Cách mạng tháng Tám (1945) thành công
đã đưa Việt Nam bước sang kỷ nguyên độc lập mới.
Trách nhiệm của sinh viên đối vớis công cuộc
bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Mục Lục
Mở Đầu………………………………………………….….2
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6. Cơ cấu bài tiểu luận
7. Lời cảm ơn
Nội Dung……………………………………………………………………5
I. Cách mạng tháng Tám năm 1945…………………….…………….………
5
1. Bối cảnh lịch
sử……………………………………………………………..5
2. Diễn biến cách mạng tháng Tám năm 1945……………………….………..5
II. Ý nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945………………………………
7
1. Ý nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với Thế Giới…………….
….7
2. Ý nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với Việt Nam………….……8
III. Trách nhiệm của sinh viên đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay
……………………………………………………………………………..9
1
Kết Luận……………………………………………………………………12
Tài Liệu Tham Khảo…………………………………………………13
2
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Theo dịng chảy của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta,
khơng thiếu các anh hùng hào kiệt vì nghĩa mà quên mình, đứng lên đấ tranh
bao vệ độc lập dân tộc, bảo vệ quyền tự tôn của dân tộc. Dù là các chiến thắng
hào hùng, hay những thất bại vì đường lối khơng đúng đắn thì đó cũng xuất phát
từ tinh thần yêu nước, tinh thần muốn giải phóng dân ta khỏi áp bức bóc lột.
- Nước ta khơng khó để tìm được các giai nhân có các tư tưởng, suy nghĩ
mới mẻ nhằm đổi mới xây dựng đất nước. Nổi bật trong số đó là người thanh
niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, tìm nguồn tư tưởng mới để
dành lại độc lập cho dân tộc. Bác đã từng nói “ Các vua Hùng đã có cơng dựng
nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Đặc biệt chúng ta phải kể đến
chiến thắng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đưa Việt Nam bước sang
kỷ ngun độc lập mới. Nó khơng chỉ mang ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam mà
còn cả các nước thế giới, nó ghi ấn sau vào những trang sử hào hùng, chói lọi
của dân tộc.
- Trong quá trình học tập mơn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, em đã có
cơ hội được tìm hiểu và nghiên cứu về Cách mạng tháng Tám năm 1945. Em đã
thấy rõ được ý nghĩa của cuộc cách mạng này và đồng thời thấy được trách
nhiệm của bản thân sinh viên đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Thấy được tầm quan trọng bản thân sinh viên trong công cuộc bảo vệ Tổ
quốc hiện nay. Em hy vọng bài tiểu luận của em góp phần làm sáng rõ hơn về ý
nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng và nâng cao được nhận
thức, vai trị của sinh viên vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
- Để giành lại độc lập cho dân tộc, để có ngày hơm nay, chúng ta đã trải
qua rất nhiều đau thương mất mát. Chúng ta đang được hưởng xã hội hịa bình
mà ơng cha ta đã dùng xương, máu, tính mạng của mình để đổi lấy. Chính vì thế
chúng ta khơng thể qn đi lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Em hy vọng bài tiểu
luận của mình có thể làm sáng rõ hơn về ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm
1945 thành công.
- Thông qua đó, góp phần giúp sinh viên Việt Nam thấy rõ được trách
nhiệm của mình trong cơng 3cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước nhất là thời kì đất
nước ta đang phát triển hội nhập quốc tế, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Góp phần làm sáng rõ ngun nhân, tiến trình của Cách mạng tháng
Tám năm 1945.
- Góp phần nghiên làm sáng rõ ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám thành
công.
- Góp phần giúp sinh viên nhận rõ được vai trị cũng như trách nhiệm của
mình vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nguyên nhân, tiến trình của Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám thành công đối với lịch sử, đối với
Việt Nam và đối với thế giới.
- Vai trò, trách nhiệm của sinh viên Việt Nam trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Cách mạng tháng Tám năm
1945.
- Vai trò, trách nhiệm của sinh viên Việt Nam trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận:
- Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Cách mạng tháng Tám năm 1945.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: dựa trên cơ sở môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam.
- Phương pháp tổng hợp, phân thích, so sánh và nghiên cứu.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa lý luận
- Tùy theo các góc độ nhìn nhận, nghiên cứu từ đó ta có những các nhìn
mới mẻ, khách quan về vấn đề nghiên cứ. Làm sáng rõ các ý nghĩa của Cách
mạng tháng Tám năm 1945 nhất là Cách mạng tháng Tám (1945) thành công
đã đưa Việt Nam bước sang kỷ nguyên độc lập mới.
4
- Nhận thức đúng đắn về chiến thắng của Cách mạng tháng Tám, và ý
nghĩa của Cách mạng tháng Tám với lịch sử, thế giới và Việt Nam.
5.2. Thực tiễn của đề tài
- Nâng cao nhiệm vụ, trách nhiệm của sinh viên Việt Nam.
- Góp phần giúp sinh viên Việt Nam nắm rõ được nhiệm vụ của mình và
có những hướng đi đúng đắn để xây dựng và bảo vện tổ quốc.
6. Cơ cấu của bài tiểu luận
- Bài tiểu luận gồm 4 phần:
+ Mở đầu
+ Nội Dung
+ Kết luận
+ Tài liệu tham khảo
7. Lời cảm ơn
- Em xin cảm ơn khoa Lý luận chính trị và nhà trường giúp em tiếp cận
nhiều chiều về môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Em cũng xin cảm ơn cô
Trần Ngọc Hằng đã giảng dạy và hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thiện bài
tiểu luận một cách hoàn chỉnh nhất.
- Trong quá trình nghiên cứu và làm tiểu luận do kiến thức cịn hạn chế
nên có thể dẫn đến một vài quan điểm cũng như cách nhìn nhận chưa chính xác.
Mong thầy/cơ và các bạn khi tham khảo bài tiểu luận có thể thơng cảm và bỏ
qua các sai sót.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người làm bài tiểu luận
5
Nội Dung
I. Cách mạng tháng Tám năm 1945.
1. Bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn lịch sử những năm 1930 - 194, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhân dân ta đã tổ chức các cuộc đấu tranh phát triển lực lượng cách mạng
chuẩn bị giành chính quyền nổi bật với các cao trào như:
- Cao trào cách mạng những năm 1930 - 1931 với đỉnh cao là cách mạng
Xô viết Nghệ Tĩnh: đây được xem là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng và
nhân dân ta chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 dành
thắng lợi.
- Cao trào vận động dân chủ những năm 1936 - 1939: đây là cuộc tổng
diễn tập thứ hai đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta trong việc đề ra mục tiêu
của mình và tìm ra phương pháp đấu tranh thích hợp để đảm bảo những quyền
thiết thực cho quần chúng. Đồng thời rút ra bài học kịp thời cho Đảng ta về cơng
tác mặt trận cũng như các hình thức tổ chức.
- Cao trào giải phóng dân tộc 1939 - 1944: đây là giai đoạn ta gấp rút
chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám thắng lợi.
+ Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Pháp thẳng tay
phát xít hóa bộ máy thống trị tại Đơng Dương.
+ Ngày 23/09/1945, Nhật tiến đánh miền Bắc nước ta chiếm Lạng
Sơn, ném bom Hải Phòng và đổ bộ xuống Đồ Sơn.
+ Ngày 28/01/1941, Bác về Việt Nam và trực tiếp lãnh đạo cách
mạng.
+ Tháng 5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa.
+ Tháng 8/1944, Đảng kêu gọi toàn dân Sắm vũ khí đuổi thù
chung.
+ Ngày 22-12-1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
được thành lập ở Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách.
2. Diễn biến cách mạng tháng Tám năm 1945:
6
1. Người dân xuống đường tham gia cuộc mít tinh
- Ngày 11/08/1945: nhân dân ta chớp lấy thời cơ tụ tập biểu tình, bãi cơng
nhiều nơi sau khi nghe tin quân Nhật sắp sửa đầu hàng miền Bắc.
- Ngày 12/08/1945: Giải phóng qn của Việt Minh lần lượt tiến cơng vào
các căn cứ địa của Nhật ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Yên Bái,... và giúp đỡ nhân dân các tỉnh này tiến lên giành chính quyền.
- Ngày 13/08/1945: Hội nghị toàn quốc họp ở Tân Trào dưới sự chủ trì
của Hồ Chí Minh, nhận định rằng điều kiện cho Tổng khởi nghĩa đã hoàn tất,
chuẩn bị lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa.
- Tại Hà Nội: Nhân dân lao động ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các
ngả đường về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội; đại diện Việt Minh tuyên bố:
Tổng khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của 3 đồng chí Nguyễn Khang, Trần Tử
Bình, Nguyễn Quyết.
- Tại Huế:
+ Ngày 17/08/1945: Chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức cuộc mít
tinh quốc dân, tổng khởi nghĩa tại Huế bắt đầu.
+ Ngày 23/08/1945: Khởi nghĩa ở Huế giành thắng lợi.
- Tại miền Nam:
+ Ngày 20/08/1945: Hành động chuyển giao quyền lực tại Sài Gòn
và lời cam kết quan Nhật không can thiệp nếu Việt Minh giành chính quyền.
+ Ngày 25/08/1945: Việt Minh và đội Thanh niên Tiền phong tổ
chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn.
+ Ngày 30/08/1945: Việt Minh giành được chính quyền tồn quốc.
7
==> Chỉ trong thời gian ngắn,
Cách mạng tháng Tám dưới sự lãnh đạo của
Đảng, cuộc tổng tiến cơng hồn tồn giành thắng lợi, ta giành lại được chính
quyền trên cả nước.
II. Ý nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Cách mạng tháng Tám thành công không chỉ mang ý nghĩa to lớn đối với
dân tộc Việt Nam mà nó cịn lan tỏa đến toàn thể các dân tộc trên Thế Giới.
2. Ảnh Cách mạng tháng Tám năm 1945
1. Ý nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với Thế Giới:
- Đây là một cuộc Cách mạng thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa,
mở ra thời kỳ sụp đổ và tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám không chỉ là chiến thắng của riêng
Việt Nam mà cịn là chiến cơng của tất cả các dân tộc thuộc địa đang đấu tranh
vì độc lập tự do.
- Cổ vũ tinh thần, động lực mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới.
- Đây là thắng lợi của một nước thuộc địa khi giai cấp cơng nhân lên nắm
chính quyền. Là bước tiến của con đường cách mạng vô sản, của Chủ nghĩa Xã
hội.
- Cách mạng tháng Tám còn làm phong phú thêm cho kho tàng lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc.
- Thành cơng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự kiện mang tầm
vóc thời đại. Nó góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hịa bình, tiến bộ
của nhân loại; tạo sự sụp đổ của nền móng của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí
xung yếu nhất; cùng với Liên Xô, các lực lượng tiến bộ trên thế giới và quân
đồng minh đã đánh đổ chủ 8nghĩa thực phát xít, giữ vững hịa bình cho khu vực
và trên thế giới.
==> Do đó, cũng là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông
Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong
trào đấu tranh vì hịa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Về vấn đề này,
Người dẫn lại đánh giá của Báo Nhân dân Inđônêxia: “Chúng ta chỉ có thể bày
tỏ sự kính trọng và lịng khâm phục cao nhất đối với nhân dân Việt Nam anh
hùng... Với sự chiến đấu anh dũng của họ, nhân dân Việt Nam đã tự đặt mình lên
vị trí vẻ vang nhất trên thế giới...”
==> Cách mạng tháng Tám thành cơng góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát
xít trong Chiến tranh thứ hai. Đồng thời lan tỏa đến các dân tộc thuộc địa trên
thế giới đấu tranh giải phóng dân tộc mình nhất là các nước ở Đơng Nam Á như
Lào, Campuchia.
2. Ý nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với Việt Nam:
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đập tan xiềng xích nơ lệ của Pháp Nhật, lật đổ ngai vàng 1000 năm của chế phong kiến, lập nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa.
==> Đây là một nhà nước của nhân dân đầu tiên của Đông Nam Á, giải quyết
thành công vấn đề cơ bản của một xã hội là vấn đề chính quyền.
- Đây là bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Là bước ngoặt của Lịch
sử Việt Nam.
- Hồ Chí Minh lại khẳng định: “Năm 1945, nhân dân Việt Nam đã làm
Cách mạng Tháng Tám, đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi đất nước và xây dựng
chính quyền nhân dân. Đó là một bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc chúng
tôi”.
==> Từ một nước thuộc địa, với cơ sở vật chất lạc hậu, chúng ta đã đấu tranh trở
thành một nước độc lập có chủ quyền. Vươn lên cùng các dân tộc trên thế giới
đấu tranh cho những mục tiêu cao cả về một sự nghiệp giải phóng đất nước, giải
phóng nhân dân.
- Mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do trong tiến trình lịch sử dân tộc;
nhân dân lao động bước đầu nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận
mệnh của dân tộc; giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
==> Đập tan áp bức bóc lột 87 năm của thực dân Pháp( từ năm 1858-1945), sự
cai trị của ngai vàng phong kiến gần 1000 năm lịch sử. Để rồi chúng ta có thể
dành lại độc lập tự do cho dân tộc, cho nhân dân lao động. Giải thoát áp bức nửa
thuộc địa nửa phong kiến. Mở ra một kỷ nguyên mới cho dân ta, từ thân phận là
nơ lệ được đứng lên năm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của
mình. Giải phóng dân tộc chúng ta đi kèm với giải phóng xã hội: xây dựng con
đường tiến thẳng lên Xã hội Chủ nghĩa.
- Từ đây Bác có cơ9 sở để đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
3. Bác đọc tuyên ngôn độc lập
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên
của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử
dân tộc Việt Nam. Thể hiện đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng của tư tưởng
Hồ Chí Minh. Từ đó nhân dân ta có niềm tin vào Đảng, vào Bác hướng tới một
ngày mai tươi sáng. Ở đó hồn tồn là một nước dân giàu nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng văn minh.
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng cịn khẳng định vị thế lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc. Khẳng
định con đường đi đúng đắn cho công cuộc giải phóng đất nước.
- Đánh giá về ý nghĩa lớn lao này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng
định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh
tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã
xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, độc lập, tự do, hạnh phúc.
Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”.
- Đây cũng là lần đầu tiên tên nước Việt Nam được gọi tên trên bản đồ thế
giới; đồng thời đã mở ra cơ hội cho Việt Nam ta quan hệ ngoại giao với các
nước trên thế giới với tư cách và vị thế của một quốc gia - dân tộc có độc lập, có
lãnh thổ, có chủ quyền.
III. Trách nhiệm của sinh viên đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Để có được một đất nước, một xã hội hịa bình như ngày hơm nay, ông
cha ta không chỉ đổ những giọt mồ hôi mà cịn dùng xương, dùng máu thậm trí
dùng cả tính mạng của mình10để đổi lấy từng tấc đất hồ bình. Để chúng ta có thể
hưởng trọn một xã hội như ngày hôm nay.
- Là sinh viên Học Viện Ngân Hàng, em tự hào là một công dân Việt Nam
là mầm non trong công cuộc xây dựng đất nước. Đã và đang tiếp tục trau dồi
kiến thức và hồn thiện bản thân để góp một phần cơng sức nhỏ của mình vào
con đường xây dựng đất nước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội.
- Là một sinh viên em cần chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục
đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước đi lên
Chủ nghĩa Xã hội, hiếu học cũng là yêu nước.
- Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước tham
gia bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, hồn thành vai trị cử tri của mình để
chọn ra những người đủ đức đủ tài để lãnh đạo xây dựng đất nước. Đồng thời
thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
vận động, tuyên truyền đến mọi người xung quanh chung tay thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật.
- Tích cực rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức, tác phong; có lối sống trong
sáng, lành mạnh; tránh xa các tệ nạn xã hội, các văn hóa phẩm đồi trụy; biết đấu
tranh chống các biểu hiện của lối sống thực dụng, xa rời các giá trị đạo đức văn
hóa truyền thống của dân tộc.
- Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương địa phương nơi mình
sinh sống bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng của bản thân như:
tham gia vào công tác bảo vệ môi trường, phịng chống tệ nạn xã hội, xố đói
giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng.
- Tham gia những hoạt động mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện,
làm tình nguyện viên, giúp đỡ thành phần khó khăn trong xã hội,… nâng cao
tình người, tình đồng bào, dân tộc Việt Nam.
- Biết phê phán, lên án và đấu tranh phản đối các hành vi đi ngược lại lợi
ích quốc gia, dân tộc.
11
4. Ảnh người trẻ Việt Nam
- Trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Luôn
cảnh giác cao độ trước những âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực phản
động, thù địch.
- Phê phán, đấu tranh gay gắt với những suy nghĩ, thái độ, hành vi gây tổn
hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt
Nam.
- Tích cực tham gia các hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng ở địa
phương nơi chúng ta đang sinh sống và làm việc; tham gia hoạt động đền ơn đáp
nghĩa, uống nước nhớ nguồn,..
- Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi;
sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Sinh viên nên hoàn thành
nghĩa vụ quân sự trước khi bắt đầu học đại học. Có những huấn luyện quân sự
cho phụ nữ bởi Bác từng nói: “ Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.”
- Tuyên truyền vận động bạn bè, người thân, những người xung quanh
thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Cần cù, siêng năng, sáng tạo trong lao động để xây dựng và phát triển
nền văn hoá dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp đi lên Xã hội Chủ
nghĩa.
12
Kết Luận
Thời gian đã mang thắng lợi lùi xa và chỉ còn đọng trên các trang sử hào
hùng nhưng tầm vóc ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn
nguyên giá trị và ngày càng tỏa sáng trong thời đại ngày nay. Đó là một trong
những trang sử ghi dấu ấn hào hùng nhất trong lịch sử của dân tộc ta, một cột
mốc lớn trên con đường phát triển trong suốt chiều dài hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
“Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai
cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng lần
này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa
thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm
chính quyền tồn quốc”.
Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức hãy là một chiến sĩ trong công cuộc đưa nước ta
trở thành một nước công nghiệp hiện đại, xã hội cơng bằng, dân chủ văn minh.
Để làm được điều đó, ngày từ bây giờ mỗi cá nhân, mỗi sinh viên, học sinh hãy
tìm cho mình một con đường đi đúng đắn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc đi lên
xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.
Công cuộc xây dựng đất nước đi lên Xã hội chủ nghĩa là một cuộc hàng
trình dài mà nước ta đang từng ngày thày đổi, từng ngày hội nhập để bắt kịp thời
đại. Chúng ta phải không ngừng phát triển trau dồi và nâng cao kỹ năng sống để
từng cá nhân là người đi tiên phong trong công cuộc hội nhập, phát triển đất
nước.
Là sinh viên Học Viện Ngân Hàng, em tự hào là một công dân Việt Nam
là mầm non trong công cuộc xây dựng đất nước. Em đã và đang tiếp tục trau dồi
kiến thức cũng như tuyên truyền với các sinh viên cũng lứa tuổi không ngừng
phát triển để xây dựng đất nước và là tập gương là bàn đạp cho thế hệ dưới noi
gương theo.
13
Tài Liệu Tham Khảo
1. Khoa lý luận chính trị , “Tài liệu học tập, Giáo trình và bài tập Lịch Sử
Đảng Cộng Sản Việt Nam.”, Học viện Ngân hàng.
2. Hồ Chí Minh, Tồn tập,tập 7, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự Thật,
Hà Nội, 2011, tr.26.
3. Hồ Chí Minh, Tồn tập,Sđd, tập 14, tr.622.
4. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđd, tập 13, tr.487
5. Wikipedia: />6. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: />
14