Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.45 MB, 158 trang )

wi

BO CONG THƯƠNG
TRUONG DAI HOC CONG NGHIEP THANH PHO HO CHi MINH

TÀO BÍCH THẢO

CÁC U TƠ TÁC ĐỌNG ĐÉN RỦI RO THANH
KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM
Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã ngành: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHƠ HỖ CHÍ MINH, NĂM 2023


Cơng trình dược hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: 7% Nguyễn Thị Mỹ Phượng,.........................occc
sec
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội déng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại

học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày ... tháng .... năm 2023.

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1.PGS. TS Nguyễn Thị Nhung.

...~ Chủ tịch Hội đồng

9, TS Nguyễn:Duy ŠỮÚaonsuoainsainntiiasasainaia - Phan bién 1



9. TS LS Thi Kim UÊ Hi

nsaatseoanivoine - Phan bién 2

4. TS Nguyễn Thị Kim Liên.............................-- - Ủy viên
5; TS Pham Ng06 Van isscesiveesisvescvenvassvcesnsecscie - Thu ky

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đông cham bảo vệ luận văn thạc s)

CHỦ TỊCH HỌI ĐỊNG

VIỆN TÀI CHÍNH KẺ TỐN


BỘ CÔNG THƯƠNG
CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM
TRUONG DAI HQC CONG NGHIEP
Độc lập - Tw do - Hạnh phúc
THANH PHO HO CHi MINH

NHIEM VU LUAN VAN THAC Si
Họ tên học viên: Tào Bích Thảo............................---5: s+ MSHV:

18000441................

Ngày. tháng, năm sinh: 01/05/1983............................... Nơi sinh: Cà Mau................
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng........................... Mã chuyên ngành: 8340201

I. TEN DE TAL:

CAC YEU TO TAC DONG DEN RUI RO THANH KHOAN TAI CAC NGAN

HANG THUONG MAI VIBT NAM.
NHIEM VU VA NOI DUNG:

Tp. Hồ Chí Minh, ngày .... tháng .... năm 2023

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ lên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

VIÊN TÀI CHÍNH KẾ TỐN


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn

Thị Mỹ Phượng, người đã

hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt q trình học tập cũng như thực hiện
luận văn này.
Tôi cũng trân trọng gửi lời trí ân đến các Q Thầy, Cơ Khoa Tài chính — Ngan hang
của Trường Đại học Cơng Nghiệp TP.HCM đã giảng dạy nhiệt tình. hỗ trợ tơi nghiên

cứu các vân đề liên quan được trình bày trong nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè là những người đã ủng hộ

và động viên tơi trong suốt q trình học tập. Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm.
thời gian tìm hiểu và thực hiện nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tơi rất
mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô và các bạn để luận văn có
cái nhìn sâu sắc hơn.


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Luận văn này nghiên cứu các yếu tố tác động dến rủi ro thanh khoản trong hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN). Tác giả sử dụng các phương pháp hồi
quy cho dữ liệu bảng theo các mé hinh POLS, FEM, REM

va GMM

voi mẫu dữ liệu

nghiên cứu được thu thập từ báo cáo thường niên của 34 NHTMVN

trong giai đoạn

2005-2020. Kết quá ước lượng các mơ hình cho thấy rủi ro thanh khoản ngân hàng
không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong ngân hàng như vốn chủ sở hữu, quy
mô tổng tài sản, tỷ lệ cho vay và tỷ lệ nguồn vốn tài trợ từ bên ngồi trên tổng tài sản
mà cịn chịu tác động của các yếu tô kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh té, lạm phát,
khủng hoảng tài chính và tác động của độ trễ chính sách. Ngồi ra, nghiên cứu cũng
tìm thấy bằng chứng về việc có niêm yết chứng khoán giúp các NHTMVN

giảm rủi

ro thanh khoản. Kết quả nghiên cứu này có hàm ý quan trọng trong việc dưa ra kiến
nghị cho các nhà quan trị ngân hàng, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách trong

việc xây dựng chiên lược quản lý rủi ro thanh khoản ngân hàng.


ABSTRACT
This thesis studies the factors affecting

liquidity risk in Vietnam's

commercial

banking system. The author uses the panel data regression methods according to the
POLS, FEM, REM

annual

and GMM

models with research data samples collected from the

reports of 34 Vietnamese

commercial

banks in the period 2005

- 2020.

Estimated results of models show that banking liquidity risk not only depends on
factors within the banking system such as equity, total assets, loan ratio and external
funding on total assets, but is also affected by macroeconomic

economic

growth,

variables such as

inflation, financial crisis, especially effects of policy lags. In

addition, the research also proves that listing on a stock exchange helps to reduce
liquidity risks for Vietnamese

commercial

banks. The results of this study have

important implications in making recommendations to bank administrators, investors
and policy makers in developing strategies for managing bank liquidity risks.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan day là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết qua nghiên cứu
và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn
nào và dưới bất kỳ hỉnh thức nào. Việc tham khảo các nguồn

tải liệu đã được thực

hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Học viên

(Chit ki)

Tào Bích Thảo


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH..
„VI
DANH MỤC BẢNG BIÊU
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẤTT.....................2--2222++2222222+2222551122121321221311122211222712221221.te. ix

CHUONG 1

GIỚI THIIỆU....................................----22222222222222212221E
2.2222 ceecrtee 1

1.1

Tính cấp thiết của để tài

1⁄2

Mục tiêu nghiên cứu

1.3

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


1⁄4.

Phương pháp nghiên cứu và dữ liỆU.......................-.
5c tt Stbsketiekerrteeirrierrrie 3

1.5

Ý nghĩa của để tài nghiên cứu............................-:-.-ccccc
c2 22 tt te20111110112.111 te 4

1.6

Kết cấu của HẠNH “ẤN genrhgsetirbisvogsgES0L38N3360208151400X8701SSEE.0NẸSENSUT38N1100c881614000103007
0005.H 5

1⁄7

Kếtluận chương I

CHUONG 2.

CƠ SỠLÝ THUYÉT VẺ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ CAC YEU

TÔ TÁC ĐỘNG ĐEN RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
2.1

Thanh khoán và rủi ro thanh khoản trong hoạt động của Ngân hàng thương mại
2.1.1


Khái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản ........................
5c: 55: <++ 6

2.1.2

Các lý thuyết về rúi ro thanh khoản........................--72cccc

2.1.3.

Cung - cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản rong ..

2.14

Các phương pháp do lường rủi ro thanh khoản

25cvveevcerrrerrrrev 9

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản
của ngân hàng thương mại...................
TIỂU
2.2.1

Các nghiên cứu nước ngo

2.2.2

Các nghiên cứu trong nước...

2.2.3


Xác định khoảng trống trong nghiên cứu tại Việt Nam...................... 30

2,3. Cac yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng
thương mại
31
2.3.1

Nhóm các yếu tố đặc thù ngân hàng............................---2-2222cccccseccccres 31

23.9

Nhém cheyeu tổWfHlibsssueussasosatsottrdiobodtosroeHanghaespeel 36

2.4 Kétluan chuong 2
CHUONG3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU...


3.1

Quy trình nghiên cứu

3.2

Mơ hình nghiên cứu các yếu tơ tác động dến rủi ro thanh khoán tại các ngân

hàng thương mại Việt Nam ..........................- nhang

3.2.1


4I

Lựa chọn phương pháp do lường rủi ro thanh khoán tại các ngân hàng

thương mại Việt Nam

3.2.2.
Mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoắn tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam
3.2.3.

Đo lường các biến trong mơ hình..........................-2-2:¿2222++2222222222222.-x2. 44

3.2.4 — Giả thuyếtnghiên cứu.................................-222222221222212212221112.11
re. 48
325

PHƯỚHš PHẩNWUGÈIUGHỆ ssotoauentaddnndgottdduialotGORuentdteag 53

3.3.

Dữ liệu nghiên cứu..

3.4.

Kết luận chương 3..

CHUONG4

KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.


4.1 Thực trạng rủi ro thanh khoản và các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 dên năm 2020
aD
4.1.1

Thực trạng rủi T0 thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

giai đoạn từ năm 2005 đên năm 2020

4.1.2
Thực trạng các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoan tai
thương mại Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 đên năm 2020...........................-

4.2

Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
4.2.1

Kết qnghiên cứu

4.2.2 _

Thảo luận kết quả phân tích mơ hình hồi quy..........................------.--..- 79

443.

Kết luận GHÖNG 'Ấ. soeicninuaennDadiunAnainLkiniinBitnbiL10861063010421638030168614113/000012506406xa00 83

5.1


Kếtluận

5.2

Các kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản tại các NHTM

CHUGNGS

KẾTUUẬN WÁKÏENNGHĨỊ:eeeieenieenenoarreaaoai 84
Việt Nam .

5.2.1

Kiến nghị đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam

5.2.2.

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng....9]

543

Kết luận chương 5

5.4

Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu

TÀI LIỆU THAM KHẢO...


LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN..

vi

tiếp theo
146


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Khung phân tích các yếu tố tác động đến rúi ro thanh khoản tai NHTM...39

Hình 3.1 Sơ đồ nghiên cứu chỉ tiết.........................2222-2222222222212222221122227112221211222111
te. 40
Hình 3.2 Mơ hình các yếu t6 tác động đến rúi ro thanh khoản của NHTMVN....
Hình 4.1 Diễn biến lãi suất VND các kỳ hạn từ 2005 đến 2015..........................----+ 58
Hình 4.2 Tỷ lệ LAR và LDR của NHTMVN

giai đoạn 2005-2020 (Đvt: %)........... 59

Hình 4.3 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tai san (ETA) va RRTK

Hình 4.4 Quy mơ tổng tài sán và RRTK cúa NHTMVN

ctia NHTMVN...62

giai doan 2005 — 2020......63

Hình 4.5 Tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2005 — 2020 (%).............. 64
Hình 4.6 Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LTA) và RRTK của NHTMVN............... 65
Hình 4.7 Tỷ lệ nguồn tài trợ từ bên ngồi trên tổng nguồn vốn (EFD) và RRTK của

NHTMVN giải đoạn 2005-2020 vts %) ecceoiiicioobsnisiratieiEi0098144610161.150
6588004 67
Hinh 4.8 RRTK năm trước và năm hiện tại của NHTMVN

từ 2005-2020 (Dvt: %%) 69

Hình 4.9 Tăng trướng kinh tế, lạm phat va RRTK của NHTMVN........................... 70

vil


DANH MUC BANG BIÊU
Bang 2.1 Bang tong hgp cac công trình nghiên cứu liên quan đến RRTK................ 27
Bảng 3.1 Giải thích và đo lường các biến trong mơ hình .............................---5222sc:scvzs 44

Bảng 3.2 Số lượng các ngân hàng dự kiến khảo sát từ 2005 đến 2020...
Bang 4.1 Số lượng các NHTM Việt Nam từ năm 2005 dến 2020.......................----- Sử
Bang 4.2 Danh sách NHTM niêm yết trên san HOSE va HNX dén 31/12/2020......68

Bảng 4.3 Kết qua théng k@ m6 ta. cceccccccsssseescssccssssssseeesccsssssnsnesecessssninsecesessiuneces 7I
Bang 4.4 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình ................. 73

Bảng 4.5 Kết quả uớc lượng mơ hình của nhóm tắt cả ngân hàng............................- 74
Bang 4.6 Kết quả uớc lượng mơ hình của nhóm ngân hàng

lớn..........................----- 75

Bảng 4.7 Kết quả uớc lượng mơ hình của nhóm ngân hàng nhỏ.........................----- 76
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định nội sinh Durbin-Wu-Hausman


......................--....-:--..- Tỷ

Bang 4.9 Kết quả uớc lượng mơ hình bằng phương pháp S-GMM.

viii


DANH MUC TU VIET TAT

DPRR

: Dự phòng rúi ro

LSCV

: Lãi suất cho vay

LSHD

: Lai suất huy động

NH

: Ngân hàng

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NHTM


: Ngân hàng thương mại

NHTMVN

: Ngân hàng thương mại Việt Nam

NHTMCP

: Ngân hàng thương mại cỗ phần

NHTW

: Ngân hàng Trung ương

NVHD

: Nguồn vốn huy động

RRTK

: Rúi ro thanh khoản

TCTD

: Tế chức tín dụng

TTCK

: Thị trường chứng khốn


TTS

: Tổng tài sản

VCSH

: Von chủ sở hữu


CHƯƠNG 1
I.I

GIỚI THIỆU

Tính cấp thiết của đề tài

Cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra tại Mỹ năm 2008 được cho là nguyên nhân đầy
nên kinh tế thế giới vào giai doạn den tối. Theo Better Markets (2012). một tô chức

phi lợi nhuận tại Mỹ, bến năm sau ngày ngân hàng Lehman Brothers đệ đơn phá sản,

nước Mỹ thiệt hại 12.800 tỷ USD. Còn trong báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế
toàn cầu do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố vào ngày 03/10/2018, dư âm 10 năm
sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu này vẫn cịn, tý lệ nợ cơng trung bình trên
tồn cầu tăng từ 36% lên mức 52% GDP và bảng cân đối tải sản của các Ngân hàng
trung ương đã tăng nhiều lần so với quy mô trước khủng hoảng. Một trong số những
nguyên nhân chủ yếu dược các chuyên gia kinh tế đưa ra là sự yếu kém của ngành
ngân hàng và điểm mắu chốt là sự thiếu hụt thanh khoản của các Ngân hàng thương
mai (Roubini & Mihm, 2010). Đồng thời. hiệp ước Basel III được ban hành một cách


khẩn trương vào ngày 12/09/2010 nhằm đưa hoạt động ngân hàng vao các tiêu chuẩn
tối thiêu cao hơn, đặt ngành này vào những giám sát mang tính an tồn vĩ mơ.
Tại Việt Nam, hai dot cing thẳng thanh khoản xảy ra trên quy mơ tồn hệ thống
NHTM năm 2008 là đo gia tăng lạm phát từ cuối năm 2007 cùng sự sụt giảm nghiêm
trọng của thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam. Đến cuối năm 2010, trước
thực trạng tốc độ tăng trưởng tin dung cao hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn diễn
ra liên tục trong vòng sáu tháng đã làm biến động thị trường lãi suất liên ngân hàng.
Khi đó, lãi suất liên ngân hàng tăng cao làm cho thị trường lãi suất huy động vốn của
các ngân hàng thương mại xảy ra hiện tượng cạnh tranh gay gắt, gây mắt thanh khoản
cục bộ trên toàn hệ thống. Điều này thực sự gây ảnh hưởng nghiêm trọng dến hoạt
động của ngân hàng, làm lung lay niềm tin vào ngân hàng của người gửi tiền, một lần
nữa đặt ra vấn dê cấp bách trong việc tìm ra các yếu tơ có tác động trực tiếp lên thanh
khoản ngân hàng.


Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS, 2008) “thanh khoản là khả năng
của ngân hàng tài trợ cho việc gia tăng tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ như chúng
đến hạn mà không gây ra những tốn thất khơng thé chấp nhận được”. Do đó, song
song với điều kiện an tồn và sinh lợi thì quản trị rủi ro thanh khoản trở thành mục

tiêu quan trọng hơn vì nó góp phần đám bảo cho sự thơng suốt trong hoạt động của
ngân hang thương mại. Thanh khoản giảm sút đồng nghĩa với rủi ro thanh khoản tăng
cao. Một ngân hàng thương mại có thanh khoản tốt là một ngân hàng sở hữu nguồn
vốn khả dụng với chỉ phí thấp, đáp ứng đúng thời điểm ngân hàng cần. Bên cạnh đó,
BCBS (2010) cũng đặt ra thêm một số yêu cầu cho các ngân hàng thương mại là cần
thiết phải duy trì một khối lượng tài sản nhất định có tính thanh khốn cao, có khả
năng chuyền đổi ra tiền mặt nhằm đáp ứng cho nhu cầu chỉ trả trong 30 ngày, xét
trong tình huống thanh tốn của hệ thống tài chính bị kiệt quệ.
Ri ro thanh khoản ngân hàng là cái bóng khơng bao giờ tắt trước bắt kỳ cuộc khúng

hoảng thị trường nghiêm trọng nào, là tia lửa cuối cùng làm bùng nỗ rủi ro thị trường
và tín dụng (Carlo & Giacomo, 2007). Rõ ràng, nguy cơ về một cuộc khủng hoảng
tài chính trong tương lai vẫn hiện hữu, và chắc chắn rằng một khi đã xảy ra thì quy
mơ chỉ có thể lớn hơn chứ khơng giảm đi. Trong tình hình nền kinh tế ngày càng phát
triển và có những diễn biến phức tạp như hiện nay, việc quản trị rủi ro thanh khoản
ngân hàng sẽ ngày càng gặp nhiều trở ngại và thách thức hơn đối với các nhà quản
lý.
Xuất phát từ bối cảnh lý thuyết và thực tiễn trên, nhằm bổ sung vào khoảng trống
nghiên cứu, việc tiếp

và nghiên cứu kỹ tác động của các yếu tố đến rủi ro thanh

khoản cho trường hợp tại hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam là hết sức quan
trọng và có giá trị. Đây là lý do tác giá chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến rủi ro
thanh khoản tại các Ngân hàng thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Ngoài
ra, việc cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tế tác động đến rủi ro thanh
khoản của Ngân hàng thương mại Việt Nam góp phần dám bảo tính khoa học cho các
kiến nghị về chính sách trong nỗ lực hạn chế đến mức thấp nhất nếu rủi ro thanh
khoản xảy ra.


1.2

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Nhận diện dúng các yếu tố tác động dến rủi ro thanh khoản tại các

Ngân hàng thương mại Việt Nam và để xuất kiến nghị nhằm hạn chế tối đa rủi ro
thanh khoản tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:


(1) Xác định các yếu tố tác động dến rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại
Việt Nam.
(2) Đánh giá thực trạng rủi ro thanh khoán tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
(3) Xác định mức độ tác động của các yếu tố đến rủi ro thanh khoản tại các Ngân

hàng thương mại Việt Nam.
(4) Đề xuất các kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng thương
mại Việt Nam.

1.3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là rủi ro thanh khoản và các yếu tố tác động đến
rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian nghiên cứu: 34 Ngân hàng thương mại Việt Nam (gồm 4 Ngân hàng
thương mại Nhà nước và 30 Ngân hàng thương mại cố phần tư nhân).
+ Thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2020.
1.4

Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu
định lượng.


+ Phương pháp nghiên cứu định tính: Đánh giá thực trạng rủi ro thanh khoản của hệ

thống Ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp phân tích, so sánh, tổng
hợp.

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Xác định mức độ tác động của các yếu tố đến
rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp hồi quy
đa biến dựa trên ba mơ hình ước lượng gồm: mơ hình bình phương nhỏ nhất thơng
thường (Pooled Ordinary Least Square — POLS), mơ hình tác động cố định (Fixed
Effects Model — FEM)

va m6 hinh tac động ngau nhién (Random

Effects Model —

REM). Déng thời, luận văn sử dụng phương pháp ước lượng tổng quát (Generalized
Method of Moments - GMM) đề khắc phục các khuyết tật của mơ hình nếu có.
Nguồn dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này là nguồn dữ liệu thứ cấp:
L Số liệu từ 34 Ngân hàng thương mại Việt Nam gồm: Báo cáo tài chính đã kiếm
tốn, Báo cáo thường niên giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2020.
L Số liệu kinh tế vĩ mô: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF) được
thu thập từ Ngân hàng Thể giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (ME).
+ Một số báo cáo chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Giám
sát tải chính quốc gia Việt Nam, các tơ chức tài chính trong và ngồi nước.

1,5

Ý nghĩa của dé tài nghiên cứu

Nghiên cứu này mang ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn ở các khía cạnh như sau:
> Ý nghĩa khoa học: Điểm mới của luận văn là trong mỗi phương pháp ước lượng,
tác giả tách ra thành các nhóm ngân hàng cụ thể nhằm nhấn mạnh tác động của từng

yếu tố lên rủi ro thanh khốn ngân hàng; đồng thời tìm ra bằng chứng mối liên hệ
giữa yếu tố khủng hoảng tài chính với rủi ro thanh khoản. Từ đó, luận văn cung cấp
thêm bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoán tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm bồ sung vào khung lý thuyết các yếu tô tác
động đến rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại.


> Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu thực nghiệm, luận văn góp
phân giúp các nhà quản trị ngân hàng trong việc dưa ra các chiến lược, chính sách,
quy trình và hoạt động kiểm tra giám sát cơng tác quản lí thanh khoản phù hợp, hiệu
quả, hạn chế tối đa rủi ro thanh khoản tác động đến hệ thống Ngân hàng thương mại
Việt Nam.

1.6

Kết cầu của luận văn

Chương 1: Gidi thiệu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về rủi ro thanh khoản và các yếu tố tác động đến rủi ro
thanh khoản tại Ngân hàng thương mại.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và đữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
1.77

Kếtluận chương 1

Trong Chương 1, tac giả đã trình bảy các phan về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

Sau đây, luận văn sẽ lần lượt đi vào nội dung chỉ tiết trong các chương tiếp theo.


CHUONG2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VE RUI RO THANH KHOẢN VÀ

2.1

và rủi ro thanh

CÁC YÊU TÔ TÁC ĐỘNG ĐÉN RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
Thanh khoản
thương mại

2.1.1
2.1.1.1

khoản

trong hoạt động của Ngân

hàng

Khái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản
Khái niệm thanh khoản

Trong lý thuyết trung gian tải chính, có nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ
“thanh khoản”. Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn

có thể ding dé chi tra voi chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh.
> Theo BCBS (2008) “thanh khoản có thể được xem như là khả năng của ngân hàng
đê tài trợ cho việc gia tăng tài sản và hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán khi chúng
dén han ma khéng chiu bat ky mét khoan 16 nao khéng thé chấp nhận được”.
> Sau khủng hống tài chính tại Mỹ năm 2008. khái niệm thanh khoán đã được mở
rộng hơn. BCBS (2010) nhận định rằng “thanh khoản là khả năng đáp ứng các nhu
cầu về sử dụng vốn khá dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm

như chỉ trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và giao dịch vốn của ngân hàng”.
> Theo Duttweiler (2009), thanh khoản là sự dé dang chuyén đổi một tài sân cụ thể

thành tiền mặt và khi công ty muốn chuyển tài sản thành tiền mặt thì thị trường vẫn
cịn khả năng châp nhận các giao dịch.
> Theo Ivanov (2010). thanh khoản có ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào những hồn
cảnh khác nhau: nó có thể là tính thanh khoản của một sản phẩm thị trường tài chính
hay tính thanh khoản của một doanh nghiệp, một ngân hàng, hoặc rộng hơn nữ là tính
thanh khoản của hệ thống tài chính.

Nhìn chung, các khái niệm về thanh khoản có thể hiểu một cách đơn giản rằng: thanh
khoản đại diện cho sức mạnh tài chính của một ngân hàng và là khả năng đáp ứng
các nghĩa vụ tài chính tại mọi thời điểm. Có thể thấy, thanh khoản hồn tồn khơng


phải là một số tiền cụ thé hay là một tỷ lệ cơ định nào đó, mà thanh khốn đại diện
cho khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn. Do được thực hiện bằng

tiền mặt nên phần lớn thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng lưu chuyến tiền tệ.
Việc không thể thực hiện được nghĩa vụ thanh tốn khi đến hạn sẽ dẫn đến tình trạng

ngân hàng thiếu hụt thanh khoản. Trương Quang Thông (2013) còn cho rằng, khi nền

kinh tế hoạt động kém hiệu quả, thặng dư thanh khoản cũng xảy ra nên thiếu những
cơ hội kinh doanh đầu tư.
2.1.1.2

Khái niệm rủi ro thanh khoản

Thuộc trường phái trung hòa, Apgar (2006) nhận dinh, rủi ro là bất cứ điều gì khơng

chắc chắn có thể ảnh hướng tới các kết quả của chúng ta so với những gì chúng †a
mong

đợi và có thê đo lường duge. Do đó, thanh khoản

cũng xuất hiện rủi ro khi

thanh khoản rơi vào trạng thái thiếu thanh khoản hoặc thừa thanh khoản.

Theo Diamond va Dybvig (1983), ngan hang tén tại là do ngân hàng đảm bảo thanh
khoản tốt hơn thị trường tài chính. Tuy nhiên, bản thân ngân hàng cũng đối diện với
rủi ro chuyên đổi và rúi ro rút tiền ồ ạttừ phía khách hàng. Rủi ro thanh khoản (RRTK)
là loại rúi ro dẫn đến mắt khá năng thanh tốn khi ngân hàng khơng đủ vốn khá dụng
hoặc chưa chuyển đổi kịp các tài sản thành tiền để đáp ứng các nghĩa vụ thanh tốn
và nghĩa vụ tài chính khác. Ngân hàng tạo ra thanh khoản càng cao thì rủi ro ngân
hàng phải bán những tài sản kém thanh khoản hơn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản
cho khách hàng càng lớn.
Duttweiler (2009) cho rằng, RRTK

là loại rủi ro phát sinh khi mà NHTM

khơng có


kha nang thanh tốn cho khách hàng tại một thời điểm nào đó, hoặc đo phải huy động
nguồn vốn với chỉ phí cao dễ đáp ứng nhu cầu thanh toán, hoặc do các nguyên nhân
khác làm sụt giảm khá năng thanh toán của NHTM, từ đó kéo theo là những tác động

khơng tốt cho NHTM.
Trước tình hình rủi ro thanh khoản có thể làm suy yếu sức khỏe của hệ thống ngân
hàng bất cứ lúc nào, BCBS (2008) đã chia rủi ro thanh khoản ngân hàng thành hai
loại rủi ro gồm: rủi ro thanh khoản vốn (funding liquidity risk) và rủi ro thanh khoản


thị trường (market liquidity risk) nhằm tăng cường biện pháp thực hiện nâng cao khả
năng thanh khoản cho hệ thống NHTM. Trong đó:
> Rải ro thanh khoản vốn: Là loại rủi ro mà ngân hang sẽ không thể đáp ứng được
hiệu quả của đòng tiền ở hiện tại, tương lai và theo yêu cầu khác mà không ảnh hưởng
đến hoạt động hàng ngày hoặc là điều kiện tài chính của tổ chức (BCBS, 2008).

> Rai ro thanh khoản thị trường: Là loại rủi ro mà ngân hàng không thê đễ dàng
bù đấp được hoặc loại trừ một trạng thái của một tài sản nào đó ở mức giá thị trường

(BCBS, 2008).
Giữa hai loại rủi ro này ln có tác động mạnh lẫn nhau, đặc biệt là trong những giai

doan khủng hoảng. Drehmann

và Nikolaou (2009) cho rằng cú sốc đối với thanh

khoản vốn có thể dẫn tới việc ngân hàng bán tháo tài sản, làm suy giảm giá của tài
sản. Khi đó, thanh khoản thị trường thấp sẽ dẫn tới biên độ (margin) cao hơn và làm
tăng rủi ro thanh khoản vốn.

Theo Thông tư số 08/2017/TT-NHNN ngày 01/08/2017 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam qui định về trình tự, thú tục giám sát ngân hàng thì rủi ro thanh khoản của

NHTM xảy ra khi:
* Tổ chức tin dung, chỉ nhánh ngân hàng nước ngồi khơng có khả năng thực hiện
các nghĩa vụ trả nợ khi đên hạn: hoặc

*⁄ Tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngồi có khá năng thực hiện nghĩa vụ
trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phi cao để thực hiện nghĩa vụ đó.

Nhìn chung. dưới góc độ qn trị ngân hàng thì thặng dư hay thiếu hụt thanh khoản
sẽ đều gây ra tỉnh trạng mất cân bằng thanh khoản, được cho là một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản. Do đó, ngân hàng có thê sẽ phải đối
diện với những tôn that tram trong va quan trọng hơn hết là liên đới ảnh hưởng dến
sự an tồn, ơn định của tồn hệ thơng ngân hàng.


2.12.

Các lý thuyết về rủi ro thanh khoản

2.1.2.1 Lý thuyết tra thích thanh khoản (The Liquidity Preference Theory)
Theo Keynes (1936), nhu cầu về tiền mặt của mợi chú thể kinh tế gồm hai bộ phận:
nhu câu tiền mặt cho giao dịch (hễ có thu nhập nhiều hơn thì tiêu dùng nhiều hơn) và

nhu câu tiền mặt cho mục đích đầu cơ (lãi suất cao hay thấp sẽ quyết định xu hướng
giữ tiền mặt của chủ thể kinh tế). Ba gia thuyết mà Keynes đưa ra cho khuôn mẫu của
lý thuyết này là:
> Thứ nhất: Hai loại tài sản chính được dùng làm của cải dự trữ cho chú thê kinh tế


là trái phiếu và tiền mặt.
> Thứ hai: Tiền mặt khơng mang lại lợi nhuận và trái phiếu có tỷ suất lợi nhuận dự
tính bằng với lãi suất thực. Khi lãi suất tang, chi phi cơ hội của việc năm giữ tiền mặt

tăng lên, cầu về tiền sẽ giảm đo tiền trở nên kém hấp dẫn hơn.
3> Thứ ba: Lượng cung tiền do Ngân hàng trung ương (NHTW) kiểm soát và khơng
thay đổi trong ngắn hạn. Lãi suất ln có xu hướng đi về điểm cân bằng. Khi lãi suất
tăng, cầu trái phiếu tăng. Cầu trái phiếu tăng làm tăng giá trái phiếu và lãi suất giảm

đi.
Việc năm giữ tiền rõ ràng không sinh ra lợi nhuận

và nếu muốn

sinh lợi nhuận

thì

phải đầu tư. Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nên việc nắm giữ nhiều tiền
mặt làm tăng thanh khoản nhưng cũng sẽ làm mat di co hội tạo ra lợi nhuận. Những

ngân hàng có lợi nhuận thấp thường có xu hướng gia tăng đầu tư vào các danh mục
tài sản có tính rủi ro cao hơn nên dễ dẫn đến giảm thanh khoản (Lê Hoàng Vinh &

Tran Phi Dũng, 2020).
2.1.2.2.

Lý thuyết cho vay thương mại về tính thanh khoan (The Commercial Loan
Theory Of Liquidity)


Lý thuyết cho vay thương mại về tính thanh khoan (The Commercial Loan Theory
Of Liquidity) duoc Smith (1776) mé ta vé tinh thanh khoản của các khoản cho vay
thương mại của ngân hàng như sau: các khoản vay ngắn han tài trợ cho hàng hóa là


khoản vay có tính thanh khoản cao nhất, được gọi là khoản vay tự thanh lý, do hàng
hóa được tài trợ có thể được bán trên dường từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
Khoan vay tài trợ cho một giao dich và chính giao dịch đó cung cấp cho người vay
số tiền đề trả nợ ngân hàng. Smith (1776) gọi những khoản vay này là có tính thanh
khốn vì mục đích của chúng và tài sản thế chấp của chúng có tính thanh khoản.
Ba giả thuyết mà Smith (1776) đưa ra cho khuôn mẫu này là: NHTM phải cung cấp
các khoản cho vay có tính thanh khoản cao trong ngắn hạn để đáp ứng yêu cầu về
vốn lưu động; ngân hàng phái hạn chế cho vay dài hạn; khoán vay mới khơng được
cấp trừ khi khoản vay trước đó đã được thanh toán. Giả thuyết này chủ yếu tập trung
vào việc hạch toán ghi nợ trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng và cũng chỉ ra
rằng,

khi NHTM

thực hiện các khoản cho vay sản xuất tự thanh lý ngắn hạn, thì

NHTVW nên cho các NHTM

vay dựa trên đảm bảo của các khoản vay ngắn hạn đó.

Nguyên tắc này góp phần bảo đảm mức độ thanh khoản và lượng cung tiền phù hợp
cho từng ngân hàng và cho toàn bộ nên kinh te.
Theo Akani và Vivian (2018), các khoản cho vay sản xuất tự thanh lý ngắn hạn như

vậy có ba ưu điểm: tính thanh khoản của khoản vay cao; khoản vay đáo hạn trong

thời gian ngắn và phục vụ cho mục đích sản xuất, nên khơng có rúi ro về việc chuyên
sang nợ xấu; các khoản vay có hiệu quả như vậy sẽ mang lại thu nhập cho ngân hang.
Tuy nhiên, học thuyết này không phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt là
dối với các nước dang phát triển vì nó loại trừ các khoản vay dài hạn là động cơ tăng
trưởng. Dồng thời, khi nền kinh tế suy thoái, người bán sẽ bị thiệt hại khi mà hàng
hóa khó lưu thơng và giá cả giảm. Khi đó, ngân hảng chỉ có thê dam bao tinh thanh
khoản cho tài sản khi đễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt mà khơng bị thất thốt.
2.1.2.3. Lý thuyết về khả năng thay đổi (The Shiftabilify Theory)
Lý thuyết về khả năng thay đổi (The Shifability theory) được đề xuất bởi Moulton
(1918) với quan điểm rằng nếu các NHTM

duy trì được một lượng tài sản có tính

thanh khốn đáng kế thì có thế chuyển sang các ngân hàng khác trong trường hợp cần
thiết để lây tiền mặt mà không bị tổn thất về vật chất. Giả thuyết này phù hợp cho các


khoản dau tư ngắn hạn trên thị trường, như tín phiếu kho bạc và hồi phiếu có thể được
bán trực tiếp bất cứ khi nào ngân hàng có nhu cầu huy động vốn. Trong trường hợp
các ngân hàng đều yêu câu thanh khoản. lý thuyết khả năng

thay đổi cần tắt cả các

ngân hàng phải có được những tài sản đó có thể được chuyên sang NHTW là người
cho vay phương án cuối.
Theo Udoka và Anyingang (2012), thanh khoản của NHTM

phụ thuộc lớn vào khả

năng chuyển đổi tài sản lấy tiền mặt với giá thỏa đáng mà không quan tâm đến tính

chất của tài sản. Trong trường hợp thanh khốn ngân hàng gặp vấn đề, cho vay thương
mại sẽ khơng cịn đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng nữa. Lúc này, u tơ đảm bảo
thanh khốn cho ngân hàng là khả năng tạo ra lợi nhuận, tích lũy vỗơn và khả năng
chuyên đôi tài sản mà không cần dựa vào kỳ hạn đáo hạn của tài sản.
Theo Akani va Vivian (2018), ly thuyét về khả năng thay đổi của Moulton (1918) có
bồn điểm yếu sau: The nha, kha nang dịch chuyên don thuần của tài sản không cung
cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng mà hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh
té. Thir hai, trong thoi kỳ kinh tế khó khăn, các tài sản khơng có người mua mà chỉ
có người sở hữu chúng là các ngân hàng muốn bán chúng mà thơi. 7

ba, một ngân

hàng nếu có gắng bán các tài sản trong khi vẫn có đủ tiền mặt cho thanh khoản thì có
thể ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. 7# #, nếu tất cả các ngân hang
đồng loạt chuyển đổi tài sản sẽ gây tác động không tốt cho cả người cho vay và người
di vay.
2.1.2.4 Lý thuyết về thu nhdp dy tinh (The Anticipated Income Theory)
Lý thuyết về thu nhập dự tính (The Antieipated Ineome Theory) được Prochnow
(1949) phát triển dựa trên cơ sở thông lệ thực tiễn gia hạn các khoản vay có kỳ hạn
trên một năm và kéo dài đến đưới năm năm của các NHTM

tại Hoa Kỳ. Theo lý

thuyết này, bất kế bản chất và đặc điểm kinh doanh của người đi vay như thé nao,
ngân hàng đêu lập kế hoạch thanh lý khoản vay từ thu nhập dự kiến của người đi vay.
Lý thuyết này xuất phát từ quan điểm cho rằng, các khoản thu nhập từ tài sản khơng
chỉ xảy ra khi tài sản đó đến hạn mà còn xảy ra vào nhiều thời điểm khác nhau trong,


suốt thời hạn của tải sản. Xét trường hợp khi cho vay trung và dài hạn, các NHTM

thường thực hiện thu hồi vốn gốc và tiên lãi trong nhiêu kỳ; khi đó các khoản thu
nhập dự tính sẽ làm tăng tính thanh khoản của tài sản. Tuy là các khoản cho vay đài
hạn nhưng trong một cuộc khủng hoảng thanh khoản, ngân hàng có thể bán các khoản
vay nay để thu tiền mặt trên thị trường thứ cấp (Alshatti, 2014).
Akani và Vivian (2018) cho rằng, lý thuyết về thu nhập dự tính này ưu việt hơn lý
thuyết cho vay thương mại và lý thuyết về khả năng thay đổi vì đáp ứng ba mục tiêu:
thanh khoản, an toàn và lợi nhuận. Thanh khoản được đảm bảo cho NHTM khi người

vay trả nợ dần đều theo từng kỳ. Tính an tồn là khi ngân hàng cho vay không chỉ
dựa trên cơ sở tài sản đảm bảo tốt mà còn dựa trên khả năng hoàn trả khoản vay của

người đi vay. Các khoản cho vay có kỳ hạn có thể được sử dụng từ nguồn dự trữ dư
thừa của các NHTM

nên vừa đảm bảo về thu nhập đều đặn, vừa có ích cho người đi

vay là cộng đồng doanh nghiệp.
Theo Lê Hoàng Vinh và Trần Phi Dũng (2019) “ly thuyết này đã đặt nền tảng quan
trọng cho việc nghiên cứu cấu trúc kỷ hạn của tài sản, và thu nhập dự kiến của tài sản

được xem là biện pháp dam bảo thanh khoản cho ngân hàng”. Như vậy, NHTM



một trung gian tài chính nên bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn mới huy động được
dé đáp ứng nhu câu thanh khoản của chính bản thân ngân hàng thì NHTM hồn tồn
có thể duy trì danh mục tài sản với những tài sản có khá năng sinh lời cao hơn.
2.13.
2.1.3.1


Cung - cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng
Cung thanh khoản

BCBS (2008) đề ra khái niệm cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khá năng
chỉ trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoán cho ngân hàng, bao gồm:
> Tiên gửi của khách hàng: Đây được xem là nguồn cung thanh khoản chủ yếu của
ngân hàng. Một trong các yếu tố làm gia tăng nhanh nguồn cung thanh khoản này là
tính chuyên nghiệp và mức độ uy tín của ngân hàng. Ngoài ra, lãi suất huy động cùng
các chương trình khuyến mãi, quà tặng cũng tạo sức hấp dẫn không kém trong cuộc
chạy dua huy động tiền gửi của các ngân hàng.


3> Doanh thu từ bán các dịch vụ phi tiển gửi: Đóng góp phần khơng nhỏ vào thu nhập
của ngân hàng là từ các dịch vụ phi tiền gửi. Các khoản thu này bao gồm: phí chuyên
tiền, phí bảo lãnh. phí mở thư tín dụng (L/C), phí giữ hộ tài sản....
> Thanh tốn nợ của khách hàng: Những khoản tín dụng sau khi sử dụng được hoàn
trả đầy đủ gốc khơng những góp phần bảo tồn nguồn vốn cho ngân hàng mà còn
đảm bảo cho hiệu quả hoạt động và kinh doanh cho chính ngân hàng đó. Đây cũng
được xem là một trong những nguôn cung thanh khoản chủ yêu cho ngân hàng.
> Ban tài sản dang kinh doanh hoặc đang sử dụng: Ngân hàng hồn tồn có thể bán
tai sản chuyên thành tiên mặt khi có nhu câu thanh khoản.
> Vay từ thị trường tiền tệ: Trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của ngân hàng,
thị trường liên ngân hàng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc giải quyết khó
khăn thanh khốn tạm thời cho các NHTM. là kênh quản lý thanh khoản của Ngân
hàng Nhà nước (NHNN).

Đặc biệt, trong giai đoạn khủng hoảng thanh khoản thì

nguỗn cung thanh khoản này góp phan ổn định cho thị trường tiền tệ. Các NHTM có
thê vay từ NHTM khác hoặc vay từ NHNN.

2.1.3.2

Cầu thanh khoản

Theo (BCBS, 2008) cầu thanh khoản là nhu cầu về vốn cho các mục đích hoạt động

của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng. Những hoạt động tạo cầu
thanh khoản bao gồm:
> Khách hàng rút tiền từ tài khoản: Nhụ cầu rút tiền từ tài khoản của khách hàng là
nhu cầu thường xuyên trong hoạt động của ngân hàng. Do đó, đây là nguồn cầu thanh
khốn mang tính chất đặc biệt quan trọng đối với các NHTM. Các khoản tiền gứi này

của khách hàng bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi có thể
rút trước hạn.

3> Yêu câu vay vốn từ những khách hàng tin dung chất lượng cao: Cho vay là nghiệp
vụ chính của NHTM dựa trên vốn tự có của ngân hàng và số tiền gửi huy động được
từ thị trường. Cầu thanh khoản dành cho nguồn này rất quan trọng và chịu ảnh hưởng


×