Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích khái quát về vùng du lịch Tây Nam Bộ. Căn cứ dựa trên hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch cho biết Vùng này được chia thành những tiểu vùng du lịch nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.87 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ 2, NĂM HỌC 2020 - 2021

Đề tài bài tập lớn: Phân tích khái quát về vùng du lịch Tây Nam Bộ. Căn
cứ dựa trên hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch cho biết Vùng này được
chia thành những tiểu vùng du lịch nào? Lựa chọn một điểm đến du lịch cụ
thể trong vùng và đánh giá những tiềm năng để phát triển du lịch tại đây.

Họ và tên sinh viên
Mã sinh viên
Lớp
Tên học phần
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

PHAN NHƯ NGỌC
1911141541
ĐH9QTDL6
Điểm Đến Du Lịch
ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2021



1


VÙNG DU LỊCH TÂY NAM BỘ
I. Khái quát chung về vùng du lịch Tây Nam Bộ
1. Vị trí địa lý
Vùng du lịch này có vị trí nằm liền kề với vùng du lịch Đơng Nam Bộ, phía
Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đơng Nam là biển
Đông. Trong nền kinh tế khu vực, vùng địa lý này là một bộ phận quan trọng trong
tiểu vùng sông Mê Kơng. Tổng diện tích phần đất liền của tồn vùng lên đến trên
40.000 km2.
2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Là đồng bằng bồi tích do hạ lưu sơng Mê Kơng và chín đường rẽ của nó chảy
vào biển Đơng mà hình thành nên là đồng bằng lớn nhất Việt Nam với diện tích
chừng 40.000km2. Chiều cao trung bình so với mực nước biển khơng đến 2m, nhiều
dịng sơng và ao đầm.
b. Khí hậu
Có khí hậu ổn định và ơn hồ quanh năm. Mức nhiệt trung bình hàng năm
của miền Tây dao động trong khoảng 28oC. Thời tiết ở đây cũng mưa thuận gió hồ
quanh năm và ít bị ảnh hưởng của bão lũ, thiên tai,…
Khí hậu miền Tây Nam Bộ được chia ra thành 2 mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa
mưa. Đặc biệt ở miền Tây cịn có một mùa gọi mùa nước nổi. Mùa này là thời điểm
vô cùng lý tưởng dành cho những chuyến du lịch khám phá miền Tây sông nước.
3. Dân số
Tổng dân số của các tỉnh thành thuộc miền Tây Nam Bộ là khoảng hơn 17
triệu người, chiếm đến 19% tổng dân số cả nước, khu vực tập trung dân cư đông

2



đúc thứ 2 của cả nước. Mật độ cư trú là 432 người/km% gấp 1,7 lần mật độ bình
quân cả nước.
4. Tiềm năng du lịch của vùng Tây Nam Bộ
a.Đặc điểm con người
Con người ở vùng Tây Nam Bộ hiền hồ, hiếu khách, ln cởi mở, phóng
khống đối với mọi người dù là quen hay lạ đều thân thiết, nhiệt tình và rất chân
thành, ln q trọng tình nghĩa, đây là một tiềm năng du lịch lớn mà khó có vùng
miền nào có được.
b. Hệ sinh thái
Do những ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường biển và sông hồ, từ lâu miền
Tây Nam Bộ đã hình thành và phát triền hệ sinh thái tự nhiên phong phú rất độc đáo
và đa dạng. Với nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên có tính đa dạng sinh học cao, thuộc hàng quý hiếm ở trong nước và trên thế
giời.
Những hệ sinh thái ở khu vực này là:
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển: Vườn quốc gia U Minh Thượng, vườn
quốc gia U Minh Hạ,…
Hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt: Rừng tràm Trà Sư, Đồng Tháp Mười,
vườn quốc gia Tam Nông,…
Hệ sinh thái nông nghiệp.
c. Một vài nét văn hoá đặc sắc
Một nét văn hoá rất đặc sắc của Tây Nam Bộ đó là những chợ nổi nhịp vào
buổi sáng sớm, như: Cái Răng (tp. Cần Thơ), Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang),…
Là quê hương của những điệu hị đối đáp trên sơng, đặc biệt là nơi thực hành và

3



phát triển loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ - Di sản văn hoá phi vật thể đại
diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.
5. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch.
a. Cơ sở hạ tầng
Do địa hình bị chia cắt nhiều bởi mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch chăng chịt
nên trước đây việc tiếp cận các điếm du lịch trong vùng mất khá nhiều thời gian.
Tuy nhiên trong hơn 10 năm trở lại đây, với việc đầu tư xây dựng cải tạo hệ thống
cầu cống nên việc vận chuyển khách du lịch bằng đường ơ tơ đã có rất nhiều cải
thiện.
Một trong những đặc điểm của giao thông vận chuyển du lịch trong vùng là
giao thông bằng đường thủy. Giao thơng đường thủy là hình thức đi lại truyền thống
và quan trọng nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Nếu như trên cả nước việc vận
chuyển hàng hoá bằng đường bộ chiếm 70% thì ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long ngược lại, vận tải thủy chiếm tới 70% và đường bộ chỉ chiếm gần 30%.
Trong vùng có 4 sân bay là sân bay Cần Thơ, sân bay Phú Quốc, sân bay
Rạch Giá và sân bay Cà Mau, trong đó sân bay Cần Thơ và Phú Quốc là sân bay
quốc tế.
b. Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch
Theo số liệu do Vụ Khách sạn cung cấp ngày 1/7/2016, hiện nay ở vùng du
lịch đồng bằng sông Cửu Long có 2.077 cơ sở lưu trú, cung ứng được 40.642
buồng. Chỉ khoảng 2/3 số cơ sở lưu trú này đạt tiêu chuẩn đón khách du lịch, số cơ
sở lưu trú được xếp hạng (từ 1 đến 5 sao) chỉ chiếm 26,71%. Mặc dù còn chưa
nhiều, song hiện nay ở vùng du lịch đồng bằng sơng Cửu Long đã có 5 cơ sở lưu trú
5 sao, 15 cơ sở 4 sao với tổng số 3.612 phịng.
6. Các loại hình du lịch chủ yếu và đặc trưng

4


Sản phẩm du lịch sơng nước có thể coi là sản phẩm du lịch đặc trưng của

Vùng du lịch Tây Nam Bộ. Hầu hết các tuyến du lịch miền Tây đều gắn với sông
nước.
Một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của Vùng du lịch đồng bằng
sông Cửu Long là du lịch về Đất Mũi Cà Mau. Du lịch biển đảo là sản phẩm du lịch
khá mới của vùng du lịch đồng bằng sơng Cửu Long. Ngồi các sản phẩm du lịch
đảo Phú Quốc (du lịch ngắm san hô, du lịch tắm biển, du lịch sinh thái vườn quốc
gia, du lịch làng nghề, du lịch nghỉ dưỡng...), các tour du lịch đến các đảo hoang sơ
trong vùng biển Kiên Giang là những sản phẩm du lịch còn khá mới lạ, rất hấp dẫn
khách du lịch.
Khi đến miền Tây, đoàn khách du lịch nào cũng được phục vụ chương trình
đờn ca tài tử, một dòng nhạc dân tộc, một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng
của vùng Nam Bộ.

II. CÁC TIỂU VÙNG DU LỊCH Ở VÙNG DU LỊCH TÂY NAM BỘ
1. Vùng dun hải phía Đơng
Cụm dun hải phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh: Tiền
Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh đây là bốn địa phương gắn liền nhau chung
một điểm đến. Vùng đất này được bao bọc bởi các nhánh sông: sông Tiền, Ba Lai,
Hàm Lng, Cổ Chiên và sơng Hậu. Những dịng sơng uốn lượn thơ mộng chở
nặng phù sa đã bồi đắp cho miền duyên hải này nên những ruộng đồng bao la thẳng
cánh cò bay, những vườn cây ăn trái bạt ngàn, bốn mùa trĩu quả. Du khách đến đây
sẽ cảm nhận không gian rộng lớn của màu xanh cây trái, ruộng đồng, với khơng khí
trong lành của đồng q thanh bình.

2. Vùng Tứ Giác Long Xuyên
Các địa phương thuộc Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên gồm: An Giang, Kiên
Giang, Hậu Giang và TP Cần Thơ. Đây là vùng trũng tự nhiên, nằm ở phía đầu
nguồn đồng bằng sơng Cửu Long hiện cũng là vựa lúa lớn nhất cả nước. Chỉ cần du
lịch miền Tây quanh vùng tứ giác Long Xuyên, du khách sẽ có những trải nghiệm


5


thú vị của đồng bằng sông Cửu Long thu nhỏ: có sơng, có núi, có rừng, có biển đảo,
có chợ nổi, làng bè, cù lao, có văn hóa Kinh, Chăm, Hoa, Khmer…

3. Vùng Đồng Tháp Mười
Vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa bàn 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp, và một
phần tỉnh Tiền Giang. Dù không nhiều, nhưng những khu bảo tồn cảnh quan thiên
nhiên ấy là vô cùng quý giá, là sản phẩm du lịch sinh thái không thể thiếu của Đồng
Tháp Mười. Môi trường sinh thái Đồng Tháp Mười đã ban tặng sản vật hết sức đa
dạng và phong phú cho cư dân địa phương. Ẩm thực Đồng Tháp Mười gắn liền với
lịch sử khai mở vùng đất này. Với phong cách hoang dã dựa vào nguồn tài nguyên
thiên nhiên các món ăn du khách phải thưởng thức: mắm kho bông súng, cá rô đồng
kho tộ… rồi nhấm nháp ly rượu sen, rượu mật ong tinh khiết…

4. Bán đảo Cà Mau
Tiểu vùng Bán đảo Cà Mau bao gồm các địa phương Sóc Trăng; Bạc Liêu;
Cà Mau. Đây đều là những tỉnh nằm sát với biển và có diện tích rừng ngập mặn lớn
nhất nước. Một vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế; người dân thì thân thiện, phóng
khống, đậm khí chất miền Tây sẽ là một lực hút khơng nhỏ đối với du khách khi
đặt chân đến đây.

III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TIỀM NĂNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Chọn: Điểm du lịch Phú Quốc thuộc tiểu vùng Tứ Giác Long Xuyên
1. Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm ở cực Tây
Nam vùng lãnh hải Việt Nam. Phú Quốc là một hịn đảo có rừng và núi với diện
tích 1320km2, tồn bộ thành phố đảo Phú Quốc có diện tích 589,27 km², dân số năm

2019 là 179.480 người, mật độ dân số đạt 305 người/km². Phú Quốc còn được mệnh
danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong

6


quần thể 22 đảo tại đây. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo
Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
b. Khí hậu
Đảo Phú Quốc thuộc loại nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều,…), tuy
nhiên do nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh Thái Lan nên ít bị thiên tai. Khí
hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch
năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau.
Mùa khô
Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đơng Bắc có cường độ tương đối
mạnh, tốc độ gió trung bình 3,2 m/s. Khi gió Đơng Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 đến
24 m/s. Mùa khô có độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4
và tháng 5. Nhiệt độ trung bình khoảng 27 - 28 độ C.
Mùa mưa
Đảo vùng này là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, tốc độ gió trung bình
4,5 m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao, từ 85 đến 90%. Lượng mưa trung bình là
414 mm/tháng. (Cả năm trung bình là 3000 mm). Trong khu vực Bắc đảo có thể đạt
4000 mm/năm; có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục.
c. Tài nguyên biển
Nằm trong vùng biển tây Nam Bộ, biển Phú Quốc có nguồn lợi hải sản
phong phú với nhiều lồi có giá trị kinh tế cao. Nhiều lồi cá có giá trị kinh tế cao
nhiều lồi tơm, mực, cua, ghẹ có giá trị xuất khẩu cao, trong đó, đặc biệt nhất là cá
cơm, chính cá cơm Phú Quốc đã tạo nên thương hiệu nước mắm cá cơm Phú Quốc
nổi tiếng mà khơng nơi nào có thể tạo hương vị giống như nước mắm được chế biến
từ cá cơm Phú Quốc. Bên cạnh đó, cịn có nhiều nguồn lợi hải sản có thể khai thác

phát triển kinh tế và phục vụ du lịch tốt nhất đó là nguồn lợi da gai, nguồn lợi rong
biển, cá heo, rùa biển, cá cảnh biển.

7


d. Hệ sinh thái rừng
Diện tích rừng Phú Quốc khoảng 37.000 ha, trong đó rừng tự nhiên khoảng
33.000 ha. Rừng cấm quốc gia được xác định là 31.422 ha. Rừng Phú Quốc tập
trung ở phía Bắc và Đơng Bắc đảo. Rừng Phú Quốc được đánh giá là một bảo tàng
hiếm có bởi tất cả hệ sinh thái có mặt ở Việt Nam đều hiện hữu ở nơi đây đã tạo nên
một vị thế quan trọng cho đảo Phú Quốc.
e. Tài nguyên cảnh quan sinh thái
Các bãi biển: Toàn đảo Phú Quốc có mười bốn bãi biển có thể khai thác phát
triển du lịch tốt nhất đặc điểm nổi bật của các bãi này là địa hình bờ dốc thoải dần
thích hợp nhất cho khai thác du lịch tắm biển và các hoạt động du lịch biển. Cạnh
các bãi chủ yếu là rừng thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái. Cát ven biển Phú
Quốc đặc biệt đa dạng hình thành một số loại và màu sắc khác nhau tập trung ở các
bãi biển như: Bãi sao, bãi khem, bãi đất đỏ, bãi trường, bãi Bà Kèo – Cửa Lấp, bãi
Ơng Lang.
Các hịn xung quanh đảo Phú Quốc: Hịn móng tay, hịn thơm, hịn một…
Rạn san hơ và cỏ biển: Tập trung nhất ở quần đảo Nam An Thới, đặc biệt tập
trung ở các đảo nhỏ hịn Xưởng, hịn Móng Tay, hòn Vong… đây là những khu vực
thuộc vùng lõi, vùng được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy chế bảo tồn cỏ biển và san
hơ Phú Quốc, cịn lại nằm rải rác ở các đảo nhỏ khác. Đối với cỏ biển trải dài theo
các bãi biển phía Đơng từ quần đảo Nam An Thới đến Bắc đảo.
Kết luận:
Nhờ tận dụng tài nguyên tự nhiên phong phú mà Phú Quốc phát triển đa
dạng các loại hình du lịch như:
Du lịch sinh thái: Phú Quốc nổi tiếng nhờ có bờ biển đẹp, các điểm du lịch

lặn độc đáo với những nghề truyền thống của người dân nơi đây. Phú Quốc là nơi
sản xuất nước mắm và các trại nuôi cấy ngọc trai, hệ thơng rừng ngun sinh rộng
lớn với thổ những phì nhiêu, nguồn nước ngọt dồi dào cùng nhiều bãi tắm đẹp. Đây

8


là tiềm năng rất lớn để Phú Quốc phát triển loại hình du lịch sinh thái biển kết hợp
với bảo tồn thiên nhiên và nghiên cứu khoa học.
Du lịch nghỉ dưỡng: Phú Quốc nổi tiếng với một số khu nghỉ dưỡng cao cấp
như khu nghỉ dưỡng Ngàn Sao, La Veranda,… với những loại hình phát triển nhanh
tróng thu hút như: nghỉ dưỡng tuần trăng mật, du lịch nghỉ dưỡng và spa, du lịch
chữa bệnh…
2. Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch văn hoá
a. Văn hoá phi vật thể:
Phú Quốc khơng chỉ nổi tiếng là một hịn đảo có cảnh quan thiên nhiên đẹp
mà còn là một vùng đất mang màu sắc văn hoá dân gian với những truyền thuyết, ca
dao, dân ca, tín ngưỡng,… Có nhiều đình chùa, miếu mạo, thờ cúng những vị thần
có cơng khai đảo với những vị anh hùng đã được dân gian thần thánh hoá. Nét đặc
sắc của văn hoá phi vật thể ở đảo Phú Quốc là mảng truyền thuyết. Hầu hết các địa
danh du lịch trên đảo đều gắn với một vài truyền thuyết như truyền thuyết về sự ra
đời của đạo Cao Đài, về vua Gia Long – Nguyễn Ánh,..
b. Văn hố vật thể:
Dạng nhà sàn, nhưng nó lại mang những nét riêng của nhà sàn vùng sông
nước miền Tây Nam Bộ như: nhà sàn trong vườn, bên bờ sông, bờ biển. Hiện nay,
Phú Quốc có ngơi làng cổ (khoảng 15 căn nhà), mọi sinh hoạt trong làng nguyên sơ
từ nhà sàn đến ăn uống, ứng xử vẫn giữ nét điển hình truyền thống của cư dân bản
địa rất độc đáo.
Kết luận:
Phú Quốc được ấn tượng với nhiều khách du lịch bởi nền văn hóa độc đáo,

phong phú cùng nền ẩm thực đặc sắc và những nét văn hoá dân gian truyền thống
lâu đời mang nhiều màu sắc. Bên cạnh đó tài nguyên du lịch văn hoá ở Phú Quốc
đem lại những giá trị văn hoá biển truyền thống như lễ hội làm cá và các di tích lịch

9


sử văn hoá…với sự độc đáo, phong phú trong văn hóa Phú Quốc cùng với đời sống
tâm linh đa dạng của người dân trên đảo đã góp phần tạo nên sức hút mạnh mẽ với
nhiều khách du lịch.
3. Đánh giá về sản phẩm du lịch
Phú Quốc có tiềm năng phát triển du lịch lớn, có thể thấy rằng Phú Quốc có
thể phát triển rất nhiều loại sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính cạnh tranh cao,
thêm vào đó là cơ chế chính sách, sự quan tâm của Chính phủ, sự cố gắng của tỉnh
chắc chắn trong tương lai không xa, Phú Quốc sẽ trở thành trung tâm du lịch của
khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay du lịch Phú Quốc cũng chỉ mới là con số
khởi đầu, sự phát triển còn khoảng cách khá xa so với tiềm năng của Phú Quốc.
Muốn phát triển nhanh chóng ngành du lịch Phú Quốc – Kiên Giang, phải
đánh giá đầy đủ, toàn diện tiềm năng, lợi thế, cơ hội, thách thức, biết lựa chọn
những sản phẩm du lịch quan trọng nhất trong thế mạnh, để tập trung những nổ lực
khai thác có hiệu quả, khơng ngừng mở rộng theo hướng phát triển toàn diện. Một
chiến lược phát triển, dù là một ngành cũng phải hội tụ đầy đủ các yếu tố cấu thành,
trong đó hệ thống quan điểm là một bộ phận có tính ngun tắc, định hướng cho
hành động phát triển trong thời gian dài, phù hợp với xu hướng chung của quốc gia
và quốc tế, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Thực trạng để phát triển du lịch bền vững tại đảo Phú Quốc:
Thế mạnh của huyện đảo là: Phong cảnh thiên nhiên đẹp, chưa bị huỷ hoại
bởi tác động của con người; Bãi biển cát trắng tuyệt đẹp và còn rất hoang sơ; Vùng
nơng thơn n bình, khơng khí mát mẻ, trong lành; Các phục vụ tốt, thức ăn ngon,
các cơ sở ăn uống, lưu trú sạch sẽ và hoạt động hiệu quả; Con người và văn hoá bản

địa đặc sắc, hấp dẫn. Cho đến hiện nay, Phú Quốc đã phát triển trên 5 loại hình du
lịch như: nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, sinh thái, thể thao, mạo hiểm, nghiên cứu,
khám phá… Cùng với đó là chất lượng các cơ sở phục vụ cho du lịch ngày một cải
thiện gia tăng cả về chất lượng và số lượng. Khác sạn phục vụ du khách đã ngày

10


một nhiều phần nào đáp ứng được nhu cầu của du khách. Sản phẩm du lịch đa dạng,
phong phú.
Những hạn chế và nguyên nhân: Các loại hình du lịch ở Phú Quốc chưa phát
triển mạnh như tiềm năng, các loại hình đang được khai thác rời rạc, trùng lặp và
chưa tạo được nét khác biệt riêng với những vùng du lịch khác, nhưng loại hình du
lịch mới đưa vào khai thác chưa mang lại hiệu quả. Vẫn cịn tình trạng chặt chém,
chèo kéo, tăng giá các sản phẩm dịch vụ du lịch vào mùa cao điểm. Tội phạm gia
tăng gây cho du khách cảm giác thiếu an toàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1. Bộ môn Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (2020), Bài giảng điểm đến du lịch,
Trường ĐH Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội.

II. NGUỒN TỪ INTERNET
1. />2. />3. />4. />5. />6. />
11



×