Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.25 KB, 78 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM KIM NGÂN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH
KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Các yếu tố tác động đến rủi ro
thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn

Phạm Kim Ngân


1

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ....................................................................... 7
1.1.

Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................. 7

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 8

1.3.

Đối tượng và phạm vi thu thập dữ liệu ...................................................... 9

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 9


1.5.

Kết cấu bài nghiên cứu .............................................................................. 9

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT.......................................................... 10
2.1.

Khái niệm ............................................................................................... 10

2.1.1. Ngân hàng thương mại nhà nước ........................................................... 10
2.1.1.1

. Ngân hàng thương mại .............................................................. 10

2.1.1.2

. Ngân hàng thương mại nhà nước ............................................... 12

2.1.2. Khái niệm rủi ro thanh khoản ................................................................ 13

2.2.

2.1.2.1

. Khái niệm thanh khoản .............................................................. 13

2.1.2.2

. Khái niệm rủi ro ........................................................................ 16


2.1.2.3

. Rủi ro thanh khoản .................................................................... 18

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản ................................................ 19

2.2.1. Nguyên nhân chủ quan .......................................................................... 20
2.2.2. Nguyên nhân khách quan ...................................................................... 21
2.3.

Các phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản ........................................ 23

2.3.1. Các hệ số thanh khoản........................................................................... 23


2

2.3.2. Khe hở tài trợ (Khe hở thanh khoản) ..................................................... 24
2.4.

Những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản ..................................... 24

2.4.1. Các yếu tố các thuộc ngân hàng ............................................................ 24
2.4.2. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô ............................................ 25
2.5.

Những nguyên tắc của Basel trong quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng 25

2.5.1. Các yêu cầu về tỷ lệ vốn an toàn theo Basel I (1988) ............................. 25

2.5.2. Các yêu cầu của Basel II (2007) ............................................................ 26
2.5.3. Các yêu cầu của Basel III ...................................................................... 28
2.6.

Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm .................................................. 29

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ..................................................................... 39
3.1.

Thanh khoản và rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại

Việt Nam ........................................................................................................... 39
3.1.1. Chạy đua lãi suất huy động ................................................................... 39
3.1.2. Thanh khoản của các loại ngoại tệ ......................................................... 41
3.1.3. Tạo thanh khoản bằng biện pháp bán tài sản ......................................... 44
3.2.

Thanh khoản và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà

nước Việt Nam .................................................................................................. 44
CHƯƠNG 4 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 56
4.1.

Phương pháp và phạm vi thu thập mẫu .................................................... 56

4.2.

Mô hình hồi quy ...................................................................................... 57


4.3.

Thống kê mô tả các biến.......................................................................... 60

4.4.

Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 62

4.4.1. Ước lượng phương trình hồi qui với Pooled OLS .................................. 62
4.4.2. Ước lượng phương trình hồi qui với Fixed Effects Model ..................... 63
4.4.3. Ước lượng phương trình hồi qui với Random Effects Model ................. 64
4.4.4. Lựa chọn mô hình ước lượng phù hợp ................................................... 65
4.4.4.1

. Kiểm định Breusch – Pagan Lagrange Multiplier ...................... 65

4.4.4.2

. So sánh 3 mô hình ước lượng .................................................... 66


3

4.4.4.3

. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình .................. 67

4.4.4.4

. Kiểm định phương sai thay đổi .................................................. 67


CHƯƠNG 5 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ ĐỀ XUẤT ......................................... 69
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO


4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà Đồng bằng Sông

MHB

Cửu Long

Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam


5


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm ..................................................... 35
Bảng 3.1: Thị phần huy động vốn của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và
ngân hàng thương mại cổ phần ............................................................................. 48
Bảng 3.2: Thị phần cấp tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và ngân
hàng thương mại cổ phần ...................................................................................... 49
Bảng 3.3: Tỷ lệ huy động ngắn hạn trên tổng huy động của 4 ngân hàng thương mại
nhà nước Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013 ........................................................... 50
Bảng 3.4: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng vốn cấp tín dụng của 4 ngân hàng thương mại nhà
nước Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013 .................................................................. 51
Bảng 4.1: Mô tả các biến độc lập trong mô hình .................................................... 57
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến ........................................................................ 60


6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Quy mô của các ngân hàng thương mại Việt Nam tại thời điểm
31/12/2014 ............................................................................................................ 48


7

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà các hệ thống ngân hàng thương mại phải đối mặt

hàng ngày.Trong thực tế, rủi ro thanh khoản luôn tồn tại và yêu cầu nhà quản trị
ngân hàng phải có những chiến lược quản trị thỏa đáng để kiểm soát rủi ro này.
Việc khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản giúp cho các nhà
quản trị hoạch định được chiến lược rủi ro phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế vĩ
mô trong nước và đặc điểm nội bộ của ngân hàng.
Cùng với đặc điểm về vốn chủ sở hữu được tài trợ phần lớn bởi Nhà nước, các hệ
thống ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam bao gồm: Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV) có nhiều lợi điểm về quy mô, thâm niên hoạt động và giá trị thương
hiệu trong việc đối mặt với vấn đề thanh khoản. Tuy nhiên, do sức ảnh hưởng của
nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước đến hoạt động trên thị trường vốn trong
nước mà khi các ngân hàng này gặp vấn đề về thanh khoản, thì rất dễ tạo nên phản
ứng dây chuyền lên nền kinh tế, đồng thời ảnh hưởng đến niềm tin vào toàn bộ hệ
thống ngân hàng cũng như chính sách quản lý của Nhà nước.
Ngoài ra, với đặc điểm quan trọng là nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tại Việt
Nam có nguồn gốc từ nhà nước, trong một thời gian dài nhóm này hoạt động dưới
sự chỉ đạo của ngân hàng nhà nước, tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước
chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu cấp tín dụng của nhóm ngân hàng này.
Việc các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, khả năng hoàn trả nợ
suy giảm cũng khiến cho nguồn cung thanh khoản của nhóm ngân hàng này dễ bị
ảnh hưởng bởi doanh nghiệp nhà nước hơn các ngân hàng khác. Đứng vai trò quan
trọng trong vòng luân chuyển vốn giữa các định chế lớn của nền kinh tế, việc huy


8

động và đáp ứng thanh khoản của nhóm ngân hàng này ảnh hưởng đến tình hình
hoạt động của các định chế này và thông qua đó ảnh hưởng đến hoạt động chung

trong nền kinh tế.
Do đó, nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân
hàng thương mại nhà nước Việt Nam” hy vọng có những đóng góp có ý nghĩa
trong quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng này nói riêng và toàn hệ thống
ngân hàng Việt Nam nói chung cũng như trong hoạt động nghiên cứu về rủi ro
thanh khoản ngân hàng tại Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu chung là: xác định các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của
nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước.
Từ đó, bài nghiên cứu có các mục tiêu nghiên cứu cụ thể gồm:
- Tìm hiểu thực trạng thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước và rủi
ro thanh khoản của các ngân hàng này.
- Tìm hiểu các nhân tố - bao gồm yếu tố bên trong nội bộ ngân hàng và yếu tố bên
ngoài (yếu tố thuộc nền kinh tế vĩ mô) có ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các
ngân hàng thương mại nhà nước.
- Tìm hiểu ý nghĩa của mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến rủi ro thanh
khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước. Từ đó, đề xuất các giải pháp trong
việc hoạch định chính sách quản trị rủi ro.
Để đạt được các mục tiêu này, có 3 câu hỏi cần được trả lời là:
 Thực trạng thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại nhà
nước Việt Nam như thế nào?
 Các nhân tố nào đã được tìm thấy là có tác động đến rủi ro thanh khoản của các
ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam?
 Ý nghĩa của sự ảnh hưởng đến việc quản lý thanh khoản của các ngân hàng
thương mại nhà nước Việt Nam là như thế nào?


9

1.3. Đối tượng và phạm vi thu thập dữ liệu

Đối tượng mà bài viết muốn tập trung tìm hiểu là rủi ro thanh khoản của nhóm ngân
hàng thương mại nhà nước và những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của
nhóm này.
Bài nghiên cứu thu thập và xử lý dữ liệu giai đoạn 2003 đến 2015. Với các yếu tố
thuộc về ngân hàng, tác giả dự định kết hợp thu thập từ báo cáo tài chính của 4 ngân
hàng thương mại nhà nước là Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank và dữ liệu
Bankscope, và các yếu tố bên ngoài ngân hàng được thu thập từ dữ liệu kinh tế vĩ
mô của World Bank.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Do dữ liệu thu thập trong bài là dữ liệu bảng, nên bài nghiên cứu dự định sử dụng
các mô hình đo lường dữ liệu bảng như mô hình tác động cố định FEM, mô hình tác
động ngẫu nhiên REM và mô hình Pooled OLS; cùng các kiểm định để tìm ra mô
hình đo lường phù hợp nhất: Breusch Pagan Larange trong lựa chọn Pooled OLS và
REM, Hausman trong lựa chọn REM và FEM.
1.5. Kết cấu bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu được xây dựng thành 4 phần chính:
 Thứ nhất, tổng quan về lý thuyết làm cơ sở cho đề tài.
 Thứ hai, thực trạng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói
chung và nhóm ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam nói riêng.
 Thứ ba, xây dựng mô hình hồi quy để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi
ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam.
 Thứ tư, kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản dựa trên kết
quả nghiên cứu đạt được.


10

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1. Khái niệm


2.1.1. Ngân hàng thương mại nhà nước
2.1.1.1. Ngân hàng thương mại
Theo Ngân hàng thế giới: Ngân hàng là tổ chức nhận tiền gửi chủ yếu dưới dạng
không kỳ hạn hoặc tiền gửi được rút ra với một thông báo ngắn hạn (tiền gửi có kỳ
hạn, tiền gửi tiết kiệm). Trong đó, các ngân hàng bao gồm: Ngân hàng thương mại,
chỉ tham gia vào các hoạt động nhận tiền gửi và cho vay ngắn hạn, trung dài hạn;
Ngân hàng đầu tư, hoạt động buôn bán chứng khoán và bảo lãnh phát hành; Ngân
hàng nhà ở, cung cấp tài chính cho lĩnh vực phát triển nhà ở và nhiều loại ngân hàng
khác. Một số nước có thêm ngân hàng tổng hợp, kết hợp hoạt động ngân hàng
thương mại với hoạt động ngân hàng đầu tư và đôi khi có thêm dịch vụ bảo hiểm.
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số 47/2010/QH12) ngày
29/06/2010 thì Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả
các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu
hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính
sách, ngân hàng hợp tác xã.
Về khái niệm ngân hàng thương mại, Điều 4 Chương 1 của Luật số 47 năm 2010
cũng nêu: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này
nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Trong đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một
hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh
toán qua tài khoản. Cụ thể:
- Huy động vốn là hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân dưới hình thức
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ


11

tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho

khách hàng theo đúng thời hạn thỏa thuận.
- Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một tài sản theo nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi bằng
nghiệp vụ cho vay, chiêt khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân
hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
- Cung ứng dịch vụ thanh toán quan tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh
toán, thực hiện dịch vụ thanh toán cheque, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy
nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách
hàng thông qua tài khoản tiền gửi của khách hàng.
- Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại: dịch vụ ngân quỹ,
dịch vụ ủy thác, dịch vụ môi giới tiền tệ, dịch vụ kinh doanh ngoại hối, các dịch vụ
quản lý tài sản, tư vấn tài chính, ...
 Phân loại ngân hàng thương mại:
Theo tiêu chí hình thức sở hữu: hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm:
- Ngân hàng thương mại nhà nước: là ngân hàng do Nhà nước thành lập, vốn của
Nhà nước, thuộc sở hữu Nhà nước, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam,
hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Ngân hàng thương mại cổ phần: là ngân hàng được thành lập và hoạt động bằng
nguồn vốn góp của các cổ động dưới hình thức mua cổ phần, có tư cách pháp nhân
theo pháp luật Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
- Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp
của một bên là một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam và một bên là một hay nhiều
ngân hàng nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh hoạt
động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân và có trụ sở
tại Việt Nam.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là đơn vị phụ thuộc của các tổ chức tài chính
nước ngoài (ngân hàng mẹ), hoạt động theo giấy phép kinh doanh do ngân hàng nhà
nước Việt Nam cấp và tuân thủ quy đinh phá không xét tiếp trong mô hình.



63

4.4.2. Ước lượng phương trình hồi qui với Fixed Effects Model
Fixed-effects (within) regression
Group variable: year

Number of obs
Number of groups

=
=

42
12

R-sq:

Obs per group: min =
avg =
max =

2
3.5
4

within = 0.4300
between = 0.0919
overall = 0.1599

corr(u_i, Xb)


F(6,24)
Prob > F

= -0.8269

fgap

Coef.

size
cap
roe
ldr
llr
npl
gdp
inf
_cons

-.1749052
-.0148655
-.0010731
.0033987
.0119116
.0022393
0
0
1.839269


sigma_u
sigma_e
rho

.12543384
.10987151
.56584873

F test that all u_i=0:

Std. Err.
.1168109
.0230349
.0017644
.0022909
.015091
.0061354
(omitted)
(omitted)
1.562424

t

P>|t|

=
=

3.02
0.0242


[95% Conf. Interval]

-1.50
-0.65
-0.61
1.48
0.79
0.36

0.147
0.525
0.549
0.151
0.438
0.718

-.4159912
-.0624072
-.0047146
-.0013296
-.0192348
-.0104236

.0661807
.0326762
.0025684
.008127
.0430579
.0149022


1.18

0.251

-1.385415

5.063954

(fraction of variance due to u_i)
F(11, 24) =

0.42

Prob > F = 0.9331

Mô hình Fixed Effects cho kết quả ước lượng có p value = 0.0242 nên có thể chấp
nhận ước lượng ở mức ý nghĩa 5%. Ước lượng theo mô hình FEM cho thấy các
biến độc lập không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc.


64

4.4.3. Ước lượng phương trình hồi qui với Random Effects Model
Random-effects GLS regression
Group variable: year

Number of obs
Number of groups


=
=

42
12

R-sq:

Obs per group: min =
avg =
max =

2
3.5
4

within = 0.3895
between = 0.0627
overall = 0.3595

corr(u_i, X)

Wald chi2(8)
Prob > chi2

= 0 (assumed)

fgap

Coef.


Std. Err.

z

size
cap
roe
ldr
llr
npl
gdp
inf
_cons

-.0280709
.0035564
-.0010348
.0042892
.0197605
-.0008214
.0171352
-.0004469
-.2722932

.0451397
.0144851
.0013717
.0018118
.0122965

.0047981
.031643
.0028495
.6433848

sigma_u
sigma_e
rho

0
.10987151
0

(fraction of variance due to u_i)

-0.62
0.25
-0.75
2.37
1.61
-0.17
0.54
-0.16
-0.42

P>|z|
0.534
0.806
0.451
0.018

0.108
0.864
0.588
0.875
0.672

=
=

18.52
0.0177

[95% Conf. Interval]
-.1165431
-.0248338
-.0037232
.0007382
-.0043402
-.0102255
-.0448839
-.0060317
-1.533304

.0604014
.0319466
.0016536
.0078402
.0438612
.0085828
.0791542

.005138
.9887179


65

4.4.4. Lựa chọn mô hình ước lượng phù hợp
4.4.4.1. Kiểm định Breusch – Pagan Lagrange Multiplier
Để lựa chọn giữa Pooled và Random Effect, ta sử dụng kiểm định Breusch – Pagan:
Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects
fgap[year,t] = Xb + u[year] + e[year,t]
Estimated results:
Var
fgap
e
u
Test:

sd = sqrt(Var)

.0130195
.0120717
0

.1141029
.1098715
0

Var(u) = 0
chibar2(01) =

Prob > chibar2 =

0.00
1.0000

Kiểm định Breusch – Pagan với H0 là giả thuyết sai số của ước lượng Pooled OLS
không bao gồm các sai lệch giữa các đối tượng quan sát, tức là phương sai giữa các
đối tượng và các thời điểm là không đổi. Kết quả kiểm định Breusch – Pagan cho
kết quả hệ số ý nghĩa Prob> chibar2 = 1.0000 do đó, ta dễ dàng chấp nhận H0, mô
hình Random Effects không thể ước lượng phương trình hồi qui tốt hơn phương
pháp hồi qui thô Pooled OLS.


66

4.4.4.2. So sánh 3 mô hình ước lượng
So sánh kết quả của ba mô hình đo lường, ta có bảng kết quả sau với mô hình (1) là Pooled
OLS, mô hình (2) là Random Effects Model và mô hình (3) làFixed Effects Model:
(1)
fgap

(2)
fgap

(3)
fgap

size

-0.0281

(-0.62)

-0.0281
(-0.62)

-0.175
(-1.50)

cap

0.00356
(0.25)

0.00356
(0.25)

-0.0149
(-0.65)

roe

-0.00103
(-0.75)

-0.00103
(-0.75)

-0.00107
(-0.61)


ldr

0.00429**
(2.37)

0.00429**
(2.37)

0.00340
(1.48)

llr

0.0198
(1.61)

0.0198
(1.61)

0.0119
(0.79)

npl

-0.000821
(-0.17)

-0.000821
(-0.17)


0.00224
(0.36)

gdp

0.0171
(0.54)

0.0171
(0.54)

0
(.)

inf

-0.000447
(-0.16)

-0.000447
(-0.16)

0
(.)

-0.272
(-0.42)

-0.272
(-0.42)


1.839
(1.18)

42

42

42

_cons

N

F

t statistics in parentheses
* p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01


67

Ta có thể thấy kết quả giữa Pooled OLS và Fixed Effects Model không có sự khác
biệt. Trong khi đó, Random Effects cũng không được cho là ước lượng tốt hơn mô
hình hồi qui. Do đó, kết quả của phương pháp hồi qui thô Pooled OLS được sử
dụng làm kết quả của bài nghiên cứu.

4.4.4.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình
Kiểm định đa cộng tuyến bằng tìm mối liên hệ giữa các biến độc lập:


size
cap
roe
ldr
llr
npl
gdp
inf

size

cap

roe

ldr

llr

npl

gdp

inf

1.0000
0.3320
0.0839
0.3445
-0.0720

-0.1817
-0.7392
0.1341

1.0000
-0.1215
-0.4641
-0.5091
-0.5814
-0.3599
-0.0681

1.0000
-0.0428
-0.0415
0.1861
0.0912
0.1302

1.0000
0.2092
0.2023
-0.1922
0.0925

1.0000
0.6427
0.0831
0.1230


1.0000
0.3324
-0.0147

1.0000
-0.1301

1.0000

Các hệ số tương quan giữa các biến có giá trị tuyệt đốikhông cao hơn 0.9, cho thấy
hiện tượng đa công tuyến không quá nghiêm trọng giữa các biến độc lập trong mô
hình.Tuy vậy, vẫn có các biến có hệ số tương quan có giá trị tuyệt đối tương đối cao
như giữa SIZE và GDP (-0.7392), LLR và NPL (0.6427) cho thấy vẫn có hiện
tượng đa công tuyến trong mô hình, dù cho mối quan hệ này không có ảnh hưởng
trầm trọng đến kết quả của mô hình.

4.4.4.4. Kiểm định phương sai thay đổi
- Bằng Breusch – Pagan test
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
Ho: Constant variance
Variables: fitted values of fgap
chi2(1)
Prob > chi2

=
=

0.03
0.8666


Giả thuyết của kiểm định Breusch – Pagan là phương sai thuần nhất. Kết quả của
kiểm định Prob >chi2 = 0.8666, ta có thể chấp nhận H0 là mô hình có phương sai
thuần nhất


68

Kết quả cho thấy ta có thể chấp nhận giả thuyết H0 là phương sai đồng nhất khi
Prob >chi2 =

0.4274.

Kết quả ước lượng mô hình hồi qui cho thấy chỉ có biến LDR – tỷ lệ cho vay trên
huy động ngắn hạn là có ý nghĩa thống kê trong tác động đến rủi ro thanh khoản
của ngân hàng. Với mức ý nghĩa 5%, việc tỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn
tăng 1 đơn vị khiến gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thêm 0,00429. Kết
quả này thể hiện đúng với kỳ vọng vào việc gia tăng cùng chiều của biến phụ thuộc
đối với biến độc lập.
Ngoài ra, các biến độc lập khác: quy mô SIZE, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE,
tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay LLR và tăng trưởng kinh tế GDP
có kết quả phù hợp với kỳ vọng. Trái lại, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
CAP, tỷ lệ tổng nợ xấu trên tổng cho vay NPL và lạm phát INF lại trái với kỳ vọng
của tác giả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Các bài nghiên cứu về rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
đã chứng tỏ các tác động của một số yếu tố đến rủi ro thanh khoản tại Việt Nam như
tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ
vốn tự có trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ nợ xấu trên tổng cho vay, tổng cho vay trên tổng
huy động, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn sở hữu, dự trữ thanh khoản, vay liên ngân
hàng, tăng trưởng kinh tế và lạm phát có độ trễ một năm,…

Tuy nhiên với nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước, cùng với việc đo lường rủi
ro thanh khoản bằng khe hở tài trợ, bài nghiên cứu này chỉ tìm được một biến độc lập
thực sự tác động đến rủi ro thanh khoản. Đó là tỷ lệ cấp tín dụng trên tổng nguồn vốn
ngắn hạn – LDR là có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc FGAP ở
mức ý nghĩa 5%. Các biến độc lập còn lại chỉ ảnh hưởng có mức độ đến biến phụ
thuộc, không đủ mức ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc trong mô hình.


69

CHƯƠNG 5

HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ ĐỀ XUẤT

Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro thường trực của các ngân hàng thương mại, xuất
hiện khi các tổ chức này không thể đáp ứng nhu cầu vốn, do họ không thể dự tính
được nhu cầu vốn phát sinh, hoặc khó khăn trong việc hóa lỏng tài sản tài chính;
gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và tài chính.
Các nguyên nhân chủ chốt dẫn đến gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng nằm
ở việc ngân hàng không thể cân đối được cơ cấu kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có,
cũng như có sự chệch trong tổng lượng tài sản nợ và tài sản có sở hữu, khiến cho
việc cung ứng vốn giữa hai bên bảng cân đối kế toán không được đáp ứng đầy đủ.
Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ cấp tín dụng trên tổng nguồn vốn ngắn hạn tác động
cùng chiều đến rủi ro thanh khoản như kỳ vọng – tức khi tỷ lệ cấp tín dụng trên
tổng nguồn vốn ngắn hạn tăng thì rủi ro thanh khoản của ngân hàng cũng tăng lên.
Nguyên nhân là khi ngân hàng cấp tín dụng vượt quá một hạn mức so với tổng
nguồn vốn ngắn hạn, ngân hàng khó có khả năng xoay vòng nguồn vốn để chi trả
cho các nghĩa vụ đến hạn, làm gia tăng chênh lệch giữa tổng cho vay và tổng huy
động – tức làm gia tăng khe hở tài trợ, ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng.
Điều này có thể cho thấy ngân hàng thương mại nhà nước phụ thuộc việc xoay

vòng vốn ngắn hạn để cấp tín dụng, bởi thực trạng huy động chủ yếu của các ngân
hàng này là huy động ngắn hạn. Các biến còn lại trong bài là quy mô, tỷ lệ vốn chủ
sở hữu, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (đại diện cho khả năng sinh lợi), tỷ lệ dự
phòng rủi ro trên tổng cho vay, tỷ lệ nợ xấu – đại diện cho các yếu tố thuộc về đặc
trưng hoạt động của mỗi ngân hàng; và thu nhập quốc nội cùng với tỷ lệ thay đổi
lạm phát – đại diện cho nền kinh tế vĩ mô: đều không ảnh hưởng có ý nghĩa đến rủi
ro thanh khoản của ngân hàng. Bản thân nhóm ngân hàng này đã luôn chuẩn bị
những quy trình kiểm soát rủi ro và ngày càng nâng cấp quy trình theo những tiêu
chuẩn mới theo Ủy ban Basel.
Từ kết quả của nghiên cứu, tác giả có một số đề xuất cho việc quản trị rủi ro ở các
ngân hàng ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam:


70

- Bất cân xứng trong cơ cấu kỳ hạn tài sản nợ và tài sản có: Ngân hàng cần cơ chế quản
lý thanh khoản nhằm tối thiểu hóa sự bất cân xứng trong cơ cấu kỳ hạn tài sản nợ và tài
sản có, cân đối nguồn cung thanh khoản và nhu cầu rút vốn. Sự chênh lệch càng lớn về
kỳ hạn tạo nên khe hở tài trợ lớn, gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
- Cơ chế phải có công cụ đo lường, phân tích và dự báo hợp lý về dự trữ thanh
khoản để đảm bảo nguồn cung thanh khoản khi nhu cầu thanh khoản tăng cao cũng
như tận dụng nguồn tiền mặt, không làm ứ đọng nguồn vốn quá nhiều trong ngân
quỹ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi. Điều kiện dự trữ thanh khoản nên được
đảm bảo bằng các khoản cấp tín dụng ngắn hạn có chất lượng và các loại giấy tờ có
giá có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi thành tiền. Đồng thời các loại tiền
tệ đươc giao dịch đều được đảm bảo tính thanh khoản.
- Các ngân hàng cần nâng cao vốn chủ sở hữu của mình tạo nên đệm thanh khoản
tốt nhằm dễ dàng ứng phó với các hiện tượng rút tiền hàng loạt, nâng cao tiềm lực
tài chính nhằm tạo vị thế nhất định trên thị trường tiền tệ, dễ dàng huy động vốn và
bán tài sản khi cần thiết.

- Ngân hàng tùy theo phân khúc khách hàng của mình mà tìm hiểu khả năng rút vốn,
chu kỳ kinh doanh và mức độ hiệu quả trong hoạt động của nhóm khách hàng này.
Mục đích là gia tăng khả năng thu hồi nợ vay và đảm bảo đáp ứng nhu cầu rút vốn.
- Đối với hiệu quả hoạt động tín dụng, ngân hàng cần kiểm soát bằng các chuẩn
mực cụ thể, tránh việc cấp tín dụng dễ dãi với quy trình thẩm định lỏng lẻo, giám
sát trước và sau giải ngân. Trong cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn 2007 ,
việc mất khả năng thu hồi các khoản nợ đã tác động đến rủi ro thanh khoản và việc
quản lý rủi ro thanh khoản của các hệ thống ngân hảng.
- Cần nâng cao sự phối hợp, hỗ trợ thanh khoản giữa các ngân hàng trong cùng hệ
thống, do sự chênh lệch lượng thanh khoản ròng giữa các ngân hàng tại cùng một
thời điểm là khác nhau, cần phải có sự điều chỉnh bù đắp giữa các ngân hàng, các
chi nhánh.


71

- Các hệ thống cần có công cụ dự báo tình hình kinh tế vĩ mô hiệu quả để chuẩn bị
cho những biến động bất thường trên thị trường tài chính tiền tệ, các thay đổi về
chính sách nhà nước và thông lệ giao dịch quốc tế.
- Ngân hàng cần có đội ngũ quản lý việc đưa thông tin ra thị trường, kiểm soát được
những thông tin gây ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và giảm thiểu những hậu
quả khi có biến động bất ngờ gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt.
- Các ngân hàng cần thực hiện công tác quản trị rủi ro theo đúng quy định của pháp
luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các ngân hàng cần xây dựng lộ trình vận hành
cơ chế quản lý rủi ro theo Thỏa ước Basel III, từng bước tuân thủ đầy đủ và hoàn
thiện các nguyên tắc và tiêu chuẩn của Thỏa ước này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Nhóm các ngân hàng thương mại Việt Nam cần lưu tâm trong chính sách quản lý
rủi ro thanh khoản của mình:
- Thứ nhất, các ngân hàng cần xây dựng chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản phù

hợp. Nghiên cứu đã chỉ ra rủi ro thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ
cấp tín dụng trên huy động ngắn hạn, do đó ngân hàng cần cơ cấu hợp lý nguồn vốn
huy động và cấp tín dụng trên thị trường, cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ, xác
định mức dự trữ thanh khoản phù hợp tối ưu nhất, đảm bảo thanh khoản cho ngân
hàngvà đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận.
- Thứ hai, ngoài việc thẩm định khả năng hoạt động, tình hình tài chính, nguồn trả
nợ và việc sử dụng vốn của khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp
quốc doanh – nhóm khách hàng trọng yếu của ngân hàng thương mại nhà nước;
ngân hàng cần có những biện pháp thẩm định, theo dõi và hỗ trợ hoạt động kinh
doanh của khách hàng về nhiều mặt giúp nhóm doanh nghiệp này hoạt động hiệu
quả, gia tăng khả năng trả nợ.


72

KẾT LUẬN

Tại Việt Nam, các sự kiện đe dọa đến thanh khoản của thị truờng đã từng xảy ra và
đã gây tổn thất cho một số ngân hàng thương mại trong nước. Tuy đã được can
thiệp bởi Ngân hàng nhà nước, đồng thời chính các ngân hàng cũng xử lý nhanh
chóng và tránh được tổn thất, hiện tượng làn sóng rút tiền ồ ạt cũng không xảy ra;
thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều
vấn đề từ các loại tiền tệ đang hoạt động và tính thanh khoản của thị trường khi các
ngân hàng có nhu cầu bán tài sản cũng như việc chạy đua lãi suất giữa các nhóm
ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, với các ngân hàng thương mại nhà nước, họ chưa phải đối mặt với một
tình huống thật sự nghiêm trọng. Thứ nhất, với nguồn vốn lớn và mạng lưới hoạt
động rộng và dày, các ngân hàng thương mại nhà nước dễ dàng tìm nguồn vốn tức
thời bằng cách sử dụng nguồn vốn đệm thanh khoản, bán tài sản có tính thanh
khoản hiện có và tiếp vốn trong nội bộ hệ thống. Một lợi thế khác khi các ngân hàng

thương mại là rường cột của hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam, vì vậy họ có
sự hậu thuẫn về nguồn vốn rất lớn từ phía Ngân hàng nhà nước và các tổ chức kinh
tế có vốn nhà nước và các đơn vị nhà nước nói chung. Như vậy, với những yếu tố
có ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản ở nhóm ngân hàng thương mại nhà nước,
nhóm này cần quan tâm đến việc làm lành mạnh và bền vững các khoản cấp tín
dụng để không làm ảnh hưởng đến nguồn cung thanh khoản.
- Thứ nhất, các ngân hàng cần xây dựng chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản phù
hợp. Nghiên cứu đã chỉ ra rủi ro thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ
cấp tín dụng trên huy động ngắn hạn, do đó ngân hàng cần cơ cấu hợp lý nguồn vốn
huy động và cấp tín dụng trên thị trường, cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ, xác
định mức dự trữ thanh khoản phù hợp tối ưu nhất, đảm bảo thanh khoản cho ngân
hàngvà đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận.


73

- Thứ hai, ngoài việc thẩm định khả năng hoạt động, tình hình tài chính, nguồn trả
nợ và việc sử dụng vốn của khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp
quốc doanh – nhóm khách hàng trọng yếu của ngân hàng thương mại nhà nước;
ngân hàng cần có những biện pháp thẩm định, theo dõi và hỗ trợ hoạt động kinh
doanh của khách hàng về nhiều mặt giúp nhóm doanh nghiệp này hoạt động hiệu
quả, gia tăng khả năng trả nợ.


×