh những hậu quả nói trên, cảm giác sợ ngã cũng ảnh hưởng đến
tâm lý xã hội của NCT. Thứ nhất, do cảm giác sợ ngã, người cao tuổi phải
giảm bớt đi lại; làm cho họ cảm thấy an toàn hơn khi ở nhà và ngoài cộng
đồng. Họ từ chối tham gia vào bất kỳ hoạt động và điều này có thể dẫn đến sự
cô lập xã hội (social isolation) [51]. Thứ hai, một nghiên cứu của Dias và
cộng sự cho thấy cảm giác sợ ngã có thể dẫn đến trầm cảm và lo âu bởi vì họ
mất tự tin và làm tăng cô lập xã hội (social isolation) [58]. Và cuối cùng, do
giảm tương tác xã hội, tăng nguy cơ trầm cảm và lo âu, cảm giác sợ ngã có
thể dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống của NCT [55],[59].
1.2.5. Các yếu tố liên quan đến cảm giác sợ ngã ở người cao tuổi
1.2.5.1. Yếu tố nhân khẩu học
Nói chung, sợ ngã có mối liên quan đến tuổi tăng [60],[53]. Ngoài ra,
phụ nữ thường có xu hướng sợ ngã cao hơn so với nam giới [61].
1.2.5.2. Tiền sử ngã
Cảm giác sợ ngã có liên quan trực tiếp đến người có tiền sử bị ngã trước
đó. Nghiên cứu của Fletcher và Hirdes 2004 trên 2304 người trung niên cho
thấy, có 41,2% đã bị hạn chế các hoạt động vì họ có cảm giác sợ ngã [61].
1.2.5.3. Sức khỏe về thể chất
Tình trạng sức khỏe có sự liên quan đáng kể với sợ ngã [61],[52]. Ví cụ,
Cumming đã nghiên cứu trên 1 năm với những người cao tuổi đã được nằm
viện. họ thấy rằng những người có khả năng tự hoạt động thấp có xu hướng
giảm tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống [52]. Ngoài ra, trong nghiên
cứu của Fletcher và Hỉrdes. Sức khỏe kém là một yếu tố nguy cơ làm hạn chế
các hoạt động dẫn đến chứng sợ ngã [61].



×