Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.41 KB, 3 trang )
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO KHOA NHẰM GIÚP HỌC SINH
TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TỰ HỌC MÔN TOÁN 10
Nguyễn Quốc Hải
I.. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, đã có rất nhiều giáo trình, sách tham khảo hay các đề tài nghiên cứu về
phương pháp, nhưng theo tôi thấy thì nội dung những tài liệu này vẫn chủ yếu là tập trung
vào việc đổi mới phương pháp dạy cho giáo viên. Tất nhiên đổi mới phương pháp dạy cho
giáo viên cũng là thay đổi cách tiếp cận tri thức cho học sinh, nhưng như vậy vẫn chỉ là
thay đổi phương pháp học của học sinh trong giờ học có giáo viên ở đó. Phần lớn quỹ thời
gian của học sinh là thời gian ở nhà thì được sử dụng một cách tự phát và công việc chủ
yếu là làm bài tập về nhà để ôn tập lại những gì đã được dạy ở trên lớp. Như vậy, việc học
sinh tự học, tìm hiểu tri thức mới ở nhà là hầu như không có.
Ngoài ra, trong thực tế thì các phương pháp dạy học mới vẫn chủ yếu tập trung vào
thời gian học sinh ở trên lớp. Một khoảng thời gian lớn của học sinh ở nhà thì học sinh tự
học tùy vào tính tự giác của mình.
Một lí do khác là khối lượng kiến thức trong các tiết học là khá nhiều theo phân phối
chương trình, giáo viên chịu sức ép phải dạy kịp tiến độ, dẫn đến việc trong một số trường
hợp, giáo viên không đủ quỹ thời gian để thiết kế các hoạt động trên lớp cho học sinh.
Bên cạnh đó trình độ học sinh trong lớp học không đồng đều nên trong các tiết học như
vậy, có một số đối tượng học sinh không kịp nắm bắt kiến thức, 45 phút là không đủ để các
em tự mình tìm hiểu và nắm bắt được các tri thức mới.
Như vậy, có thể thấy một nguyên nhân khá quan trọng ở đây là THỜI GIAN. 45 phút
trong tiết học nhiều khi không đủ để giáo viên thiết kế các hoạt động cho học sinh và cũng
không đủ để những em có sức học trung bình nắm bắt được hết các kiến thức mà bài học
đưa ra.
Với những lí do như vậy, cần thiết phải tìm ra một hình thức học tập mới, hiệu quả
hơn, giúp học sinh tận dụng thời gian ở nhà, tăng khả năng tự học của các em qua việc
thiết kế hoạt động giáo khoa ở nhà cho học sinh. Bằng cách này, giáo viên sẽ định hướng
cho học sinh tự mình tìm hiểu, nắm bắt những tri thức mới. Như vậy, việc làm này đáp ứng
được những vấn đề đã nêu ở trên.
II HOẠT ĐỘNG GIÁO KHOA VÀ THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO KHOA