Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Châu văn uyên tỉnh lạng sơn nửa đầu thế kỉ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––

NGUYỄN VĂN ĐẬM

CHÂU VĂN UYÊN TỈNH LẠNG SƠN
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––

NGUYỄN VĂN ĐẬM

CHÂU VĂN UYÊN TỈNH LẠNG SƠN
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀM THỊ UYÊN

THÁI NGUYÊN - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liê ̣u, kế t quả
nghiên cứu trong luâ ̣n văn là trung thực.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Đậm

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đàm Thị Uyên đã tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thiện công trình này.
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên,
Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử, khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thư viện tỉnh Lạng Sơn, Sở văn hóa tỉnh Lạng
Sơn, Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn, Ủy ban nhân dân huyện
Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, Ủy ban nhân dân huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn, Phòng
văn hóa huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn, Phòng văn hóa huyện Văn Lãng tỉnh Lạng
Sơn, đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Đậm


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................. iv
Danh mục các bảng ........................................................................................................ v
Danh mục các biểu đồ ................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................................................5
5.1. Nguồn tư liệu...................................................................................................................................5
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................................................5
7. Bố cục luận văn ..................................................................................................................................6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÂU VĂN UYÊN TỈNH LẠNG SƠN .........................................11
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ..................................................................................................11
1.2. Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính của châu Văn Uyên qua các thời kỳ lịch sử ............15
1.3. Nguồn gốc dân cư .........................................................................................................................17
1.3.1. Dân tộc Nùng .............................................................................................................................19
1.3.2. Dân tộc Tày ................................................................................................................................20
1.3.3. Dân tộc Kinh ..............................................................................................................................22
1.3.4. Dân tộc Hoa................................................................................................................................23
Chương 2: SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CHÂU VĂN UYÊN TỈNH LẠNG SƠN NỬA ĐẦU THẾ KỈ
XIX ......................................................................................................................................................25
2.1. Ruộng đất châu Văn Uyên qua tư liệu địa bạ Gia Long 4 (1804) .................................................25

2.1.1. Tình hình sở hữu ruộng đất tư ....................................................................................................27
2.2. Văn Uyên qua tư liệu địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .....................................................................35
2.2.1. Tình hình ruộng đất châu Văn Uyên qua địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ....................................35
2.2.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư ....................................................................................................37
2.3. So sánh tình hình ruộng đất huyện Văn Uyên nửa đầu thế kỉ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805)
và địa bạ năm Minh Mệnh 21 (1840) ...................................................................................................43
Chương 3: VĂN HÓA CỦA CHÂU VĂN UYÊN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ..............................51
3.1. Làng bản, nhà cửa .........................................................................................................................53

iii


Làng bản ...............................................................................................................................................53
3.2. Gia đình và dòng họ ......................................................................................................................57
3.3. Ăn uống .........................................................................................................................................59
3.4. Trang phục ....................................................................................................................................61
3.5. Tín ngưỡng, tôn giáo .....................................................................................................................63
3.7. Các ngày tết và lễ hội truyền thống ...............................................................................................73
3.8. Ngôn ngữ, văn học và tri thức dân gian ........................................................................................75
KẾT LUẬN .........................................................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................84

PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP


: Đại học Sư phạm

GD

: Giáo dục

GS

: Giáo sư

KHXH

: Khoa học Xã hội

M.s.th.t

: Mẫu, sào, thước, tấc

Nxb

: Nhà xuất bản

PGS

: Phó giáo sư

TCN

: Trước Công nguyên


TLĐD

: Tư liệu điền dã

Tr

: Trang

TS

: Tiến sĩ

TTLTQG I

: Trung tâm lưu trữ Quốc gia I

Ví dụ

: 10 mẫu 1 sào 3 thước 5 tấc sẽ được viết tắt là 10.1.3.5

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các dân tộc thuộc châu Văn Uyên .............................................................. 18
Bảng 2.1: Thống kê ruộng đất châu Văn Uyên năm Gia Long 4 (1805).....................26
Bảng 2.2: Quy mô sở hữu ruộng đất ............................................................................27
Bảng 2.3: Bình quân sở hữu chủ và bình quân thửa năm Gia Long (1805) ...............29
Bảng 2.4: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân (1805) ........................................30
Bảng 2.5: Quy mô sở hữu ruộng đất theo các nhóm họ năm (1805) ........................... 32

Bảng 2.6: Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc (1805)..................................33
Bảng 2.7: Quy mô sở hữu ruộng đất của các chức sắc ................................................34
Bảng 2.8: Tình hình ruộng đất châu Văn Uyên năm Minh Mệnh 21 (1840) ..............35
Bảng 2.9: Quy mô sở hữu ruộng đất ............................................................................37
Bảng 2.10: Bình quân số chủ và bình quân thửa năm Minh Mệnh 1840 ....................38
Bảng 2.11: Quy mô sở hữu ruộng đất theo các nhóm họ ............................................40
Bảng 2.12: Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc (1840)................................ 41
Bảng 2.13: Quy mô sở hữu ruộng đất của chức sắc thời Minh Mệnh (1840) .............42
Bảng 2.14: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất ở hai thời điểm lịch sử 1805 và 1840 ......43
Bảng 2.15: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất ở hai thời điểm lịch sử 1805 và 1840 ......44
Bảng 2.16: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất của các nhóm họ .................................47
Bảng 2.17: So sánh tình hình sở hữu của các chức sắc ...............................................49
Bảng 2.18: So sánh tình hình sở hữu của các chức sắc ...............................................49
Bảng 3.1: Thành phần dân tộc theo xã ....................................................................... .51
Bảng 3.2: Thống kê tỉ lệ các dân tộc chủ yếu theo xã ............................................... .52

v


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Quy mô sở hữu ruộng tư của châu Văn Uyên năm 1805 ........................28
Biểu đồ 2.2: Quy mô sở hữu ruộng tư của châu Văn Uyên năm 1840 ........................37
Biểu đô 2.3: Quy mô sở hữu ruộng đất của Văn Uyên tại thời điểm 1805 và 1840 ...45

vi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới phía Đông Bắc của tổ quốc Việt

Nam, là địa bàn sinh sống của 7 dân tộc anh em: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán
Chay, H’Mông. Ngay từ thời nguyên thủy, Lạng Sơn đã là địa bàn cư trú của người
Việt cổ với bằng chứng là các di chỉ từ thời đồ đá được tìm thấy ở các hang động
Thẩm Hai, Thẩm Khuyên… đã phản ánh nền văn minh sơ khai của người Việt cổ với
văn hóa Bắc Sơn, Mai Pha nổi tiếng.
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, trên
mảnh đất phên dậu, địa đầu của tổ quốc có ải Pha Lũy, ải Chi Lăng ghi dấu ấn lịch
sử. Các thế hệ nhân dân các dân tộc Lạng Sơn không ngừng đứng lên kề vai sát
cánh cùng quân dân cả nước đánh bại những cuộc xâm lăng của các thế lực
phương Bắc, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, dân tộc, giữ yên bờ cõi Đông
Bắc của Tổ quốc.
Văn Uyên là một châu miền núi biên giới phía Bắc có vị trí chiến lược quan
trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng của tỉnh Lạng Sơn và cả nước. Đây là
địa danh lịch sử có từ lâu đời, là cửa ngõ thông thương giữa nước ta và Trung Quốc.
Vì vậy, Văn Uyên sớm trở thành nơi giao lưu kinh tế, thương mại và hoạt động đối
ngoại của tỉnh Lạng Sơn. Dưới thời Nguyễn, châu Văn Uyên cùng với Ôn Châu, Thất
Tuyền, Lộc Bình, Thoát Lãng, Yên Bác, Văn Quan hợp thành 7 châu của tỉnh Lạng
Sơn với tỉnh lị là phủ Trường Khánh. Ngày 16 tháng 12 năm 1964, Thủ tướng chính
phủ ra quyết định hợp nhất hai huyện Văn Uyên và Thoát Lãng thành huyện Văn
Lãng. Ngày 10-6-1981, Hội đồng Chính phủ ban hành nghị quyết tách thị trấn Đồng
Đăng và các xã Song Giáp, Thụy Hùng, Hồng Phong, Bảo Lâm, Phú Xá, Bình Trung
sáp nhập vào huyện Lộc Bình. Vì vậy, châu Văn Uyên nửa đầu thế kỉ XIX nay thuộc
địa giới hành chính của huyện Văn Lãng và huyện Cao Lộc.
Ngày nay, để đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước theo xu hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh” với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đây là sự
nghiệp của toàn xã hội trong đó có đóng góp không nhỏ của nhân dân các dân tộc

1



những huyện miền núi như Văn Lãng, Cao Lộc vào sự nghiệp phát triển chung
của đất nước.
Hiểu về Văn Uyên xưa nói riêng và Lạng Sơn nói chung để có những bước đi
đúng đắn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước ngày càng tươi
đẹp, xứng đáng là vùng đất địa đầu, là cửa ngõ của Tổ quốc.
Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Châu Văn Uyên tỉnh Lạng Sơn nửa
đầu thế kỉ XIX” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Một số công trình nghiên cứu có nội dung liên quan ít nhiều đến đề tài, có thể
kể đến như sau:
Tác phẩm “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX” của tác
giả Vũ Huy Phúc, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản năm 1979. Tác
giả đã hệ thống hóa những chính sách lớn về ruộng đất của nhà Nguyễn, các thiết chế
và cơ cấu ruộng đất được hình thành từ chính sách đó, đồng thời nêu ra những tác
động và hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch sử. Nội dung của tác phẩm
không trực tiếp đề cập đến châu Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn nhưng đây là một trong
những tài liệu quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu về chế độ ruộng đất của Việt Nam
trong nửa đầu thế kỉ XIX.
Trong cuốn “Dân tộc Nùng ở Việt Nam” của Hoàng Nam, Nxb Văn hóa dân
tộc, Hà Nội, xuất bản năm 1992. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến những kinh
nghiệm trong sản và xuất, đời sống văn hóa vật chất và tinh thần, với những nghi lễ
trong tang ma, cưới gả cũng như các phong tục tập quán từ xa xưa của đồng bào
Nùng nói chung. Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể về văn hóa của dân tộc
Nùng ở Văn Uyên tỉnh Lạng Sơn.
Tác phẩm “ Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, Nxb Giáo dục 1997. Nội
dung đã đề cập đến các yếu tố văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của các dân tộc
trên đất nước ta theo nhóm ngôn ngữ, trong đó có nhóm ngôn ngữ của các dân tộc
Nùng, Tày, Kinh, Dao.
Cũng nghiên cứu vấn đề ruộng đất thông qua tài liệu địa bạ có tác phẩm “Tình

hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn” do Trương

2


Hữu Quýnh và Đỗ Bang chủ biên, Nxb Thuận Hóa, Huế 1997. Tác phẩm đã nghiên
cứu một cách cụ thể về các chính sách ruộng đất và nông nghiệp triều Nguyễn. Cuốn
sách là tài liệu tham khảo quý, làm cơ sở để chúng tôi tìm hiểu về tình hình ruộng đất
và đời sống của châu Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn.
Cuốn“Địa chí Lạng Sơn”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, xuất bản năm
1999. Cuốn sách đã trình bày cụ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội của cả tỉnh Lạng Sơn
cũng như các huyện trên địa bàn tỉnh.
Cuốn “Thổ Ty Lạng Sơn trong lịch sử” của tác giả Nguyễn Quang Huynh, do Nxb
Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2011, đã khái quát về chế độ thổ ty trong lịch sử, vai trò,
vị trí của các dòng họ phiên thần, thổ ty ở Lạng Sơn đối với quê hương, đất nước.
Cuốn sách “Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày - Nùng - Dao Lạng Sơn” của
tác giả Nông Thị Nhình, Nxb Văn hóa dân tộc, năm 2000. Tác phẩm đã khái quát
những giá trị âm nhạc dân gian trong văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, Dao. Trong
đó, tác phẩm đặc biệt đề cập đến văn hóa múa, hát Then cũng như vị trí của Then
trong đời sống tâm linh của cư dân Tày Nùng ở Lạng Sơn.
Tác phẩm “Tổng tập dư địa chí Việt Nam” tập 3, phần Địa phương chí, NXb
Thanh Niên 2012 đã trình bày cụ thể về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội của các địa phương trong cả nước trong đó có châu Văn Uyên tỉnh Lạng Sơn.
Luận văn thạc sĩ “Châu Thoát Lãng tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX” của tác
giả Phùng Hoàng Đông, bảo vệ tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm 2015. Luận
văn đã trình bày đặc điểm tự nhiên, thành phần dân tộc, tình hình ruộng đất, sự phát
triển kinh tế, đặc điểm văn hóa của châu Thoát Lãng, một huyện giáp ranh của châu
Văn Uyên thời điểm nủa đầu thế kỉ XIX.
Các công trình trên hầu hết chỉ đề cập đến một khía cạnh hay vấn đề có liên
quan đến châu Văn Uyên (nay là một phần địa giới của huyện Văn Lãng và một phần

địa giới của huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn) mà chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách toàn diện về châu Văn Uyên trong suốt tiến trình lịch sử cũng như trong
một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tuy nhiên, chúng tôi luôn coi thành quả của các nhà

3


nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi mở quý báu, tạo điều kiện để chúng tôi thực
hiện đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này tác giả muốn góp tìm hiểu về một thời kỳ lịch sử của châu
Văn Uyên một cách chân thực và khoa học. Trong đó, tác giả tập trung làm rõ hơn về
tình hình sở hữu ruộng đất và văn hóa của châu Văn Uyên tỉnh Lạng Sơn trong giai
đoạn lịch sử nửa đầu thế kỉ XIX.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tình hình ruộng đất,
kinh tế, đời sống văn hóa của cư dân châu Văn Uyên tỉnh Lạng Sơn (trong đó tập
trung vào nghiên cứu văn hóa của các dân tộc tiêu biểu của vùng đất này là dân tộc
Tày và Nùng).
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư,
đặc điểm kinh tế - xã hội của châu Văn Uyên trong quá khứ và hiện tại. Nội dung
chính cần làm rõ là tình hình sở hữu ruộng đất và một số yếu tố văn hóa của các tộc
người chủ yếu ở châu Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX.
- Phạm vi thời gian: Nửa đầu thế kỉ XIX.
- Phạm vi không gian: Châu Văn Uyên theo địa giới lãnh thổ nửa đầu thế kỉ
XIX với 7 tổng 31 xã. Cụ thể : Tổng Vĩnh Dật có 5 xã :Vĩnh Dật, Hoa Giáp, Thượng
Hạ Lũng, Đồng Đăng, Châu Quyển; Tổng Uyên Cốt có 4 xã: Uyên Cốt, Điền Phong,
Tiền Hội, Bảo Lâm; Tổng Hành Lư có 4 xã: Hành Lư, Thanh Mật, Thủy Loan,

Thượng Cầm; Tổng Dã Nham có 4 xã: Dã Nham, Bằng Nhung, Kim Cúc, Trực Tầm;
Tổng Quang Bí có 7 xã: Quang Bí, Xuân Quang, Tuyền Hữu, Bằng Đãng, Quảng
Mạc, Hà Quảng, Yên Việt; Tổng Nhân Lý có 5 xã: Nhân Lý, Thanh Loan, Quân Lao,
Thám Xuân, Hùng Thắng; Tổng Hóa Nhân có 2 xã: Hóa Nhân, Dưỡng Mông.

4


5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
- Nguồn tư liệu chung: Bao gồm một số sách và địa chí cổ: Đồng Khánh địa
dư chí, Đồng Khánh sắc chế ngự lãm, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí,
Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Các sách chuyên khảo và các bài viết
đề cập đến lịch sử, văn hóa người Tày, Nùng, Kinh…của các cơ quan nghiên cứu
và các nhà khoa học.
- Nguồn tư liệu địa phương: Các bài bia ký, hương ước, gia phả của các dòng
họ. Các tư liệu văn học dân gian, tri thức dân gian….của các dân tộc ở Văn Uyên.
Trong đó, có cuốn gia phả của dòng họ Nguyễn Đình tại thôn Tà Lài xã Tân Mỹ
huyện Văn Lãng.
- Nguồn tư liệu lưu trữ : Luận văn sử dụng 25 đơn vị địa bạ, trong đó có 15

đơn vị địa bạ niên đại Gia Long 4 (1805) và 10 đơn vị địa bạ có niên đại Minh Mệnh
21 (1840). Các bản địa bạ đều là bản chính hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc
gia I Hà Nội. Qua sưu tầm, tất cả các xã của châu Văn Uyên đều có địa bạ, đó là cơ sở để
cho chúng tôi khôi phục lại tổ chức làng xã, kết cấu kinh tế,xã hội, đặc điểm văn hóa của
châu Văn Uyên tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX.
5.2.Phương pháp nghiên cứu
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi vận dụng phương pháp lịch
sử, phương pháp logic để tái hiện quá khứ thông qua tư liệu, đồng thời nhìn


nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan.
Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp liên ngành như phương pháp hồi cố,
phương pháp so sánh, thống kê, phương pháp điền dã, phương pháp miêu tả. Chúng
tôi đặt việc nghiên cứu châu Văn Uyên (Lạng Sơn) trong mối quan hệ với lịch sử dân
tộc nửa đầu thế kỷ XIX để thấy được tác động, ảnh hưởng giữa lịch sử địa phương
với lịch sử dân tộc.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu lịch sử đầu tiên về châu Văn Uyên trong
giai đoạn lịch sử trung đại của Việt Nam.

5


Lần đầu tiên công bố 25 tập địa bạ của châu Văn Uyên được khai thác tại
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội. Trên cơ sở khai thác hầu hết các thông tin trên
các địa bạ đó, so sánh đối chiếu về ruộng đất công, tư qua hai thời điểm năm 1805 và
năm 1840, từ đó rút ra một số nhận xét bước đầu về tình hình văn hóa - kinh tế - xã
hội và ruộng đất của Văn Uyên nửa đầu thế kỷ XIX.
Dựa trên những tài liệu khoa học, đề tài sẽ phân tích làm rõ tình hình kinh tế văn hóa - xã hội của châu Văn Uyên tỉnh Lạng sơn thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX,
cung cấp cho người đọc cái nhìn khoa học hơn về giá trị kinh tế, văn hóa truyền
thống của nhân dân các dân tộc nơi đây.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được xây
dựng thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về châu Văn Uyên Tỉnh Lạng Sơn.
Chương 2: Sở hữu ruộng đất của châu Văn Uyên tỉnh Lạng sơn nửa đầu
thế kỉ XIX.
Chương 3: Văn hóa của châu Văn Uyên nửa đầu thế kỉ XIX.

6



BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LẠNG SƠN

(Nguồn: Địa chí Lạng Sơn)

7


CHÂU VĂN UYÊN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

8


BẢN ĐỒ TỈNH LẠNG SƠN

Tỉnh Lạng Sơn - Province de Lạng Sơn - The province of Lạng Sơn

Nguồn: Đồng Khánh địa dư chí

9


BẢN ĐỒ CHÂU VĂN UYÊN

Châu Văn Uyên – District montagneux de Văn Uyên - The upland district of Văn Uyên

Nguồn: Đồng Khánh địa dư chí

10



Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CHÂU VĂN UYÊN TỈNH LẠNG SƠN
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Châu Văn Uyên nửa đầu thế kỉ XIX nay thuộc một phần địa giới hành chính
của các huyện Văn Lãng, Cao Lộc của tỉnh Lạng Sơn. Đây là một châu vùng cao
biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn. Theo vị trí các xã, châu Văn Uyên xưa
nằm trong tọa độ từ 21 đến 22 vĩ Bắc và trong khoảng 106 đến 107 độ kinh Đông,
châu lỵ là Đồng Đăng cách thành phố Lạng Sơn 15km về phía Đông Nam. Châu
Văn Uyên phía Đông giáp huyện Cao Lộc, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Thoát
Lãng và huyện Văn Quan, phía Nam giáp thành phố Lạng Sơn, phía Bắc giáp thị xã
Bằng Tường ,tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đường biên giới với Trung Quốc qua 4
xã là Tân Thanh, Tân Mỹ, Đồng Đăng, Bảo Lâm.
Đồng Đăng là châu lỵ của Văn Uyên xưa. Sách “ Đồng Khánh sắc chế ngự
lãm” bản phiên âm ghi rõ “Văn Uyên châu tại tỉnh thành Tây Bắc, châu lỵ nguyên
thiết tại Đồng Đăng phố tự lai bị phỉ vị kinh thiết chí” [73, tr.37].
Sách “Đại Nam nhất thống chí” phần ghi về châu Văn Uyên cũng ghi về vị
trí của châu Văn Uyên “ Từ phía Đông đến phía Tây cách nhau 51 dặm, từ phía
Nam đến phía Bắc cách nhau 70 dặm. Phía Đông đến địa giới châu Ôn 18 dặm;
phía Tây đến địa giới châu Cảm Hóa tỉnh Thái Nguyên 20 dặm; phía Nam đến địa
giới huyện Hữu Lũng tỉnh Bắc Ninh 8 dặm; phía Bắc đến ải Nam Quan châu Bằng
Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh 62 dặm”. [43, tr 1586].
Sách “Đồng Khánh sắc chế ngự lãm” trong phần cương giới cũng miêu tả
chi tiết về vị trí xưa của Văn Uyên “Nam giáp Văn Quan giới, Bắc giáp Thanh
quốc Bằng Tường châu giới, Đông giáp Ôn Châu, Thoát Lãng châu giới, Tây giáp
Thái Nguyên tỉnh, Võ Nhai huyện, Bạch Thông châu giới”. [73, tr.37].
Văn Uyên nằm gọn trong vùng máng trũng Cao - Lạng, thuộc khu vực đông
bắc Bắc Bộ. Về cơ bản Văn Uyên là vùng núi thấp với một dải tương đối bằng
theo thung lũng sông Kỳ Cùng. Địa hình đứt gãy Cao - Lạng có tác động lớn đến


11


địa hình của châu Văn Uyên, tạo thành thung lũng sông Kỳ Cùng. Lịch sử địa chất
- kiến tạo nói trên đã tạo ra trong phạm vi Văn Uyên những kiểu địa hình như: Núi
thấp, đồi, thung lũng, bồn địa và địa hình núi đá vôi cácxtơ, trong đó địa hình núi
đá vôi chiếm ưu thế. Núi thấp và cao không quá 1000m, nằm rải rác nhưng có
phần tập trung hơn về phía Tây Nam. Có hai ngọn núi là Khau Kép cao 811m và
Gia Mực 708m nằm ở phía Đông Bắc thị trấn Đồng Đăng, như là vọng gác cửa
khẩu phía Bắc quan trọng nhất của Tổ quốc .
Địa hình cácxtơ còn tạo nên nhiều loại địa hình như vòm cuốn, hang động
lớn, có khi có cả sông ngầm. Tại xã Tân Mỹ (thuộc châuVăn Uyên) có những
hang động cổ ở núi Tà Lài nổi tiếng với những hình thù thú vị. Ngày nay, đã tìm
thấy các mỏ bôxít ở phía Tây Bắc và Đông Nam Đồng Đăng, mỏ bôxít để sản xuất
xi măng ở Tà Lài.
Trải qua quá trình phong hóa và tác động của sinh học tại chỗ mà Văn Uyên
có nhiều loại đất. Đất ferarit đỏ vàng hình thành trên đá riôlít, nhiều thạch anh,
có thành phần cơ giới thô, giữ nước kém. Đất ferarit đỏ vàng hình thành trên đá
diệp thạch, có nhiều sét, ít thạch anh nên đất mịn và giữ nước tốt hơn. Đất
ferarit đỏ thẫm hoặc nâu đỏ được hình thành trên đá mac ma bazơ, đất này chứa
nhiều bazơ nên phì nhiêu, tơi xốp, thoáng khí, thấm nước tốt. Những loại đất
đồi này chủ yếu thích hợp để trồng các cây lâu năm như quế, hồi… Một số xã
có thể trồng cây ăn quả trong đó có sản phẩm hồng không hạt ở Bảo Lâm, Tân
Mỹ, Hoàng Văn Thụ… Ngoài ra, dọc các thung lũng sông suối ở Văn Uyên
cũng có loại đất phù sa tích tụ với độ phì nhiêu khá, thích hợp cho cư dân ở đây
canh tác lúa nước và các hoạt động kinh tế nông nghiệp khác.
Văn Uyên có khí hậu nhiệt đới và Á nhiệt đới gió mùa. Khí hậu ở đây có
hai đặc điểm cơ bản, một là có một mùa đông rét với nhiệt độ trung bình tháng
mười là 150C, nghĩa là thấp hơn các tháng mùa đông của các vùng phía Nam của

tỉnh 2-30C, hai là mùa mưa ngắn và ít mưa hơn ở các nơi khác, lượng mưa trung
bình hàng năm thường dưới 1500mm.

12


Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, Văn Uyên có nhiệt độ trung bình năm trên
210C, có hai mùa lạnh, khô và nóng ẩm rõ rệt. Do đặc điểm vị trí địa lý nên Văn
Uyên bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc sớm và mạnh nhất, gió mùa đông nam
và bão đi vào khó khăn hơn vì bị cánh cung Bắc Sơn cản trở. Thời gian có nhiệt
độ trung bình dưới 200C, là các tháng từ tháng 11 đến tháng 3, trong đó có ba
tháng lạnh nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ trung bình thường dưới
150C, ban đêm còn xuống thấp đến dưới 00C. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 250C,
từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa mưa, tháng 7, tháng 8 có mưa lớn nhất. Giữa hai
mùa lạnh khô và nóng ẩm là hai tháng chuyển tiếp có thời tiết dễ chịu là tháng 4
và tháng 10 hàng năm.
Văn Uyên có hai hệ thống sông chính là Kỳ Cùng và Bắc Giang. Sông Kỳ
Cùng chảy qua địa phận của châu Văn Uyên theo hướng Nam - Tây Nam rồi đổ
về hướng bắc. Sông Kỳ Cùng cũng chính là ranh giới tự nhiên của các huyện Cao
Lộc, Văn Quan và Văn Lãng ngày nay.
Sách “Đồng Khánh địa dư chí” cũng có ghi chép về sông Kỳ Cùng “ Sông
chảy ở chỗ tiếp giáp tổng Trừ Trĩ châu Thoát Lãng, đổ vào châu hạt ở hai xã Văn
Giáp và Trung Giáp, rồi lại chảy qua địa phận tổng Phú Xá, Chu Túc huyện Văn
Quan. Dòng sông quanh co rồi lại chảy vào châu hạt tại xã Thám Xuân, chảy qua
châu Thoát Lãng, đổ vào sông Bác Đức. Một nhánh khác từ chỗ giáp giới tổng
Tân Tri huyện Võ Nhai tỉnh Thái nguyên chảy vào châu hạt chảy qua các xã Quy
Hậu, Xuân Dục tổng Hóa Nhân, các xã Bác Viên, An Lỗ tổng An Hùng, rồi chảy
đến huyện Văn Quan đổ vào sông Vân Mạc. Một nhánh từ chỗ giáp địa giới phố
Ngân Sơn tỉnh Thái Nguyên chảy vào châu hạt ở xã Xuân Viện tổng An Hùng,
chảy đến huyện Văn Quan hợp dòng với sông Vân Mạc” [64, tr.612].

Ngoài hệ thống sông Kỳ Cùng là hai con sông nhỏ là sông Kim Cúc và
sông Uy Mãnh. Sông Kim Cúc “ Ở phía Tây châu Văn Uyên 52 dặm. Đầu nguồn
từ khe Huân Phong huyện Văn Quan đến, chảy quanh co 38 dặm, đến xã Kim Cúc
huyện Văn Uyên, lại hợp với khe nhỏ Địa Linh huyện Văn Quan chảy 30 dặm rồi
đổ vào sông Bác Lãng” [43, tr.1593]. Sông Uy Mãnh “ Ở phía Tây Bắc huyện lỵ
Văn Quan 90 dặm, đầu nguồn từ xã Kim Lộ huyện Cảm Hóa tỉnh Thái Nguyên,

13


chảy 34 dặm đến châu Văn Uyên, nhận nước hai khe đèo Hàn và đèo Kì chảy suốt
từ 48 dặm đến nhập vào rồi chảy hai dặm nữa đến địa giới xã Vân Mạc huyện
Văn Quan lại chảy sáu dặm nữa thành sông Uy Mãnh, nhận nước từ hai khe Bình
Gia và Lãng Dương, chảy 47 dặm, hợp lưu với sông Bác Đức” [43, tr.1593].
Có bốn con suối chính là: Tân Mỹ, Khuổi Shin, Khuổi Rào, Thanh Long.
Hai bên bờ sông suối là những cánh đồng nhỏ, độ cao từ 3 - 10m so với mặt
nước, có thể đặt các cọn nước . Ngoài các hệ thống sông suối ra, trên địa bàn
châu Văn Uyên xưa còn có các hồ, đập lớn, nhỏ như: Nà Pàn (Hoàng Văn Thụ);
Kéo Páng (Nhạc Kỳ); Nà Piya (Tân Việt)…có khả năng phục vụ nước tưới cho
sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do đặc điểm về địa hình, mật độ sông ngòi ít,
cùng với đó là sự tương phản của mùa mưa khô kéo dài và mùa mưa tập trung
dẫn đến tình trạng lưu lượng dòng chảy giữa mùa lũ và mùa khô chênh lệch lớn.
Lưu lượng mùa khô chỉ chiếm 10 - 20% lưu lượng năm, trong khi đó mùa mưa
thì lũ lại dâng cao đột ngột, ảnh hưởng tới giao thông và phá hoại mùa màng, nhà
cửa của cư dân. Tính chất dòng chảy như vậy gây khó khăn cho sử dụng nguồn
nước về mặt kinh tế.
Văn Uyên là châu huyện miền núi, địa hình phức tạp, không thuận lợi cho
phát triển mạng lưới giao thông. Tuy vậy, do vị trí và vai trò quan trọng của Văn
Uyên, là cửa ngõ phía Bắc thông thương với Trung Quốc, nên Văn Uyên đã có
mạng lưới các đường giao thông tương đối dày đặc. Sách Đồng Khánh sắc chế

ngự lãm trong phần “Trình lộ” có ghi chép khá tỉ mỉ về tình hình giao thông của
châu Văn Uyên như sau:
“Một đường dịch lộ theo hướng Tây Bắc từ xã Hoàng Đồng châu Thoát
Lãng vào địa phận xã Châu Quyển, qua châu lỵ Đồng Đăng, qua Lạng Uyên trạm,
giáp Thoát Lãng châu phận nhị thập …Bắc giáp Thanh quốc Nam quan thập lý.
Một đường từ châu lỵ Đồng Đăng tới Du Thôn tấn, đi khoảng nửa ngày.
Một đường nhỏ bắt đầu từ châu lỵ Đồng Đăng tới Hạ Lũng qua huyện Văn
Quan, vào địa phận Văn Uyên ở Kim Cúc bảo, tổng Dã Nham qua tổng Quang Bí,
giáp địa giới châu Ôn, hành trình một ngày rưỡi.

14


Một đường nhỏ từ châu lỵ Đồng Đăng qua tổng Hoành Lư tới Thanh Mật,
giáp Thanh quốc, hành trình một ngày.
Một đường nhỏ từ Đức Hinh phố qua huyện Văn Quan, tới An Hùng, Hóa
Nhân, giáp địa giới Thái Nguyên, hành trình hai ngày rưỡi” [73, tr.41].
Các tuyến đường này giữ vai trò quan trọng trong việc thông thương đi lại
của cư dân Văn Uyên với các địa phương lân cận, cũng như buôn bán trao đổi
hàng hóa, tiếp xúc và giao lưu văn hóa của nước ta với Trung Quốc.
Ngày nay, trong địa giới Văn Uyên cũ, có mạng lưới giao thông khá thuận
tiện cho việc giao lưu buôn bán và mở mang phát triển kinh tế: đường ra cửa khẩu
Tân Thanh dài 4,5 km. Quốc lộ 1A nối với Lạng Sơn với Đồng Đăng qua địa phận
xã Phú Xá dài 15km. Quốc lộ 1B là huyết mạch giao thông quan trọng nối liền
Văn Quan với Đồng Đăng qua các xã Bình Trung, Hồng Phong. Các tuyến đường
liên xã được quan tâm đầu tư xây dựng, nối Đồng Đăng với các xã lân cận. Giữa
các thôn bản là mạng lưới đường bê tông hóa và đường mòn.
Hệ thống đường sông trên sông Kỳ Cùng cũng là một đầu mối giao thông
quan trọng trong việc giao lưu hàng hóa giữa các xã dọc triền sông với thị trấn Na
Sầm của Văn Lãng, tới tận Long Châu (Trung Quốc).

1.2. Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính của châu Văn Uyên
qua các thời kỳ lịch sử
Lạng Sơn xưa thời Hùng Vương nằm trong bộ Lục Hải, thời thuộc Hán là
Giao Chỉ, thuộc Đường là Giao Châu, nhà Đinh chia làm đạo, nhà tiền Lê , nhà Lý
là lộ, đến đầu thời Trần đổi thành Lạng Giang trấn. Một thời gian sau khi lên ngôi,
vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ trong cả nước thành 12 lộ phủ trong đó có tên Lạng
Châu tức Lạng Sơn. Dưới thời Trần, Lạng Sơn còn gọi là Lạng Giang trấn. Sang
đầu thế kỷ XV, nhà Minh xâm lược và thôn tính nước ta. Tháng 6 năm 1407, nhà
Minh lập ra 15 phủ gồm 36 châu, 181 huyện, 5 châu trực thuộc thẳng vào quận
gồm 29 huyện, Lạng Sơn lúc đó có tên là Phủ Sách.
Sau chiến thắng chống quân Minh xâm lược, Lê Lợi lên ngôi, lập ra triều
Lê. Vào năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), Lê Thái Tổ chia cả nước thành 5 đạo:

15


Tây đạo, Đông đạo, Bắc đạo, Nam đạo và Hải Tây đạo, trấn Lạng Sơn là đơn vị
hành chính thuộc Bắc đạo. Năm 1466 thời vua Lê Thánh Tông đặt là Lạng Sơn
thừa tuyên, lĩnh một phủ là Trường Khánh, 7 châu là Thất Nguyên, Văn Uyên,
Văn Lan, Ôn Châu, Thoát Lãng, Lộc Bình và An Bác.
Thời Nguyễn một lần nữa các địa danh, địa giới lại được thay đổi. Năm
Minh Mệnh thứ 12 (1831) gọi trấn Lạng Sơn thành tỉnh Lạng Sơn. Sách Đại
Nam thực lục, Chính biên Đệ Nhị kỷ ghi rõ “Tân Mão, năm Minh Mệnh thứ
12 [1831] mùa Đông, tháng Mười, ngày mồng 1 làm Lễ Đông hưởng” [47,
tr.243]. Với sự kiện này triều đình phong kiến nhà Nguyễn chia định lại địa hạt
phía Bắc, đặt thành 18 tỉnh từ Quảng Trị trở ra, trong đó, có tỉnh Lạng Sơn.
Khi thành lập tỉnh, Lạng Sơn bao gồm 1 phủ là Trường Khánh; 7 châu là:
Ôn Châu, Thất Tuyền, Lộc Bình, Thoát Lãng, Yên Bác, Văn Quan và Văn Uyên.
Địa danh “châu Văn” tức Văn Uyên được nhắc tới từ thời Lý, như ghi
chép trong Đại Nam nhất thống chí “Châu Văn tức Văn Uyên được đặt từ thời

Lý” [40, tr.58]. Trong “Ức trai dư địa chí” Nguyễn Trãi cũng viết “Văn Uyên có
đồng bạc, Thoát Lãng có voi trắng khi nào có lệnh thì tiến dâng” [39, tr.55]. Từ
những cứ liệu trên có thể thể thấy địa danh Văn Uyên đã được ghi chép trong sử
sách từ rất sớm.
Năm 1836, Minh Mệnh lại cắt 4 châu, huyện phía Bắc sông Kỳ Cùng là
châu Văn Uyên, huyện Văn Quan, huyện Thất Khê, châu Thoát Lãng thành lập
phủ mới là phủ Tràng Định. Từ 1836, Lạng Sơn chính thức có 2 phủ là phủ Tràng
Khánh, phủ Tràng Định cùng 7 châu, huyện. Cơ cấu tổ chức hành chính này được
duy trì cho đến cuối thế kỷ XIX.
Theo sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” (các tỉnh Hà Tĩnh trở
ra) được biên soạn vào giữa đời vua Gia Long (năm 1810 đến 1819) châu Văn
Uyên có 7 tổng: Tổng Vĩnh Dật có 5 xã (Vĩnh Dật, Hoa Giáp, Thượng Hạ Lũng,
Đồng Đăng, Châu Quyển). Tổng Uyên Cốt có 4 xã (Uyên Cốt, Điền Phong, Tiền
Hội, Bảo Lâm). Tổng Hành Lư có 4 xã (Hành Lư, Thanh Mật, Thủy Loan,
Thượng Cầm).Tổng Dã Nham có 4 xã (Dã Nham, Bằng Nhung, Kim Cúc, Trực
Tầm). Tổng Quang Bí có 7 xã (Quang Bí, Xuân Quang, Tuyền Hữu, Bằng Đãng,

16


×