Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nhóm 4_Yhctk7.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
LỚP Y HỌC CỔ TRUYỀN K7 –
NHÓM 4

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN BẰNG
PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP XOA BÓP BẤM
HUYỆT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP NĂM 2023

HẢI PHÒNG – 2023

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:

PHẠM THÙY DƯƠNG
VŨ THỊ KHÁNH HUYỀN


LÊ MINH HỌC
VŨ MINH DŨNG
PHẠM HỮU TIẾN
NGUYỄN HẢI NINH
ĐINH HUY BÌNH
TRẦN NGUYỄN LÊ ĐAN QUỲNH

HẢI PHÒNG – 2023
2


LỜI CẢM ƠN

Chúng tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong bộ môn Nghiên cứu
Khoa học là những người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo chúng tơi trong
suốt q trình nghiên cứu.
Để hồn thành đề cương này, chúng tơi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Y
Dược Hải Phòng, Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho chúng tôi học tập
và nghiên cứu.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các phịng khám đơng y, Uỷ ban nhân dân
phường Đằng Giang, bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp đã giúp đỡ chúng tơi tận tình, chu
đáo trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Chúng tôi xin cảm ơn ban chủ nhiệm, thầy cô giáo Bộ môn khoa Y học cổ truyền
Đại học y dược Hải Phòng đã hướng dẫn chúng tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Cuối cùng, xin được gửi tấm lịng chân tình tới gia đình và bạn bè, nơi hàng ngày
chúng tôi nhận được sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ và mong mỏi cho chúng tơi hồn
thành cơng trình này.

Tác giả đề tài
Nhóm 4 lớp YHCTK7


3


LỜI CAM ĐOAN

Chúng tơi : Tập thể nhóm 4 lớp YHCTK7
Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu cận lâm sàng, lâm sàng và kết quả điều trị
ở những người tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, thành phố Hải Phòng sau 1 tháng sử
dụng” là đề tài do chúng tôi thực hiện.
Các số liệu trong đề tài là hồn tồn trung thực, chưa từng được cơng bố ở bất kì nghiên cứu
nào khác.

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

YHHĐ

Y học hiện đại

YHCT

Y học cổ truyền

NC

Nghiên cứu


BN

Bệnh nhân

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

n

Số lượng

5


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ................................................13
Bảng 3.2 : Bảng phân bố bệnh nhân theo giới .........................................................14
Bảng 3.3: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................ 20
Bảng 3.4: Phân loại mức độ tổn thương trên điện cơ trước điều trị ........................ 22
Bảng 3.5: Kết quả điều trị chung của liệt thần kinh VII ngoại biên ........................ 22
Bảng 3.6: Sự thay đổi điểm liệt của bệnh nhân liệt dây thần kinh VII ngoại biên do
các thể trước và sau điều trị ......................................................................................23
Bảng 3.7: Triệu chứng lâm sàng trước điều trị ......................................................... 25
Bảng 3.8: Phân loại cơ chế bệnh sinh theo Y học Cổ Truyền………………………
Bảng 3.9: Đánh giá hiệu quả điều trị sau 2 tuần……………………………………
Bảng 3.10: Đánh giá hiệu quả điều trị sau 2 tháng…………………………………
Bảng 3.11: Sự thay đổi triệu chứng lâm sàng sau điều trị………………………….
Bảng 3.12: Kết quả điều trị theo nhóm tuổi………………………………………..

Bảng 3.13:Kết quả điều trị theo mức độ tổn thương trên điện cơ………………….
Bảng 3.14: Chia theo các mức độ dựa vào thang điểm H-B và SFGS……………..

6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ: GRANTT………………………………………………………...51

7


DANH MỤC CÔNG THỨC
CÔNG THỨC: XÁC ĐỊNH CỠ MẪU………………………………………...24

8


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................................... 13
Chương I ........................................................................................................................................... 14
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................................ 15
1.1. TỔNG QUAN VỀ LIỆT DÂY TKVII THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI ............................. 14

1.1.1.

Đặc điểm giải phẫu ................................................................................................ 14

1.1.1.1.


Khái niệm ........................................................................................................ 14

1.1.1.2.

Nguyên nhân ................................................................................................... 14

1.1.1.3.

Đường đi của dây thần kinh VII .................................................................... 15

1.1.1.4.

Chức năng ....................................................................................................... 16

1.1.2.

Nguyên nhân… ......................................................................................................16

1.1.3.

Chuẩn đoán… ....................................................................................................... 16

1.2. TỔNG QUAN VỀ LIỆT DÂY TKVII THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN ........................ 17

1.2.1.

Khái niệm ............................................................................................................... 17

1.2.2.


Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh ............................................................................ 17

1.2.3.

Các thể lâm sàng. ................................................................................................ 17

1.3. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ....................................................... 18

1.3.1.

Phương pháp điện châm ...................................................................................... 18

1.3.1.1. Khái quát về phương pháp châm .................................................................. 18
1.3.1.2. Khái quát về phương pháp điện châm .......................................................... 18
1.3.1.3. Cơ chế tác dụng châm cứu ............................................................................ 19
1.3.1.4. Ứng dụng của điện châm ............................................................................... 19
1.3.1.5. Tác dụng khơng mong muốn ......................................................................... 19
1.3.2.

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt ........................................................................ 20

1.3.2.1. Khái niệm ........................................................................................................................... 20
1.3.2.2. Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt............................................................................... 20
1.3.2.3. Ứng dụng của xoa bóp bấm huyệt ............................................................................. 21

1.4.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LIỆT DÂY THẦN KINH VII TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM .............................................................................................................................. 21
9



1.4.1.

Trên thế giới… .................................................................................................... 21

1.4.2.

Trên Việt Nam………………………………………………………………………………..22

CHƯƠNG II………………………………………………………………………........................23
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... ……....23
2.1.Đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu…………………………………..23
2.1.1.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 23

2.1.1.1.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...................................................................... 23

2.1.1.2

Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.................................................................. 23

2.1.2.

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................. 23

2.1.1.1.


Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 23

2.1.1.2.

Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 23

10


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 23

2.2.

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 23
2.2.2. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 23
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 24
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu ................................................................................... 25
2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu………………………………………...……................25
2.2.5.1.

Các biến số trong nghiên cứu……………………………………………25

2.2.5.2.

Các tiêu chuẩn đánh giá…………………………………………………28

2.2.5.2.1. Đo điện cơ ( EMG )……………………………………………………28
2.2.5.2.2. Chụp cộng hưởng MRI………………………………………………...28
2.2.5.2.3. Kháng thể huyết thanh đối với herpes zoster…………………………..28

2.2.5.2.4. Đau cơ lực chung………………………………………………………28
2.2.5.2.5. Phân độ hoạt động các cơ ở mặt……………………………………….28
2.2.6. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………28
2.2.6.1.

Xoa bóp bấm huyệt……………………………………………...............29

2.2.6.2.

Điện châm……………………………………………………………….29

2.2.7. Quy trình nghiên cứu………………………………………………………...29
2.2.8. Xây dựng sơ đồ nghiên cứu………………………………………………….31
2.2.9. Phương pháp xử lý số liệu……………………………………………………32
2.2.10. Sai số và biện pháp khắc phục……………………………………………….33
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU…………………………………………....32

2.3.

CHƯƠNG 3 .................................................................................................................................... .33
DỰ KIẾN KẾT QUẢ ..................................................................................................................... .33
3

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
CỨU TRƯỚC ĐIỀU TRỊ ................................................................................................. 33
3.1.

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................................... 33

3.1.1.


Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị theo y học hiện
đại…………………………………………………………………………….33

3.1.1.1. Triệu chứng lâm sàng trước điều trị theo y học hiện đại…………………...36

11


3.1.1.2. Triệu chứng lâm sàng trước điều trị theo y học cổ truyền .................. 37
3.2.
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU SAU 2 TUẦN
ĐIỀU TRỊ 38
3.2.1. Sự thay đổi thang điểm liệt trước và sau điều trị… .......................................... 38
3.2.2. Hiệu quả phương pháp ôn điện châm kết hợp XBBM………………………..41
CHƯƠNG 4.............................................................................................................. 44
DỰ KIẾN BÀN LUẬN ............................................................................................ 44
DỰ KIẾN KẾT LUẬN ............................................................................................ 45
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 46
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU .................................................................................. 47
Biểu đồ Gantt ........................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 52
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 53
PHỤ LỤC 1: MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ................................................... 54
PHỤ LỤC 2: BẢN CAM KẾT THAM GIA NGHIÊN CỨU .............................. 55
PHỤ LỤC 3: THEO DÕI TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN TRÊN LÂM
SÀNG……………………………………………………………………………62

12



ĐẶT VẤN ĐỀ
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên là mất vận động hoàn toàn
hay một phần các cơ của nửa mặt, nguyên nhân của nó là do tổn thương dây thần kinh mặt. Đây là
chứng bệnh khá phổ biến trong lâm sàng cũng như trong chuyên ngành y học cổ truyền. Theo Hồ
Hữu Lương và cộng sự, bệnh lý này chiếm tỷ lệ khoảng 3% bệnh thần kinh và tần suất mắc
khoảng 23/100.000 người/năm [1].
Liệt dây thần kinh VII là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, khơng phân biệt giới tính,
tuổi tác. Biểu hiện chính của bệnh là liệt nửa mặt, méo miệng. Đây là căn bệnh tuy khơng gây
nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh liệt dây VII ngoại biên làm ảnh hưởng tới vận động , điều
tiết của mắt, cản trở sự ăn uống, đặc biệt là ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt có tác động sâu sắc
tới tâm tư, tình cảm và lao động thường ngày của người bệnh.
Trong YHCT, liệt dây VII ngoại biên được mô tả với bệnh danh "khẩu nhãn oa tà". Bệnh có
nhiều thể, trong đó phổ biến nhất trên lâm sàng là thể bệnh do phong hàn. Tà khí phong hàn thấp
thừa cơ tấu lý sơ hở xâm phạm kinh lạc gây bế tắc tuần hành khí huyết, rối loạn khí cơ mà tạo
thành chứng [2]. Do đó, y học cổ truyền chú trọng tới đánh đuổi tà khí phong hàn thấp và thơng
kinh hoạt lạc. Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp giữa tác dụng chữa bệnh của châm
cứu với kích thích bằng dịng điện...[3] để điều trị phổ biến, với tác dụng điều khí thông lạc;
phương pháp này đã được mô tả trong quy trình kỹ thuật áp dụng cho các bệnh liệt VII ngoại
biên. Tuy vậy thực tế lâm sàng cho thấy, các bệnh nhân liệt VII ngoại biên thường được điều trị
kết hợp giữa điện châm và XBBH.. XBBH là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh của
YHCT và dựa trên cơ sở lý luận cơ bản của YHCT. Cơ thể con người được bảo vệ bởi vệ khí,
được khí và huyết nuôi dưỡng. Bệnh tà khi xâm nhập vào cơ thể thì thơng qua “huyệt” vào lạc
mạch trước, sau đó vào “kinh” rồi mới và tạng phủ. Vì vậy khi bệnh tà xâm nhập làm dinh vệ mất
điều hòa kinh lạc bế tắc, khí huyết ứ trệ hoặc làm rối loạn chức năng tạng phủ.
Ngày nay việc điều trị kết hợp giữa hai phương pháp điện châm và XBBH này càng nâng cao
hiệu quả điều trị. Vì vậy nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu lâm sàng,
cận lâm sàng và kết quả điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên bằng phương pháp điện
châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2023” với 2 mục
tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của liệt dây
thần kinh VII ngoại biên điều trị tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2023.
2. Mô tả kết quả điều trị của phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên bệnh
nhân liệt dây thần kinh VII ngoại biên.

13


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về liệt dây thần kinh VII theo y học hiện đại
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu
1.1.1.1. Khái niệm
Liệt VII ngoại biên (hay liệt mặt ngoại biên) là tình trạng mất vận động hồn tồn hay một phần
các cơ của nửa mặt, mà nguyên nhân là do tổn thương dây thần kinh mặt, trái ngược với liệt mặt
trung ương là tổn thương liên quan đến não [4].
1.1.1.2. Nguyên nhân
Dây thần kinh mặt có đường đi phức tạp từ hệ thống thần kinh trung ương qua xương thái
dương và tuyến mang tai, trước khi đảm bảo phân bố thần kinh cho các cơ quan ở vùng mặt. Do
vậy tổn thương vận động của nửa mặt có nhiều nguyên nhân, hoặc ở nhân của thân não, ở dây VII
trong góc cầu tiểu não, ở xương đá hay tuyến mang tai
Hay gặp nhất là liệt mặt Bell, chiếm tỷ lệ khoảng 11/1000, có liên quan đến sự tấn công của
virus lên dây thần kinh mặt làm cho dây mặt bị viêm. Đa số các liệt mặt Bell đều phục hồi hồn
tồn trong khoảng 6 tháng.
Ngồi ra cịn có các nguyên nhân khác (viêm hay nhiễm khuẩn dây mặt, chấn thương, khối u ở
đầu hay cổ, đột quỵ…) [4].
Khu trú
Bệnh nguyên
Trong sọ
Tai biến mạch máu não

U của hệ thần kinh trung ương (liệt mặt trung ương)
U dây thần kinh thính giác
Trong xương thái dương
Liệt mặt vơ căn (liệt mặt Bell)
Zona hạch gối
Nhiễm khuẩn tai giữa biến chứng
Chấn thương (do phẫu thuật, vỡ xương thái dương)
U dây thần kinh mặt
Nhiễm mononucléose, bệnh Lyme
Ngoài xương thái dương
U tuyến mang tai
Bệnh hệ thống
Sarcoidose, bệnh đa thần kinh, xơ cứng rải rác
Bảng 1.1: Các nguyên nhân chính của liệt mặt [4]

14


1.1.1.3. Đường đi và chức năng của dây thần kinh VII

Hình 1.2. Thần kinh mặt (VII) [5]
- Dây thần kinh mặt là dây hỗn hợp, có đầy đủ chức năng của một dây thần kinh ngoại vi (vận
động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ). Như vậy bài này xét đến cả hai dây thần kinh:
dây VII và dây VII phẩy.
- Các nhân: dây VII có 4 nhân (1 nhân vận động, 1 nhân cảm giác, 2 nhân thực vật và nhân lệ
tỵ và nhân bọt trên).
- Đường đi của dây VII: dây VII thoát ra khỏi não tại rãnh hành – cầu và đường đi của nó gồm
có 3 đoạn (đoạn trong sọ, đoạn trong xương đá và đoạn ngoài sọ).
 Đoạn trong sọ: từ rãnh hành – cầu đến lỗ tai trong (meatus acusticus internus), ngay ở đoạn
trong sọ này dây VII cũng có đoạn trong não và đoạn trong màng não.

 Đoạn trong xương đá: sau khi qua lỗ tai trong, dây VII vào ống tai trong (ductus acusticus
internus), trong đoạn này là nó đi bên cạnh dây VII, sau đó vào ống Fallop (hay còn gọi là
ống dây VII-facil tunel). Ở trong xươmg đa dây VII lần lượt tách ra 3 nhánh là nhánh đá
nông lớn (điều khiển việc tiết lệ), nhánh cơ bàn đạp (phân bố vận động cho cơ bàn đạp) và
15


thừng nhĩ (đảm nhiệm việc tiết nước bọt từ các tuyến dưới hàm, dưới lưỡi và chức năng
cảm giác vị giác của 2/3 trước lưỡi cùng bên).
 Đoạn ngoài xương đá (đoạn ngoài sọ): dây VII ra khỏi sọ qua lỗ trâm chũm (foramen
stylomastoideum).
- Đường đi của các nhánh chức năng:
 Dây VII vận động: sau khi chui qua lỗ trâm chũm dây VII chia thành 2 nhánh tận (nhánh
thái dương – mặt và nhánh cổ - mặt), dây là hai nhánh thuần vận động phân bố cho cơ bám
da mặt và cơ bám da cổ
o Nhánh thái dương – mặt (rami buccales et temporales) hay còn gọi là nhánh trên:
phân bố cho các cơ nằm bên trên mặt (trong đó có ba cơ quan trọng là cơ trán, cơ
mày và cơ vòng mi mắt)
o Nhánh cổ - mặt hay còn gọi là nhánh dưới: phân bố cho các cơ nằm bên dưới mặt
(trong đó quan trọng là cơ vịng miệng và xa hơn nữa là cơ bám da cổ)
 Dây VII cảm giác: các sợi cảm giác ban đầu lẫn vào dây lưỡi qua nhánh của dây hàm dưới,
sau đó qua thừng nhĩ, tới hạch gối và lên 1/3 trên nhân đơn độc ở hành não. Các nhánh cảm
giác nhận vị giác 2/3 trước lưỡi ( cảm giác 1/3 sau lưỡi do dây IX đảm nhiệm); tính từ đầu
lưỡi đến cuống lưỡi lần lượt nhận biết cảm giác ngọt, mặn, chua, đắng (hình ...); cảm giác
1/3 giữa vành tai, ống tai ngoài và màng nhĩ.
 Dây VII thực vật (dây VII phẩy): sợi phó giao cảm đi từ nhân lệ tỵ tới hạch gối (qua dây
VII), tách thành dây đá nông lớn tới hạch bướm khẩu cái, đi qua dây bướm khẩu cái (dây
hàm trên) tới tuyến lệ, tuyến niêm mạc miệng – mũi – hầu; phân phó giao cảm qua dây VII
phẩy đi từ nhân bọt trên qua dây VII phẩy tới hạch gối, sau đó qua dây VII tới thừng nhĩ, đi
theo dây lưỡi và hạch dưới hàm, dưới lưỡi vào các tuyến nước bọt dưới hàm dưới lưỡi.


1.1.2. Nguyên nhân
Theo Y học hiện đại, có rất nhiều nguyên nhân gây liệt dây thần kinh VII ngoại biên:
- Do lạnh: Hay gặp nhất chiếm tới 80% nguyên phát, thường sau người bệnh bị nhiễm lạnh và
hay xảy ra vào ban đêm. Chỉ có liệt mặt đơn thuần, khơng có dấu hiệu thần kinh khác.
- Do viêm nhiễm: Viêm nhiều rễ và dây thần kinh, viêm dây VII, viêm tai xương chũm, Zona,
hạch gối...
- Do các tổn thương nền sọ: Vỡ nền sọ gây vỡ xương đá, tai biến sản khoa do Forcep.
- Do khối u: U góc cầu tiểu não, u dây thần kinh VII, u tai xương chũm, u độc nền sọ, u cánh
nhỏ xương bướm. [3]
1.1.3. Chuẩn đoán
Xác định liệt dây thần kinh VII ngoại biên:
- Miệng méo về bên lành, lệch nhân trung về bên lành, mất hoặc mờ nếp nhăn trán, mất hoặc
mờ rãnh mũi má bên lệch.
- Dấu hiệu Souques dương tính.
- Dấu hiệu Charles Bell dương tính.
- Ngồi ra người bệnh có thể có một số triệu chứng khác: Khơ mắt hoặc chảy nước mắt, giảm
16


vị giác 2/3 trước lưỡi, giảm tiết nước bọt, cảm giác đau vùng sau tai. [3]
1.2. Tổng quan liệt dây thần kinh VII theo YHCT
1.2.1. Khái niệm
- Dây thần kinh mặt hay dây VII là dây hỗn hợp, có đầy đủ chức năng của một dây thần kinh
ngoại vi (vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ). Khi tổn thương dây thần
kinh mặt (liệt mặt trung ương và liệt mặt ngoại biên) đều gây mất hoặc giảm vận động các
cơ bám da mặt và da cổ.
- Bệnh dây thần kinh VII nằm trong chứng trúng phong kinh lạc của Y học cổ truyền. Với
bệnh danh “Khẩu nhãn oa tà” (miệng và mắt méo lệch) sẽ tương ứng với các triệu chứng
của liệt dây thần kinh VII ngoại biên. [3]

1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền
Nguyên nhân chính gây chứng “Khẩu nhãn oa tà” là:
- Ngoại nhân: Do phong hàn, phong nhiệt tà.
- Bất nội ngoại nhân: Do các sang chấn ở đầu mặt gây ứ huyết ở kinh lạc.
Phong hàn hay phong nhiệt tà thừa lúc chính khí hư tổn, vệ ngoại bất cố xâm phạm vào các
kinh dương ở mặt, các sang chấn gây ra huyết ứ ở kinh lạc dẫn đến sự lưu thơng kinh khí mất bình
thường, khí huyết khơng được điều hịa, kinh cân thiếu dinh dưỡng, không co lại được mà gây nên
bệnh. [3]
1.2.3. Các thể lâm sàng
Với mỗi thể lâm sàng, tùy từng tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc kê đơn bài thuốc
cổ phương, bài thuốc đối pháp lập phương, bài thuốc nghiệm phương để gia giảm thành phần,
khối lượng các vị thuốc cổ truyền hoặc kê đơn các thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
cho phù hợp với chẩn đoán. [3]
Bảng 1.3. Bảng phân loại các thể bệnh của đau thắt lưng theo YHCT [3]
Thể phong hàn
Thể phong nhiệt Thể huyết ứ
Nguyên nhân
Thường gặp trong Thường gặp
Thường gặp
liệt dây thần kinh trong liệt dây
trong liệt dây
VII do lạnh.
thần kinh VII do thần kinh VII do
viêm nhiễm.
chấn thương như
sau ngã, sau
phẫu thuật vùng
tai, vùng xương
chẩm, nhổ răng
hoặc khối u.

Triệu chứng lâm sàng Sau khi bị lạnh
Miệng méo, mắt Sau sang chấn
xuất hiện miệng
nhắm khơng kín, xuất hiện miệng
méo, mắt nhắm
khó thổi lửa,
méo, mắt nhắm
khơng kín, khó
ht sáo, ăn
khơng kín, khó
thổi lửa, huýt sáo, uống nước trào
thổi lửa, huýt
ăn uống nước trào ra bên liệt, nhân sáo, ăn uống
ra bên liệt, nhân
trung lệch về bên nước trào ra bên
trung lệch về bên lành, nếp nhăn
liệt, nhân trung
lành, nếp nhăn
trán và rãnh mũi lệch về bên lành,
17


trán và rãnh mũi
má mờ hoặc mất
bên liệt. Tồn
thân có biểu hiện
sợ gió, sợ lạnh,
gai rét, rêu lưỡi
trắng mỏng.
Mạch phù khẩn.

Chẩn đốn

Pháp

má mờ hoặc mất
bên liệt. Tồn
thân có biểu hiện
sốt, sợ gió, tiểu
tiện vàng, đại
tiện táo, chất lưỡi
đỏ, rêu lưỡi
vàng. Mạch phù
sác.
- Bát cương: Biểu - Bát cương:
thực hàn.
Biểu thực nhiệt.
- Kinh lạc: Bệnh - Kinh lạc: Bệnh
tại các kinh
tại các kinh
dương trên mặt.
dương trên mặt.
- Nguyên nhân:
- Nguyên nhân:
Ngoại nhân
Ngoại nhân
(phong hàn).
(phong nhiệt).

nếp nhăn trán và
rãnh mũi má mờ

hoặc mất bên
liệt. Lưỡi có
điểm ứ huyết.
Mạch sáp.

Khu phong tán
hàn, ơn kinh hoạt
lạc.

Hoạt huyết, tiêu
ứ, hành khí

Khu phong,
thanh nhiệt, hoạt
huyết.

- Bát cương:
Biểu thực.
- Kinh lạc: Bệnh
tại các kinh
dương trên mặt.
- Nguyên nhân:
Bất nội ngoại
nhân.

1.3. Tổng quan về phương pháp điều trị
1.3.1. Phương pháp điện châm
1.3.1.1. Khái quát về phương pháp châm
Châm là dùng kim châm vào huyệt, là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo của
nền y học cổ truyền phương Đơng.

Châm được ra đời từ thời kì đồ đá, con người đã biết dùng đá nhọn (biếm thạch), cốt châm
(xương thú mài nhọn) để châm vào huyệt, chữa các chứng đau, mụn nhọt. Ngày nay, ta thường sử
dụng kim tam lăng, kim mai hoa, hào châm trong điều trị.
Tác dụng của châm là điều khí để điều hồ lại hiện tượng âm dương bị rối loạn góp phần tiêu
trừ bệnh tật. Tổ chức y tế thế giới từ năm 1979 đã cho rằng châm có thể coi là một phương pháp
chữa bệnh hữu hiệu và đã xây dựng danh pháp quốc tế về kinh huyệt châm cứu [6]
1.3.1.2. Khái quát về phương pháp điện châm
Điện châm là dùng dòng điện để tác động lên huyệt (qua kim châm cứu). Đây là phương pháp
kết hợp YHCT và YHHĐ, để phát huy mạnh mẽ tác dụng đắc khí và dẫn khí của kinh huyệt khi
châm cứu
Người xưa thì thường dùng tay để vê kim nhằm bổ hoặc tả, qua thực tế thấy vê kim bằng tay
thì sự điều khí khơng mạnh, không nhanh, không đều, không sớm đưa được sự vận hành của khí
về trạng thái cân bằng. Cũng do đó mà phương pháp điện châm đã ra đời và được áp dụng ở nước
ta từ năm 1971 và đã đáp ứng được mục đích điều khí của châm cứu nhanh hơn, mạnh hơn và
giảm đau đớn cho BN.
Có nhiều loại dòng điện điều trị được dùng trong châm cứu: Dòng Galovanic (dòng điện một
chiều), dòng xung điện điện thế thấp, dịng điện cao tần, tĩnh điện và ion khí, dòng xoay chiều.
Các dòng xung điện với tần số và cường độ thích hợp có tác dụng tốt để kích thích hoặc ức chế
18


TK để gây co cơ hoặc giảm co thắt cơ tăng cường điều chỉnh tuần hồn máu và có tác dụng giảm
đau rõ rệt [7].
1.3.1.3. Cơ chế tác dụng của châm cứu
 Cơ chế châm cứu theo YHHĐ
Phản ứng tại chỗ: châm là một kích thích gây ra cung phản xạ mới có tác dụng ức chế cung
phản xạ bệnh lý: giảm cơn đau, giải phóng co cơ... Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực
vật làm ảnh hưởng đến sự vận mạch, nhiệt, sự tập trung bạch cầu... làm thay đổi tính chất của tổn
thương, bớt nóng, giảm đau... Phản ứng có ý nghĩa lâm sàng khá lớn là cơ sở của phương pháp
điều trị tại chỗ hay xung quanh nơi tổn thương mà YHCT gọi là thống điểm hay A thị huyệt [8].

Phản ứng tiết đoạn: khi nội tạng bị tổn thương bệnh lý thì có những thay đổi cảm giác ở vùng
da ở cùng một tiết đoạn với nó, ngược lại nếu có kích thích từ vùng da của một tiết đoạn nào đó sẽ
ảnh hưởng đến nội tạng cùng một tiết đoạn đó. Việc sử dụng các huyệt ở một vùng da thịt để chữa
các nội tạng cùng tiết đoạn với vùng này sẽ gây ra một phản ứng tiết đoạn. Nó giải thích việc lấy
các du huyệt và các huyệt từ xa của YHCT [7].
Phản ứng toàn thân: thực chất, bất cứ một kích thích nào cũng liên quan tới hoạt động của vỏ
não, tức tính chất tồn thân. Khi châm cứu cịn gây những sự biến đổi về thể dịch và nội tiết, sự
thay đổi các chất trung gian hóa học... Điều đó lý giải tại sao trên lâm sàng có những huyệt khơng
cùng nơi đau hay tiết đoạn nhưng lại có tác dụng kích thích mạnh như Nhân trung, Thập tuyên...
[8].
 Cơ chế châm cứu theo YHCT
Sự mất cân bằng về âm dương: dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật, chữa bệnh bằng châm cứu có
tác dụng điều hịa âm dương, cụ thể là nâng cao chính khí, đuổi trừ tà khí [8].
Bệnh tật phát sinh ra: làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc và phương pháp
chữa bệnh bằng châm cứu là điều hòa cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc [8].
1.3.1.4. Ứng dụng của điện châm [8], [9]
 Chỉ định
- Bệnh thần kinh: đau đầu, ngủ kém, co giật, đau thần kinh ngoại biên, đau vai gáy, đau thần
kinh hông to, di chứng tai biến mạch máu não...
- Bệnh hệ tuần hoàn: nhịp tim nhanh, tăng huyết áp.
- Bệnh hệ tiêu hóa: cơn đau dạ dày (không phải đau bụng theo dõi ngoại khoa), nơn mửa, ỉa
lỏng, táo bón.
- Bệnh hệ tiết niệu sinh dục: bí đái, đái dầm, rong kinh, rong huyết, thống kinh, di tinh...
- Châm tê để tiến hành phẫu thuật.
- Một số bệnh viêm nhiễm: viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến vú, chấp lẹo...
 Chống chỉ định
- Các trường hợp bệnh lý thuộc cấp cứu.
- Người có sức khỏe yếu, thiếu máu, có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tim, phụ nữ đang có thai
hoặc hành kinh, cơ thể ở trạng thái không thuận lợi: vừa lao động xong, mệt mỏi, đói...
- Một số huyệt cấm châm sâu như: Phong phủ, Á môn, Liêm truyền...


19


1.3.1.5. Tác dụng khơng mong muốn
Vựng châm: da tái, tốt mồ hôi, mạch nhanh, tim đập yếu...
Nguyên nhân do BN sợ, sức khỏe yếu, trạng thái cơ thể khơng bình thường (đói, vừa lao động
nặng...) [8].
1.3.2. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt
1.3.2.1. Khái niệm
Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp chữa bệnh ra đời sớm nhất, được xây dựng và phát
triển trên cơ sở những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình bảo vệ sức khỏe con người. Xoa
bóp có tác dụng phịng bệnh và chữa bệnh. Đặc điểm của nó là sự khéo léo và sức mạnh chủ yếu
của đôi bàn tay tác động lên cơ thể người được xoa bóp một lực thích hợp tạo cho người được xoa
bóp cảm giác sảng khối nhằm làm dịu đi chứng đau của cơ, khớp, thần kinh... Bấm huyệt là một
thủ thuật nằm trong tập hợp các thủ thuật xoa bóp nhưng là một thủ thuật có tác dụng mạnh và
mang đặc thù của YHCT.
1.3.2.2. Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt
 Theo YHHĐ
Tác dụng đối với da: Xoa bóp có tác dụng trực tiếp lên da, làm cho hô hấp của da tốt hơn, giãn
mạch ở da làm cho tăng cường dinh dưỡng ở da. Đồng thời thông qua tác dụng trực tiếp tại da mà
có tác dụng để tồn thân thơng qua phản xạ thần kinh.
Tác dụng đối với hệ thần kinh: Xoa bóp kích thích các ngọn dây thần kinh, kích thích các trung
khu thần kinh ảnh hưởng đối với hệ thần kinh thực vật, nhất là đối với hệ giao cảm, qua đó gây ra
những thay đổi trong một số hoạt động nội tạng và mạch máu.
Tác dụng với cơ, gân, khớp: Xoa bóp có tác dụng tăng sức bền của cơ, tăng dinh dưỡng cho
cơ. Vì vậy có tác dụng chữa teo cơ rất tốt. Đồng thời xoa bóp làm tăng tính co giãn, đàn hồi của
dây chằng, gân, thúc đẩy việc tiết dịch trong ổ khớp và tuần hoàn quanh khớp.
Tác dụng đối với hệ tuần hồn: Xoa bóp có tác dụng chuyển một lượng máu từ nội tạng qua da
và ngược lại làm cho máu tĩnh mạch lưu thông được dễ dàng và làm tăng lượng bạch cầu đến nơi

được xoa bóp.
Tác dụng đối với hơ hấp, tiêu hóa và q trình trao đổi chất: Xoa bóp có tác dụng chữa các
bệnh như hen phế quản, khí phế thũng... Có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày, ruột, cải
thiện chức năng tiêu hóa. Đồng thời xoa bóp làm tăng lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài
 Theo YHCT
XBBH là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh của YHCT và dựa trên cơ sở lý luận cơ
bản của YHCT. Cơ thể con người được bảo vệ bởi vệ khí, được khí và huyết ni dưỡng. Bệnh tà
khi xâm nhập vào cơ thể thì thơng qua “huyệt” vào lạc mạch trước, sau đó vào “kinh” rồi mới và
tạng phủ. Vì vậy khi bệnh tà xâm nhập làm dinh vệ mất điều hịa kinh lạc bế tắc, khí huyết ứ trệ
hoặc làm rối loạn chức năng tạng phủ. Những biểu hiện bệnh đó được phản ánh ra huyệt và kinh
lạc. XBBH thơng qua tác động vào huyệt và kinh lạc, có thể đuổi ngoại tà, điều hịa dinh vệ,
thơng kinh lạc, điều hòa chức năng tạng phủ và lập lại cân bằng âm dương. [10-13]

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×