Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

phân tích chiều hướng tv do bệnh tim mạch trong giai đoạn 4 năm 2005 – 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 52 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển như vũ bão của kinh tế, khoa học và xã hội thì
nhân loại cũng phải đối mặt với sự thách thức của gánh nặng bệnh tật như
bệnh tim mạch, ung thư và cả một số bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện. Trong
đó bệnh tim mạch là loại bệnh phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, đồng
thời có tỷ lệ TV cao nhất trong các bệnh. Các bệnh tim mạch chính là
TBMMN, BTTMCB, tâm phế mạn, suy tim, bệnh mạch vành, thấp tim và các
bệnh mạch máu. TBMMN là bệnh lý trầm trọng, tỷ lệ TV cao, để lại di chứng
nặng nề ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh, cũng
như gia đình và xã hội. Các bệnh này gây bệnh cho mọi lứa tuổi với tỷ lệ mắc
cao, cao nhất cho nhóm tuổi trên 70. Vì vậy, bên cạnh những tiến bộ khoa
học trong thăm khám và điều trị được ứng dụng ngày càng rộng rãi, việc đánh
giá lại tình hình bệnh tật và TV là một việc làm hết sức cần thiết. Nó giúp
chúng ta nhìn nhận lại một cách khách quan thực trạng bệnh tật, tử vong với
những vấn đề còn tồn tại; từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra những ý kiến thiết
thực, góp phần vào quá trình không ngừng nâng cao hiệu quả điều trị, hạ thấp
tỷ lệ mắc bệnh và TV, từng bước nâng cao đời sống sức khỏe nhân dân.
Ở Bắc Ninh có rất ít khảo sát đánh giá về loại bệnh TV tim mạch để có
nhìn nhận tổng quan tầm quan trọng của nó, từ đó có phương hướng phòng
chống bệnh tim mạch. Do vậy chúng tôi tiến hành khảo sát TV tim mạch
trong 4 năm tại tỉnh Bắc Ninh (từ năm 2005 đến năm 2008) với mục tiêu:
1. Mô tả tỷ lệ TV do một số bệnh tim mạch trong cộng đồng tỉnh
Bắc Ninh, 2005 – 2008.
2. Phân tích chiều hướng TV do bệnh tim mạch trong giai đoạn 4
năm (2005 – 2008).
2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử thăm dò tim mạch:
Từ thời kỳ Phục Hưng, lịch sử về tim mạch học mới bắt đầu mở ra
những trang đầu tiên: Aegina mới đề cập đến tim mạch, Galen mới nói đến sự


tuần hoàn của máu “máu khi vào thất phải phải đi qua một cái van” [9]. Đến
năm 1625, quan niệm của W.Harvey về máu tuần hoàn mới được chứng
minh và các khái niệm về mao mạch được hình thành. Một loạt các phát
hiện ra đời như: sự phình tách động mạch, còn ống động mạch, lỗ bầu dục
ở vách liên nhĩ, sự đổi màu của máu khi đi qua phổi…Giorgio Baglivi
(Italia) đã phát triển mổ tử thi, mô tả suy tim và vôi hóa màng ngoài tim,
phân biệt cơ vân và cơ trơn. Đặc biệt, Albertim đã cho ra đời cuốn bệnh
tim đầu tiên [9]. Thời kỳ này chưa có những số liệu thống kê chính thức về
bệnh tật và TV tim mạch.
Sang nửa đầu thế kỷ 19, sự ra đời của ống nghe Laenec, Allain Burres
tìm hiểu sinh lý bệnh cơn đau thắt ngực, máy đo huyết áp do Poiseuille… đã
đóng góp hết sức to lớn trong chẩn đoán bệnh tim mạch. Và đặc biệt là những
tiến bộ vượt bậc của loài người trong nửa sau thế kỷ 19, nửa đầu thế kỷ 20:
Marey phát minh ra điện tâm đồ (1876) và được Einthoven hoàn chỉnh
(1903); Xquang được phát minh năm 1895 và ứng dụng vào y học năm 1902;
chụp mạch máu với chất Iod được áp dụng đầu tiên năm 1920 và chụp động
mạch ngoại vi năm 1930; thông tim phát hiện đầu tiên bởi Hales (1796) và
hoàn chỉnh bởi Claude Bernard Forssman; Rousthoi tiến hành thí nghiệm
chụp động mạch vành trên thỏ năm 1933, Radner tiến hành lần đầu tiên trên
người năm 1945 và năm 1959 Sones thực hiện chụp động mạch vành chọn
lọc; siêu âm áp dụng lần đầu tiên trên người năm 1953; ghi hình cộng hưởng
từ (MRI) được mô tả đầu tiên năm 1946 bởi 2 nhà vật lý học và được hệ
thống hóa vào lâm sàng năm 1950 [9].
3
1.2. Bệnh tật và TV tim mạch trong và ngoài nước:
Năm 1988, TCYTTG một lần nữa đưa ra những số liệu khẳng định lại
vị trí nguy hiểm số 1 của bệnh tim mạch, đồng thời có những đánh giá cụ thể
hơn về sự thay đổi tình hình TV do bệnh tim mạch gây ra ở các nhóm nước
khác nhau trên thế giới. Theo TCYTTG, TV do bệnh tim mạch đứng hàng
đầu trên con số TV toàn thế giới, chiếm 23% trong tổng số TV, vượt lên các

nhóm bệnh khác như hô hấp (18%), nhiễm trùng và ký sinh trùng (14%), ung
thư (9%), TV do tai nạn giao thông (6%), thai sản (6%) [8]. Bệnh tim mạch
được xác định là nguyên nhân mắc bệnh và TV quan trọng nhất ở tất cả các
nước đã Công nghiệp hóa và ngày càng phát triển mạnh mẽ ở các nước đang
phát triển [17].
Tính riêng ở các nước phát triển, vị trí số 1 của TV tim mạch ngày càng
nổi bật, chiếm 48% tổng số TV, vượt xa ung thư (19%), các bệnh nhiễm trùng
và ký sinh trùng (18,5%), các bệnh thai sản (18,5%), hô hấp (7,5%), TV do tai
nạn giao thông (7%). Nói cách khác cứ 2 người chết thì có 1 người chết do
bệnh tim mạch [18]. Tuy nhiên, điều đáng mừng là vài chục năm gần đây, ở
nhiều nước phát triển đã thấy con số TV tim mạch có chiều hướng giảm đi rõ
rệt: TV ở nam giới giảm 60% ở Nhật Bản; 50% ở các nước Canada, Úc, Pháp,
Mỹ (ở nữ giới cũng giảm như vậy). Các nước Scandinavian gồm các nước
Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển…(có cùng ngữ hệ Scandinavia), Ailen, Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha chỉ giảm 20 - 25% [20].
Ở các nước đang phát triển hay ở các nước nghèo, tỷ lệ TV tim mạch
chỉ chiếm 16% TV chung, đứng hàng thứ tư sau các bệnh hô hấp (21%),
nhiễm trùng và ký sinh trùng (18%), các bệnh khác (27%) và trên các bệnh do
thai sản (7%), ung thư (6%), tai nạn giao thông (5%) [20]. Nhưng đáng lo
ngại là xu hướng gia tăng của các bệnh tim mạch và gia tăng TV do các bệnh
tim mạch tại các nước này. Cụ thể tại một số nước Đông Âu: TV tim mạch
4
tăng lên 40% ở Hungari, Séc và Slovakia; tăng 60% ở Ba Lan; tăng gần 80%
ở Bungari trong vài chục năm gần đây. Ở Trung Quốc, TV do bệnh tim mạch
ước tính là 86,2 trường hợp/100.000 người năm 1957 thì đến năm 1990 tăng
lên tới 214,3 trường hợp/100.000 người (tức là từ 12,1% tăng lên 35,8% tổng
số TV) [20].
Ở nước ta từ những năm 60, GS Đặng Văn Chung đã cho thấy: tại bệnh
viện Bạch Mai, số mắc bệnh tim mạch là nhiều nhất, trên cả các bệnh phổi và
tiêu hóa nhưng chưa có thống kê đầy đủ trên phạm vi cả nước [7].

Sang những năm 70, theo BS Nguyễn Huy Dung: qua thống kê của các
bệnh viện, các cơ sở phòng khám thì thấy các bệnh tim mạch có xu hướng
ngày càng gia tăng. Ở Hà Nội và Hải Phòng, các bệnh tim mạch đang tăng lên
chiếm hàng đầu trong các bệnh nội khoa (26% - 29%), đứng đầu trong các
nguyên nhân gây TV và số 1 trong các cấp cứu nội khoa [12].
Bệnh tật và TV tim mạch ở nước ta từ cuối những năm 70 – đầu những
năm 80 đến nay vẫn có chiều hướng gia tăng. Số liệu tổng kết của GS Phạm
Gia Khải và cộng sự qua thống kê từ các bệnh viện cho thấy rõ điều đó [14].
Do chiều hướng gia tăng này nên vị trí của bệnh tim mạch so với các bệnh
khác cũng không thay đổi nhiều mặc dù việc ứng dụng các tiến bộ trong thăm
khám và điều trị đã giảm được một số lượng đáng kể TV tim mạch hàng năm,
cũng theo GS Phạm Gia Khải và cộng sự [14]: bệnh tật và TV tim mạch ở
nước ta không nằm ngoài quy luật vận động chung của nhóm nước đang phát
triển. Mặc dù tỉ lệ mắc và TV do các bệnh tim mạch chưa đứng đầu trong các
nguyên nhân gây TV như ở các nước phát triển nhưng lại có xu hướng gia
tăng trong những thập niên gần đây.
Nhìn chung trên toàn cầu, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây TV hàng
đầu từ nhiều thập kỷ nay. Trong đó, ở một số nước phát triển, số TV tim mạch
trước kia rất cao thì gần đây đang giảm đi đáng kể. Trái lại, ở các nước đang
5
phát triển, TV tim mạch hiện nay không đứng hàng đầu nhưng lại ngày càng
có xu hướng gia tăng. Tình hình này cùng với tính chất cấp cứu của bệnh tim
mạch đã và đang trở thành mối đe dọa đòi hỏi nhân loại phải có những giải
pháp hữu hiệu ngăn chặn kịp thời.
1.3. Các bệnh tim mạch gây TV cao nhất:
Ở hầu hết các nước trên thế giới, TV do BTTMCB và TBMN là hai
nguyên nhân gây TV hàng đầu trong số các bệnh tim mạch. Ở nhóm các nước
đang phát triển, không thể không kể đến nguyên nhân gây TV của bệnh thấp
tim và các bệnh tim do thấp. Nhiều nước đang phát triển trong đó có nước ta,
bệnh thấp tim và các bệnh do thấp từ nhiều năm nay vẫn là nguyên nhân gây

TV hàng đầu trong số các bệnh tim mạch. Ở các nước đang phát triển khác,
nếu không đứng hàng đầu thì tỉ lệ mắc bệnh, TV do bệnh thấp tim và các bệnh
tim do thấp cũng là những con số khiến chúng ta đáng phải lưu tâm.
1.3.1. Bệnh tai biến mạch máu não:
TBMMN là tình trạng tổn thương các chức năng thần kinh xảy ra đột
ngột do tổn thương mạch máu não (thường tắc hay do vỡ động mạch não).
Các tổn thương thần kinh thường khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ,
diễn biến có thể dẫn đến TV hoặc để lại di chứng.
Thống kê gần đây tại Hoa Kỳ (2005) thấy rằng hàng năm có khoảng
700.000 trường hợp mới mắc TBMMN, số bệnh nhân TV là 160.000 người và
ước tính cứ mỗi phút có một bệnh nhân mắc TBMMN. Với sự áp dụng của
phương pháp chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) trong lâm sàng đã giúp
phát hiện thêm khoảng 22 triệu các trường hợp bị TBMMN nhưng chưa có
các triệu chứng trên lâm sàng. Gánh nặng của TBMMN rất lớn và là nguyên
nhân hàng đầu gây tàn phế ở các nước phát triển và là gánh nặng lớn cho nền
kinh tế và xã hội (ở Hoa Kỳ đã chi phí hàng năm ước tính khoảng 45 tỷ đôla
cho chẩn đoán điều trị bệnh TBMMN [13]. Theo dự đoán, tỷ lệ tử vong của
6
TBMMN sẽ tăng lên gấp đôi đến năm 2020. Do đó việc dự phòng có vai trò
rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tàn phế của
TBMMN.
Ở nước ta, theo thống kê của Bộ Y Tế về tỷ lệ tử vong tại sáu bệnh viện
lớn tại Hà Nội cho thấy TBMMN lại là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng
đầu. Gần đây, các nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ mắc trong dân cư miền Bắc là
75/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc hàng năm là 53/100.000 dân.
1.3.2. Bệnh nhồi máu cơ tim:
Ngày nay bệnh mạch vành đã trở thành vấn đề thời sự không chỉ ở
những nước phát triển mà ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển. Ở
Mỹ, có khoảng 13 triệu người mắc bệnh mạch vành, trong số đó có một nửa
là số người bị nhồi máu cơ tim và nửa còn lại là những người mắc bệnh tim

thiếu máu cục bộ mạn tính. Ở Việt Nam tuy chưa có số liệu thống kê trên toàn
quốc nhưng theo con số thống kê của Viện Tim Mạch Quốc Gia thì trong 5
năm trở lại đây số bệnh nhân mạch vành đã tăng gấp đôi (BS Nguyễn Thị
Hoa_KCBTYC_BV Bạch Mai).
Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp là một trong những nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong ở các nước phát triển. Ước tính ở Mỹ có khoảng 1 triệu bệnh
nhân nhập viện mỗi năm vì NMCT cấp và khoảng 200.000 đến 300.000 bệnh
nhân tử vong hảng năm vì NMCT cấp. Tại các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam, số bệnh nhân NMCT ngày càng có xu hướng gia tăng và phát
triển nhanh chóng. Nếu như những năm 50, NMCT là bệnh rất hiếm gặp thì
hiện nay hầu như ngày nào cũng gặp bệnh nhân NMCT cấp nhập viện (tại
Viện Tim mạch Quốc gia) [1]. Thật vậy, vào những năm trước 1960, Việt
Nam được biết đến 3 trường hợp chết vì nhồi máu cơ tim đầu tiên gồm 1
người Ấn Độ, 2 người Việt Nam (1 kỹ sư và 1 bác sĩ) [11]. Những năm từ
1963 trở đi, đặc biệt từ thập niên 90 cho đến những năm gần đây tình hình
7
thay đổi hẳn: số trường hợp NMCT phát triển tăng vọt và ngày một nhiều
hơn, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học trong nước.
Các chuyên viên của TCYTTG họp tại Geneva năm 1988 cho rằng
BTTMCB tăng nhiều hơn ở các nước phát triển là do những “xáo trộn của nền
văn minh hiện đại” bao gồm:
+ Chế độ ăn quá thừa làm cho huyết áp, cholesterol máu, trọng lượng
cơ thể, tỷ lệ đái tháo đường tăng.
+ Thói quen hút thuốc lá quá nhiều ở thế kỷ 20.
+ Thói quen sống ngồi một chỗ, ít đi lại.
Tính chung ở các Bệnh viện Hữu Nghị - Hà Nội, Bệnh viện Việt Tiệp –
Hải Phòng và Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội năm 1965 mới chỉ có 22 trường
hợp NMCT (trong đó 9 trường hợp ở Bệnh viện Hữu Nghị, 3 trường hợp ở
Bệnh viện Việt Tiệp và 10 trường hợp ở Bệnh viện Bạch Mai), nhưng cho đến
năm 1993, chỉ tính riêng trong năm, viện Tim Mạch Việt Nam đã gặp 95

trường hợp, Bệnh viện Hữu Nghị 66 trường hợp và Bệnh viện Việt Tiệp – Hải
Phòng 16 trường hợp [19].
Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 1988 có 313 trường hợp NMCT thì 4
năm sau (năm 1992) tăng lên 639 trường hợp [19]. Cũng vậy, tại viện Tim
Mạch Việt Nam, năm 1991 BTTMCB là 3% (GS Trần Đỗ Trinh và cs) thì
năm 1996 là 6,05% (GS Phạm Gia Khải) và năm 1999 là 9,5% (BS Trần Văn
Dương) [17]. Hay tại bệnh viện Đa khoa Hải Phòng từ 1964 đến 1978 có 40
trường hợp trong 15 năm (Vũ Đình Hải, Đinh Thị Nga), từ 1979 đến 1990 có
50 trường hợp trong 12 năm (Vũ Đình Hải, Nguyễn Thị Dung) và từ 1991 đến
1995 có 68 trường hợp trong vòng 5 năm [5].
Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị NMCT cấp hiện nay đã làm
giảm đáng kể tử vong do NMCT cấp. Sự ra đời của đơn vị cấp cứu mạch vành
(CCU) đầu những năm 60, tiếp đến các thuốc tiêu huyết khối những năm 80
8
và hiện nay là can thiệp động mạch vành cấp cứu và những tiến bộ về các
thuốc phối hợp đã làm cho tỷ lệ tử vong do NMCT cấp trên thế giới hiện nay
giảm xuống chỉ còn khoảng < 7% so với trước đây là > 20% [1].
1.3.3. Suy tim:
Suy tim là một tình trạng bệnh lý rất thường gặp trên lâm sàng.
TCYTTG ước tính có khoảng 5 triệu người mới mắc suy tim hàng năm trên
toàn thế giới. Theo nghiên cứu Framingham thì có khoảng 2,3 triệu người Mỹ
bị suy tim (1981) và cũng ở Mỹ mỗi năm có khoảng 400.000 bệnh nhân mới
mắc suy tim (thống kê năm 1983).
Tỷ lệ TV do suy tim vẫn ngày càng tăng trong khi các tai biến về mạch
máu não và mạch vành tim gây TV giảm. 0,5 - 2% dân số bị suy tim, ở người
già có thể đến 10%.
Theo thống kê của Viện Tim Mạch Việt Nam năm 1991 trong tổng số
1291 ca nhập viện có 765 ca suy tim, chiếm 59%. 1984 - 1989 : có 27 ca suy
tim do tăng huyết áp, 312 ca suy tim do thấp khớp cấp và các bệnh van tim;
bình quân mỗi năm khoảng 70 bệnh nhân.

Khoa tim mạch Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội 1998 : Bệnh nhân suy tim
độ 2 trở lên là 98 trên tổng số 526 bệnh nhân tim mạch nhập khoa, chiếm
18,63%.
Theo Kannel W.B., công trình Framingham theo dõi 20 năm, tỷ lệ bệnh
nhân nam suy tim ở lứa tuổi : 45 - 54 là 1,8/1000; 55 - 64 là 4/1000; 65 - 74 là
8,2/1000; trung bình cứ sau 10 năm tỷ lệ suy tim tăng gần gấp đôi; 80% người
suy tim ở lứa tuổi trên 60.
Mỹ có 2,5 triệu bệnh nhân suy tim, mỗi năm có thêm 400.000 bệnh
nhân suy tim mới và 240.000 bệnh nhân suy tim tử vong, trong đó: 40% chết
đột ngột, 40% chết do tim không bơm được máu, 20% chết do biến chứng
khác.
9
Toàn thế giới có 15 triệu người suy tim, mỗi năm xuất hiện thêm
500.000 ca suy tim mới, 15 - 35% người suy tim chết hàng năm [10].
1.3.4. Tâm phế mãn:
Tâm phế mãn (TPM) là một thuật ngữ ít BN biết đến và cũng ít người
hiểu biết rõ về chứng bệnh này. Người ta xếp nó vào nhóm bệnh lý tim mạch
nhưng đôi khi cũng xem nó là bệnh lý của hô hấp. Về chuyên môn thì TPM là
một tình trạng gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của tim phải, mà hậu
quả là do biến đổi cấu trúc và chức năng của phổi. Tâm là tim và phế là phổi,
tức bệnh tim nhưng nguyên nhân là do phổi. Bệnh này không phải là hiếm
gặp mà ngược lại rất hay gặp sau khi bị bệnh phổi mãn tính, nhưng khi chẩn
đoán thì được ghi sang thuật ngữ “suy tim”. Chính vì lẽ đó mà ít BN biết rõ
được.
Cách đây hơn 30 năm, TCYTTG đã đưa ra định nghĩa về bệnh TPM,
đó là sự phì đại của thất phải do các bệnh lý thay đổi cấu trúc và chức năng
của phổi (trừ những bệnh lý phổi ảnh hưởng đầu tiên đến tim trái, chẳng hạn
bệnh tim bẩm sinh). Nhưng sau đó thì TCYTTG đã chỉnh sửa lại: thay thế
“phì đại thất phải” bằng “thay đổi cấu trúc và chức năng thất phải”. Vì bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính là nguyên nhân thường gặp nhất của TPM, cho nên

khi nói đến TPM người ta hay đề cập đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Sự
tiến triển của tăng áp động mạch phổi ở BN bệnh phổi giảm oxy máu là quan
trọng nhất, nó không chỉ liên quan đến phì đại thất phải mà còn là yếu tố tiên
lượng bệnh. Ở Hoa Kỳ và châu Âu, ước tính có khoảng 10 - 30% BN nhập
viện vì suy tim sung huyết là TPM. TPM đứng hàng thứ 3 trong các bệnh tim
thường gặp nhất ở người trên 50 tuổi sau THA và bệnh tim do xơ vữa mạch
máu. Hàng năm, ở Hoa Kỳ có đến 80.000 người TV vì bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tính và con số này ở Vương quốc Anh là 30.000 [15].
10
1.3.5. Thấp tim và các bệnh tim do thấp:
Bệnh hay gặp ở trẻ em tuổi học đường từ 5 đến 15 tuổi. Trẻ dưới 5 tuổi
rất ít mắc bệnh thấp tim. Tần suất mắc bệnh không phụ thuộc vào giới tính.
Có sự liên quan chặt chẽ giữa trẻ em bị bệnh thấp tim và các bệnh viêm
đường mũi họng mạn tính. Do đó bệnh gặp nhiều hơn vào mùa lạnh ẩm.
Nửa đầu thế kỷ 20, bệnh còn phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới.
Tại Mỹ, trong những năm 1935 đến 1960 tần suất bệnh khoảng
40 - 65/100.000 người. Trong vài chục năm gần đây, bệnh giảm đi rõ rệt, hầu
như không gặp ở các nước công nghiệp phát triển như Bắc Mỹ, Tây Âu và
Nhật Bản. Vào những năm của thập kỷ 90, bệnh chỉ chiếm dưới 2/100.000
người ở Mỹ. Tuy nhiên theo thống kê năm 1983 ở các nước đang phát triển tỷ
lệ mắc bệnh vẫn còn khá cao. Tại Ấn Độ (1990) là 0,2% - 0,4%, Philippin
(1986 - 1990) là 0,06% và Trung Quốc (1986 - 1990) là 0,07%.
Việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ mắc cao. Điều tra của viện
Nhi quốc gia vào những năm 1978- 1981 tại một số vùng, tỷ lệ mắc thấp tim
là 0,72% đến 0,94% và tỷ lệ này khác nhau tùy theo vùng địa lý và dân cư.
Chương trình phòng thấp cấp 2 đã được ngành Nhi triển khai từ năm 1976,
nhờ đó có tỷ lệ mắc bệnh, mức độ nặng của bệnh, tỷ lệ tử vong do thấp tim ở
trẻ em ngày càng có chiều hướng giảm. Thống kê năm 1993 - 1996 tại miền
Bắc Việt Nam tỷ lệ lưu hành thấp tim ở trẻ em nói chung là 0,45%. Tại Hà
Nội, theo nghiên cứu của Viện Tim mạch năm 1998, tỷ lệ lưu hành bệnh là

0,17% (trong đó nội thành 0,06%, còn ngoại thành 0,65%), tỷ lệ mới mắc là
3,1/100.000 người và chủ yếu là ở ngoại thành. Tại thành phố Hồ Chí Minh,
năm 2001, tần suất thấp tim ở trẻ em từ 6 đến 15 tuổi là 0,24% (Hoàng Trọng
Kim và cs). Bệnh có yếu tố xã hội: bệnh thường gặp ở những gia đình đông
con, mức sống thấp, nhà ở chật, ẩm thấp. Những địa phương triển khai tốt
chương trình phòng chống bệnh thấp tim và chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp,
11
tỷ lệ mắc bệnh giảm rõ. Tỷ lệ mắc ở nông thôn cao hơn là 0,62%, trong khi ở
thành phố là 0,41%; miền núi 0,2%.
Theo TCYTTG (1996), ước tính có 12 triệu người mắc bệnh, trên 2
triệu người cần tái nhập viện và trong vòng 20 năm tới có đến 1 triệu người
cần phẫu thuật tim với hàng ngàn người tàn phế. Theo thống kê năm
1993 - 1996 ở miền Bắc Việt Nam, tại cộng đồng, tỷ lệ trẻ có di chứng van
tim cao (0,28%), trong đó hở van hai lá: 73%, hở hẹp van hai lá: 10%, hẹp
van hai lá: 11%, hở hai lá và hở động mạch chủ: 6% [2].
Tóm lại, các tiến bộ về y học nói chung và thuộc lĩnh vực tim mạch
học nói riêng ngày càng phát triển mạnh song vấn đề TV tim mạch không vì
thế mà có thể giải quyết tức thời được. Mắc bệnh và TV tim mạch không chỉ
là vấn đề được quan tâm trong nhiều thập kỷ qua mà trở thành vấn đề rất được
quan tâm trong cả hiện tại và tương lai không chỉ ở phạm vi một quốc gia mà
trên phạm vi toàn thế giới. Mặc dù ở các nhóm nước khác nhau mắc bệnh và
TV tim mạch không giống nhau nhưng tựu chung lại nó đã, đang và sẽ còn
giữ vị trí số 1 trong các bệnh tật gây TV cho con người. Nghiên cứu về bệnh
tật và TV do bệnh tim mạch nhằm mục đích khống chế tỷ lệ TV ở mức thấp
nhất có thể được trở thành vấn đề mang tính chiến lược lâu dài của cả nhân
loại.
12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh Bắc Ninh.

Bắc Ninh là một tỉnh của Việt Nam thuộc khu vực phía Bắc của vùng
đồng bằng Sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc
Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô, cách trung tâm Hà Nội
31km về phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc
giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía
Nam giáp tỉnh Hưng Yên. Diện tích tự nhiên: 804 km
2
, là tỉnh có diện tích
nhỏ nhất cả nước [4].
Theo điều tra dân số 01/04/2009, Bắc Ninh có 1.024.151 người, trong
đó nông thôn 76,5% và thành thị là 23,4% [4].
Bắc Ninh bao gồm 01 thành phố và 07 huyện:
+ Thành phố Bắc Ninh với 13 phường và 6 xã.
+ Huyện Từ Sơn với 7 phường và 5 xã.
+ Huyện Gia Bình với 1 thị trấn và 13 xã.
+ Huyện Lương Tài với 1 thị trấn và 13 xã.
+ Huyện Quế Võ với 1 thị trấn và 20 xã.
+ Huyện Thuận Thành với 1 thị trấn và 18 xã.
+ Huyện Tiên Du với 1 thị trấn và 13 xã.
+ Huyện Yên Phong với 1 thị trấn và 13 xã.
Tổng cộng Bắc Ninh có 127 xã, phường và thị trấn.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Toàn bộ các trường hợp TV do bệnh tim mạch thuộc diện quản lý hộ
khẩu của tỉnh Bắc Ninh từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2008 là đối tượng
nghiên cứu.
13
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Các trường hợp TV do bệnh tim mạch từ ngày
01 tháng 01 năm 2005 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 không phân biệt tuổi,
giới, dân tộc, có hộ khẩu tại tỉnh Bắc Ninh, dù TV ở bất kỳ đâu.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Những trường hợp TV do bệnh tim mạch trên địa

bàn tỉnh Bắc Ninh nhưng không thuộc tỉnh Bắc Ninh quản lý hộ khẩu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu chung:
Dịch tễ học mô tả.
2.3.2. Cỡ mẫu:
Toàn bộ các trường hợp TV do bệnh tim mạch được ghi chép trong sổ
A6/YTCS tại tất cả các xã của tỉnh Bắc Ninh trong 4 năm 2005 - 2008:
16.806 trường hợp.
2.3.3. Chỉ số nghiên cứu và công cụ, kỹ thuật thu thập thông tin:
2.3.3.1. Chỉ số nghiên cứu:
- Thông tin về các trường hợp TV:
• Họ và tên.
• Tuổi lúc TV: tính theo dương lịch, chia thành 9 nhóm tuổi: 1 - 9
tuổi, 10 - 19 tuổi, 20 - 29 tuổi, 30 - 39 tuổi, 40 - 49 tuổi, 50 - 59
tuổi, 60 - 69 tuổi, 70 - 79 tuổi và trên 80 tuổi (80+).
• Giới.
• Ngày, tháng, năm TV: tính theo dương lịch.
• Nguyên nhân TV.
- Thông tin về quần thể nghiên cứu:
• Tổng số dân trong 4 năm 2005 - 2008.
• Cấu trúc dân số theo giới và theo nhóm tuổi của cả tỉnh trong 4
năm 2005 - 2008.
14
• Tên, số điện thoại liên hệ của trạm trưởng y tế xã/phường để tiện
cho việc kiểm tra số liệu khi cần thiết.
Các thông tin về các trường hợp TV và quần thể nghiên cứu được thu
thập dựa vào số liệu có sẵn sử dụng biểu mẫu báo cáo nguyên nhân TV.
2.3.3.2. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin:
a. Công cụ thu thập thông tin: Sử dụng phiếu báo cáo nguyên nhân TV
(phụ lục 1) gồm:

- Thông tin chung:
+ Dân số xã trung bình cho từng năm theo giới.
+ Dự tính số TV năm 2005, 2006, 2007, 2008 (từ ngày 01/01 đến
ngày 31/12 của từng năm).
+ Họ tên trưởng trạm y tế, số điện thoại.
- Hướng dẫn cách ghi chép nguyên nhân tử vong.
+ Đối với người TV do tai nạn thương tích (cột 5) ghi rõ các tên sau:
Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, trong nhà hay nơi công cộng, đuối
nước, tự tử, phản ứng thuốc chữa bệnh, chích thuốc phiện bị sốc, bỏng,
điện giật, ngộ độc, bị hành hung, sét đánh hoặc nguyên nhân cụ thể
khác.
+ Đối với TV do ung thư (cột 5) ghi rõ ung thư gì.
+ Đối với người bị TV do các bệnh cụ thể khác (cột 5) ghi rõ tên bệnh
cụ thể.
+ Không ghi nguyên nhân TV không rõ ràng như: già yếu, già, bệnh,
chết già.
- Danh sách các trường hợp TV.
b. Kỹ thuật thu thập thông tin:
Hệ thống tổ chức thu thập thông tin dựa vào chức năng quản lý Nhà
nước của cục y tế dự phòng Việt Nam. Cục y tế dự phòng đã gửi công văn
15
cùng công cụ và hướng dẫn thu thập thông tin về tình hình TV- YTCS cho sở
y tế của 64 tỉnh/thành phố. Sở y tế đã tiếp tục hướng dẫn và chỉ đạo Trung
tâm y tế các huyện và Trạm y tế các xã thu thập thông tin theo hướng dẫn của
Cục y tế dự phòng Việt Nam. Số liệu thu thập được tại các Trạm y tế xã đã
được gửi về Trung tâm y tế các huyện, các huyện đã gửi về cho Sở y tế các
tỉnh và các tỉnh đã gửi về cho Cục y tế dự phòng Việt Nam.
2.3.3.3. Biện pháp khống chế sai số:
- Hướng dẫn kỹ phương pháp ghi chép nguyên nhân và thu thập thông
tin cho Trưởng trạm Y tế xã.

- Tăng cường giám sát trong quá trình thu thập số liệu: kiểm tra ngẫu
nhiên danh sách TV ở sổ A6/YTCS của một vài xã so với danh sách TV báo
cáo theo mẫu.
- Đối chiếu số liệu với các nguồn thông tin khác nhau: Dân số, Tư
pháp, Y tế… về danh sách TV và số liệu dân số.
2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu:
- Số liệu được ghi nhận, làm sạch số liệu rồi nhập vào máy tính bằng
phần mềm Excel, mã hóa nguyên nhân tử vong theo ICD - 10, sau đó phân
tích số liệu bằng phần mềm Stata 8.0.
- Cách mã hóa, xử lý số liệu:
+ Tuổi:
 Chết sơ sinh, 0 tuổi, dưới 365 ngày cho là 1 tuổi.
 Không biết tuổi mã là 999.
+ Giới:
 Nam: 1.
 Nữ: 2.
+ Địa chỉ:
 Thành phố Bắc Ninh : 24.
16
 Huyện Yên Phong: 25.
 Huyện Quế Võ: 26.
 Huyện Tiên Du: 27.
 Huyện Từ Sơn: 28.
 Huyện Thuận Thành: 29.
 Huyện Gia Bình: 30.
 Huyện Lương Tài: 31.
+ Tháng: nếu không biết tháng thì mã là 13.
+ Năm: nếu không biết năm thì mã là 9, những trường hợp không biết
năm chỉ có thể là năm 2005 hoặc năm 2006 vì 2 năm này chúng tôi tiến hành
thu thập số liệu chung.

+ Nguyên nhân:
* Những trường hợp TV chỉ ghi 1 nguyên nhân TV đơn thuần thì dễ
dàng mã theo ICD – 10. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, 2 hoặc 3 tình
trạng bệnh tạo nên cái chết, do đó phải chọn 1 nguyên nhân TV để mã theo
ICD - 10. Chúng tôi chọn nguyên nhân TV theo định nghĩa phân nhóm
nguyên nhân TV của WHO như sau:
- Bệnh hoặc chấn thương mở đầu chuỗi nguyên nhân TV, trực tiếp
dẫn đến TV.
- Trường hợp, tình huống tai nạn hoặc bạo lực gây ra chấn thương TV…
- Những trường hợp không ghi nguyên nhân TV hoặc những nguyên nhân
TV không thể mã theo ICD – 10, chúng tôi xếp vào nhóm không xác định (88).
* Ngoài ra, có một số trường hợp ghi không rõ ràng chúng tôi sẽ mã hóa
như sau:
 Có 28 trường hợp ghi nguyên nhân TV là bệnh tim - phổi, chúng ta
sẽ mã hóa nguyên nhân TV theo bệnh tim (I00 - I99) vì trên thế giới cũng như
ở Việt Nam thì bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây TV hàng đầu.
 Di chứng TBMMN, di chứng não, sốt huyết não, não cấp: I60 - I69.
17
 Bệnh não: nếu tuổi cao mã là TBMMN (I60 - I69), nếu người trẻ
tuổi mã là bệnh thần kinh (G00 - G99).
 Tâm thần kinh: F00 - F79.
 Những trường hợp chỉ ghi Khớp mã là M00 - M94.
 Di chứng viêm màng não, di chứng não, chết não: G00 - G99.
 Những trường hợp chỉ ghi Đại tràng mã là K00 - K93.
+ Ta chia các nguyên nhân TV thành 22 nhóm như sau [3]:
1. Bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng: A00 - B99.
2. Khối u, ung thư: C00 - D48.
3. Bệnh về máu: D50 - D89.
4. Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa: E00 - E90.
5. Rối loạn tâm thần và hành vi: F00 - F79.

6. Bệnh hệ thần kinh: G00 - G99.
7. Bệnh về tai: H60 - H95.
8. Bệnh hệ tuần hoàn (bệnh tim mạch): I00 - I99.
9. Bệnh về mắt: H00 - H59.
10. Bệnh hệ hô hấp: J00 - J99.
11. Bệnh hệ tiêu hóa: K00 - K93.
12. Các bệnh da và mô dưới da: L00 - L75.
13. Bệnh cơ – xương – khớp: M00 - M94.
14. Bệnh hệ sinh dục và tiết niệu: N00 - N08.
15. Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản: O00 - O99.
16. Một số bệnh lý xuất phát trong thời kỳ chu sinh: P00 - P96.
17. Dị tật bẩm sinh: Q00 - Q99.
18. Các triệu chứng, dấu hiệu và biểu hiện lâm sàng bất thường: R00 - R99.
19. Vết thương ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân bên ngoài:
S00 - T98.
20. Tai nạn thương tích: V01 - Y98.
18
21. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc dịch vụ y
tế: Z00 - Z99.
22. Không xác định: 88.
+ Phân loại bệnh tim mạch theo ICD - 10 như sau [3]:
I00 - I02: Thấp khớp cấp.
I05 - I09: Bệnh tim mạn tính do thấp (hẹp, hở van 2 lá, 3 lá).
I10 - I15: Bệnh THA.
I20 - I25: BTTMCB (NMCT, thiếu máu cơ tim,suy mạch vành…).
I26 - I28: Bệnh tim do phổi và bệnh tuần hoàn phổi (tâm phế mãn,
nghẽn mạch phổi, bệnh tim phổi mạn).
I30 - I52: Thể bệnh tim khác (Suy tim, hen tim, viêm cơ tim, viêm ngoại
tâm mạc cấp, đột tử do tim…).
I60 - I69: Bệnh mạch não (TBMMN, xuất huyết não, nhồi máu não, đột

quỵ, phình tắc ĐM não…).
I70 - I79: Bệnh ĐM, tiểu ĐM và mao mạch (phình ĐM, xơ vữa ĐM…).
I80 - I89: Bệnh TM, mạch bạch huyết và hạch bạch huyết (viêm tắc
TM, dãn TM, trĩ, viêm hạch bạch huyết…).
I95 - I99: Rối loạn khác và không xác định của hệ tuần hoàn (HA thấp,
hạ HA…).
I00 - I99: Bệnh tim mạch không xác định nhóm nào.
- Kiểm tra tính logic của số liệu:
+ Loại trừ các trường hợp TV báo cáo lặp lại.
+ Các trường hợp TV không có giới, ngày tháng năm TV, không có
tuổi lúc TV.
+ Chỉ các trường hợp TV trong 4 năm từ ngày 01/01/2005 đến ngày
31/12/2008 mới được đưa vào nghiên cứu.
19
2.5. Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: 4 năm từ 01/01/2005 đến 31/12/2008.
- Thời gian thu thập thông tin: từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 4 năm 2010.
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu:
- Việc thu thập số liệu này không gây hại cho cộng đồng và cá nhân.
- Số liệu thu được sẽ giữ bí mật và chỉ dùng cho mục đích khoa học.
- Kết quả thu được báo cáo cho Sở Y tế và chính quyền địa phương để
phục vụ công tác phòng bệnh.
20
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình TV do bệnh tim mạch tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 –
2008 so với các nguyên nhân khác:
Bảng 3.1:Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch/100.000 dân tại tỉnh Bắc Ninh
so với các nguyên nhân khác.
Nhóm nguyên nhân ICD - 10
Số TV Tỷ lệ TV/100.000 dân Tỷ lệ

%
chung
Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng
1. Bệnh truyền nhiễm và
KST
A00 - B99 365 111 476 18,06 5,28 11,54 2,83
2. Khối u, ung thư C00 - D48 2.625 1.207 3.832 129,88 57,38 92,91 22,80
3. Bệnh về máu D50 - D89 10 3 13 0,49 0,14 0,32 0,08
4. Bệnh nội tiết, dinh
dưỡng và chuyển hóa
E00 - E90 23 31 54 1,14 1,47 1,31 0,32
5. Rối loạn tâm thần và
hành vi
F00 - F79 69 15 84 3,41 0,71 2,04 0,50
6. Bệnh hệ thần kinh G00 - G99 65 62 127 3,22 2,95 3,08 0,76
7. Bệnh về tai H60 - H95 2 0 2 0,10 0,00 0,05 0,01
8. Bệnh hệ tuần hoàn I00 - I99 1.924 1.766 3.690 95,20 83,95 89,46 21,96
9. Bệnh hệ hô hấp J00 - J99 370 365 735 18,31 17,35 17,82 4,37
10. Bệnh hệ tiêu hóa K00 - K93 201 93 294 9,95 4,42 7,13 1,75
11. Các bệnh da và mô
dưới da
L00 - L75 2 1 3 0,10 0,05 0,07 0,02
12. Bệnh cơ-xương-khớp M00- M94 9 31 40 0,45 1,47 0,97 0,24
13. Bệnh hệ sinh dục và
tiết niệu
N00 - N08 79 95 174 3,91 4,52 4,22 1,04
14. Thai nghén, sinh đẻ
và hậu sản
O00 - O99 20 19 39 0,99 0,90 0,95 0,23
15. Một số bệnh lý xuất

phát trong thời kỳ chu sinh
P00 - P96 28 16 44 1,39 0,76 1,07 0,26
16. Dị tật bẩm sinh Q00 - Q99 79 66 145 3,91 3,14 3,52 0,86
17. Các triệu chứng, dấu
hiệu và biểu hiện lâm
sàng bất thường
R00 - R99
1.67
3
2.516 4.189 82,78 119,61 101,56 24,93
18. Vết thương ngộ độc
và hậu quả của 1 số
nguyên nhân bên ngoài
S00 - T98 3 7 10 0,15 0,33 0,24 0,06
19. Tai nạn thương tích V01 - Y98
1.39
9
498 1.897 69,22 23,67 45,99 11,29
20. Không xác định 488 470 958 24,15 22,34 23,23 5,70
Tổng 9.434 7.372 16.806 466,79 350,46 407,46 100,00
21
Nhận xét:
- Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch đứng thứ 3 (89,46/100.000 dân) trong các
nhóm nguyên nhân gây TV, chiếm 21,96% tỷ lệ TV của cả tỉnh, đứng sau
nhóm TV do các triệu chứng, dấu hiệu và biểu hiện lâm sàng bất thường
(101,56/100.000 dân) và sau nhóm TV do khối u, ung thư (92,91/100.000
dân). Nhóm bệnh gây TV thấp nhất là bệnh về tai (0,05/100.000 dân).
- Tỷ lệ nam TV do bệnh tim mạch đứng thứ 2 (95,2/100.000 dân) trong
các nhóm nguyên nhân gây TV, đứng sau nhóm TV do khối u, ung thư
(129,88/100.000 dân). 2 nhóm bệnh gây TV thấp nhất là bệnh về tai , bệnh da

và mô dưới da (0,1/100.000 dân).
- Tỷ lệ nữ TV do bệnh tim mạch đứng thứ 2 (83,95/100.000 dân), đứng
trên nhóm nguyên nhân TV do khối u , ung thư (57,38/100.000 dân) nhưng
sau nhóm các triệu chứng, dấu hiệu và biểu hiện lâm sàng bất thường
(119,61/100.000 dân).
22
3.2. Tình hình TV tim mạch tại từng huyện/thị/thành phố của tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2005 - 2008:
Bảng 3.2: Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch/100.000 dân tại thành phố Bắc Ninh.
Nhóm nguyên nhân ICD - 10
Số TV
Tỷ lệ TV/100.000
dân
Tỷ lệ
%
chung
Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng
Thấp khớp cấp I00 - I02 0 2 2 0,00 0,80 0,41 0,48
Bệnh tim mạn tính do
thấp
I05 - I09 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
Bệnh THA I10 - I15 8 5 13 3,34 2,00 2,66 3,10
BTTMCB I20 - I25 16 5 21 6,68 2,00 4,29 5,00
Bệnh tim do phổi và
bệnh tuần hoàn phổi
I26 - I28 7 10 17 2,92 4,01 3,48 4,05
Thể bệnh tim khác I30 - I52 23 25 48 9,60 10,02 9,82 11,43
Bệnh mạch não
I60 - I69 193 118 311 80,55 47,32
63,6

0
74,05
Bệnh ĐM, tiểu ĐM và
mao mạch
I70 - I79 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
Bệnh TM, mạch bạch
huyết và hạch bạch
huyết
I80 - I89 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
Các rối loạn khác và
không xác định của hệ
tuần hoàn
I95 - I99 0 1 1 0,00 0,40 0,20 0,24
Bệnh tim mạch không
xác định nhóm nào
I00 - I99 3 4 7 1,25 1,60 1,43 1,67
Tổng
250 170 420 104,34 68,17
85,8
9
100,00
Nhận xét: - Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch của thành phố là 85,89/100.000 dân.
- Tỷ lệ TV do bệnh mạch não là cao nhất (63,6/100.000 dân), thứ 2 là
các thể bệnh tim khác (9,82/100.000 dân) và đứng thứ 3 là BTTMCB
(4,29/100.000 dân). Bệnh tim mạn tính do thấp; bệnh ĐM, tiểu ĐM và
mao mạch; bệnh TM, mạch bạch huyết và hạch bạch huyết có tỷ lệ TV
thấp nhất (0,00/100.000 dân).
23
- Nhìn chung thì tỷ lệ TV do bệnh tim mạch ở nam (104,34/100.000 dân)
lớn hơn nhiều so với ở nữ (68,17/100.000 dân).

Bảng 3.3: Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch/100.000 dân tại huyện Yên Phong
Nhóm nguyên nhân ICD - 10
Số TV
Tỷ lệ TV/100.000
dân
Tỷ lệ
%
chung
Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng
Thấp khớp cấp I00 - I02 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
Bệnh tim mạn tính do
thấp
I05 - I09 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
Bệnh THA I10 - I15 6 2 8 2,19 0,70 1,43 2,53
BTTMCB I20 - I25 16 3 19 5,84 1,05 3,40 6,01
Bệnh tim do phổi và
bệnh tuần hoàn phổi
I26 - I28 14 12 26 5,11 4,21 4,65 8,23
Thể bệnh tim khác I30 - I52 5 22 27 1,82 7,71 4,83 8,54
Bệnh mạch não I60 - I69 138 89 227 50,35 31,20 40,58 71,84
Bệnh ĐM, tiểu ĐM và
mao mạch
I70 - I79 1 0 1 0,36 0,00 0,18 0,32
Bệnh TM, mạch bạch
huyết và hạch bạch
huyết
I80 - I89 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
Bệnh tim mạch không
xác định nhóm nào
I00 - I99 4 4 8 1,46 1,40 1,43 2,53

Tổng 184 132 316 67,13 46,27 56,49 100,00
Nhận xét:
- Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch của huyện Yên Phong là
56,49/100.000 dân.
- Tỷ lệ TV do bệnh mạch não cao nhất (40,58/100.000 dân), thứ 2 là TV
do các thể bệnh tim khác (4,83/100.000 dân), tiếp đến là bệnh tim do
phổi và bệnh tuần hoàn phổi (4,65/100.000 dân). Thấp nhất là TV do
bệnh thấp khớp cấp, bệnh tim mạn tính do thấp và bệnh TM, mạch bạch
huyết và hạch bạch huyết (0,00/100.000 dân).
24
- Tỷ lệ nam TV do bệnh tim mạch lớn hơn tỷ lệ nữ TV do bệnh tim mạch
(nam: 67,13/100.000 dân, nữ: 46,27/100.000 dân).
Bảng 3.4: Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch/100.000 dân tại huyện Quế Võ.
Nhóm nguyên nhân ICD - 10
Số TV Tỷ lệ TV/100.000 dân Tỷ lệ
%
chung
Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng
Thấp khớp cấp I00 - I02 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
Bệnh tim mạn tính do
thấp
I05 - I09 0 2 2 0,00 0,65 0,33 0,33
Bệnh THA I10 - I15 19 12 31 6,47 3,92 5,17 5,06
BTTMCB I20 - I25 11 6 17 3,74 1,96 2,84 2,77
Bệnh tim do phổi và
bệnh tuần hoàn phổi
I26 - I28 33 37 70 11,23 12,10 11,68 11,42
Thể bệnh tim khác I30 - I52 28 33 61 9,53 10,79 10,17 9,95
Bệnh mạch não
I60 - I69 238

17
4
412 81,01 56,91 68,72 67,21
Bệnh ĐM, tiểu ĐM và
mao mạch
I70 - I79 2 0 2 0,68 0,00 0,33 0,33
Bệnh TM, mạch bạch
huyết và hạch bạch
huyết
I80 - I89 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
Bệnh tim mạch không
xác định nhóm nào
I00 - I99 7 11 18 2,38 3,60 3,00 2,94
Tổng
338
27
5
613
115,0
5
89,94
102,2
4
100,00
Nhận xét:
- Tỷ lệ TV do bệnh mạch não vẫn đứng hàng đầu (68,72/100.000 dân),
thứ 2 là bệnh tim do phổi và bệnh tuần hoàn phổi (11,68/100.000 dân),
tiếp đến là TV do các thể bệnh tim khác đứng thứ 3 (10,17/100.000
dân). Thấp nhất là bệnh TM, mạch bạch huyết và hạch bạch huyết
(0,00/100.000 dân).

25
- Tỷ lệ nam TV do bệnh tim mạch lớn hơn tỷ lệ nữ TV do bệnh tim mạch
(nam: 115,05/100.000 dân, nữ: 89,94/100.000 dân).
- Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch của huyện Quế Võ là 102,24/100.000 dân.
Bảng 3.5: Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch/100.000 dân tại huyện Tiên Du.
Nhóm nguyên nhân ICD - 10
Số TV
Tỷ lệ TV/100.000
dân
Tỷ lệ
%
chung
Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng
Thấp khớp cấp I00 - I02 2 1 3 0,80 0,38 0,58 0,75
Bệnh tim mạn tính do
thấp
I05 - I09 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
Bệnh THA I10 - I15 15 5 20 5,97 1,91 3,9 4,98
BTTMCB I20 - I25 9 4 13 3,58 1,53 2,53 3,23
Bệnh tim do phổi và
bệnh tuần hoàn phổi
I26 - I28 33 73 106
13,1
3
27,90
20,6
6
26,37
Thể bệnh tim khác
I30 - I52 25 40 65 9,94 15,29

12,6
7
16,17
Bệnh mạch não
I60 - I69 105 87 192
41,7
7
33,25 37,42 47,76
Bệnh ĐM, tiểu ĐM và
mao mạch
I70 - I79 1 0 1 0,40 0,00 0,19 0,25
Bệnh TM, mạch bạch
huyết và hạch bạch
huyết
I80 - I89 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
Bệnh tim mạch không
xác định nhóm nào
I00 - I99 1 1 2 0,40 0,38 0,39 0,50
Tổng
191 211 402
75,9
8
80,64
78,3
5
100,00
Nhận xét:
- Tỷ lệ TV do bệnh mạch não vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (37,42/100.000
dân), tiếp đến là bệnh tim do phổi và bênh tuần hoàn phổi
(20,66/100.000 dân) và đứng thứ 3 là TV do các thể bệnh tim khác

×