Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận đề tài tham quan đền bến nọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.81 MB, 13 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</small></b>

<b><small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCMKHOA: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ</small></b>

<b> </b>

<b>---oOo---TIỂU LUẬN </b>

<b>Nhóm sinh viên thực hiện: TIỂU ĐỘI 8</b>

GVHD<b>: Nguyễn Văn Tài</b>

TPHCM, Tháng 11 Năm 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BÀI THU HOẠCH ĐỀN BẾN NỌC</b>

Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn đầy máu và nước mắt, và trong số đó, khơng thể không nhắc đến những cuộc chiến tranh và hậu quả của chúng. Trên khắp thế giới, đã có nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại những hậu quả nặng nề ghi chép trong lịch sử, gây ám ảnh cho chúng ta. Chiến tranh gây sự tàn phá, thiệt hại lớn, mất mát và làm tan vỡ tình người. Hiện nay, chúng ta sống trong thời bình, nhưng khơng nên chủ quan. Mỗi cá nhân cần nhận thức và ý thức bảo vệ độc lập và tự do của đất nước mình, sẵn sàng bảo vệ đất nước. Đặc biệt là các học sinh, sinh viên cần có ý thức học tập và nâng cao bản thân, trở thành công dân có ích. Mỗi người, mỗi hành động nhỏ, một đóng góp nhỏ sẽ tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc, và hãy yêu quý nền hịa bình và bảo vệ nền hịa bình q giá của tồn nhân loại. Chính vì những điều đó, Viện Sư phạm kỹ thuật cùng bộ phận Giáo dục quốc phòng đã tổ chức chuyến tham quan thực tế đến Đền Bến Nọc để góp phần tiếp thêm kiến thức cũng như bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu tổ quốc, ý thức bảo vệ và gìn giữ non sơng đất nước Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào, chiến sĩ Nam Bộ nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói <b>riêng</b> đã chịu nhiều nỗi đau mất mát lớn. Trong đó có sự kiện trên 700 chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 - 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc ở Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2009, Nhà nước đã cho xây dựng đền tưởng niệm Bến Nọc ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh để ghi nhớ nỗi đau này và cũng để vinh danh sự hy sinh cao cả của những người nằm xuống. Đền nằm giữa một khn viên rộng lớn, có hồ sen thơm ngát và tượng đài các bà mẹ ôm xác con, thể hiện tội ác của thực dân Pháp đã đàn áp, khủng bố, chặt đầu mổ bụng giết hại cán bộ, chiến sỹ, đồng bào yêu nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Khuôn viên và hồ sen của đền

Cổng chính của đền Bến Nọc được xây dựng theo phong cách cổng làng truyền thống của Việt Nam, trên lợp ngói âm dương. Đền có bia căm thù, ghi lại tội ác của thực dân Pháp cũng như chiến công của đội dân quân du kích địa phương đã phục kích đánh chìm 2 ghe Pháp tiêu diệt 15 tên thực dân xâm lược để trả thù cho đồng bào, chiến sỹ đã bị chúng thảm sát.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Cổng đền tưởng niệm Bến Nọc

Đền chính tơn nghiêm và tĩnh mịch, có kiến trúc giống với các ngơi đền truyền thống. Trung tâm đền là bàn thờ Tổ quốc, phía trên có dịng chữ vàng "Tổ quốc ghi cơng", chính giữa có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai bên là bàn thờ tri ân các vị tiền bối, các anh hùng liệt sỹ, treo trước bàn thờ là đơi câu đối "Muối mặn sát lịng dân bè lũ ngoại xâm tính thơn đất nước/ Sương giá lạnh hồn oan bảy trăm thi thể vùi chung mộ phần". Phía bên ngồi, bên bức tường của ngơi đền chính có bức phù điêu khắc họa những hình ảnh đầy đau thương và xúc động của trận thảm sát ở cầu Bến Nọc. Ở đây cũng lưu giữ nhiều hiện vật vốn là những dụng cụ thực dân Pháp dùng để tra tấn, giết hại đồng bào và chiến sĩ năm xưa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Phía trước đền

Khơng gian bên trong đền

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Hầm biệt giam được cải tạo từ hầm phân trong nhà vệ sinh của bót Dây Thép.

Hầm nhốt tù nhân trước khi đem ra tra khảo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Trạm canh gác của bót Dây Thép xưa kia.

Nói đến đền bến Nọc khơng thể khơng nhắc đến bót Dây Thép, bởi chính nơi đây là trung tâm tra tấn của thực dân Pháp với những nhục hình dã man như thời trung cổ như: dùng đao chặt đầu, xuyên lòng bàn tay bằng dây kẽm gai, dùi sắt nung dỏ lụi vào bắp chân, múc nước xà phòng đổ vào miệng, bắn giết bừa bãi đồng bào, chiến sỹ dưới sự chỉ huy của tên quan hai người Pháp là Pirolet với mục đích răn đe, đàn áp cốt dập tắt các phong trào đấu tranh yêu nước của ta. Hành động man rợ của bọn chúng thực hiện từ tháng 12/1945 đến cuối năm 1947 gây biết bao thảm cảnh đau thương, tang tóc cho người dân ở Thủ Đức, đặc biệt là bà con xã Tăng Nhơn Phú và vùng bưng 6 xã.

Đền Bến Nọc được kiến trúc hài hịa, thống đãng, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, một cơng trình mang nhiều ý nghĩa to lớn với nhân dân quận 9 và Tăng Nhơn Phú anh hùng. Hàng ngày có nhiều lượt người đến viếng, thắp hương tưởng nhớ những người con ưu tú đã ngã xuống vì quê hương, để hương hồn đồng bào, chiến sỹ được ấm áp, thanh thản. Đồng thời nhắc nhở thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc, sự hy sinh của đồng bào, chiến sỹ cách mạng đã ngã xuống cho đất nước hịa bình hơm nay, nhớ đến những người Mẹ Việt Nam anh hùng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Móc sắt thực dân Pháp dùng để treo tù nhân khi tra tấn.

Dùi sắt dùng để nung đỏ rồi xiên vào bắp chân tù nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Dây thép gai dùng để nung đỏ rồi xuyên qua lòng bàn tay của tù nhân.

Dao dùng để chặt đầu tù nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Tấm phản gỗ để tù nhân nằm lên rồi chặt đầu.

Chiếc xe bò thực dân Pháp dùng để chở xác tù nhân từ bót Dây Thép đến thả xuống sông Bến Nọc

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Chiếc ghe của dân làng dùng để vớt xác những người bị sát hại.

Qua những tư liệu hình ảnh trên đã nói lên được tội ác man rợn của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, từ đó làm cháy lên ngọn lửa căm thù trong lòng những người chiến sĩ, bộ đội để họ có them sức mạnh, kiên cường để tiếp tục chiến đấu vì Tổ quốc.

Chuyến tham quan thực tế Đền Bến Nọc đã mang lại cho sinh viên chúng em nhiều bài thực tế rất bổ ích và mới mẻ, đặc biệt là rất nhiều những khung bậc cảm xúc từ căm hận với bọn thực dân đến tự hào tấm lòng cao đẹp của các chiến sĩ hết lịng vì tổ quốc qua đó chúng ta khơng thể qn sự tàn ác của bọn thực dân nhưng chúng ta hận thù thì lại có lỗi. Những con dân Việt Nam đã và đang được sinh sống trong hóa bình và tự do, hãy ln ghi nhớ rằng chúng ta thật may mắn vì những điều mà chúng ta có được ngày hơm nay được đánh đổi bởi xương máu của bao anh hùng dân tộc đã đứng lên chống thực dân đô hộ để trao cho chúng ta những giây phút bình yên này, hãy ln ghi nhớ và mang lịng biết ơn đối với biết bao nhiêu thế hệ cha nha đã hy sinh cùng với lịng biết ơn đó chúng ta những thế hệ trẻ tương lai của nước nhà cần khơng ngừng học tập , rèn luyện; có trách nhiệm phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

</div>

×