Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các cách lựa chọn thông số cho máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.08 KB, 7 trang )

Các website và cửa hàng thiết bị kỹ thuật số thường "tấn công" người dùng bằng các
thông tin về tốc độ, độ phân giải, các định dạng hỗ trợ và nhiều thứ khác. Nhưng phần
nhiều những thông tin đó không quá quan trọng như chúng ta tưởng.



Thường thì thế này: một quảng cáo trên báo (hay trên mạng) đập vào mắt bạn, trong đó liệt kê một vài
thông số kỹ thuật của sản phẩm và một số tính năng đặc biệt. Giá có vẻ hấp dẫn. Có thể rút ví ra được rồi?
Khoan!

Bạn đừng bị lóa mắt bởi một loạt con số lấp lánh để rồi mua phải thứ mình không cần! Để tránh điều đó,
bạn cần trang bị cho mình nhiều thứ hơn là tài liệu tiếp thị từ các hãng. Đây là điều mà bài viết này có thể
giúp ích cho bạn.

Trước khi móc tiền để mua bất cứ thứ gì, hãy tự hỏi bạn cần mua thiết bị đó để làm gì và lập một danh sách
các công việc mà bạn dành cho nó. Ví dụ, bạn thật sự cần phần cứng cao cấp cho công việc hay chỉ để thể
hiện đẳng cấp? Liệu tất cả các tính năng của một thiết bị nào đó có cần thiết, hay là model giá thấp hơn vẫn
có thể đáp ứng các công việc chính trong danh sách của bạn?

Trả lời cho các dạng câu hỏi trên trước, sau đó với một ít trợ giúp từ bài viết này, bạn sẽ có thể lọc ra những
tính năng thật sự đáng giá.

MÁY TÍNH MỚI

Ngay khi bạn nói cần chiếc PC mới để thực hiện chỉnh sửa video gia đình, lập tức người bán giới thiệu bộ
máy thích hợp cho việc làm kỹ xảo điện ảnh. Nhưng bất chấp người bán nói gì thực chất bạn không cần
một chiếc máy tính mạnh như vậy. Với một hệ thống có khả năng xử lý hầu hết các tác vụ cơ bản, bạn có
thể không cần phải chi hơn 750USD. Vì vậy hãy tránh xa người bán hàng này và tìm hiểu chi tiết hơn về
cấu hình hệ thống.

CPU: Các hãng thích nhấn mạnh con số GHz trong quảng cáo, vì con số này luôn cao lên và chắc chắn


trông tốt hơn con số ở hệ thống hiện tại của bạn (ngay cả khi bạn chỉ mới trang bị 2 tháng trước đó). Sự
thật: Bất kỳ CPU nào được đưa ra gần đây đều có thể xử lý những công việc cơ bản. Nhắm mắt lao theo
con số tốc độ bạn sẽ phí tiền. Thường sau một điểm mốc nhất định, sự gia tăng hiệu suất không nhiều. Ví
dụ, CPU Phenom 9600 bốn nhân của AMD giá xấp xỉ CPU Core 2 Duo 8400 của Intel cung cấp sức mạnh
cho bạn làm bất kỳ công việc hàng ngày nào. Chỉ những người làm việc nhiều với dữ liệu đa phương tiện
mới cần đến phần cứng cao cấp như CPU Core 2
Extreme QX9770 bốn nhân của Intel.
RAM: Thành phần này của PC dễ nâng cấp nhưng
cần lưu ý: dung lượng tối đa mà HĐH có thể kiểm
soát. Hầu hết các phiên bản Windows XP và Vista
32-bit đều chỉ có thể kiểm soát đến 4GB RAM, dù
cho PC của bạn có gắn nhiều hơn. Vì vậy trừ phi bạn
dùng phiên bản Vista 64-bit (hay XP 64-bit, nếu bạn
có thể tìm được), thì 2GB hay 4GB bộ nhớ là mục
tiêu hợp lý.

Card đồ họa: Trước đây, card đồ hoạ cao cấp chỉ có ý nghĩa với giới chơi game. Nhưng giờ đây với máy
ảnh số và chương trình TV phát trực tuyến, mọi người cần khả năng đồ họa cao hơn. Dù vậy, những gì mà
card đồ họa cao cấp đem lại không đủ để biện minh cho mức giá cao trừ khi bạn là game thủ thật sự. Thay
vì vậy, hãy tìm một PC được trang bị CPU kha khá với card đồ họa tốt – chẳng hạn GeForce 9800 GTX

CẦN QUAN TÂM
Hệ thống cơ bản dành cho gia đình: CPU
2GHz 2 nhân/ RAM ít nhất 2GB/ít nhất 4 cổng
USB 2.0 và 1 cổng FireWire/Các khay mở rộng.
Hệ thống đa phương tiện: CPU 2,4GHz 4
nhân/Card đồ hoạ ít nhất là ATI HD 4850 hay
NVIDIA 8800 GT/Ổ cứng ít nhất 500GB, 7200
rpm.
của NVIDIA hay Radeon HD 4850 của ATI. Chỉ những người biên tập video và các game thủ chuyên

nghiệp mới cần bỏ ra 600USD cho một card đồ họa siêu hạng.

Khả năng mở rộng: Máy tính để bàn cho phép bạn nâng cấp về sau mà không phải mua mới toàn bộ,
nhưng chỉ có một vài cửa hàng cung cấp danh mục đầy đủ các tùy chọn nâng cấp hệ thống. Đừng nản lòng.
Lưu ý xem có bao nhiêu khe PCIe và khay ổ đĩa (trong và ngoài). Và tìm xem các cổng USB và FireWire
có dễ truy cập không.



MÁY TÍNH DI ĐỘNG

Có đủ loại MTXT đáp ứng cho nhu cầu của bạn, từ loại nhẹ ký để duyệt web và soạn thảo văn bản đến loại
cấu hình mạnh đủ sức thay thế máy tính để bàn. Hãy chọn mua cái mà bạn cần với tâm niệm đầu tiên:
MTXT khó nâng cấp hơn máy tính để bàn.

Thời gian dùng pin: Thời gian dùng pin của MTXT liên tục được cải thiện – đặc biệt trong loại MTXT
siêu nhẹ – nhưng thời gian mà các hãng đưa ra thường được nâng lên bằng cách đo ở điều kiện tối ưu, như
tắt bộ thu tín hiệu không dây và dùng loại pin đặc biệt (phải trả thêm tiền). Trong các thử nghiệm của PC
World, các MTXT trang bị CPU T7200 Core 2 Duo có thời gian dùng pin khoảng 2 đến 5 giờ. Kết quả phụ
thuộc các linh kiện ngốn năng lượng. Hãy kiểm tra tài liệu để biết MTXT có được thử nghiệm với pin
thông thường hay không.
CPU: Các hãng buôn gắn logo Intel hay AMD trên
MTXT, trích dẫn tốc độ và không giải thích gì thêm.
Hiếm khi họ cho biết MTXT với CPU cấp thấp hầu
như không thể chạy Vista. Cẩn thận với các BXL thấp
hơn 2GHz. Các MTXT sử dụng BXL Intel Centrino 2
vượt qua được thử nghiệm tốc độ của WorldBench 6.
Nhưng đừng hy vọng hiệu suất của Centrino qua mặt
BXL Atom của Intel, đây là CPU được thiết kế dành
cho các MTXT giá dưới 500USD.


Đồ họa (GPU): Hầu hết MTXT đều dùng chip đồ họa tích hợp. Đây không phải là thành phần lý tưởng cho
việc chơi game 3D gần đây (kể cả game nối mạng xã hội như Second Life) hay chạy các chương trình đồ
họa cao cấp. Để có khả năng này, hãy tìm MTXT trang bị chip đồ họa NVIDIA hay ATI rời. Nhưng việc
gia tăng sức mạnh đồ họa có cái giá: MTXT dùng chip rời thường to hơn và nặng hơn, bằng chứng là một
số MTXT chơi game hầm hố trên thị trường.

RAM: Dù RAM của MTXT khá dễ nâng cấp, nhưng ngay từ đầu bạn nên mua càng nhiều bộ nhớ càng tốt.
Hầu hết MTXT đều có 2 khe RAM và không có gì lạ nếu bạn gặp MTXT có cấu hình 2GB với mỗi khe 1
thanh 1GB. Nếu mua cấu hình này, về sau muốn nâng cấp lên 4GB RAM bạn sẽ phải mua 2 thanh RAM
mới.

Trọng lượng: Các quảng cáo thường bỏ đi những thứ “nho nhỏ” khỏi trọng lượng được công bố của
MTXT – như pin hay bộ sạc, những thứ mà bạn sẽ thường mang theo. Trước khi mua, hãy hỏi tổng trọng
lượng của sản phẩm cùng với các phụ kiện. Chưa hết, hãy đến cửa hàng và thử nhấc sản phẩm trong cấu
hình thực của nó.

Màn hình: Dĩ nhiên là quan trọng nhưng kích thước màn hình chẳng cho bạn biết gì về khả năng hiển thị
văn bản. Hãy hỏi về độ phân giải thực của MTXT – và tận mắt chứng kiến. Có những thứ hấp dẫn trên sân
khấu nhưng ngoài đời không dùng được. Một số màn hình MTXT phản chiếu như gương gây khó nhìn
ngoài trời. Các màn hình dùng đèn nền LED cho độ sáng tốt hơn, mặc dù chúng làm tăng giá MTXT.



TV ĐỘ NÉT CAO

HDTV dù là plasma hay LCD đều dễ dùng, tuy nhiều hãng quảng cáo với thuật ngữ khó hiểu.
CẦN QUAN TÂM
Siêu di động: Tối thiểu CPU 1,7 GHz/Trọng
lượng (với MTXT) dưới 1,5 kg/Màn hình 13,3”

hay nhỏ hơn/Thời gian dùng pin dài.
Thay thế máy tính để bàn: CPU Centrino
2/Card đồ hoạ rời (AMD hay NVIDIA)/Ổ cứng
200GB hay hơn, tốc độ 5400 rpm trở lên/Ổ
quang.


Tỉ lệ tương phản: Trong các quảng cáo HDTV, con số này được lăng xê quá mức. Nó đo sự khác biệt giữa
giá trị sáng nhất và tối nhất mà màn hình có thể tạo ra cùng lúc. Lợi ích của tỉ lệ tương phản cao là cung
cấp hình ảnh chi tiết và thực hơn. Tuy nhiên tỉ lệ tương phản không được đo giống nhau giữa các nhà sản
xuất. Các TV LCD có tỉ lệ bắt đầu từ 600:1, còn plasma bắt đầu từ 1000:1; một số TV khoe đạt đến con số
1.000.000:1. Hãy tin vào mắt của mình trước, sau đó mới nhìn đến các con số!

Các nhà sản xuất thường nâng mức tương phản lên để hình ảnh trên TV LCD trông sáng hơn dưới ánh sáng
phòng trưng bày. Hãy thử điều chỉnh để có cảm nhận tốt hơn theo cách hình ảnh sẽ hiển thị tại nhà.

Tốc độ làm tươi và thời gian đáp ứng: Các con số này đôi khi cũng được thể hiện nổi bật, chúng có ích
nếu bạn chơi game hay xem các chương trình có chuyển động nhanh như đua xe. Mua TV plasma? Hãy
xem tiếp: không có thông số nào trong hai thông số này có ý nghĩa, vì công nghệ plasma đủ nhanh để xử lý
dạng nội dung này. Khi xét đến TV LCD, hãy tìm thời gian đáp ứng thấp. Hiện nay, chúng ta ít gặp TV có
thời gian đáp ứng trên 10ms. Tốc độ làm tươi, được đo theo Hz, cũng có ý nghĩa cho LCD. Tốc độ làm tươi
cao có nghĩa màn hình ít “nhấp nháy” hơn. HDTV với tốc độ làm tươi 120Hz sẽ xử lý tốt hình ảnh chuyển
động nhanh.
Độ phân giải: Nếu bạn có ý định mua đầu Blu-ray, hãy
chọn TV 1080p; thông số này có nghĩa TV sẽ hiển thị
độ phân giải 1920x1080 dòng. Không có Blu-ray? Vậy
thì hãy chọn bất kỳ HDTV nào hỗ trợ cả 1080i và 720p
(độ phân giải 1280x720 dòng). Tất cả model hiện tại
đều thuộc một trong 2 độ phân giải này. Chữ “p” đại
diện cho “progressive scan”, công nghệ này cho hình

ảnh chất lượng tốt mà không cần khử răng cưa và phóng to thu nhỏ video tốt hơn công nghệ “interlaced
video” (chữ “i” trong 1080i).

Thông số 1080p đại diện cho độ phân giải tối đa của TV và độ phân giải tối đa của đĩa Blu-ray. Nếu bạn
không theo trường phái Blu-ray – hay nếu bạn mua TV với màn hình nhỏ hơn 40” – hãy chọn TV
720p/1080i. Hình ảnh không chi tiết bằng TV 1080p nhưng sự khác biệt không đáng kể trên màn hình TV
nhỏ. Và vì các chương trình truyền hình độ nét cao hiện chỉ được phát ở độ phân giải 720p hay 1080i, nên
TV 1080p sẽ không được khai thác hiệu quả.

Kích thước màn hình: Để quyết định chiếc TV lý tưởng cho gia đình, hãy nhân kích thước màn hình (theo
inch) với 2; kết quả sẽ là khoảng cách xem tối ưu cho TV. Như vậy, vị trí xem thích hợp cho TV 52 inch là
cách 104 inch (khoảng 2,6 m). Thiếu không gian? Hãy mua TV nhỏ hơn hay đặt trong căn phòng lớn hơn.


CẦN QUAN TÂM
HDTV: Kích thước màn hình phù hợp với
không gian phòng bạn/Độ phân giải 1080p
trên các TV 40”/Tỉ lệ tương phản. Nhưng
hãy tin vào mắt bạn trước.


ẢNH SỐ

Nếu việc chụp các bức ảnh chất lượng cao nhất có thể là tất cả những gì mà bạn quan tâm thì nên chọn máy
ảnh ống kính rời (SLR). Nhưng khi mang máy ảnh này đi khắp nơi suốt ngày, bạn sẽ nhận ra ngay giá trị
của chiếc máy gọn nhẹ. Dưới đây là hướng dẫn chọn máy ảnh số SLR và máy dạng ngắm chụp.

Megapixel: Thông số bị thổi phồng và hiểu nhầm nhiều nhất là megapixel. Bạn thường nghe quảng cáo là
megapixel càng lớn thì ảnh chụp càng đẹp – nhưng 5 megapixel là đủ để rửa tấm hình 27x35 cm sắc nét. Số
megapixel cao hơn chỉ có ích khi bạn cần cắt gọt và phóng to một phần bức ảnh; nhưng trừ phi bạn có ý

định in các tấm poster cỡ lớn như quảng cáo phim, thì chiếc máy ảnh 14,5 megapixel là quá thừa.

Zoom quang: Bỏ qua thông số về zoom số của nhà cung cấp, thay vì vậy hãy chú trọng đến zoom quang.
Zoom số cắt một phần ảnh trong khung ngắm rồi phóng ra toàn khung hình nên làm giảm chất lượng của
ảnh. Zoom quang dùng các ống kính để phóng to đối tượng chụp nhờ vậy cho ảnh rõ nét. Nhưng zoom
quang càng cao thì tính năng chống rung quang càng quan trọng; nếu bạn phóng to hết mức thì chỉ cần một
cử động nhỏ cũng làm ảnh bị nhòe. Hầu hết máy ảnh dạng ngắm chụp đều có zoom quang 3X hay 4X. Với
máy có zoom quang cao hơn, bạn cần tính năng chống rung quang.

Lấy tiêu cự thủ công: Là tùy chọn tuyệt vời cho máy ảnh dạng ngắm chụp, còn tất cả máy ảnh SLR đều có
tính năng này. Các máy ảnh rẻ tiền thường bỏ qua tính năng lấy tiêu cự thủ công hay chỉ cho phép lấy theo
bước, buộc bạn chọn những khoảng cách hay các chế độ cảnh định sẵn. Hiện nay, ngày càng có nhiều máy
ảnh SLR được trang bị các tính năng như máy ảnh dạng ngắm chụp, chẳng hạn như lấy tiêu cự tự động và
có sẵn các chế độ cảnh để lôi cuốn người dùng thông thường. Các nhà nhiếp ảnh nghiệp dư cần máy có
nhiều chức năng hơn có thể chọn loại máy ngắm chụp cao cấp với zoom quang cao và có nhiều thiết lập thủ
công hơn là chọn loại SLR.

×