Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.52 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN SINH KHỐI 7 TUẦN 1 Câu 1: Nhận biết (5 phút) Nêu đặc điểm chung của động vật? Đáp án: 3đ - Có khả năng di chuyển. - Có hệ thần kinh và giác quan - Dinh dưỡng dị dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn. Câu 2: Thông hiểu ( 8 phút) Hãy kể tên những ngành động vật trong chương trình sinh học lớp 7.Trong số đó ngành nào là ngành tiến hoá nhất ? Đáp án: 3đ - Ngành ĐVNS. - Ngành Ruột khoang. - Các ngành: Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt. - Ngành Thân mềm. - Ngành Chân khớp. - Ngành ĐVCXS. Trong các ngành động vật kể trên thì ngành ĐVCSXlà ngành tiến hoá nhất. Câu 3: Vận dụng ( 8 phút) Ý nghiã của động vật với đời sống con người? Đáp án:( 3đ) *Có ích: - cung cấp nguyên liệu: Thực phẩm, da, lông. - Dùng làm thí nghiệm: Học tập nghiên cứu khoa học. - Hỗ trợ con người trong lao động, thể thao, giải trí an ninh. *Có hại: - Truyền bệnh sang người.. TUẦN 2 Câu 1: Nhận biết ( 3 phút) Trùng roi có hình dạng như thế nào? Đáp án: 2đ -Hình lá dài, đuôi nhọn, đầu tù, trên đầu có roi bơi. Câu 2: Thông hiểu( 3 phút) Trùng giày di chuyển như thế nào?.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đáp án: 2đ - Di chuyển nhờ lông bơi, vừa tiến vừa xoay. Câu 3: Vận dụng( 2 phút) Khi gặp điều kiện bất lợi, trùng roi có hiện tượng gì? Đáp án: 1đ Kết bào xác. TUẦN 3 Câu 1: Nhận biết (2 phút) Trùng biến hình di chuyển và bắt mồi nhờ bộ phận nào của cơ thể? Đáp án:1đ Chân giả. Câu 2: Thông hiểu ( 5 phút) Kể tên những ĐVNS gây bệnh cho người? Đáp án: 2đ Trùng sốt rét, trùng kiết lỵ, trùng roi máu… Câu 3: Vận dụng (8 phút) Nêu cách phòng chống bệnh sốt rét? Đáp án:3đ -Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh. -Diệt muỗi, ngủ màn. - Thả cá diệt bọ gậy. - Giữ gìn vệ sinh nơi ở.N¬i c«ng céng.. TUẦN 4 Câu 1: Nhận biết (5 phút) Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh? Đáp án: 2đ Cơ thể có cấu tạo hiển vi chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống của cơ thể. Câu 2: Thông hiểu(5 phút) Thuỷ tức có mấy cách di chuyển? Là những cách nào? Đáp án: 2đ Có 2 cách di chuyển: kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu. Câu 3: Vận dụng ( 5 phút) Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thuỷ tức. Đáp án: 1đ Bắt mồi và tự vệ..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> TUẦN 5 Câu 1: Nhận biết( 2phút) Đâu là đại diện của ngành ruột khoang? a/ San hô. b/ Thuỷ tức. c/ Sứa. d/ Trùng roi. e/ Cả a,b,c. Đáp án(1đ): e Câu 2: Thông hiểu (6 phút) Sự khác nhau giữa san hô và thuỷ tức trong sinh sản vô tính mọc chồi? Đáp án:2đ - Ở thuỷ tức chồi mọc khi trưởng thành tách rời cơ thể mẹ sống độc lập, còn san hô thì chồi vẫn dính với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn. Câu 3: Vận dụng (10 phút) Vai trò của ruột khoang? Đáp án: 4đ *Có ích: - Tạo nên vẻ đẹp kỳ thú và cảnh quan độc đáo của đại dương là tài nguyên thiên nhiên quí giá. - Là nguyên liệu quí để làm đồ trang trí và trang sức. - Cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng. - Có ý nghĩa địa chất sinh thái. - Làm thực phẩm cho con người. *Có hại: - Một số loài sứa gây ngứa và độc cho người. - Đảo ngầm san hô gây cản trở giao thông đường biển. TUẦN 6 Câu 1: Nhận biết (5 phút) Sán lá gan có đặc điểm nào thích nghi với đời sống ký sinh? Đáp án: 2đ Mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển, đẻ nhiều trứng. Câu 2: Thông hiểu( 10 phút) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Trứng=>..........=> Ký sinh cơ thể ốc=> Sinh sản =>.................=> Rụng đuôi, kết kén =>........=> trâu bò. Đáp án: 3đ Trứng=> Ấu trùng có lông=> Ký sinh cơ thể ốc =>Sinh sản => Ấu trùng có đuôi => Rụng đuôi, kết kén =>Bám vào cây cỏ =>Trâu bò. Câu 3: (Vận dụng, thời gian làm bài 5 phút) Phòng chống giun dẹp ký sinh, ta phải làm gì?.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đáp án: 2đ - Ăn chín, uống sôi. - Tắm rửa bằng nước sạch. - Ủ phân kỹ. TUẦN 7 Câu 1: Nhận biết( 5 phút) Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có ý nghĩa gì? Đáp án: 2đ Có tác dụng như bộ áo giáp giúp chúng không bị tiêu huỷ bởi các dịch tiêu hoá trong ruột non người Câu 2: Thông hiểu (5 phút) Căn cứ vào nơi ký sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, loài giun nào nguy hiểm hơn? Đáp án: 1đ Giun múc cõu.Vì chúng kí sinh ở tá tràng ,thờng đợc gọi là nơi “ bếp núc’’ của ống tiêu hoá. Câu 3: Vận dụng (3 phút) Do thói quen nào ở trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời? Đáp án: Thói quen mút tay. TUẦN 8 Câu 1: Nhận biết (10 phút) Nêu đặc điểm bên ngoài của giun đất? Đáp án: 4đ - Cơ thể phân đốt, mỗi đốt có 1 vòng tơ. - Mặt lưng có màu sẫm hơn mặt bụng. - Mặt bụng của đai sinh dục có các lỗ sinh dục. - Mút đầu là lỗ miệng, mút đuôi là lỗ hậu môn. Câu 2: Thông hiểu (3 phút) Đặc điểm nào có ở giun đất mà không có ở giun tròn? a/ Hệ thần kinh. b/ Hệ tiêu hoá. c/ Hệ tuần hoần. Đáp án: c (1đ) Câu 3: Vận dụng (10 phút) Nêu cách mổ giun đất? Đáp án: 4đ - Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ, cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim. - Dùng kéo cắt da 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi. - Đổ nước ngập cơ thể giun,dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể. -Phanh đến đâu cắm ghim tới đó, dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> TUẦN 9 Câu 1: Nhận biết( 3 phút) Kể tên một số đại diện của ngành giun đốt? Đáp án: 1đ Giun đỏ, rươi, đỉa, vát,… Câu 2: Thông hiểu (4 phút) Em có nhận xét gì về loài, lối sống,môi trường sống của giun đốt? Đáp án: 1đ Giun đốt đa dạng về loài, lối sống, môi trường sống. Câu 3: Vận dụng (8 phút) Nêu vai trò của giun đốt? Đáp án: 3đ -Có ích: + Làm đất tơi, xốp, thoáng. + Làm thức ăn cho người và động vật. - Có hại: + Hút máu người và động vật. TUẦN 10 Câu 1: Nhận biết (5 phút) Vỏ trai có cấu tạo như thế nào? Đáp án: 2đ Vỏ trai có 3 lớp: ngoài là lớp sừng, giữa là lớp đá vôi, trong cùng là lớp xà cừ. Câu 2: Thông hiểu(5 phút) Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước? Đáp án: 1,5đ Làm sạch môi trường nước. Câu 3: Vận dụng (5 phút) Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao? Đáp án: 1,5đ Vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá, khi mưa cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao. TUẦN 11 Câu 1: Nhận biết( 8 phút) Vỏ trai có cấu tạo như thế nào? Đáp án: 3đ Vỏ trai có 3 lớp: ngoài là lớp sừng, giữa là lớp đá vôi, trong cùng là lớp xà cừ..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 2: Thông hiểu (10 phút) Nêu đặc điểm chung của thân mềm? Đáp án: 3đ - Thân mềm , không phân đốt. - Có vỏ đá vôi, có khoang áo. - Hệ tiêu hoá phân hoá. - Cơ quan di chuyển thường đơn giản (trừ mực và bạch tuộc). Câu 3: Vận dụng (10 phút) Nêu vai trò thân mềm? Đáp án: 4đ * ích lợi: - Làm thực phẩm cho con người. - Làm thức ăn cho động vật khác. - Làm đồ trang trí trang sức. - Làm sạch môi trường nước. - Có giá trị xuất khẩu và giá trị về mặt địa chất. * Tác hại: - Có hại cho cây trồng. - Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán. TUẦN 12 Câu 1: Nhận biết(5 phút) Cơ thể tôm chia mấy phần? Đáp án: 1,5đ Cơ thể tôm chia 2 phần: Đầu ngực và phần bụng. Câu 2: Thông hiểu (5 phút) Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu can xi và sắc tố của tôm? Đáp án:2đ Nguỵ trang rình mồi và tránh kẻ thù, bảo vệ cơ thể. Câu 3: Vận dụng (5 phút) Người ta dùng thính để cất vó tôm là nhờ đặc điểm nào của tôm? Đáp án:1đ Tế bào khứu giác của tôm rất phát triển TUẦN 13 Câu 1: Nhận biết(5 phút) Cơ thể nhện chia mấy phần? Đáp án: 1đ Cơ thể nhện chia 2 phần: Đầu ngực và phần bụng..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 2: Thông hiểu (6 phút) Nhện chăng lưới theo thứ tự như thế nào? a- Chờ mồi. b- Chăng dây phóng xạ. c- Chăng dây khung. d- Chăng sợi tơ vòng. Đáp án: 2đ Thứ tự: c => b => d => a Câu 3: Vận dụng (6 phút) Nêu vai trò giáp xác? Đáp án:2đ * ích lợi: - Làm thức ăn cho ĐV và con người. - Có giá trị xuất khẩu . * Tác hại: - Có hại cho giao thông đường thuỷ. - Ký sinh gây hại cho cá. TUẦN 14 Câu 1: Nhận biết( 5 phút) Cơ thể châu chấu chia mấy phần? Đáp án:1đ Cơ thể châu chấu chia 3 phần: Đầu, ngực, bụng Câu 2: Thông hiểu (8 phút) Nêu đặc điểm chung của sâu bọ ? Đáp án:3đ - Cơ thể sâu bọ gồm 3 phần: Đầu, ngực, bụng. - Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. - Hô hấp bằng hệ thống ống khí. Câu 3: Vận dụng (10 phút) Nêu vai trò của sâu bọ ? Đáp án: 3đ * ích lợi: - Làm thức ăn cho ĐV và con người. - Làm thuốc chữa bệnh. - Thụ phấn cho cây trồng. - Tiêu diệt sâu hại. * Tác hại: - Phá hại cây trồng. - Truyền bệnh cho người và động vật..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> TUẦN 15 Câu 1: Nhận biết (5 phút) Cơ thể châu chấu chia mấy phần? Đáp án: 1đ Cơ thể châu chấu chia 3 phần: Đầu, ngực, bụng. Câu 2: Thông hiểu (8 phút) Nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp? Đáp án:3đ - Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở cho cơ thể. - Các chân phân đốt và khớp động với nhau. - Lớn lên nhờ lột xác. Câu 3: Vận dụng(10 phút) Nêu vai trò của ngành chân khớp? Đáp án: 3đ * ích lợi: - Làm thức ăn cho ĐV và con người. - Làm thuốc chữa bệnh. - Thụ phấn cho cây trồng. - Tiêu diệt sâu hại. * Tác hại: - Phá hại cây trồng và đồ gỗ trong nhà. - Truyền bệnh cho người và động vật. TUẦN 16 Câu 1: Nhận biết (5 phút) Cơ thể cá chép chia mấy phần? Đáp án:1đ Cơ thể cá chép chia 3 phần: Đầu, mình , khúc đuôi. Câu 2: Thông hiểu(10 phút) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước? Đáp án:3đ -Thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân => giảm sức cản của nước. - Mắt không có mí => màng mắt không bị khô. - Vảy có da bao bọc, trong có tuyến tiết chất nhầy => giảm ma sát với môi trường nước. - Vảy xếp lợp như mái ngói => cử động theo chiều ngang dễ dàng. - Vây có dạng bơi chèo => bơi lặn và giữ thăng bằng..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Câu 3: Vận dụng (5 phút) Số lượng trứng mỗi lứa đẻ của cá chép rất nhiều, điều đó có ý nghĩa gì? Đáp án:1đ - Duy trì nòi giống. TUẦN 17 Câu 1: Nhận biết (5 phút) Điền từ thích hợp vào chỗ trống: -Hệ tuần hoàn gồm tim và các mạch. Tim cá có 2 ngăn là….(1)…... và.....(2)…nối các mạch tạo thành một vòng tuần hoàn kín. Đáp án: 2đ 1. Tâm nhĩ. 2. Tâm thất. Câu 2: Thông hiểu (10 phút) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước? Đáp án:3đ -Thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân => giảm sức cản của nước. - Mắt không có mí => màng mắt không bị khô. - Vảy có da bao bọc, trong có tuyến tiết chất nhầy => giảm ma sát với môi trường nước. - Vảy xếp lợp như mái ngói => cử động theo chiều ngang dễ dàng. - Vây có dạng bơi chèo => bơi lặn và giữ thăng bằng. Câu 3: Vận dụng (5 phút) Bóng hơi có vai trò gì với đời sống của cá? Đáp án:1đ - Giúp cá nổi lên chìm xuống một cách dễ dàng. TUẦN 18 Câu 1: Nhận biết( 5 phút) Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương là gì? Đáp án: 1,5đ - Bộ xương: Lớp cá sụn bộ xương bằng chất sụn và lớp cá xương bộ xương bằng chất xương. Câu 3: Vận dụng (10 phút) Nêu vai trò của lớp cá? Đáp án: 2,5đ - Là nguồn thực phẩm. - Làm dược liệu. - Làm phân bón ruộng. - Làm nguyên liệu cho công nghiệp. - Tiêu diệt động vật có hại..
<span class='text_page_counter'>(10)</span>
<span class='text_page_counter'>(11)</span>