Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.64 KB, 11 trang )

: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1 Định hướng cho vay theo dự án và những mục tiêu đối với công tác thẩm
định tài chính dự án trong cho vay của Techcombank Chi nhánh Hà Nội
3.1.1 Định hướng phát triển cho vay theo dự án tại Techcombank Chi nhánh Hà Nội
Với mục tiêu tài chính: kinh doanh hiệu quả cao và mục tiêu phi tài chính: Quy
mô đủ lớn, hoạt động an toàn, Techcombak đã xây dựng cho mình một định hướng
riêng trong hoạt động cho vay:
 Coi việc cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ là mặt trận hàng đầu với chủ
trương đa dạng hoá các loại hình cho vay.
 Chủ động tìm kiếm các khách hàng có hoạt động kinh doanh tốt, các dự án có
hiệu quả kinh tế cao và khả năng thu hồi vốn nhanh.
 Gắn chiến lược sử dụng vốn nói chung và cho vay nói riêng với chiến lược
huy động vốn. Phương châm đặt ra là “ thu nợ để cho vay”; “ đi vay để cho vay”; “ lãi
suất cho vay có tính cạnh tranh cao”.
 Nhằm nâng cao chất lượng công tác tín dụng Ngân hàng lấy phương châm
hiệu quả và an toàn làm tiêu chuẩn hàng đầu, không chạy theo doanh số, xem xét kỹ
những rủi ro tiềm ẩn trước khi đưa ra quyết định cho vay.
3.1.2 Những mục tiêu đối với công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại
Techcombank Chi nhánh Hà Nội
Công tác thẩm định tài chính dự án là công tác cần thiết và quan trọng để phát
triển một cách hiệu quả hoạt động cho vay theo dự án. Nhận thức rõ tầm quan trọng,
Chi nhánh đã đưa ra những mục tiêu cụ thể đối với công tác thẩm định tài chính dự án
trong cho vay ở thời gian tới:
- Nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động thẩm định tài
chính dự án.
- Hoàn thiện quy trình, phương pháp và nội dung thẩm định tài chính dự án
- Thực hiện việc thẩm định tài chính dự án một cách nhanh nhạy, có chất lượng
nhằm đáp ứng kịp thời cho nhiệm vụ kinh doanh của các Chi nhánh nói riêng và toàn hệ
thống nói chung.


- Tất cả các dự án trong quá trình thẩm định phải được kiểm tra thực tế tại doanh
nghiệp và nơi thực hiện dự án.
- Hạn chế cho vay đối với các dự án lớn, thời gian thu hồi vốn dài, hướng đầu tư
vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế nông nghiệp.
- Kiên quyết không cho vay đối với những đơn vị làm ăn kém hiệu quả, phương
án sản xuất kinh doanh không rõ rang, có nợ quá hạn đối với ngân hàng.
- Không tập trung cho vay vào một doanh nghiệp hoặc một nhóm khách hàng có
liên quan hoặc quá tập trung vào một ngành nghề, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất
những rủi ro có thể xảy ra.
- Mức cho vay đối với các dự án cần gắn với xác định hạn mức tín dụng đối với
một số tổng công ty lớn và một số ngành hàng cụ thể để tăng cường dự báo, kiểm soát
tín dụng.
- Nâng cao trình độ, kỹ năng, phương pháp thẩm định cho đội ngũ cán bộ làm
công tác thẩm định.
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại
Techcombank Chi nhánh Hà Nội
Là một vấn đề quan trọng đang được quan tâm, thời gian qua cũng đã có nhiều
nhóm giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án tại các NHTM.
Sau khi được thực tâp tại Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Hà Nội và nghiên cứu về
thực tế chất lượng thẩm định dự án tại Chi nhánh, em chỉ xin đưa ra một số giải pháp
mà theo em là phù hợp và cần thiết như sau:
3.2.1 Giải pháp khi thực hiện thẩm định
Trong tiến hành thẩm định, cán bộ thẩm định cần tuân thủ các nguyên tắc như:
nguyên tắc giá trị thời gian của tiền, các nguyên tắc trong xác định dòng tiền của dự án,
sự phù hợp giữa dòng tiền và lãi suất chiết khấu. Cụ thể, cán bộ thẩm định cần luôn chú
ý tiền có giá trị theo thời gian, một đồng ngày hôm nay có giá trị hơn một đồng ngày
mai. Do đó, khi tính toán các chỉ tiêu cần sử dụng dòng tiền đã được hiện tại hóa về thời
điểm hiện tại. Khi xác định dòng tiền và lãi suất chiết khấu, cán bộ thẩm định cần chú ý
đên sự phù hợp trong cách tính của hai yếu tố này. Nếu dòng tiền được xác định theo
quan điểm vốn chủ sở hữu, lãi suất chiết khấu được sử dụng trong tính toán các chỉ tiêu

tương ứng phải là chi phí vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, nếu dòng tiền của dự án được
xác định theo quan điểm chủ vốn đầu tư, tỷ suất chiết khấu phải là chi phí vốn bình
quân gia quyền… Nếu nhân tố tiết kiệm thuế nhờ lãi vay được đưa vào chi phí lãi vay
trong việc tính toán dòng tiền của dự án thì khi tính lãi suất chiết khấu cũng cần tính
đến nhân tố này. Cần chú ý việc xác định dòng tiền đúng theo nguyên tắc, có tính đến
chi phí cơ hội và bỏ qua chi phí chìm.
Thẩm định tài chính dự án đầu tư là một khâu phức tạp nhưng có ý nghĩa quyết
định đến kết quả thẩm định dự án. Do đó, khi thực hiện thẩm định cần đặc biệt chú ý,
các chỉ tiêu cần được xem xét kỹ lưỡng và sử dụng các thông số đầu vào một cách hợp
lý.
- Trong việc tính dòng tiền của dự án, việc dự tính doanh thu và các loại chi phí
là rất quan trọng. Để xác định dòng tiền một cách chính xác cần có phương pháp ước
lượng doanh thu, chi phí tốt. Đối với các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh, việc xác
định doanh thu, chi phí hoạt động của dự án trong những năm về sau đã được tính toán
căn cứ trên kết quả hoạt động từ quá khứ. Tuy nhiên, việc dự tính cần phải tính đến
những tác động của thay đổi môi trường kinh doanh, mức giá cả của thị trường. Những
yếu tố này có thể tác động khá nhiều đến chi phí đầu vào cũng như giá bán sản phẩm.
Đối với những dự án đầu tư sản xuất mới, doanh nghiệp chưa có kết quả kinh doanh
trong quá khứ để làm căn cứ dự toán, do đó cán bộ thẩm định cần xem xét dựa trên hoạt
động của các đơn vị đã từng hoạt động trong ngành, lĩnh vực đó. Đồng thời, khi tiến
hành dự tính doanh thu, chi phí dựa trên kết quả hoạt động của các doanh nghiệp khác
cần có sự đối chiếu và điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc tính riêng của doanh nghiệp
đang thực hiện dự án.
- Quá trình xác định chi phí của dự án cần được tham khảo then những quy định
của Bộ tài chính và các cơ quan hữu quan. Trong các chi phí của dự án, việc xem xét
chi phí khấu hao cần được xem xét đối chiếu với những văn bản quản lý kinh tế mới
nhất của Nhà nước để đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, chính xác trong tính toán. Mức
khấu hao cần được xem xét có phù hợp hay không với từng lĩnh vực hoạt động của dự
án, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp áp dụng mức
khấu hao nhanh để tránh nghĩa vụ nộp thuế. Mặt khác, khấu hao là một nguồn trả nợ

của dự án, do đó cần xem xét tính phù hợp của mức khấu hao và mức độ tiêu thụ sản
phẩm của dự án. Nếu khấu hao được khuếch đại một cách thiếu hợp lý thì nguồn trả nợ
của dự án cũng vì thế mà không đáng tin cây.
- Tính toán và áp dụng tỷ suất chiết khấu
Theo lý thuyết giá trị thời gian của tiền, một khoản tiền tại thời điểm hiện tại sẽ
được coi là có giá trị hơn khoản tiền tương tự trong tương lai. Do vậy cẩn chiết khấu
các chi phí và lợi ích của dự án về thời điểm hiện tại để đánh giá. Vấn đề là sử dụng tỷ
lệ chiết khấu nào là phù hợp để đánh giá hiệu quả dự án.
Trong thẩm định hiệu quả tài chính dự án nói chung, tỷ suất chiết khấu thường
được sử dụng là lãi suất tiền gửi hoặc các khoản vay hoặc tỷ suất do cơ quan thẩm định
hoặc cơ quan tài trợ cho vay quy định. Song để thẩm định hiệu quả tài chính một cách
khách quan cần lựa chọn sử dụng tỷ suất thích hợp.
Thông thường, một dự án sẽ được tài trợ bởi nhiều nguồn vốn khác nhau, do đó,
một cách phù hợp nhất, lãi suất chiết khấu phải là bình quân các chi phí huy động từ các
nguồn tài trợ dự án. Để xác định được con số này, cán bộ thẩm định cần xem xét xác
định các chi phí huy động thành phần (chi phí nợ vay, chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí
thuê tài sản…) và cơ cấu của chúng.
3.2.2 Giải pháp về hỗ trợ thẩm định
- Tổ chức đào tạo chuyên gia, chuyên viên thẩm định dự án đầu tư
Nâng cao trình độ của cán bộ thẩm định dự án đầu tư là để bảo vệ lợi ích của
chủ đầu tư, các nhà đầu tư tài chính (trong đó có ngân hàng) và của cả cộng đồng.
Trong công tác thẩm định nói chung và công tác thẩm định tài chính nói riêng thì yếu tố
con người vẫn là yếu tố trung tâm và chất lượng của nó phần lớn phụ thuộc vào yếu tố
con người. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư thì chúng ta cần
phải tổ chức đào tạo để có đội ngũ chuyên gia, chuyên viên thẩm định dự án đầu tư
giỏi.
Đầu tiên, Chi nhánh cần có một chính sách tuyển chọn đầu vào nghiêm ngặt và
công bằng để đảm bảo tuyển chọn được những cán bộ có chuyên môn cao, phẩm chất
đạo đức tốt. Các cán bộ mới được tuyển chọn cần phải trải qua quá trình đào tạo cẩn
thận, được chỉ dẫn bởi những người đi trước có kinh nghiệm hơn. Tránh tình trạng

những cán bộ thẩm định trẻ nhiều kiến thức lý thuyết nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế
có thể đưa ra những sai lầm trong thẩm định có thể gây rủi ro cho ngân hàng.
Thứ hai, cần phải chú ý tới biên chế và sự phân công, hợp tác của đội ngũ cán bộ
thẩm định. Điều này cũng phụ thuộc vào nhu cầu, khối lượng công tác thẩm định tại
Chi nhánh trong từng thời kỳ và yêu cầu của tiến độ công việc. Nếu Chi nhánh có nhiều
dự án xin vay và phải thẩm định để trả lời dứt khoát cho khách hàng trong khoảng thời
gian hạn chế nhất định hoặc những dự án phức tạp thì một đội ngũ cán bộ nhân viên
còn khá ít ỏi hiện nay không thể đáp ứng yêu cầu công tác.
Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay tại chi nhánh là cần bổ sung đội ngũ
cán bộ cho công tác thẩm định. Cán bộ có thể lấy từ trong chính những vị trí khác hoặc
tuyển dụng từ các nguồn bên ngoài.
Thứ ba, Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các khóa học ngắn hạn để đào tạo
và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ về chuyên môn, kịp thời cập nhật những thay đổi
trong chính sách của ngân hàng cũng như các phương pháp thẩm định mới được áp
dụng.
Ngoài các kiến thức chuyên môn về tài chính thì các khóa đào tạo về kiến thức
kỹ thuật cũng rất cần thiết bởi trong thực tế khi thẩm định tài chính dự án có rất nhiều
thông tin mang tính chất kỹ thuật bắt buộc cán bộ phải thẩm định.
Chi nhánh có thể tuyển dụng cán bộ từ những người đã có kinh nghiệm từ các ngành
nghề khác nhau để tận dụng hết những hiểu biết và kinh nghiệm của họ trong những
lĩnh vực đó. Các cán bộ phải thường xuyên nâng cao trình độ tin học và tiếng anh tin
học đã và sẽ là những công cụ chính để sử dụng trong thẩm định tài chính và tiếng anh
có vai tro quan trọng đối với quá trình hội nhập quốc tế của ngân hàng.
Thứ tư, việc chú trọng phát triển về quy mô và trình độ chuyên môn cũng đòi hỏi
kèm theo các điều kiện làm việc của họ. Trước hết họ cần được cung cấp đầy đủ thông
tin hoặc ít ra được tạo điều kiện để có thể tiếp cận, khai thác các thông tin cần thiết. Chi
nhánh cần chú ý đến nhiều khía cạnh công tác thực tế khác như điều kiện tiếp cận các
doanh nghiệp, thăm dò thị trường… Để làm được điều này cần phải xây dựng được mối
quan hệ tốt và lâu dài với khách hàng đồng thời đào tạo cán bộ thẩm định các nghiệp vụ
về khai thác thông tin và sử dụng thông tin.

Chi nhánh cũng cần xây dựng một chế độ khen thưởng, kỷ luật công bằng, hợp
lý để khuyến khích những cán bộ có thành tích tốt, có nhiều sang kiến trong công việc
và kỷ luật nghiêm khắc những cán bộ cố ý làm trái gây rủi ro mất mát cho ngân hàng.
Việc khen thưởng phải đảm bảo sự công bằng, tránh tình trạng mất đoàn kết trong nội
bộ.
Tại Techcombank, việc đào tạo nguồn nhân lực luôn là vấn đề được quan tâm và
đạt được những thành tựu nhất định. Có một nét làm nên sự khác biệt của Techcombank
là những nhân viên mới được tuyển dụng đều được trải qua một khóa học bài bản kéo
dài 6 tháng để có thể làm quen và hiểu rõ hơn công việc mình sẽ làm. Bên cạnh đó sự
lựa chọn và đào thải nhân viên cũng khá gắt gao, tuy nhiên việc đào tạo nâng cao tay
nghề cho các cán bộ cũ lại hầu như chưa được chú trọng, đây là vấn không chỉ riêng ở
Techcombank mà gần như các NHTM khác đều mắc phải.
- Xây dựng hệ thống thông tin cho công tác thẩm định
Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất hiện nay đối với ngân hàng vì
số lượng và chất lượng thông tin đang là khâu yếu nhất, gây ra các hạn chế trong công
tác thẩm định tài chính dự án.
Khi chủ đầu tư dự án xin vay vốn cũng đã tiến hành thu thập thông tin nhưng đối với
công tác thẩm định của ngân hàng thì việc thu thập thông tin để phân tích, thẩm định là
một công tác bắt buộc và vô cùng quan trọng. Các dự án xin vay hoặc là không có đủ
thông tin để dự kiến chính xác các yếu tố tính toán dự án, hoặc là được cố ý làm cho có
vẻ khả quan để tranh thủ được chấp nhận vay vốn. Do đó, nếu ngân hàng không có
thông tin đầy đủ, chính xác để thẩm định trước khi cho vay thì rủi ro không thu hồi
được vốn đúng hạn hoặc mất vốn sẽ là rất lớn.

×