Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên trường đại học đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-------------------------------------

PHAN HỮU TÍN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đà Lạt, tháng 07 năm 2011


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan ..................................

Cán bộ chấm nhận xét 1:

PGS. TS. Bùi Nguyên Hùng ......................................

Cán bộ chấm nhận xét 2:

TS. Nguyễn Thu Hiền ...............................................



Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày 03 tháng 08 năm 2011
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
2. TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
3. TS. Cao Hào Thi
4. TS. Nguyễn Thiên Phú
5. TS. Nguyễn Thu Hiền
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Khoa quản lý chuyên ngành sau
khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Khoa quản lý chuyên ngành


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đà Lạt, ngày 06 tháng 07 năm 2011

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

Phan Hữu Tín

Giới tính: Nam


Ngày, tháng, năm sinh:

04/04/1984

Nơi sinh: Lâm Đồng

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

MSHV:

Khóa (Năm trúng tuyển):
I.

09170881

2009

TÊN ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

II.

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
• Nhận dạng được các yếu tố có ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên chính

quy các ngành tại Trường đại học Đà Lạt.

• Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến thái độ học tập của sinh viên
chính quy Trường đại học Đà Lạt.
• Kiến nghị một số hướng cải thiện những yếu tố tác động tích cực tới thái độ học
tập của sinh viên nhằm nâng cao thái độ học tập tích cực, nâng cao niềm say mê học hỏi và
nghiên cứu khoa học của sinh viên để hướng tới việc giúp sinh viên đạt được kết quả học
tập tốt, tích lũy được kiến thức và kỹ năng cần thiết để gặt hái nhiều thành công trong công
việc sau khi tốt nghiệp.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

14/02/2011

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

06/07/2011

V.

TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (100%)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)



i

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn luận văn: TS. Nguyễn
Thúy Quỳnh Loan đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện, giúp tơi có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Quý thầy, cô Khoa Quản lý công nghiệp – Trường
Đại học Bách Khoa TpHCM đã truyền đạt, hướng dẫn cho chúng tôi những kiến thức quý
báu trong suốt thời gian tham gia khóa học cao học ngành Quản trị kinh doanh tại Lâm
Đồng.
Cuối cùng, xin được cảm ơn bố mẹ, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, quan tâm và
động viên để tơi có thể hồn thành luận văn này.

Đà Lạt, ngày 06 tháng 07 năm 2011
Tác giả

Phan Hữu Tín


ii

TÓM TẮT
Thái độ học tập là một trong những mục đích hàng đầu của dạy học bên cạnh việc
cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Thái độ học tập là những biểu hiện ra bên
ngoài bằng những hoạt động tích cực hoặc tiêu cực đối với các mơn học. Nghiên cứu này
nhằm mục đích xác định những yếu tố tác động đến thái độ học tập của sinh viên chính
quy của trường đại học Đà Lạt, từ đó có thể đưa ra những hàm ý quản lý cho Nhà trường
trong việc thúc đẩy thái độ học tập tích cực cho sinh viên, từng bước nâng cao chất lượng
đào tạo đại học.

Nghiên cứu thực hiện thông qua hai giai đoạn gồm nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng. Q trình nghiên cứu định tính thơng qua nghiên cứu các cơ sở lý thuyết
trong và ngoài nước, trải qua quá trình phỏng vấn sâu những giảng viên kinh nghiệm và
sinh viên của Nhà trường đã xác định bảy yếu tố tác động tới thái độ học tập của sinh viên
gồm: Giảng viên; Phương pháp giảng dạy; Hệ thống cơ sở vật chất; Giáo trình, nội dung
mơn học; Thực hành, thực tập thực tế; Động lực học tập; Điều kiện ăn ở, sinh hoạt. Ngồi
ra, mơ hình nghiên cứu cũng xem xét tới sự khác biệt của các yếu tố gồm giới tính, ngành
học, nguồn gốc cư trú, nghề nghiệp bố/mẹ đối với thái độ học tập của sinh viên.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc phát bảng câu hỏi cho sinh viên
với tổng số mẫu hợp lệ thu được là 812 mẫu. Các kỹ thuật phân tích thống kê được thực
hiện thơng qua phần mềm SPSS 11.5. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy những
giả thuyết của mơ hình nghiên cứu ban đầu đều được chấp nhận: tất cả bảy yếu tố đều có
ảnh hưởng tích cực tới thái độ học tập của sinh viên, trong đó yếu tố Động lực học tập và
Giáo trình, nội dung mơn học là hai yếu tố có tác động tích cực nhất. Ngồi ra, giả thuyết
về sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên cũng được chấp nhận.
Những kết quả nghiên cứu trên có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho Nhà
trường trong việc đánh giá thực trạng cảm nhận và thái độ học tập của sinh viên, giúp các
cấp lãnh đạo hiểu rõ hơn về những yếu tố tác động trực tiếp tới thái độ học tập. Từ đó, Nhà
trường có thể tiến hành những kế hoạch, chính sách chiến lược tập trung vào những yếu tố
chủ đạo nhằm nâng cao thái độ học tập tích cực cho sinh viên. Những kết quả của nghiên
cứu cũng có thể là một tài liệu đóng góp cho cơng tác thu thập minh chứng của hệ thống
quản lý chất lượng của Nhà trường nhằm không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng
giáo dục đại học.


iii

ABSTRACT
This study’s objective is to identify factors impacting on the learning attitudes of the
regular students at the University of Dalat. The managerial implications for the

university’s managers are then suggested to promote students’ positive learning attitudes in
enhancing the higher eduction quality. Qualitative research based on internal and external
theoretical foundations was done to explore seven factors influencing on students’ learning
attitudes. They are Lecturers, Teaching methods, Facilities system, Core course materials
and the content of the subject, Actual practice, Learning motivation, and Living
conditions. Quantitative research was done with 812 samples collected from University of
Dalat’s students (not including freshmen). The results indicate that all the seven factors
have positive impacts on students’ learning attitude, in which factors such as “Learning
motivation” and “Core course materials and the content of the subject” are the highest
positive impacts. The results can be used as a useful reference for the university in
developing plans and strategies to improve students’ positive learning attitudes.


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ từ giảng
viên hướng dẫn. Tất cả những nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Đà lạt, ngày 06 tháng 07 năm 2011
Tác giả

Phan Hữu Tín


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................i

TĨM TẮT ..........................................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .........................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................vii
Chương 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1 Lý do hình thành đề tài.............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.4 Ý nghĩa của nghiên cứu............................................................................................3
1.5 Bố cục luận văn........................................................................................................4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................5
2.1 Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu ................................................................................5
2.1.1 Thái độ ...............................................................................................................5
2.1.2 Thái độ học tập...................................................................................................6
2.1.3 Môi trường học tập.............................................................................................7
2.1.4 Động lực học tập .............................................................................................. 11
2.1.5 Những yếu tố khác ........................................................................................... 13
2.1.6 Tổng hợp các nghiên cứu chính ........................................................................17
2.2 Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................... 18
2.2.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................18
2.2.2 Các giả thuyết kỳ vọng .....................................................................................20
2.3 Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................23
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................24
3.1 Thiết kế nghiên cứu................................................................................................ 24
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................. 24
3.1.2 Nghiên cứu chính thức .....................................................................................24
3.2 Xây dựng thang đo sơ bộ........................................................................................25
3.3 Nghiên cứu định tính.............................................................................................. 30



vi
3.3.1 Q trình nghiên cứu định tính .........................................................................30
3.3.2 Hiệu chỉnh thang đo từ kết quả nghiên cứu định tính ........................................30
3.4 Nghiên cứu định lượng........................................................................................... 34
3.4.1 Thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu.......................................................................35
3.4.2 Kỹ thuật phân tích dữ liệu ................................................................................35
3.5 Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................39
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................40
4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát ..........................................................................................40
4.2 Kiểm định thang đo các khái niệm..........................................................................42
4.2.1 Các tiêu chuẩn đánh giá ....................................................................................42
4.2.2 Kết quả phân tích.............................................................................................. 42
4.3 Phân tích nhân tố khám phá....................................................................................44
4.3.1 Tiêu chuẩn đánh giá..........................................................................................44
4.3.2 Kết quả phân tích.............................................................................................. 45
4.3.3 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh.........................................................................48
4.4 Phân tích hồi quy đa biến .......................................................................................49
4.4.1 Phân tích tương quan ........................................................................................49
4.4.2 Phân tích hồi quy đa biến..................................................................................50
4.4.3 Kiểm định các giả thuyết ..................................................................................53
4.4.4 Phân tích sự khác biệt .......................................................................................55
4.5 So sánh với các nghiên cứu trước ...........................................................................61
4.6 Tóm tắt chương 4 ...................................................................................................64
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................66
5.1 Kết luận .................................................................................................................66
5.2 Hàm ý quản lý........................................................................................................68
5.3 Đóng góp của nghiên cứu.......................................................................................75
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình cấu trúc mơi trường giáo dục của Phạm Hồng Quang (2006)................8
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu của Curran & Rosen (2006) ...............................................9
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên
thơng qua các khóa học máy tính - Một nghiên cứu thực nghiệm” của Huang
và Hsu (2005) ...................................................................................................12
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu dự kiến.............................................................................19
Hình 3.1: Các bước thực hiện nghiên cứu ........................................................................25
Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh ........................................................................48


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê tỷ lệ sinh viên chính quy tốt nghiệp năm học 2009 - 2010 của một số
trường đại học tại Việt Nam...............................................................................2
Bảng 2.1: Tổng hợp những nghiên cứu các yếu tố tác động đến thái độ học tập. ..............17
Bảng 3.1: Thang đo sơ bộ về Giảng viên..........................................................................26
Bảng 3.2: Thang đo sơ bộ về Phương pháp giảng dạy ......................................................26
Bảng 3.3: Thang đo sơ bộ về Hệ thống cơ sở vật chất ......................................................27
Bảng 3.4: Thang đo sơ bộ về Giáo trình, nội dung mơn học .............................................27
Bảng 3.5: Thang đo sơ bộ về Thực hành, thực tập thực tế ................................................28
Bảng 3.6: Thang đo sơ bộ về Động lực học tập ................................................................ 28
Bảng 3.7: Thang đo sơ bộ về Điều kiện ăn ở, sinh hoạt ....................................................28
Bảng 3.8: Thang đo sơ bộ về Nhân khẩu học....................................................................29

Bảng 3.9: Thang đo sơ bộ về Thái độ học tập...................................................................29
Bảng 3.10: Thang đo chính thức về Giảng viên ................................................................ 31
Bảng 3.11: Thang đo chính thức về Phương pháp giảng dạy ............................................31
Bảng 3.12: Thang đo chính thức về Hệ thống cơ sở vật chất ............................................32
Bảng 3.13: Thang đo chính thức về Giáo trình, nội dung mơn học ...................................32
Bảng 3.14: Thang đo chính thức về Thực hành, thực tập thực tế ......................................33
Bảng 3.15: Thang đo chính thức về Động lực học tập ......................................................33
Bảng 3.16: Thang đo chính thức về Điều kiện ăn ở, sinh hoạt ..........................................34
Bảng 3.17: Thang đo chính thức về Thái độ học tập .........................................................34
Bảng 4.1: Thống kê mẫu theo ngành học..........................................................................40
Bảng 4.2: Thống kê mẫu theo giới tính.............................................................................40
Bảng 4.3: Thống kê mẫu theo năm học ............................................................................41
Bảng 4.4: Thống kê mẫu theo nguồn gốc cư trú ............................................................... 41
Bảng 4.5: Thống kê mẫu theo nghề nghiệp bố/mẹ ............................................................ 41
Bảng 4.6: Kết quả phân tích Cronbach Alpha lần thứ nhất ...............................................42
Bảng 4.7: Kết quả phân tích Cronbach Alpha lần thứ hai .................................................44
Bảng 4.8: Bảng liệt kê hệ số tải nhân tố ở lần phân tích nhân tố thứ hai ........................... 46
Bảng 4.9: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu....................................................................49
Bảng 4.10: Kết quả phân tích tương quan Pearson............................................................ 50
Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ..................................................................50
Bảng 4.12: Bảng tóm tắt kết quả so sánh với các nghiên cứu khác ...................................64


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT

: Bộ Giáo dục và Đào tạo


GV

: Giảng viên

SV

: Sinh viên

ĐHBK

: Đại học Bách khoa

KHXH&NV

: Khoa học xã hội và nhân văn

ĐHKHTN

: Đại học Khoa học tự nhiên

TpHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TRA

: Theory of Reasonned Action

UNESCO


: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization

ĐHQG

: Đại học quốc gia

ĐHNN

: Đại học ngoại ngữ

TTĐG&KĐCLGD : Trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục


1

Chương 1: Mở đầu

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Chương 1 trình bày những lý do hình thành đề tài, tính cấp thiết của đề tài nghiên
cứu, từ đó trình bày mục tiêu của nghiên cứu, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
cũng như những ý nghĩa thực tiễn mà nghiên cứu có thể đạt được.
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Đối với việc đánh giá chất lượng đào tạo của một trường đại học, ngoài những yếu
tố Nhà trường, giảng viên, cơ sở vật chất, tổ chức và quản lý… thì người học là một nhân
tố rất quan trọng. Trong quyết định 38/2004/QĐ của Bộ GD&ĐT, ở điều 10 cũng đã nói
rõ: “người học là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học”. Riêng về
người học cũng có nhiều điều cần bàn mà thái độ học tập, nghiên cứu khoa học là yếu tố
hàng đầu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo (Mai Thị Trúc Ngân, 2010).
Trong nền giáo dục đại học ở Việt Nam cũng như trên thế giới có một khoảng cách
lớn so với giáo dục phổ thơng vì giáo dục đại học là đào tạo nhân lực với kỹ năng chuyên

môn để làm việc. Người học khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học sẽ phải đối mặt với rất
nhiều điều mới mẻ từ môi trường học tập, môn học, phong cách học tập và điều kiện ăn ở,
sinh hoạt, v…v… Những điều này không khỏi làm cho nhiều sinh viên cảm thấy bỡ ngỡ,
đơi khi khơng kịp thích nghi làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, thái độ học tập, từ đó
làm cho kết quả học tập khơng đạt như kỳ vọng, sinh viên ra trường thiếu kiến thức và kỹ
năng tích lũy cần thiết. Ngồi ra, mơi trường học tập của mỗi trường đại học Việt Nam
cũng có những điểm khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ tới thái độ, động cơ học tập của
sinh viên mỗi trường.
Do vậy muốn đạt chất lượng cao trong đào tạo, người học cần có niềm say mê học
tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức và kỹ năng chun mơn, tìm tịi tận gốc rễ khoa học của
đối tượng nghiên cứu. Có như vậy mới nắm vững các lý luận chuyên sâu của ngành, thao
tác nhuần nhuyễn các nghiệp vụ chuyên môn và xử lý khéo léo các tình huống nghề nghiệp
phát sinh trong q trình cơng tác sau này.
Từ đó cho thấy, muốn nâng cao chất lượng đào tạo đại học thì một trong những yếu
tố cần quan tâm là phải xây dựng thái độ học tập đúng đắn, khơi gợi tính tự giác và vun
đắp niềm say mê trong học tập, nghiên cứu của sinh viên.


2

Chương 1: Mở đầu

Thực trạng hiện nay nhận thấy tại Trường đại học Đà Lạt là phong trào thi đua học
tập, say mê học hỏi và nghiên cứu khoa học của sinh viên Hệ chính quy – Hệ đào tạo chính
của Nhà trường chưa cao. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của sinh viên còn hạn chế, số
lượng sinh viên tốt nghiệp với tỷ lệ khá giỏi còn rất khiếm tốn. So sánh với một số trường
đại học lớn, đa ngành tại Việt Nam có thể thấy tỷ lệ sinh viên chính quy tốt nghiệp của
Trường đại học Đà Lạt xếp loại khá giỏi còn thấp:
Bảng 1.1: Thống kê tỷ lệ sinh viên chính quy tốt nghiệp năm học 2009 - 2010 của
một số trường đại học tại Việt Nam.

Phân loại tốt nghiệp (%)

Số lượng SV
tốt nghiệp

Xuất sắc

Giỏi

Khá

Đại học Đà Lạt

2185

0

0,55

27,96

Đại học BK TpHCM

1768

0

2,40

23,40


Đại học KHXH&NV TpHCM

1772

0

8,10

60,00

Đại học Kinh tế TpHCM

4156

0

2,14

30,85

Trường

Nguồn: www.dlu.edu.vn, www.hcmut.edu.vn, www.hcmussh.edu.vn, www.euh.edu.vn

Qua đó có thể nhận thấy được chất lượng sinh viên tốt nghiệp của Nhà trường so
với mặt bằng đào tạo chung không cao. Sinh viên ra trường còn nhiều mặt hạn chế về kỹ
năng, kiến thức để tiếp cận và hòa nhập vào xã hội dễ dàng.
Theo phản hồi từ các giảng viên, sinh viên Nhà trường ghi nhận được thì mơi
trường học tập tại trường hiện nay chưa thật sự sôi nổi, hào hứng để tạo động lực, thái độ

học tập tích cực cho người học. Sinh viên chính quy của Trường còn thiếu sự ham mê học
hỏi, nghiên cứu, rèn luyện và nâng cao kỹ năng chun mơn. Tình trạng học đối phó, thi
đối phó cịn khá phổ biến. Kết quả học tập của sinh viên cịn có sự chênh lệch khá lớn giữa
các Khoa, các ngành khác nhau. Những điều này đã đặt ra một mối quan tâm sâu sắc là vì
sao sinh viên của Trường cịn khá lơ là với vấn đề học tập? Nhà trường cần làm gì, đầu tư
phát triển những gì để khơi dậy phong trào thi đua học tập, nghiên cứu cho sinh viên, hình
thành thói quen và lịng say mê học tập trong những năm đại học cho sinh viên? Từ đó
hình thành nên một môi trường giáo dục đại học chất lượng, đáp ứng được nhu cầu học hỏi


Chương 1: Mở đầu

3

của sinh viên, những người đang sử dụng những dịch vụ giáo dục đào tạo tại Trường cũng
như cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được các nhu cầu của xã hội
trong quá trình xây dựng và phát triển địa phương, đất nước. Do đó, tác giả chọn đề tài:
“Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên Trường đại học Đà Lạt” để
nghiên cứu, từ đó có thể nhận dạng được các yếu tố tích cực cũng như tiêu cực ảnh hưởng
đến thái độ học tập của sinh viên chính quy trong mơi trường học tập thực tế tại Trường
đại học Đà Lạt, một trường đại học lâu đời và đa ngành trên Tây Nguyên.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài xác định đạt các mục tiêu cụ thể sau đây:
- Nhận dạng được các yếu tố có ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên chính
quy các ngành tại Trường đại học Đà Lạt.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến thái độ học tập của sinh viên
chính quy Trường đại học Đà Lạt.
- Kiến nghị một số hướng cải thiện những yếu tố tác động tích cực tới thái độ học
tập của sinh viên nhằm nâng cao thái độ học tập tích cực, nâng cao niềm say mê học hỏi và
nghiên cứu khoa học của sinh viên để hướng tới việc giúp sinh viên đạt được kết quả học

tập tốt, tích lũy được kiến thức và kỹ năng cần thiết để gặt hái nhiều thành công trong công
việc sau khi tốt nghiệp.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do giới hạn về thời gian, nghiên cứu chỉ được thực hiện với những đối tượng và
phạm vi như sau:
- Đối tượng nghiên cứu: là các sinh viên chính quy từ năm 2 thuộc năm khối ngành
chính là: Kỹ thuật – Công nghệ, Khoa học tự nhiên (KHTN), Khoa học xã hội (KHXH),
Kinh tế, Sư phạm hiện đang học tập và sinh hoạt tại Trường đại học Đà Lạt.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong phạm vi Trường đại học Đà Lạt,
một trường đại học đa ngành lâu đời ở tỉnh Lâm Đồng.
- Thời gian nghiên cứu: từ 14/02/2011 tới 06/07/2011
1.4 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Là nguồn tham khảo giúp các cấp lãnh đạo của Nhà trường và các cơ quan ban
ngành địa phương nhận thức được hiện trạng giáo dục đại học của Nhà trường, suy nghĩ và
đánh giá đúng đắn về môi trường học tập của sinh viên đang học để có chiến lược và


4

Chương 1: Mở đầu

hướng giải quyết tích cực hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Nhà
trường.
Từ những kết quả của nghiên cứu có thể làm cơ sở cho công tác thu thập minh
chứng của hệ thống quản lý chất lượng của Nhà trường.
1.5 BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 05 chương
Chương 1: MỞ ĐẦU
Chương này giới thiệu lý do hình thành đề tài, tính cấp thiết của đề tài, qua đó nêu
lên mục tiêu mà đề tài hướng đến. Từ đó định hướng đối tượng, phạm vi nghiên cứu cũng

như ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài, những nghiên cứu có liên quan đến thái độ học
tập của sinh viên ở trong và ngoài nước, dựa trên những mơ hình tham khảo đó để đưa ra
mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên trường đại học
Đà Lạt.
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu mà tác giả tiến hành với
đề tài đã chọn, các bước xây dựng thang đo, đánh giá và kiểm định thang đo cho các khái
niệm trong mơ hình; từ đó tiến hành hiệu chỉnh thang đo và mơ hình nghiên cứu thơng qua
nghiên cứu định tính.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu định lượng với việc mô tả dữ liệu
thu thập được, từ đó thực hiện đánh giá và kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của
mơ hình nghiên cứu cũng như kiểm định các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu đã đề ra.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trình bày tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu từ dữ liệu đã thu thập được
thơng qua phân tích thống kê dựa trên phần mềm SPSS 11.5, từ đó đưa ra các đề xuất quản
lý, cải thiện môi trường học tập theo hướng tích cực hơn. Ngồi ra, luận văn cũng nêu lên
những đóng góp cũng như hạn chế của đề tài và đề ra hướng nghiên cứu tiếp theo.




Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 trình bày nền tảng cơ sở lý thuyết của nghiên cứu, nêu lên các nghiên

cứu trong và ngoài nước đã thực hiện trước đây cùng với những mô hình mà nghiên cứu
tham khảo. Từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập
của sinh viên trường đại học Đà Lạt cùng với các giả thuyết của nghiên cứu.
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU
2.1.1 Thái độ
Trong ngành tâm lý học, khái niệm về thái độ được sử dụng đầu tiên vào năm 1918
với định nghĩa của hai nhà tâm lý học người Mỹ W.I.Thomas và F.Znaniecki: “Thái độ là
trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị”. Từ đó, cùng với nhiều nghiên cứu
khác nhau về thái độ qua các thời kỳ thì đồng thời cũng xuất hiện những định nghĩa khác
nhau của các nhà tâm lý học về thái độ.
Trong từ điển tiếng Việt, thái độ được định nghĩa là: “Cách nhìn nhận, hành động
của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là
tổng thể những biểu hiện ra bên ngồi của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con người
hay một sự việc nào đó”. Cịn trong từ điển Anh-Việt, “thái độ” được viết là “Attitude” và
được định nghĩa là “cách ứng xử, quan điểm của một cá nhân”.
Theo Ajzen và Fishbein (1980), thái độ là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực đối với
một đối tượng, con người hay một tình huống cụ thể mà chúng ta cảm nhận được và có
hành vi đối với chúng theo cách tích cực hoặc tiêu cực tương ứng. Ba thành phần cơ bản
của thái độ là nhận thức, xúc cảm và hành vi (Rosenberg và Hovland, 1960). Các nhà khoa
học xã hội như Fishbein và Ajzen đã đưa ra trong lý thuyết của họ về lý luận hành động
(TRA) rằng niềm tin về một đối tượng sẽ dẫn đến một thái độ và điều này dẫn đến những ý
định ảnh hưởng đến hành vi thực tế đối với các đối tượng mục tiêu. Nói cách khác, chúng
ta có thể dự đốn các hành vi từ thái độ. Do đó, việc nghiên cứu khoa học về thái độ vẫn
luôn là một trong những nghiên cứu quan trọng của các nhà nghiên cứu hành vi tổ chức,
khoa học quản lý… trong việc dự đoán những phản ứng của đối tượng nghiên cứu.
Tuy khái niệm thái độ được trình bày bằng những ngơn từ khác nhau, đơi chỗ có
mang những sắc thái khác nhau nhưng tựu trung lại các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho


Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu


6

rằng thái độ là những suy nghĩ bên trong mỗi cá nhân, ảnh hưởng đến hành vi biểu hiện ra
bên ngồi của cá nhân đó trong từng tình huống, điều kiện cụ thể.
2.1.2 Thái độ học tập
Thái độ của con người có thể thay đổi mọi khía cạnh cuộc sống của chính họ, trong
đó bao gồm cả q trình học tập. Thái độ của người học đối với việc học được xác định
dựa vào khả năng học tập và sự sẵn sàng cho việc học. Nếu người học có thái độ tiêu cực
đối với việc học, họ không thể tiếp tục và đạt được những yêu cầu cần thiết đối với kết quả
học tập của mình. Thay đổi thái độ tiêu cực của người học là một q trình địi hỏi phải
xác định được những yếu tố tác động tới thái độ học tập và sử dụng kết quả tìm được để
đưa ra những phương án giải quyết thích hợp.
Trong các nghiên cứu về tâm lý học giáo dục ở phương Tây, các nhà nghiên cứu
thường coi thái độ học tập là một trong những nhân tố đóng vai trị làm động cơ thúc đẩy
tính tích cực của học sinh với giáo viên, với môn học, cũng như thái độ trong từng giai
đoạn học tập. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu đó lại dựa vào “Thuyết hành vi” chủ
yếu đề cao vai trò của các yếu tố do con người tạo nên, như thưởng, phạt mà không chú ý
nhiều đến các yếu tố môi trường, chủ thể trong việc hình thành tri thức, kĩ năng.
Khi nghiên cứu thành tựu của tâm lý học thế giới và thực tiễn tâm lý học nước nhà,
các nhà tâm lý học Việt Nam cũng đã xác định một số quan niệm cơ bản về vị trí, vai trị
của thái độ trong q trình thực hiện hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập.
Thái độ học tập là một trong những mục đích hàng đầu của dạy học bên cạnh việc
cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Thái độ học tập là những biểu hiện ra bên
ngoài bằng những hoạt động tích cực hoặc tiêu cực đối với các mơn học.
Thái độ học tập là một bộ phận cấu thành đồng thời là một thuộc tính cơ bản tồn
vẹn của ý thức học tập của chủ thể, là yếu tố quy định tính tự giác, tích cực học tập và thể
hiện bằng những cảm xúc, hành động tương ứng. Đó là niềm say mê trong học tập. Nhưng
để có niềm say mê trong học tập, điều kiện tiên quyết là thái độ học tập tích cực, tự giác.
Tính tích cực, tự giác, niềm say mê trong học tập, nghiên cứu là yếu tố góp phần nâng cao

chất lượng đào tạo đại học.
Ngồi ra, thái độ học tập cịn được định nghĩa là những suy nghĩ được biểu hiện ra
bên ngoài bằng các hoạt động đối với các môn học. Thái độ học tập của các chủ thể khác
nhau được thúc đẩy bằng động cơ học tập khác nhau. Thái độ học tập đóng vai trị quan


Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

7

trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập của người học, nhất là đối với sinh viên đại học
khi người học phải tự học là chủ yếu (Nguyễn Thị Chi và cộng sự, 2010).
Thái độ học tập tích cực, tính tự giác, say mê trong học tập thể hiện ở tất cả các
khâu của quá trình đào tạo: từ khâu học trên lớp (nghe giảng, ghi chép, làm bài tập đầy đủ,
phát biểu và tranh luận hăng hái trong các buổi thảo luận) đến khâu sau giảng (tìm kiếm
các thông tin liên quan môn học ở thư viện, trên mạng, học tổ nhóm, tích cực tham gia và
thực hiện các cơng trình nghiên cứu khoa học... (Mai Thị Trúc Ngân, 2010).
Ngay từ năm 1960, tổ chức UNESCO đã vạch rõ ba thành tố của học vấn: kiến thức,
kỹ năng và thái độ, trong đó thái độ và kỹ năng đóng vai trị then chốt. Như vậy việc tiếp
thu kiến thức có hiệu quả như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào việc thái độ học tập có
nghiêm túc, chuyên tâm hay không. Mục tiêu của giáo dục đại học là hình thành ở người
học có đầy đủ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, có văn hố, có thái độ ứng xử hài hồ với mơi
trường sống, học tập và với bản thân mình.
2.1.3 Mơi trường học tập
Trong nền giáo dục đại học thì các yếu tố “Giảng viên, Phương tiện giảng dạy, Bạn
học” là những yếu tố chính tạo nên mơi trường học tập. Do đó, chất lượng của những yếu
tố trên sẽ quyết định đến chất lượng của môi trường học tập (Huang & Hsu, 2005).
Theo PGS.TS. Phạm Hồng Quang (2006), một môi trường giáo dục bao gồm rất
nhiều các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài tác động đến người học, phong cách học của
người học, từ đó hình thành nên cấu trúc của hoạt động học tập. Các yếu tố bên trong và

bên ngoài của môi trường học tập đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tiến
hành kiểm chứng sự tác động của chúng lên thái độ cũng như kết quả của người học trên
nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau bao gồm khoa học tự nhiên, xã hội, kinh tế, công
nghệ …


8

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

Người dạy

Gia đình

Mơi trường

Nhà trường

Xã hội
Mơi trường ngoại vi

Người học

PHƯƠNG PHÁP HỌC
Mơi trường bên trong

Tiềm năng

Giá trị


Xúc cảm

Phong cách

Vốn sống

Tính cách

Hình 2.1: Mơ hình cấu trúc mơi trường giáo dục của Phạm Hồng Quang (2006)

Môi trường học tập là một trong những khía cạnh xã hội đóng vai trị khuyến khích
cho sinh viên độc lập và tự chủ trong việc đưa ra cách giải quyết các vấn đề (Chapin &
Eastman, 1996). Các nghiên cứu trước đây về môi trường học tập đã được rất nhiều nhà
nghiên cứu thực hiện và kết quả cho thấy có mối quan hệ thống nhất giữa môi trường học
tập và nhận thức của sinh viên (Fraser & Fisher, 1982). Môi trường học tập đã trở thành
một thành phần quan trọng trong các mơ hình nghiên cứu xác định yếu tố tác động đến
người học trong những nghiên cứu trước đây (Majeed, et al, 2002).
Để thiết lập mơi trường học tập, ngồi những yếu tố khách quan như vị trí ngồi học,
điều kiện phịng học, cơ sở vật chất… thì giảng viên phải đóng vai trị quan trọng trong sự
phát triển nhận thức của sinh viên. Trong quá trình học tập, giảng viên với phương pháp
giảng dạy của mình cần hành động giúp sinh viên tập trung vào môn học và giúp đỡ sinh
viên tiến hành thảo luận (Baker & Levya, 2003). Nhiều nhà tâm lý học lỗi lạc trên thế giới
đã có chung một nhận định là: Trong giáo dục, giảng viên không sáng tạo ra tri thức mới
mà chỉ tái tạo những tri thức đã được tích lũy trong kho tàng trí tuệ của nhân loại rồi truyền
đạt lại cho người học theo cách riêng của mình; song sự sáng tạo của người thầy chứa
đựng trong phương pháp truyền đạt và nghệ thuật giao tiếp sư phạm. Chính vì lẽ đó
phương pháp giảng dạy chính là thành phần cốt lõi trong cấu trúc năng lực của người giáo
viên đối với nghề nghiệp (Bạch Phương Lan và cộng sự, 2001).
Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh được
nhân tố giảng viên và phương pháp giảng dạy của giảng viên có mối quan hệ tích cực tới



9

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

thái độ học tập của sinh viên. Curran & Rosen (2006) khi nghiên cứu thái độ đối với các
khóa học đại học của sinh viên cũng như ý định của họ tiếp theo đã chỉ ra được yếu tố
giảng viên và phương pháp giảng dạy, tổ chức khóa học có tác động tích cực tới thái độ
của sinh viên với khóa học. Mối tương quan của các yếu tố có thể thấy được qua mơ hình
sau:

Giảng viên
Dự định
giới thiệu
khóa học

.40***

Động lực sinh
viên

.00ns
.87***

Chủ đề khóa
học

.44***
.44***


.03ns

Bạn học

Dự định tham
gia khóa học
khác tương tự

Thái độ đối
với khóa học
R2 = 0.77

.81***
.19**

Phương pháp
giảng dạy

-.08*

Dự định học khóa
học khác với cùng
giảng viên

Phịng học

Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu của Curran & Rosen (2006)
Ghi chú: ns=not sig; * p<0.05; ** p<0.01;*** p<0.001


Như vậy, qua mơ hình kết quả nghiên cứu của Curran & Rosen (2006) có thể thấy
được các yếu tố Giảng viên, Chủ đề khóa học, Phương pháp giảng dạy là những yếu tố
tác động tích cực tới thái độ đối với khóa học của sinh viên.
Maat và Zakaria (2010) đã thực hiện nghiên cứu trên 102 sinh viên ngành kỹ sư
công nghệ của Đại học Kuala Lumpur Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan
hệ tích cực giữa các yếu tố bao gồm môi trường học tập (r = 0.432, p = 0.00), giảng viên
(r = 0.421, p = 0.00) với thái độ học tập của sinh viên đối với toán học. Những sinh viên có
cảm nhận tốt về mơi trường học tập và giảng viên sẽ có xu hướng thể hiện thái độ học tập
tích cực đối với tốn học. Trong đó, môi trường học tập được các tác giả định nghĩa bao


Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

10

gồm phương pháp giảng dạy của giảng viên và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc
học của sinh viên.
Nghiên cứu của Lee & Zeleke (2004) sau khi nghiên cứu và phỏng vấn 402 sinh
viên Mỹ theo học tại các trường đại học vùng phía Tây Hoa Kỳ đã dựa trên số liệu thống
kê và xác định những thành phần quan trọng để phát triển một môi trường học tập tích cực
bao gồm: Phương pháp giảng dạy của giảng viên và Môi trường học tập, người học với
thái độ học tập tích cực cùng niềm tin, hứng thú trong học tập. Những yếu tố này góp phần
tạo nên một mơi trường học tập tích cực với chất lượng cao trong các khóa học, đặt biệt là
khóa học thống kê và tốn học trong mơi trường học tập tại Mỹ. Tương tự, Goodykoontz
(2009) sau khi thực hiện nghiên cứu những yếu tố tác động đến thái độ học tập của sinh
viên đại học đối với toán học đã khẳng định rằng Đặc điểm của giáo viên, Phương pháp
giảng dạy, Đặc điểm của lớp học, Đánh giá môn học và thành tích, Đặc điểm và nhận
thức cá nhân là những yếu tố khách quan cũng như chủ quan có tác động mạnh mẽ lên thái
độ học tập của sinh viên.
Wolf và Fraser (2007) đã xem xét mối quan hệ giữa môi trường học tập và thái độ

cũng như kết quả học tập của sinh viên thực hiện nghiên cứu mối tương quan tuyến tính và
hồi quy đa biến với 165 mẫu. Kết luận cho thấy rằng nhận thức về môi trường học tập
của sinh viên có liên quan chặt chẽ tới kết quả học tập của họ. Trong nghiên cứu của Ali &
Jusoff (2009), các tác giả đã đưa ra kết quả nghiên cứu khẳng định mối tương quan tích
cực giữa thái độ học tập và kết quả học tập. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng
những sinh viên được khảo sát tham gia tích cực vào q trình học tập đều có kết quả học
tập cao hơn (Pearson Correlation: 0.094, mức ý nghĩa là 0.01). Kết quả này cũng đã được
khẳng định bởi nhiều nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu như Felder and Brent
(2003), Wilke (2003), Hake (1998) and Bonwell & Eison (1991).
Những nghiên cứu thực nghiệm trên đã tiến hành kiểm định những khía cạnh phản
ứng tâm lý khác nhau của người học đối với mơi trường học tập. Qua đó cho thấy những
yếu tố khách quan của môi trường học tập như Giảng viên, Phương pháp giảng dạy, Hệ
thống cơ sở vật chất có ảnh hưởng tích cực đến thái độ học tập của sinh viên ở các lĩnh
vực khoa học và môn học khác nhau (Curran & Rosen, 2006; Maat và Zakaria, 2010; Lee
& Zeleke, 2004; Goodykoontz, 2009; Wolf và Fraser, 2007; …).


Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

11

Giảng viên và phương pháp giảng dạy cùng với hệ thống cơ sở vật chất trong nhà
trường là những thành tố chính để tạo nên hoạt động học tập trong môi trường giáo dục.
Đây là cơ sở để tác giả xem xét đưa các yếu tố này vào mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác
động đến thái độ học tập của sinh viên trường đại học Đà Lạt để kiểm chứng những tác
động của môi trường học tập Nhà trường đến thái độ, nhận thức của sinh viên trong bối
cảnh thực tế của nền giáo dục Việt Nam.
2.1.4 Động lực học tập
Các nhà tâm lý học định nghĩa động lực là một quá trình nội tại giúp thúc đẩy,
hướng và duy trì hành động liên tục (Murphy & Alexander, 2000; Pintrich & Schunk,

2002; Stipek, 2002). Nói một cách dễ hiểu thì động lực là thứ giúp bạn đi, tiếp tục đi và
quyết định nơi mà bạn cố gắng để đến.
Động lực học tập là một trong những thành phần có tính then chốt nhất trong việc
học. Động lực học tập tạo cho người học nhu cầu và mong muốn học hỏi. Sự tự nguyện cố
gắng trong việc học là một sản phẩm của nhiều yếu tố khác nhau, được sắp xếp thứ tự từ
tính cách và năng lực của người học cho đến đặc trưng đặc biệt của các mơn học, động cơ
khích lệ học tập, hồn cảnh, hành vi của giáo viên (Slavin, 2009).
Đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ học tập và động lực học tập
của người học trước đây. Trong thực tế, động lực học tập là một trong những yếu tố tác
động mạnh mẽ tới tất cả các thái độ học tập của người học (Huang & Hsu, 2005).
Woldkowski (1985) đã giải thích rằng động lực là yếu tố chính trong hoạt động học tập
của người học. Thông thường, những động lực tích cực sẽ thúc đẩy thái độ học tập tích cực
của người học. Schunk (1996) đã trình bày bốn yếu tố định nghĩa cho khái niệm động lực
đó là: hứng thú, thích hợp, kỳ vọng và kết quả. Wigfield and Eccles (2000) cho rằng động
lực học tập là sự nhận thức về giá trị của việc học và sự kỳ vọng của người học với mục
đích học tập cụ thể. Vì vậy, nâng cao động lực của người học bằng cách thúc đẩy niềm say
mê, hứng thú trong học tập sẽ nâng cao được hiệu quả học tập của họ (Ellis, 1995).
Qua một nghiên cứu thực nghiệm của mình, Huang & Hsu (2005) đã thể hiện được
sự tác động tích cực của yếu tố động lực học tập đến thái độ học tập của sinh viên.


12

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

Dùng tại
trường

Mơi trường
học tập

Gia đình

Nhà
trường

.28

Dùng
ngồi giờ

Sử dụng máy
tính (R2=0.40)

.14
0.33

Động lực
học tập

0.23

0.49

Hứng thú
Khuynh hướng

Hướng nghiệp

Thái độ học
tập (R2= 0.58)


0.14

Lo lắng

Tự tin trong sử
dụng máy tính

Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên thơng qua các khóa

Nghiên cứu thực
sinh viên
và sử
dụngcủabiến
trung
gian
là “computer
họchiện
máy trên
tính –235
Một nghiên
cứu thực
nghiệm”
Huang
và Hsu
(2005)

Nghiên cứu thực hiện trên 235 sinh viên và sử dụng biến trung gian là “computer
use” để phân tích ảnh hưởng của mơi trường học tập, động lực học tập đối với thái độ học
tập. Qua phân tích, nghiên cứu của Huang & Hsu đã chứng minh rằng động lực học tập và

môi trường học tập đã có ảnh hưởng tích cực tới thái độ học tập của sinh viên (hệ số tương
quan của ba biến trong nhóm động lực học tập (r) được hơn 0.44). Kết quả nghiên cứu cho
thấy trong động lực học tập thì yếu tố hứng thú học tập có tác động trực tiếp (có ý nghĩa
nhất: β = 0.49) đến thái độ học tập. Sau đó là yếu tố hướng nghiệp trong tương lai của sinh
viên cũng có ảnh hưởng tích cực tới thái độ học tập của sinh viên (β = 0.14). Giả thiết ảnh
hưởng của yếu tố nhà trường cũng phần nào được xác nhận (β = 0.14).
Trong môi trường giáo dục Việt Nam, một nghiên cứu của Trung tâm đánh giá và
kiểm định chất lượng giáo dục TpHCM thực hiện tại bốn thành phố lớn của Việt Nam bao
gồm TpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ đã phỏng vấn lấy ý kiến 2000 người học về
động lực học tập và thu được kết quả trả lời như sau: có việc làm tốt trong tương lai: 95%,
nâng cao hiểu biết: 94%. Tương tự, nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Tài và cộng sự
(2003) thực hiện tại môi trường giáo dục Việt Nam, cụ thể là 1787 sinh viên của ĐHQG TpHCM đã chỉ ra rằng đa số sinh viên ĐHQG - TpHCM được thúc đẩy bởi những động cơ


Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

13

bên trong có ý nghĩa xã hội: 1164 sinh viên (65.1%) cho rằng mục đích việc học đại học là
nhằm tăng cường kiến thức, nâng cao hiểu biết; 1091 sinh viên (61.1%) cho rằng học là để
khi ra trường, đạt hiệu quả cao trong công việc.
Như vậy, qua những nghiên cứu trong và ngoài nước trên, đặt biệt là những nghiên
cứu tại môi trường giáo dục Việt Nam với đông đảo sinh viên các ngành học được khảo
sát, có thể thấy được rằng yếu tố động lực học tập có tác động tích cực tới thái độ học tập
của người học. Động lực học tập thể hiện rõ nhất ở sự hứng thú học tập, sự thích thú, quan
tâm tới việc học, nhu cầu nâng cao tri thức và kỹ năng, kĩ xảo của người học. Ngoài ra,
việc học tập trong mơi trường đại học cịn vì một mục đích quan trọng nữa là nhu cầu học
hỏi để có thể hịa nhập vào xã hội, tìm kiếm được việc làm phù hợp để ni sống bản thân,
gia đình cũng như phấn đấu cho tương lai. Đây là những nhu cầu cơ bản xuất phát từ động
lực bên trong mỗi sinh viên. Qua đó có thể đưa yếu tố Động lực học tập để sử dụng cho

nghiên cứu những yếu tố tác động đến thái độ học tập của sinh viên trường đại học Đà Lạt
trong mơ hình nghiên cứu dự kiến.
2.1.5 Những yếu tố khác
Ngồi những yếu tố chính như đã kể trên, trong môi trường giáo dục đại học cịn
những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên. Đối với môi trường
giáo dục đại học ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu liên
quan đến thái độ học tập của sinh viên. Đối tượng nghiên cứu bao gồm rất nhiều sinh viên
các ngành học khác nhau như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội của nhiều trường đại học
lớn tại các thành phố khác nhau.
Tại Hà Nội, Nguyễn Thị Chi và cộng sự (2010) đã thực hiện nghiên cứu thái độ học
tập sinh viên Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội trong phạm vi nghiên cứu là thái độ học
tập đối với các môn học chung. Nghiên cứu đã khảo sát 320 sinh viên thuộc tất cả các
Khoa của Trường, chủ yếu là sinh viên năm 2 và năm 3 và chỉ ra những nhân tố khách
quan có ảnh hưởng đến thái độ học tập các môn học chung của Trường ĐHNN gồm:
Phương pháp giảng dạy, cách tổ chức hoạt động của giảng viên (sinh viên tỏ thái độ
thiếu ấn tượng với giảng viên khoảng 46%). Giáo trình, nội dung bài học (tỉ lệ sinh viên
tỏ thái độ bình thường chiếm 67%, tức nội dung bài giảng chưa thu hút được sự chú ý của
sinh viên). Điều kiện cơ sở vật chất (giảng đường, thư viện, phịng thực hành…). Ngồi


×