Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.61 KB, 15 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
<b>Thái Nguyên, năm 2017</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Thị Uyên </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>LỜI CAM ĐOAN </b>
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
<i>Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017 </i>
<b>Tác giả luận văn </b>
<b>Nguyễn Thị Thu Thủy </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>LỜI CẢM ƠN </b>
<i><b>Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - PGS.TS Đàm Thị Uyên - </b></i>
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy giáo, cơ giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Lịch sử Việt Nam, những người thầy đã trang bị cho tôi tri thức và kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực khoa học giáo dục.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo phòng Đào tạo sau đại học, khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ tôi và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong khóa học.
Tơi xin cảm ơn UBND huyện Văn Quan, Phịng Văn hố Thơng tin huyện, Sở Văn hố Thơng tin tỉnh Lạng Sơn; các cơ quan ban ngành, đoàn thể trong huyện Văn Quan, các già làng, trưởng thơn và các gia đình ở Văn Quan đã cung cấp tư liệu, giúp đỡ tơi trong q trình đi thực tế ở địa phương.
Trong quá trình thực hiện, do còn hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ chun mơn nên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè, đồng nghiệp!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
<i>Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017 </i>
<b>Tác giả luận văn </b>
<b>Nguyễn Thị Thu Thủy </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ... 4
6. Đóng góp của luận văn ... 5
7. Cấu trúc của luận văn ... 6
<b>Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ CHÂU VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN ... 9 </b>
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ... 9
1.2. Lịch sử hành chính của Văn Quan qua các thời kỳ lịch sử ... 15
2.1.1. Tình hình ruộng đất ở miền núi phía Bắc trước thế kỷ XIX ... 28
2.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất châu Văn Quan đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ... 30
2.1.3. Tình hình sở hữu ruộng đất châu Văn Quan theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ... 38
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">2.1.4. So sánh tình hình sở hữu ruộng đất châu Văn Quan nửa đầu thế kỷ XIX theo
địa bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mệnh 21 (1840). ... 44
2.3.1. Thuế khóa thời Gia Long ... 63
2.3.2. Thuế khóa thời Minh Mệnh ... 65
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>
M.s.th.t: Mẫu, sào, thước, tấc
10.1.3.5: 10 mẫu 1 sào 3 thước 5 tấc
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Bảng 1.1: Thống kê địa danh các tổng, xã của châu Văn Quan thế kỷ XIX ... 16
Bảng 1.2: Thống kê địa danh các xã, trị trấn, thôn, phố ...
Bảng 1.3: Thống kê các dân tộc ở huyện Văn Quan ... 18
Bảng 2.1. Thống kê tình hình ruộng đất châu Văn Quan theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ... 31
Bảng 2.2: Sự phân hóa ruộng tư của châu Văn Quan theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ... 32
Bảng 2.3: Bình quân sở hữu và bình quân thửa theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ... 33
Bảng 2.4: Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ... 35
Bảng 2.5: Giới tính trong sở hữu tư nhân theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ... 36
Bảng 2.6: Tình hình sở hữu ruộng tư của các chức dịch theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ... 36
Bảng 2.7: Phân bố ruộng đất của chức sắc theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ... 37
Bảng 2.8: Thống kê tình hình ruộng đất của châu Văn Quan theo địa bạ ... 38
Bảng 2.9: Thống kê các loại ruộng phân theo đẳng hạng theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ... 39
Bảng 2.10: Quy mô sở hữu ruộng đất theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ... 39
Bảng 2.11: Bình quân sở hữu và bình quân thửa theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .. 40
Bảng 2.12: Giới tính trong sở hữu tư nhân theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ... 41
Bảng 2.13: Sự phân bố ruộng đất theo nhóm họ theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .. 42
Bảng 2.14: Phân bố ruộng đất của chức sắc theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ... 43
Bảng 2.15: Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .. 43
Bảng 2.16: So sánh sự phân bố các loại ruộng đất huyện Văn Quan ... 44
Bảng 2.18: So sánh quy mơ sở hữu của các nhóm họ của 13 xã có địa bạ lập 2 thời điểm Gia Long 4 và Minh Mệnh 21. ... 47
Bảng 2.19: So sánh quy mô sở hữu của các chức sắc ... 49
Bảng 3.1: Thuế ruộng đất công, tư khu vực 3 thời Gia Long (1805) ... 64
Bảng 3.2: Thuế ruộng đất công, tư khu vực 3 thời Gia Long (1805) ... 65
Bảng 3.3: Thuế ruộng của vùng dân tộc thiểu số phía Bắc năm 1843 ... 66
Biểu đồ 2.1: Mối tương quan giữa số chủvà diện tích sở hữu ruộng tư (1805) ... 32
Biểu đồ 2.2: So sánh quy mơ sở hữu của các nhóm họ của 13 xã có địa bạ lập 2 thời điểm Gia Long 4 và Minh Mệnh 21 ... 46
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>1. Lý do chọn đề tài </b>
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đơng Bắc của Việt Nam, cách thủ đơ Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt; phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đơng bắc giáp Trung quốc, phía đơng nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn. Là nơi cư trú của 7 dân tộc anh em, trong đó người dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông.... Từ buổi sơ khai của lịch sử, nơi đây đã có người nguyên thủy sinh sống. Đất lành chim đậu, mảnh đất này đã thu hút cư dân từ bốn phương tìm về hội tụ.
Văn Quan là một huyện miền núi có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng theo hướng Tây Nam - Đơng Bắc. Trên địa bàn Văn Quan có 2 con sơng Kỳ Cùng và sơng Mị Phia cùng nhiều khe, suối chảy qua. Văn Quan là huyện nằm ở trung tâm tỉnh Lạng Sơn, Văn Quan cách thành phố tỉnh lỵ khoảng 45 km về phía Tây Nam. Đây là vùng đất có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi. Đây là nơi sinh sống của nhiều tộc người, có tộc người là cư dân bản địa, có tộc người từ miền xi di cư lên, có những tộc người từ Trung Quốc di cư tới do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng khi đã nhập cư và định cư tại địa phương, họ đã tích cực khai phá, mở mang ruộng đồng, xây dựng làng bản làm nơi sinh cơ, lập nghiệp.
Tình hình cộng cư của nhiều thành phần dân tộc gắn liền với quá trình phát triển lâu dài của đất nước. Việc xây dựng cộng đồng chính trị, xã hội trong lịch sử không tách rời với việc xây dựng cộng đồng quốc gia dân tộc gồm nhiều thành phần dân tộc. Tình hình đó ln gắn liền và bị chi phối bởi yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, từng vùng miền nói riêng và bởi yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc miền núi nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số. Việc phân bố lại dân cư gắn với xây dựng các vùng kinh tế nhằm khắc phục dần sự cách biệt về kinh tế xã hội giữa các dân tộc, khai thác mọi tiềm năng của đất nước, đảm bảo an ninh quốc phịng, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Ngày nay, công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là sự nghiệp của toàn xã hội, tồn dân tộc trong đó có nhân dân các dân tộc Văn Quan.
Bản thân tác giả là người dân ở địa phương khác, cũng như bao người dân khác sinh sống trên đất nước Việt Nam đều mong muốn hiểu biết thêm về một thời kỳ lịch sử: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cũng như đời sống tinh thần phong phú của nhân dân các dân tộc Văn Quan nửa đầu thế kỷ XIX.
<i><b>Vì thế tơi lựa chọn đề tài “Châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ </b></i>
<i><b>XIX” làm luận văn nghiên cứu khoa học của mình. </b></i>
<b>2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề </b>
Trong q trình nghiên cứu đề tài, chúng tơi đã tiếp cận được với một số tác phẩm của các tác giả có liên quan đến đề tài nghiên cứu, trong đó có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu sau:
<i>Trước hết là cuốn: “Đất nước Việt Nam qua các đời” của tác giả Đào Duy </i>
Anh, Nxb Thuận Hóa, Huế, xuất bản năm 1994. Đây là tác phẩm tập trung nghiên cứu địa lý hành chính, cương vực của nước Việt Nam và vị trí các khu vực hành chính trải qua các đời, từ thời Văn Lang – Âu Lạc, qua thời kỳ Bắc thuộc, trải đến thời tự chủ và cho đến thời nhà Nguyễn. Với công tác nghiên cứu công phu, khối lượng sách tham khảo đồ sộ, Đào Duy Anh đã vẽ nên bức tranh rộng lớn, mô tả sự phát triển và biến đổi của lãnh thổ Việt Nam kéo dài suốt gần hai thiên niên kỷ, là cơng trình nghiên cứu đầy
<i>đủ , hệ thống về lãnh thổ Việt Nam. </i>
<i>Cuốn Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, đại cương lịch sử Việt Nam đã đề </i>
cập khái quát về chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của mỗi triều đại trong từng thời kì lịch sử, đồng thời đưa ra những hệ quả của chính sách đó đối với tình hình nước ta.
<i>Tác phẩm Tình hình ruộng đất nơng nghiệp và đời sống nông dân dưới triều </i>
<i>Nguyễn xuất bản năm 1997, tại Nxb Thuận Hóa (Huế) do Trương Hữu Quýnh và Đỗ </i>
Bang chủ biên đã nghiên cứu một cách sâu sắc về vấn đề ruộng đất và đời sống nông
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Hà Nội là cơng trình nghiên cứu khá đầy đủ về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của các dân tộc ít người trên đất nước ta cũng như những chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với các dân tộc thiểu số.
<i>Cuốn Lịch sử Đảng bộ Huyện Văn Quan 1930 – 1954 xuất bản năm 1994, Lịch </i>
<i>sử Đảng bộ Huyện Văn Quan 1955 – 1985 xuất bản năm 1998, Lịch sử Đảng bộ Huyện Văn Quan 1986 – 2005 xuất bản năm 2013 của Ban Thường vụ Huyện ủy Văn Quan, </i>
là các công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ và có hệ thống về huyện Văn Quan trong thời kì kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
<i>Tác phẩm “Dân tộc Nùng ở Việt Nam” của Hồng Nam, Nxb Văn hóa dân </i>
tộc, Hà Nội, xuất bản năm 1992. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến những kinh nghiệm trong sản và xuất, đời sống văn hóa vật chất và tinh thần, với những nghi lễ trong tang ma, cưới gả cũng như các phong tục tập quán từ xa xưa của đồng bào Nùng nói chung. Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể về văn hóa của dân tộc Nùng ở Lạng Sơn nói chung và châu Văn Quan nói riêng.
<i>Cuốn “Thổ Ty Lạng Sơn trong lịch sử” của tác giả Nguyễn Quang Huynh, do Nxb </i>
Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2011, đã khái quát về chế độ thổ ty trong lịch sử, vai trị, vị trí của các dịng họ phiên thần, thổ ty ở Lạng Sơn đối với quê hương, đất nước.
<i>Cuốn “Địa chí Lạng Sơn”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, xuất bản năm </i>
1999 đã có nhiều trang viết về kinh tế, văn hóa, xã hội của cả tỉnh Lạng Sơn cũng như các huyện trên địa bàn tỉnh.
<i>Luận văn thạc sĩ “Huyện Thất Khê (Lạng Sơn) thế kỷ XIX” của tác giả Lục Thị </i>
Thùy, bảo vệ tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm 2014. Luận văn đã trình bày đặc điểm tự nhiên, thành phần dân tộc, tình hình ruộng đất, sự phát triển kinh tế, đặc điểm văn hóa của huyện Thất Khê.
Như vậy, đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện về châu Văn Quan nửa đầu thế kỷ XIX. Chính vì thế, tác giả quyết định
<i>chọn đề tài “Châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX” với mong muốn góp </i>
phần thiết thực vào khơi phục diện mạo lịch sử của địa phương, phát huy những giá trị vốn có của lịch sử văn hóa của các dân tộc tại Văn Quan nói riêng và của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: </b>
Trước hết, bản thân khơng phải là người địa phương nhưng tơi có mong muốn tìm hiểu thêm về các vùng đất khác của Việt Nam trong lịch sử và nhằm góp thêm cơ sở khoa học về cư dân miền núi nói chung và phía Bắc nói riêng mà lâu nay cịn ít người quan tâm.
Đồng thời, việc tìm hiểu nghiên cứu này mong muốn góp phần nêu lên một cách chân thực, khoa học về một thời kỳ lịch sử trong quá khứ cũng như con người trên mảnh đất Lạng Sơn. Bổ sung thêm nguồn tư liệu góp phần lí giải một số vấn đề lịch sử Việt Nam trung đại: chính sách về kinh tế của triều đình nhà Nguyễn trong tiến trình phát triển của lịch sử, mối quan hệ giữa các dân tộc trong quá trình tồn tại và phát trển của đất nước ta hiện nay, góp phần lí giải về cơ sở xuất phát cho những chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ hiện đại. Ngồi ra, cịn bổ sung thêm tư liệu lịch sử địa phương cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu.
<b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: </b>
Làm rõ tình hình kinh tế - văn hóa của châu Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX để khôi phục lại bức tranh của một thời kỳ lịch sử đầy biến động trên mảnh đất Văn Quan.
<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: </b>
Bao gồm các chính sách về kinh tế, chế độ sở hữu ruộng đất, kinh tế nơng nghiệp, phong tục tập qn, tín ngưỡng, lễ hội, văn học dân gian của các dân tộc cùng sinh sống trên mảnh đất Văn Quan nửa đầu thế kỷ XIX.
<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu: </b>
- Phạm vi nội dung: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về kinh tế và văn hóa châu Văn Quan.
- Phạm vi thời gian: Nửa đầu thế kỷ XIX.
- Phạm vi không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu châu Văn Quan theo địa giới lãnh thổ nửa đầu thế kỷ XIX với 3 tổng 14 xã.
<b>5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><i>địa dư chí, Kiến Văn tiểu lục, Đại Nam nhất thống chí.</i>
<b>và các nhà khoa học. </b>
<b>+ Nguồn tư liệu địa bạ: Luận văn sử dụng 27 đơn vị địa bạ. Trong đó có 14 đơn </b>
vị địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805), 13 đơn vị địa bạ có niên đại Minh Mệnh (1840). Có 13 xã có địa bạ ở hai thời điểm 1805 và 1840. Các bản địa bạ đều là bản chính hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Hà Nội, hầu như tất cả các xã của châu Văn Quan đều có địa bạ, đó là cơ sở để cho chúng tôi khôi phục lại tổ chức làng xã, kết
<b>cấu kinh tế -xã hội của châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX. </b>
+ Nguồn tư liệu điền dã: Tác giả đã thu thập được một số tài liệu do người dân trên địa bàn huyện Văn Quan cung cấp, đến những bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số để quan sát, ghi chép về phong tục tập quán của họ. Thu thập các câu truyện dân gian, ca dao, thơ … để bóc tách những vấn đề lịch sử có thật trong quá khứ.
<b>5.2. Phương pháp nghiên cứu: </b>
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp logic và phương pháp lịch sử. Đặc biệt chúng tôi chú trọng phương pháp giám định tư liệu bằng chữ Hán để thấy được mức độ chính xác của nó. Đồng thời chúng tôi kết hợp chặt chẽ các nguồn tư liệu khác với nguồn tư liệu địa bạ, sử dụng phương pháp phân tích định lượng để xử lý
<b>nguồn tư liệu địa bạ. </b>
Chúng tôi cũng áp dụng phương pháp mơ hình hố lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp, hệ thống hóa bằng hệ thống bảng, biểu được sử dụng. Chúng tôi cũng đã sử dụng phương pháp liên ngành như điều tra, điền dã lịch sử; đồng thời so sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu khác có liên quan nhằm rút ra sự tương đồng hay khác biệt về sở hữu ruộng đất của địa bàn nghiên cứu qua các thời điểm cũng như giữa địa bàn
<b>với các nơi khác. </b>
Mặt khác, chúng tôi cũng đặt việc nghiên cứu châu Văn Quan nửa đầu thế kỷ XIX trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc để thấy được những tác động và ảnh hưởng giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc.
<b>6. Đóng góp của luận văn </b>
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về kinh tế và văn hóa của châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn trong nửa đầu thế kỷ XIX. Dựa vào nguồn tài liệu khai thác được,
</div>