ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ THỊ LÊ
QUẢN LÍ GIÁO DỤC HỊA NHẬP
HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ THỊ LÊ
QUẢN LÍ GIÁO DỤC HỊA NHẬP
HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số
: 8 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VIỆT PHÚ
Đà Nẵng - Năm 2018
i
MỤC LỤC
Mục lục ............................................................................................................................. i
Lời cam đoan .................................................................................................................. iv
Tóm tắt đề tài bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh ............................................. v
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh mục các bảng biểu.............................................................................................. viii
Danh mục các sơ đồ ........................................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 2
5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Giả thiết khoa học......................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
8. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC HỊA NHẬP HỌC
SINH KHUYẾT TẬT TẠI BẬC TIỂU HỌC ........................................................... 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 5
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 5
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 6
1.2. Các khái niệm chính của đề tài .......................................................................... 7
1.2.1. Quản lý ..................................................................................................... 7
1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ...................................................... 8
1.2.2. Học sinh khuyết tật ................................................................................... 9
1.2.4. Quản lí giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật bậc tiểu học .................. 10
1.3. Cơ sở lý luận về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật bậc tiểu học ........... 11
1.3.1. Mục tiêu giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật bậc tiểu học ................ 12
1.3.2. Nội dung giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật ................................... 14
1.3.3. Phương pháp giáo dục và hình thức giáo dục hịa nhập học sinh khuyết tật
tại trường tiểu học ........................................................................................................ 23
1.3.4. Sự tham gia của cộng đồng xã hội trong công tác giáo dục hòa nhập học
sinh khuyết tật .............................................................................................................. 25
1.3.5. Các điều kiện hỗ trợ cơng tác giáo dục hịa nhập học sinh khuyết tật ... 25
ii
1.4. Quản lí cơng tác giáo dục hịa nhập học sinh khuyết tật bậc tiểu học ........... 27
1.4.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật27
1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại trường tiểu học27
1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức giáo dục hịa nhập học sinh khuyết tật
tại trường tiểu học ........................................................................................................ 29
1.4.4. Quản lý các điều kiện hỗ trợ giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật ..... 30
1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập học sinh
khuyết tật ..................................................................................................................... 31
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH
KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG ................................................................................................................... 34
2.1. Khái quát quá trình điều tra khảo sát .............................................................. 34
2.1.1. Mục đích khảo sát................................................................................... 34
2.1.2. Nội dung khảo sát ................................................................................... 34
2.1.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát .................................................................... 34
2.1.4. Tổ chức khảo sát ..................................................................................... 34
2.1.5. Xử lý số liệu, viết báo cáo hiệu quả khảo sát ......................................... 34
2.2. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục đào tạo quận Hải Châu thành
phố Đà Nẵng ............................................................................................................... 34
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên – xã hội của quận Hải Châu .................................... 34
2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục quận Hải Châu ........................................ 35
2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục tiểu học.................................................... 35
2.3. Thực trạng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học
quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng ........................................................................ 38
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh
về cơng tác giáo dục hịa nhập học sinh khuyết tật ..................................................... 38
2.3.2. Thực trạng về nội dung giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các
trường tiểu học ............................................................................................................. 40
2.4. Thực trạng quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các trường tiểu
học quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng ................................................................. 50
2.4.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập học sinh
khuyết tật tại các trường tiểu học ................................................................................ 50
2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục hịa
nhập học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học ......................................................... 53
iii
2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ cơng tác giáo dục hịa nhập học
sinh khuyết tật .............................................................................................................. 55
2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập
học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng......... 58
2.5. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng ........................................................ 60
2.5.1. Mặt mạnh ................................................................................................ 60
2.5.2. Mặt yếu ................................................................................................... 60
2.5.3. Nguyên nhân ........................................................................................... 61
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 61
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH
KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HẢI CHÂU THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG ......................................................................................................... 62
3.1. Các nguyên tắc chung đề xuất biện pháp ......................................................... 62
3.2. Biện pháp quản lí giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập tại trường tiểu
học quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng ................................................................. 64
3.2.1. Nâng cao nhận thức về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật trong nhà
trường và cộng đồng .................................................................................................... 64
3.2.2. Hình thành và tăng cường hệ thống quản lý, thực hiện và hỗ trợ giáo dục
hòa nhập cho học sinh khuyết tật trong trường tiểu học ............................................. 67
3.2.3. Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật trong trường
tiểu học ........................................................................................................................ 70
3.2.4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục
hòa nhập học sinh khuyết tật ....................................................................................... 75
3.2.5. Tăng cường các hoạt động chuyên môn, hoạt động tập thể, hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ........................................................................................... 77
3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập cho học
sinh khuyết tật tại các trường tiểu học ......................................................................... 79
3.2.7. Thực hiện đúng, đủ chế độ, chính sách dành cho người làm cơng tác quản
lí, giáo viên dạy học sinh khuyết tật ............................................................................ 80
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................................... 81
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 86
KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ ................................................................................ 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 91
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 93
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kì cơng trình nào.
Tác giả
Đỗ Thị Lê
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGD- ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
CSVC
: Cơ sở vật chất
CTX
: Chưa thường xuyên
CPTTT
: Chậm phát triển trí tuệ
CBQL
: Cán bộ quản lý
GV
: Giáo viên
GD
: Giáo dục
GDHN
: Giáo dục hòa nhập
HS
: Học sinh
HSKT
: Học sinh khuyết tật
KH
: Kế hoạch
KTHT
: Khuyết tật học tập
LĐ
: Lao động
PPDH
: Phương pháp dạy học
QLGD
: Quản lý giáo dục
QĐ
: Quyết định
SL
: Số lượng
TH
: Tiểu học
TL
: Tỉ lệ
TX
: Thường xuyên
TB
: Trung bình
TB-XH
: Thương binh và Xã hội
XD
: Xây dựng
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên bảng
Trang
1.1.
Yêu cầu về đồ dùng và phương tiện dạy học cho các dạng tật
26
1.2.
Chu trình kiểm tra
31
2.1.
Trình độ chun mơn của Cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học
36
quận Hải Châu
2.2.
Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về vấn đề giáo dục giáo
38
dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật
2.3.
Ý kiến đánh giá của Cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung,
40
chương trình tổ chức giáo dục hịa nhập ở trường tiểu học
2.4.
Khả năng tham gia của học sinh khuyết tật vào các hoạt động
41
của lớp học tiểu học
2.5:
Số học sinh khuyết tật đang theo học các trường trên địa bàn
42
quận Hải Châu
2.6.
Bảng điều tra việc chẩn đoán, phân loại, đánh giá mức độ và
43
biên chế học sinh khuyết tật vào lớp học hòa nhập
2.7.
Bảng đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về xây dựng kế
44
hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật
2.8.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập học sinh
45
khuyết tật
2.9.
Cách thức kiểm tra đánh giá của CBQL
46
2.10. Kết quả đánh giá của GV về thực hiện phương pháp dạy học
47
GDHN HSKT
2.11. Kết quả đánh giá của GV về tầm quan trọng của các yếu tố ảnh
48
hưởng đến việc đổi mới phương pháp dạy học GDHN HSKT
2.12. Ý kiến của giáo viên về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
49
2.13. Ý kiến của giáo viên tự đánh giá về năng lực dạy GDHN HSKT
50
2.14. Đánh giá của CBQL Phịng GD&ĐT, CBQL nhà trường và GV
52
về cơng tác kế hoạch GDCN HSKT
2.15. Đánh giá của CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL nhà trường và GV
54
về nội dung, phương pháp và hình thức GDCN HSKT
2.16. Hình thức tổ chức giảng dạy của giáo viên
55
2.17. Đánh giá của CBQL nhà trường và GV về điều kiện hỗ trợ
57
GDCN HSKT
2.18. Đánh giá của CBQL Phịng GD&ĐT, CBQL nhà trường và GV
59
về cơng tác kiểm tra đánh giá GDCN HSKT
3.1.
Mức độ cần thiết của các biện pháp
82
3.2.
Mức độ khả thi của các biện pháp
84
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ
Số hiệu
Trang
1.1.
Nguyên nhân dẫn đến Chậm Phát triển trí tuệ
16
1.2.
Đặc điểm của học sinh Chậm Phát triển trí tuệ
16
1.3.
Mức độ khuyết tật ngơn ngữ của học sinh
17
3.1.
Các bước tiến hành
75
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua, ngành giáo dục đào cũng đã có những bước phát triển về
chất lượng, quy mơ, loại hình đào tạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW 8- Khóa XI
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế”. Vấn đề đang được quan tâm và cũng là xu thế tất yếu cho sự phát triển
hiện nay – chính là việc xây dựng một xã hội học tập, đưa việc học đến cho mọi người,
mọi lứa tuổi. Họ được học tập mọi lúc, mọi nơi. Mục tiêu trọng tâm của ngành giáo
dục nhằm: Đảm bảo cơ hội và quyền được hưởng giáo dục cho mọi trẻ em; nâng cao
chất lượng giáo dục; phát triển môi trường giáo dục phù hợp nhất cho sự tham gia của
các em. Hằng năm, sự gia tăng dân số kéo theo số trẻ em bị khuyết tật ngày càng tăng.
Cho nên, đối tượng mà giáo dục phổ thông đang dành sự quan tâm đặc biệt chính là
học sinh khuyết tật. Và đây cũng là việc thực hiện các Nghị quyết, chủ trương đường
lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và ngành giáo dục: “... tạo điều kiện để người
khuyết tật và người nghèo được đi học văn hoá và học nghề.” (Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam năm 2013; Điều 61); “Trẻ em là con liệt sỹ, thương binh nặng,
trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khó khăn đặc biệt được Nhà
nước và xã hội quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để đạt trình độ giáo dục tiểu học” (Luật
Phổ cập giáo dục tiểu học 1991; Điều 11); “Việc học tập của trẻ em tàn tật được tổ
chức, thực hiện bằng các hình thức học hồ nhập trong các trường phổ thông, trường
chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở ni dưỡng cho người tàn tật tại gia đình...”
(Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998; Điều 216 – chương 3); “... Nhà nước ưu tiên tạo
điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế
– xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật,
khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác được thực hiện quyền và
nghĩa vụ học tập của mình” (Luật giáo dục năm 2005; Điều 10); “Nhà nước tạo điều
kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người
khuyết tật” (Luật người khuyết tật 2010; Điều 27); Chiến lược Phát triển Giáo dục và
Đào tạo Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể: “... có 70% học
sinh khuyết tật được đi học” và “Tăng đầu tư cho giáo dục đặc biệt; có chính sách đãi
ngộ đối với giáo viên giáo dục đặc biệt và học sinh khuyết tật”.
Đà Nẵng là thành phố lớn của miền Trung và Tây Nguyên, nhiều trẻ em được
sinh ra ở tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đã
chịu ảnh hưởng nặng nề của hậu quả chiến tranh để lại, những di chứng từ cuộc chiến
sinh tồn, đã ảnh hưởng đến bao thế hệ. Một số bộ phận người dân đã nhiễm chất độc
trong đó có trẻ em. Cùng với sự phát triển của xã hội, của CNTT, trẻ em ít có sự giao
2
lưu giữa các thành viên trong gia đình nên bệnh tự kỉ, tăng động ngày càng nhiều hơn
trước. Việc được đến trường học của các học sinh khuyết tật là sự lo lắng, trăn trở của
các bậc làm cha, làm mẹ mong cho con em mình được hịa nhập, học chung cùng các
bạn bình thường để hi vọng các em sẽ trở nên bình thường như bao học sinh khác: có
khả năng tiếp thu, biết đọc, biết viết, biết tính tốn và có khả năng phục vụ nhu cầu
bản thân trong tương lai. Các em khuyết tật cũng cần phải được tiếp cận với cuộc sống
bình thường bởi vì một lẽ: cuộc sống là một món quà phải được mở bởi chính đơi bàn
tay của chúng. Chính vì điều đó, ngành giáo dục quận nhà, những người làm công tác
quản lí, giáo viên đứng lớp chúng tơi ln đặt câu hỏi phải làm gì để tạo điều kiện,
giúp cho các em học sinh khuyết tật được đến trường, đến lớp như các em học sinh
bình thường. Bên cạnh đó cũng khơng ít một bộ phận phụ huynh cịn e ngại, khơng
muốn con mình bị gọi là học sinh khuyết tật để con ở nhà hoặc vẫn cho con đến trường
nhưng không thông báo với nhà trường về dạng tật của con em mình. Thậm chí cịn có
những phụ huynh khơng nhận con mình bị khuyết tật khi giáo viên trao đổi.
Những năm qua, ngành giáo dục đã tập trung (chủ yếu vào cấp tiểu học) tổ chức
triển khai nhiều hoạt động chuyên đề về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật và thực
sự đã đạt được một số hiệu quả trong cơng tác giáo dục hồ nhập trong trường tiểu học.
Tuy nhiên, từ lí thuyết đến thực tiễn lại là một khoảng cách khá xa vì nó cịn phụ thuộc và
nhiều yếu tố, tùy thuộc điều kiện của từng địa bàn, từng trường học. Cơng tác giáo dục hồ
nhập trong nhà trường vẫn cịn những hạn chế: cơng tác quản lý tiến hành còn lúng túng và
hiệu quả chưa cao, chất lượng giáo dục hồ nhập cịn thấp, thiếu bền vững.
Xuất phát từ lí do trên, chúng tơi chọn đề tài : "Quản lý giáo dục hòa nhập học
sinh khuyết tật tại các trường tiểu học quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng” để
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục hòa nhập học sinh
khuyết tật để đề xuất biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các
trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Cơng tác giáo dục hịa nhập học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các trường tiểu
học quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật
trong trường tiểu học.
3
4.2. Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các
trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật
đối với cơ quan Phòng GD – ĐT quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
5. Phạm vi nghiên cứu
Số liệu thu thập cho nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong thời gian từ năm
học 2014-2015 đến nay.
Khách thể khảo sát được giới hạn nghiên cứu trên cán bộ quản lý, giáo viên,
phụ huynh học sinh, học sinh các trường tiểu học quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng.
6. Giả thiết khoa học
Trong thời gian qua, các trường tiểu học quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng đã
chú trọng đến cơng tác giáo dục hịa nhập học sinh khuyết tật. Tuy nhiên, trong q
trình thực hiện, cơng tác này vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập và chưa mang lại hiệu quả
cao. Nếu làm sáng tỏ các vấn đề lí luận, thực tiễn về giáo dục hịa nhập học sinh
khuyết tật và xác lập các biện pháp phù hợp nhằm tác động đến các đối tượng tham gia
vào cơng tác giáo dục hịa nhập học sinh khuyết tật thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục
hịa nhập, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về quản lí giáo
dục hịa nhập học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học; phân tích, phân loại, xác định
các khái niệm cơ bản; đọc sách, tham khảo các cơng trình nghiên cứu có liên quan để
hình thành cơ sở lý luận cho đề tài
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Điều tra bằng phiếu hỏi: Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về
vấn đề hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học quận
Hải Châu.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Thu thập thơng tin qua hoạt động nghe, nhìn… quan sát học sinh khuyết tật vui
chơi, nói chuyện…
7.2.3. Phương pháp điều tra viết
Phương pháp điều tra viết (bảng hỏi) dùng những câu hỏi đã in sẵn vào trong
phiếu để cùng một lúc điều tra tìm hiểu ý kiến của nhà quản lý, giáo viên, học sinh
hoặc phụ huynh .... qua hình thức đọc và trả lời
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đối thoại nhiều lần với nhà quản lý, giáo viên, học sinh để tìm hiểu thơng tìm,
4
tìm hiểu nội dung các hoạt động, hiệu quả mang lại qua lời nói.
7.2.5. Phương pháp tổng kết thực tiễn
Tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm lấy ý kiến, kiểm nghiệm tính hợp lý và tính
khả thi các biện pháp quản lí đã đề xuất.
7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
7.3.1. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê tốn học
Sử dụng các cơng thức tốn thống kê để định lượng kết quả nghiên cứu trên cơ
sở đó rút ra những kết luận khoa học
7.3.2. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm lấy ý kiến, kiểm nghiệm tính hợp lý và tính
khả thi các biện pháp quản lí đã đề xuất.
8. Cấu trúc luận văn
- Mở đầu
- Nội dung: Có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các
trường tiểu học quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các
trường tiểu học quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng
- Kết luận và khuyến nghị
- Tài liệu tham khảo và phục vụ
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI BẬC TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Một số nước trên thế giới đã quan tâm vấn đề giáo dục học sinh khuyết tật (GD
HSKT): Ở Italia (Ý) có trường dạy học sinh khiếm thị (1962), ở Pháp (1788), ở Anh
(1791), ở Đức (1806), ở Hà Lan (1808)... Trong giai đoạn này GD HSKT theo mơ
hình giáo dục chuyên biệt: dạy chữ, dạy nghề để giúp cho người khuyết tật có cơng
việc thích hợp, ni sống bản thân. Các trường phải đầu tư nhiều về cơ sở vật chất,
giáo viên giảng dạy cho học sinh khuyết tật. Mơ hình này chỉ dành riêng cho HSKT
nên trẻ thường xun bị tách rời cộng đồng, ít có cơ hội tiếp xúc, học tập với các trẻ
em khác do đó trẻ dễ bị mặc cảm, rụt rè, tự ti, không hòa nhập cộng đồng.
Từ những năm đầu thập niên 80, Châu Âu đã xuất hiện quan điểm mới về
trường lớp có tên là sáng kiến Giáo dục phổ thơng REI (Regular Education Initiative)
đã đưa ra những yêu cầu về quyền học tập cho HSKT và đòi hỏi giáo dục phải có trách
nhiệm tạo ra những hoạt động học tập phù hợp với khả năng của trẻ. Và đây chính là
cơ sở để Giáo dục hòa nhập (GDHN) HSKT phát triển.
Từ tuyên bố về quyền con người (1984) thì phong trào GDHN được khởi đầu;
Tuyên ngôn thế giới về giáo dục cho mọi người (1990): "Các quốc gia phải quan tâm
đến nhu cầu giáo dục đặc biệt của trẻ em khuyết tật và tạo điều kiện bình đẳng trong
giáo dục cho mọi trẻ khuyết tật như là một bộ phận thiết yếu của hệ thống giáo dục
quốc dân" ; Hội nghị thế giới về giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt ở Salamanca Tây Ban Nha (1994): "Giáo dục là quyền của con người và những người khuyết tật
cũng có quyền được học trong các trường phổ thơng và các trường đó phải thay đổi để
tất cả trẻ em đều được học". Tuyên bố này được xem như là nền tảng của GDHN TKT
hiện đại.[18]
Giáo dục hòa nhập và cách thức tổ chức GDHN cho HSKT được các nhóm
nghiên cứu theo các hướng:
- Nhóm Pat Kelley và Gillian Gale (người Australia): Nghiên cứu về giáo dục
trẻ khiếm thị trong đó có đề cập một phần nhỏ đến Giáo dục hòa nhập.
- William G.Brohier đề nghị: "Cần theo dõi và đánh giá thường xuyên sự tiến
triển của các chương trình GDHN nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra" (1999)
- Prubudddha Bharata (2005) cho rằng: Để GDHN đạt hiệu quả, cần chú ý 3
lĩnh vực:
6
+ Chương trình giáo dục phổ thơng và chương trình giáo dục đặc biệt
+ Chuẩn bị và cung cấp các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy
+ Phát triển các kĩ năng bổ sung: đọc, viết chữ nổi, định hướng di chuyển...
- Peter Mittler nhận định: Thay đổi môi trường giáo dục nhà trường và hệ thống
giáo dục là rất quan trọng đối với GDHN. Việc thay đổi này gồm: sửa đổi chương
trình, phương pháp dạy học (PPDH), mối quan hệ thầy - trò, trẻ cùng học tập, thúc đẩy
sự tham gia của phụ huynh (Tạp chí phục hồi chức năng người khuyết tật Châu Á Thái Bình Dương)
Các nghiên cứu chưa chuyên sâu vào vấn đề Quản lý GDHN cho học sinh
khuyết tật
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, GD HSKT ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với giáo dục HSKT
trên thế giới. Hiện nay cũng khơng có nhiều tài liệu khẳng định đầy đủ và chi tiết về
vấn đề này. Tuy nhiên, tương tự như lịch sử giáo dục HSKT trên thế giới, các trường
hợp, cơ sở giáo dục học sinh khiếm thính và khiếm thị được ra đời sớm hơn so với các
cơ sở giáo dục học sinh chậm phát triển trí tuệ, HSKT vận động, HSKT ngôn ngữ ...
Năm 1896, ngôi trường điếc đầu tiên ra đời ở Thuận An (Sông Bé): trường điếc
Lái Thiêu do một linh mục người Pháp tên là Azetmat thành lập có 05 học sinh khiếm
thính. Đến năm 1902, trường có 20 học sinh khiếm thính tham gia học. Các em bắt đầu
được dạy văn hóa và các kĩ năng giao tiếp. Năm 1937, số lượng học sinh tăng lên
khoảng 30 em. Đến thời kì này, các em được học văn hóa, học nghề theo chương trình
do các giáo viên tự biên soạn, riêng các nữ sinh thì học nghề cắt may. Trường sử dụng
ngơn ngữ cử chỉ điệu bộ (minique) để dạy các em.
Trường dành cho học sinh khiếm thị đầu tiên được ra đời đặt tại bệnh viện Chợ
Rẫy, Sài Gịn do ơng Nguyễn Văn Chí, một người khiếm thị từ Pháp trở về, thành lập
năm 1903. Đến năm 1927, trường được xây dựng tại 182 đường Nguyễn Chí Thanh
(bây giờ là trường Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Hồ Chí Minh). Nội dung dạy học
chủ yếu là dạy nghề. Từ năm 1975 đến 1990, nhiều trường chuyên biệt dành cho học
sinh khiếm thính, khiếm thị, chậm phát triển trí tuệ được thành lập tại các tỉnh thành
trong cả nước. Từ năm 1991, Viện khoa học Giáo dục đã triển khai chương trình
GDHN TKT ở 33 tỉnh thành trong cả nước (66 huyện, 926 xã, 1 041 trường tiểu học),
đã điều tra 47 917 học sinh khuyết tật, huy động được 26 102 em vào 11 086 lớp học
hòa nhập. Kết quả trên đã chứng minh tính hiệu quả và ưu việt của mơ hình hịa nhập
so với mơ hình chun biệt [27]
Tuy nhiên, sự quan tâm đến hoạt động này ở các cơ sở giáo dục cũng cịn hạn
chế. Chính vì vậy, nghiên cứu, xác định tầm quan trọng của việc quản lý giáo dục hịa
nhập nhằm giúp đổi mới quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đang là vấn
7
đề được nhà nước, xã hội quan tâm. Xung quanh vấn đề này đã có một số cơng trình
nghiên cứu như: Trịnh Đức Duy và nhóm tác giả "Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết
tật ở Việt Nam"(1995), các tác giả đã cung cấp các khái niệm cơ bản, bước đi, cách
làm, quy trình giáo dục, nội dung phương pháp GDHN cho các nhóm HSKT cụ thể ở
Việt Nam; Đặng Tự Ân "Triển khai giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam"; Lê Văn Tạc
"Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Việt Nam bước đi và cách làm" đã chỉ ra tính tất
yếu của GDHN, kinh nghiệm GDHN ở Việt Nam, những khó khăn, giải pháp và định
hướng cho công tác GDHN HSKT
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ "Xây dựng mơ hình trung tâm hơc trợ phát triển giáo
dục hòa nhập trẻ khuyết tật" của viện Khoa học Giáo dục Việt Nam là phù hợp, đáp
ứng được yêu cầu của GV, cán bộ QLGD nhằm thực hiện quyền về cơ hội học tập phát
triển có chất lượng của HSKT
Trong thời gian qua, đã có học viên các khóa cao học QLGD đã nghiên cứu vấn
đề này: "Các giải pháp quản lý cơng tác giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay" (Phan Hữu
Huyện - 2006); "Biện pháp tăng cường quản lý giáo dục hòa nhập bậc tiểu học cho trẻ
khuyết tật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" (Kiều Thị Thanh Trang - 2009); Biện pháp
quản lý cơng tác giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật cấp tiểu học trên địa bàn huyện Hồi
Nhơn, tỉnh Bình Định" (Huỳnh Thị Thu Thảo - 2013). Các luận văn trên đã nêu được
thực trạng, biện pháp cơng tác quản lý GDHN HSKT tại địa phương mình. Tuy nhiên,
do đặc điểm tình hình ở mỗi địa phương khác nhau nên cách thức thực hiện, giải quyết
vấn đề quản lý giáo dục cũng sẽ khác nhau nhằm hướng đến kết quả giáo dục cho học
sinh khuyết tật đạt kết quả tốt nhất. Qua đó, cũng đã có những khuyến nghị, đề xuất
những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm góp phần nâng cáo chất lượng cơng tác
GDHN HSKT của từng địa phương.
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý
Theo F.W Taylor, "Quản lý là nghệ thuật, biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm
và cái đó làm bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất"
Harold Koontz cho rằng: "Quản lý là thiết kế và duy trì một mơi trường mà
trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong nhóm có thể hồn thành các nhiệm vụ và
mục tiêu đã định" [25]
Các Mác đã viết: "Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, cịn
một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng"
Quản lý xuất hiện từ khi loài người xuất hiện và tồn tại như một tất yếu khách
quan của loài người. Quản lý là một trong những loại hình lao động có hiệu quả nhất, quan
8
trọng nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức
được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn.
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát
triển đều phải dựa vào sự nổ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến
phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều thừa nhận và chịu một sự quản lý
nào đó.
Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa
thống nhất. Có người cho quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hồn thành cơng việc
thơng qua sự nỗ lực các nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm.
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong
việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực 9nhân
lực, vật lực, tài lưc) trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích
của tổ chức với hiệu quả cao nhất. [10]
Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hành
động, có thể định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, nhưng khác các lĩnh vực xã hội khác, là hiện
tượng xã hội đặc biệt. Vấn đề quản lý trong giáo dục ln là vấn đề thời sự, cấp bách
vì giáo dục có ảnh hưởng sâu sắc trực tiếp tới tồn xã hội, tới mọi gia đình. Khái niệm
về quản lý giáo dục cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
Khuđơminxki. P.V cho rằng: "Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế
hoạch, có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau để tất cả các khâu của hệ
thống giáo dục nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm
bảo sự phát triển tồn diện và hài hịa của họ"
Theo Phạm Viết Vượng: "Mục đích cuối cùng của quản lý giáo dục là tổ chức
q trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng
động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và xã hội"
Như vậy, quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý trong lĩnh vực hoạt động cơng tác giáo dục. Nói cách khác, quản lý
giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ
thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các
cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và là hoạt động điều hành, phối hợp
các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội.
Giáo dục là một hệ thống xã hội, do vậy, quản lý giáo dục cũng chịu sự chi phối
của các quy luật xã hội và tác động của quản lý xã hội.
Theo phạm vi quản lý, người ta chia ra hai loại quản lý giáo dục:
9
- Quản lý hệ thống giáo dục: quản lý giáo dục được diễn ra ở tầm vĩ mô trong
phạm vi toàn quốc, trên địa bàn lãnh thổ đại phương (tỉnh, thành phố)
- Quản lý nhà trường: quản lý giáo dục ở tầm vĩ mô, trong phạm vi một đơn vị,
một cơ sở giáo dục.
Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp
quy luật của chủ thể quản lý (các cấp quản lý của hệ thống giáo dục) nhằm làm cho
nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để đạt tới mục tiêu giáo dục. Quản lý
nhà trường thực chất là quản lý giáo dục trên tất cả các mặt, các khía cạnh liên quan
đến hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi một trường.
1.2.2. Học sinh khuyết tật
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về học sinh khuyết tật. Qua mỗi thời kì, mỗi
ngành, trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ trọng tâm, lại có những nhận định về học
sinh khuyết tật phục vụ cho mục tiêu hoạt động trong lĩnh vực đó. Trong phạm vi luận
văn này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về học sinh khuyết tật dựa trên những văn bản
do Bộ GD-ĐT ban hành, như Quy định 23/2006 về giáo dục hòa nhập trẻ tàn tật,
khuyết tật, Thơng tư 39/2009 về giáo dục hịa nhập cho trẻ có hồn cảnh khó khăn ...
Học sinh khuyết tật là học sinh có khiếm khuyết về cấu trúc, hoặc các chức
năng cơ thể hoạt động khơng bình thường dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt
động cá nhân, tập thể, xã hội và không thể học tập theo chương trình giáo dục phổ
thơng nếu khơng được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục - dạy học và những
trang thiết bị trợ giúp cần thiết. [3]
1.2.3. Giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật bậc tiểu học
Thuật ngữ giáo dục hòa nhập được xuất phát từ Canada và được hiểu là những
trẻ ngoại lệ được hòa nhập, quy thuộc vào trường hợp hòa nhập. Giáo dục hòa nhập là
phương thức giáo dục mọi trẻ em, trong đó có học sinh khuyết tật trong lớp học bình
thường của trường phổ thơng. Giáo dục hịa nhập là "Hỗ trợ mọi trẻ, trong đó có trẻ
khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết
trong lớp học phù hợp với trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành
những thành viên đầy đủ của xã hội; trẻ khuyết tật được giáo dục trong môi trường
giáo dục phổ thơng theo chương trình chung được điều chỉnh , bảo đảm điều kiện cần
thiết để phát triển đến mức cao nhất khả năng của trẻ" (Quy định giáo dục hòa nhập
cho người khuyết tật, tàn tật ban hành theo quyết định số 23/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày
25/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) [3]
Hòa nhập khơng có nghĩa là "xếp chỗ" cho học sinh khuyết tật trong trường phổ
thông và không phải tất cả các em đều đạt trình độ tương đương nhau trong mục tiêu
giáo dục. Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh đều đạt trình
độ tương đương nhau trong mục tiêu giáo dục. Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ
10
cần thiết để các em phát triển hết khả năng của mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể
hiện trong việc điều chỉnh chương trình, mục tiêu, nội dung giáo dục; đồ dùng dạy
học; các kĩ năng giảng dạy đặc thù, ... Trường hòa nhập là "Tổ chức giải quyết vấn đề
đa dạng nhằm chú trọng đến việc học của mọi học sinh. Mọi giáo viên, cán bộ và nhân
viên nhà trường cam kết làm việc cùng nhau tạo ra và duy trì mơi trường đầm ấm có
hiệu quả cho việc học tập. Trách nhiệm cho mọi trẻ được chia sẻ".
Giáo dục hòa nhập dựa trên quan điểm xã hội trong việc nhìn nhận, đánh giá
đúng học sinh khuyết tật. Nguyên nhân gây ra khuyết tật không phải chỉ do khiếm
khuyết của bản thân cá thể mà còn là do mơi trường xã hội. Mơi trường xã hội đóng
vai trò quan trọng trong sự phát triển của học sinh khuyết tật. Học sinh khuyết tật về
vận động (liệt) sẽ mất đi khả năng di chuyển nếu khơng có các phương tiện đi lại,
không được tham gia vào hoạt động xã hội và sẽ trở thành thàn phế nếu không được ai
chăm sóc, giúp đỡ. Nhưng cũng học sinh khuyết tật đó, nếu được hỗ trợ, có phương
tiện đi lại và xã hội có những cơ sở vật chất thích ứng khơng tạo ra các khó khăn (như
có các đường lên xuống dễ dàng cho xe đẩy, xe lăn) và cùng được tham gia vào các
hoạt động, các em sẽ có được bình đẳng và phát triển như mọi học sinh khác.
Giáo dục hịa nhập dựa trên quan điểm tích cực về học sinh khuyết tật. Mọi học
sinh khuyết tật đều có những năng lực nhất định, chính từ sự đánh giá đó mà các em
khuyết tật được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng thụ động trong quá trình
tiếp nhận các tác động giáo dục. Từ đó, người ta tập trung quan tâm, tìm kiếm những
cái mà học sinh khuyết tật có thể làm được. Các em sẽ làm tốt những việc phù hợp với
nhu cầu và năng lực của mình. Trong giáo dục, gia đình, cộng đồng, xã hội cần tạo ra
sự hợp tác và hịa nhập với các em trong mọi hoạt động. Vì thế các em phải được ngay
ở trường học gần nhất, nơi các em được sinh ra và lớn lên. Các em ln ln được gần
gũi gia đình, ln được sưởi ấm bằng tình yêu cha, mẹ, anh, chị, em mình và được cả
cộng đồng đùm bọ, giúp đỡ. Học sinh khuyết tật sẽ được học cùng một chương trình,
cùng lớp, cùng trường với các bạn bình thường. Cũng như mọi học sinh khác, học sinh
khuyết tật là trung tâm của quá trình giáo dục. Các em được tham gia đầy đủ và bình
đẳng mọi cơng việc trong nhà trường và cộng đồng để thực hiện lí tưởng "trường học
cho mọi trẻ em, trong một xã hội cho mọi người". Chính lí tưởng đó tạo cho các em
khuyết tật niềm tin, lịng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt mức cao nhất mà năng lực của
mình cho phép. Đó chính là giáo dục hòa nhập. Giáo dục hòa nhập là cơ sở lý luận
vững chắc về đánh giá con người, về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, các giải
pháp trong tổ chức cũng như cách thức tiến hành giáo dục
1.2.4. Quản lí giáo dục hịa nhập học sinh khuyết tật bậc tiểu học
Quản lý giáo dục hòa nhập là một bộ phận của quản lý nhà trường nói chung.
Vì vậy, quản lý giáo dục hịa nhập cũng có chức năng, nhiệm vụ như quản lý giáo dục
nhưng tập trung chủ yếu vào hoạt động giáo dục cụ thể là giáo dục trẻ khuyết tật. Quản
11
lý giáo dục hịa nhập chính là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức, có định hướng của
chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý dựa theo những u cầu có tính chất khách quan
về lí luận và thực tiễn giáo dục hòa nhập nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đề ra.
Khái niệm quản lý giáo dục hòa nhập trên đề cập đến các yếu tố cơ bản sau:
- Chủ thể quản lý: là tổ chức, cá nhân hay bộ máy quản lý giáo dục các cấp từ
trung ương đến đơn vị trường học ở các cấp học, bậc học khác nhau.
- Đối tượng quản lý: là hệ thống quản lý giáo dục hòa nhập của ngành từ trung
ương cho đến đơn vị trường học ở các cấp học, bậc học khác nhau.
- Quan hệ quản lý: Thể hiện thông qua các mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và
đối tượng quản lý theo các phân hệ quản lý và nguyên tắc quản lý giáo dục hòa nhập.
- Mục tiêu quản lý: Là hiệu quả cần đạt được trong quản lý giáo dục hòa nhập.
Hiệu quả này được đánh giá ở hiệu quả trong và hiệu quả ngồi theo góc độ cá nhân
(kết quả giáo dục của người học) và góc độ xã hội (quy mơ, chất lượng, uy tín trong
cộng đồng nhà trường)
Như vậy, quản lý giáo dục hòa nhập được coi là một nhiệm vụ được lồng ghép
phối hợp chung trong hoạt động quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói
riêng, mang tính tổng thể quản lý giáo dục.
1.3. Cơ sở lý luận về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật bậc tiểu học
Mơ hình giáo dục hòa nhập lần đầu tiên xuất hiện ở một số nước Châu Âu với ý
tưởng tơn trọng giá trị bình đẳng cho mọi người. Với mục tiêu giúp học sinh khuyết tật
hòa nhập cộng đồng, tư tưởng giáo dục sớm được cộng đồng quốc tế ủng hộ. Giáo dục
hòa nhập đã tạo cơ hội cho một số lượng lớn học sinh khuyết tật có cơ hội phát triển và
khẳng định mình. Mơ hình này cịn áp dụng lý luận dạy học hiện đại, lấy người học
làm trung tâm. Chương trình học được điều chỉnh, phương pháp được đổi mới phù hợp
với mọihọc sinh. Đây là mơ hình giáo dục kinh tế nhất, mang tính nhân văn nhất. Nó
mang lại cơ hội cho các em học sinh khuyết tật đến trường, cơ hội được thấy rõ quyền
lợi và trách nhiệm của mình. Mơ hình này đem mọi người lại gần nhau hơn. Điều này
thể hiện rõ giáo dục hòa nhập là một xu thế, một sự tất yếu của thời đại bởi vì:
- Thứ nhất: Giáo dục hịa nhập đáp ứng được mục tiêu giáo dục
UNESSCO đã đề ra 4 mục tiêu đào tạo con người: Học để làm người; học để
biết; học để làm, học để cùng chung sống.
- Thứ hai: Giáo dục hòa nhập làm thay đổi quan điểm giáo dục
Trước đây người ta đã quyết định rằng cần phải phân loại học sinh càng tỉ mỉ
càng tốt. Bằng thang đo trí lực cho biết chỉ số trí tuệ IQ, các em đã được chẩn đốn để
có thể phát hiện ra các tài năng sớm. Những học sinh sau khi đã được phân loại cần
được dạy theo một chương trình riêng, theo một phương pháp riêng. Người ta cho rằng
cách đào tạo này sẽ có hiệu quả hơn. Thực tế đã chỉ ra rằng học sinh được học kiểu
12
này đã khơng phát triển hết khả năng của mình, thậm chí có thể phát triển lệch lạc.
- Thứ ba: Giáo dục hịa nhập đảm bảo tính hiệu quả
Được giáo dục trong mơi trường hịa nhập, trẻ có những dạng khó khăn khác
nhau đều có thể tiến bộ hơn., các tiềm năng của trẻ được khơi dậy và phát triển tốt hơn
so với cách giáo dục trong môi trường khác.
- Thứ tư: Giáo dục hòa nhập phù hợp với cơ sở pháp lý
+ Công ước quốc tế về quyền trẻ em
+ Tuyên ngôn về giáo dục đặc biệt Samalaca (Tây Ban Nha, 1994)
+ Tuyên ngôn thế giới vầ giáo dục cho mọi người
+ Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992
+ Luật Giáo dục
+ Luật bảo vệ và Chăm sóc giáo dục trẻ em
+ Pháp lệnh người tàn tật
- Thứ năm: Giáo dục hịa nhập góp phần giải quyết vấn đề sự gia tăng dân số và
trẻ khuyết tật
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, khi nền văn minh nhân loại càng phát
triển thì tỉ lệ trẻ khuyết tật ngày càng tăng. Cũng theo tổ chức này, hiện tại tỉ lệ người
khuyết tật trên thế giới là 8-10% dân số, con số này sẽ tăng lên 12-15% vào năm 2020
- Thứ sáu: Mơ hình giáo dục hịa nhập đảm bảo tính kinh tế
Chi phí đỡ tốn kém. Nhiều học sinh khuyết tật được đi học.
1.3.1. Mục tiêu giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật bậc tiểu học
Mục tiêu giáo dục là dự kiến kết quả cần đạt tới của quá trình giáo dục sau một
thời gian nhất định, đó là cái đích đến của q trình giáo dục. Nếu xác định đích đến
khơng phù hợp thì sẽ làm cho cả q trình giáo dục bị lệch hướng, khơng đạt hiệu quả.
Mục tiêu giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cần được xây dựng một cách cụ
thể về các mặt giáo dục và có thể đánh giá, thực hiện được. Mục tiêu cũng cần chỉ rõ
tính thực tế và tính định hướng trong một thời gian hạn định.
Xây dựng mục tiêu giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật sẽ giúp cho giáo viên,
học sinh và những người liên quan biết trẻ đang đi đến đâu, cần đạt đến mức nào trong
q trình giáo dục, từ đó có định hướng và thực hiện bằng các hoạt động với phương
tiện và vật chất… phù hợp, cần thiết. Thông qua mục tiêu, chúng ta có thể xác định
cách thực hiện, những hỗ trợ cần thiết cho sự phát triển và tiến trình học tập của các
em. Mục tiêu đặt ra cịn có ý nghĩa quan trọng giúp các nhà quản lí xác định được tiêu
chuẩm đánh giá phù hợp cho sự phát triển của học sinh khuyết tật.
Mục tiêu giáo dục hịa nhập phù hợp cho q trình giáo dục trẻ khuyết tật cần
dựa trên những cơ sở nhất định: Xu thế giáo dục toàn cầu - được trể hiện trong những
13
mục tiêu của tổ chức giáo dục UNESCO; mục tiêu giáo dục cho học sinh nói chung ở
Việt Nam; cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội; cơ sở về năng lực nhu cầu của học sinh
khuyết tật.
a) Mục tiêu giáo dục của UNESCO
UNESCO đã đề ra 4 mục tiêu giáo dục con người như sau: học để biết, học để
làm, học để cùng chung sống, học để khẳng định mình.
Học để biết: học sinh khuyết tật được tiếp cận với kiến thức bằng nhiều con
đường và cách tiếp cận khác nhau, điều này sẽ giúp cho các em có kiến thức, kinh
nghiệm làm phương tiện cho quá trình học tập, phát triển và hồ nhập cộng đồng. Có
học thì có biết, điều đó đã được mặc nhiên cơng nhận, nhưng với trẻ khuyết tật, việc
tạo ra cơ hội để các em được tiếp cận, học hỏi là điều thiết thực để trẻ khuyết tật được
học và vận dụng những hiểu biết của mình vào cuộc sống hàng ngày của các em.
Học để làm: Mục tiêu này được nói tới với đối tượng học sinh khuyết tật như là
một thực tiễn cần giải quyết. Vấn đề giáo dục học sinh khuyết tật khơng chỉ là "giáo
dục" mang tính chung chung, thiếu hướng đích mà nó phải tìm ra đáp án của bài toán:
các em sau này khi rời nhà trường có thể sống độc lập trong cộng đồng, có nghề
nghiệp và tự nuôi sống bản thân. Học để làm việc là mục tiêu đặt ra để hướng quá trình
đào tạo gắn với khả năng và cơ hội tiếp cận nghề nghiệp cho các em trong cuộc sống
hàng ngày cũng như cuộc sống sau này.
·
Học để cùng chung sống: học sinh khuyết tật cũng là học sinh có sự đặc điểm,
khả năng và nhu cầu riêng; những học sinh bình thường cũng có khó khăn và năng lực
riêng khơng giống nhau. Các em cần phải biết chấp nhận sự khác biệt, hỗ trợ nhau,
chia sẻ cho nhau. Giáo dục cần phải giúp người học biết rõ về mình và hiểu được
người khác. Từ đó người học sẽ có thái độ thiện cảm, thông cảm với người khác. Giáo
dục phải làm cho các em có thái độ biết ơn người khác nhưng cũng dạy các em biết
cách đối thoại và tranh luận với người khác. Đối với bản thân học sinh khuyết tật, các
em nhận được sự chấp nhận của người khác đồng thời cũng biết chấp nhận chính
mình. Chấp nhận sự khuyết tật như là một đặc điểm đầu tiên để cùng hồ nhập vào
cộng đồng, bạn bè xung quanh mình. Cùng chung sống, cùng chung mục đích sẽ giúp
các em có thể tham gia vào hoạt động, khơng bị cơ lập, và đặc biệt sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả, chất lượng của công việc từ những nỗ lực chung của mọi thành viên.
Học để tự khẳng địnhh mình: học sinh khuyết tật khi tham gia vào quá trình
giáo dục, các em hồn tồn có thể tự tin vào chính năng lực của mình cũng như đưa ra
các ý kiến. Tham gia vào quá trình giáo dục chung, học sinh khuyết tật có thể nhận rõ
mình và có cơ hội được khẳng định khả năng của mình, bản thân mình trước các thành
viên khác.
Trong giáo dục hòa nhập, cả 4 mục tiêu trên đều được đặt ra đối với mỗi đứa
trẻ. Các em được học tập, được giúp đỡ của mọi người trong quá trình học tập tiếp
14
nhận thông tin, lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng để tiến tới làm việc độc lập, sáng
tạo. Trẻ được hòa nhập, được hợp tác và tương tác nhau một cách tích cực.
b) Mục tiêu giáo dục của bậc học
Giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật là một bộ phận thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân phổ thông, vì vậy cũng cần phải đảm bảo các mục tiêu chung theo từng cấp,
bậc học. Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông, Luật giáo dục 2005: "Mục tiêu
giáo dục phổ thơng là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng
tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao
động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Mục tiêu của giáo dục phổ thông được
tiếp tục quy định cho mục tiêu giáo dục ở từng cấp bậc (tiểu học, trung học cơ sở và
trung học phổ thông).
Xây dựng mục tiêu giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật cần bám sát và
đảm bảo hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục của các cấp, bậc học khác nhau.
1.3.2. Nội dung giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật
a) Huy động học sinh khuyết tật đến trường
Hằng năm, công tác tuyển sinh học sinh vào lớp Một là công việc mà tất cả các
nhà trường đều quan tâm. Đối tượng tuyển sinh lớp 1 bắt đầu từ 6 tuổi, là con em học
sinh đang sinh sống trên địa bàn kể cả học sinh khuyết tật. Trong đó, công tác huy
động học sinh khuyết tật đến trường là vơ cùng quan trọng. Ơng Trần Văn Khánh, Phó
Giám đốc Quỹ Vì Trẻ em khuyết tật từng nói: "… khi các cháu cắp sách tới trường,
cũng là lúc các cháu chiến thắng chính bản thân mình. Tự cho mình cơ hội để vượt lên
số phận và chấp nhận đương đầu với khó khăn, vất vả…”.
Thực hiện Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật
Người khuyết tật, Bộ GD&ĐT đã ban hành các chính sách hỗ trợ về giáo dục người
khuyết tật (người dạy và người học); đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
quản lí giáo dục và giáo viên có kỹ năng giáo dục học sinh khuyết tật; tăng cường cơ
sở vật chất cho học sinh kém may mắn tiếp cận được, trang thiết bị dạy học đặc thù
nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác giáo dục trẻ khuyết tật, nhất là cơng
tác giáo dục hịa nhập. Giáo dục hịa nhập khơng chỉ đơn giản là đưa HS khuyết tật vào
trong một chương trình giáo dục chung với HS bình thường mà cịn cần thiết lập
những bước rõ ràng để đảm bảo cho các em khuyết tật được tham gia một cách đầy đủ
và tích cực những hoạt động trong lớp học.
b) Chẩn đoán, phân loại/đánh giá mức độ học sinh khuyết tật và biên chế học
sinh vào lớp học
Khiếm thính
- HSKT khiếm thính là những HS bị suy giảm sức nghe ở những mức độ khác