Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tập học kỳ Luật Đất đai: Phân tích các điều kiện cụ thể để hộ gia đình, cá nhân được thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.54 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: LUẬT ĐẤT ĐAI
ĐỀ BÀI: 19
Phân tích các điều kiện cụ thể để hộ gia đình, cá nhân được
thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất? Hãy chỉ rõ những
điều kiện đặc thù trong việc áp dụng các điều kiện đối với quyền
thừa kế quyền sử dụng đất và đối với đất nơng nghiệp?
HỌ TÊN
MSV
LỚP
NHĨM

:
:
: N09 –TL2
: 03
Hà Nội - 2020
MỤC LỤC


A. MỞ ĐẦU
Theo pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân với Nhà
nước là đại diện chủ sở hữu. Người sử dụng đất tuy không thể mua
bán đất đai như một loại hàng hóa thơng thường nhưng có thể thực
hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất khi thỏa mãn các điều kiện
nhất định. Đặc biệt, chủ thể là hộ gia đình, cá nhân khi thực hiên
quyền thừa kế quyền sử dụng đất hoặc khi thực hiện giao dịch đối với
đất nơng nghiệp cịn phải đáp ứng cả những điều kiện đặc thù khác


phù hợp với tính chất, ý nghĩa của từng loại quan hệ. Nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề, bài viết xin được lựa chọn đề số 19:
“Phân tích các điều kiện cụ thể để hộ gia đình, cá nhân được thực
hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất? Hãy chỉ rõ những điều
kiện đặc thù trong việc áp dụng các điều kiện đối với quyền thừa kế
quyền sử dụng đất và đối với đất nông nghiệp?”
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung giao dịch về quyền sử dụng đất của hộ gia

đình, cá nhân
I.1. Khái niệm giao dịch về quyền sử dụng đất của hộ gia
đình, cá nhân
Quyền sử dụng đất là một loại tài, do đó giao dịch về quyền sử
dụng đất cũng là một giao dịch dân sự. Dưới góc độ của luật dân sự,
có thể định nghĩa: giao dịch về quyền sử dụng đất là hợp đồng hoặc
hành vi pháp lý đơn phương có đối tượng là quyền sử dụng đất, làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ liên quan đến
đất đai của người sử dụng đất.
2


Theo quy định tại Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013, có thể
hiểu giao dịch về quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân bao
gồm: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng có đầy đủ 8 quyền này mà
phải theo quy định của pháp luật và để được thực hiện thì phải đáp
ứng được những điều kiện nhất định.
I.2. Cơ sở pháp lý và ý nghĩa của việc quy định các điều kiện


giao dịch về quyền sử dụng đất
Các điều kiện chung giao dịch về quyền sử dụng đất hiện nay
được quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất Đai 2013. Ngoài ra,
những điều kiện riêng đối với trường hợp thực nhận thừa kế, đối với
đất nơng nghiệp cịn được quy định tại Khoản 1 Điều 168, Khoản 3
Điều 186, Điều 190 – Điều 194 Luật Đất đai 2013.
Việc quy định điều kiện giao dịch về quyền sử dụng đất có ý
nghĩa trước hết giúp nhà nước quản lý đất đai dễ dàng hơn, thể hiện sự
khuyến khích hoặc sự hạn chế của nhà nước trong một số giao dịch.
Bên cạnh đó, người sử dụng đất cũng có căn cứ pháp lý khi xác lập
quyền và nghĩa vụ khi thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất,
tránh việc phát sinh các tranh chấp đất đai.
II. Điều kiện để hộ gia đình, cá nhân được thực hiện các giao

dịch về quyền sử dụng đất
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013. Theo đó, hộ
gia đình, cá nhân được thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất
khi có các điều kiện chung như sau:
II.1. Có Giấy chứng nhận
3


Giấy chứng nhận ở đây bao gồm Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo
Luật Đất đai 2013; hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp
hợp pháp theo các Luật đất đai năm 1980, 1993, 2003.
Giấy chứng nhận là giấy tờ hợp pháp, là chứng thư pháp lý công
nhận quan hệ đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất, từ đó Nhà
nước xác nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan đến đất đai
của người sử dụng. Giấy chứng nhận có hiệu lực sau khi đăng ký tại

cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, chỉ khi có Giấy chứng nhận, người sử dụng đất mới có
các quyền thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường
hợp chuyển đổi đất nơng nghiệp và trường hợp người nước ngồi,
người Việt Nam định cư ở nước ngồi khơng được mua nhà ở gắn liền
với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà nhận thừa kế. Điều này sẽ
được phân tích rõ hơn trong các phần sau.
II.2. Đất khơng có tranh chấp

“Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về
lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan
hệ pháp luật đất đai.”1 Tùy theo tính chất mà có thể phân loại tranh
chấp đất đai gồm các dạng: tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh
chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất và
tranh chấp về mục đích sử dụng đất.
Khi đó, chưa thể xác định được chủ thể sử dụng hợp pháp là ai
hay họ có quyền gì. Nếu đất đang có tranh chấp mà lại giao dịch
chuyển quyền sử dụng, thì sau khi tranh chấp được giải quyết tại các
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật đất đai, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 401.

4


cơ quan có thẩm quyền bằng một bản án, quyết định có hiệu lực, các
bên và đặc biệt là bên thứ ba nhận chuyển quyền sẽ khó có thể giải
quyết được quyền lợi trong trường hợp bên thứ ba đó bị địi lại đất.
Như vậy, chỉ khi đất khơng có tranh chấp, tức đã xác định được
người có quyền sử dụng đất hợp pháp thì người đó mới có thể thực
hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất. Điều này giúp việc quản lý
đất đai dễ dàng hơn, bảo vệ quyền lợi người sử dụng đất tốt hơn và

tránh được các tranh chấp khác phát sinh.
II.3. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi

hành án
Kê biên tài sản là một biện pháp cưỡng chế Nhà nước do cơ
quan có thẩm quyền áp dụng để đảm bảo thi hành án, trong trường
hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ nộp tiền phạt nhưng lại khơng
thực hiện trong khi có đủ điều kiện để thực hiện. Trong số những tài
sản được kê biên, quyền sử dụng đất với tư cách một loại tài sản đặc
biệt cũng có thể bị kê biên.
Theo Khoản 1 Điều 111 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi
bổ sung 2014: “Khi kê biên quyền sử dụng đất, Chấp hành viên yêu
cầu người phải thi hành án, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử
dụng đất phải nộp các giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự.”
Sau khi bị kê biên quyền sử dụng đất, phần diện tích đất đó có
thể được tạm giao cho các chủ thể có quyền quản lý hợp pháp, tuy
nhiên bị hạn chế một số quyền theo Khoản 4 Điều 112 Luật Thi hành
án dân sự: “Trong thời hạn tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất
đã kê biên, người được tạm giao không được chuyển đổi, chuyển
5


nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, để thừa kế, thế chấp, hoặc
góp vốn bằng quyền sử dụng đất”
Như vậy, nếu quyền sử dụng đất bị kê biên để bảo đảm thi hành
án, về bản chất người có quyền sử dụng đất vẫn có thể sử dụng theo
đúng mục đích của phần diện tích đất này, nhưng khơng được thực
hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất. Nếu một người phải thi hành
án thì căn cứ vào quyết định hoặc bản án đã có hiệu lực của tịa án, cơ
quan có thẩm quyền đối với người đó để xác định quyền sử dụng đất

có phải kê biên khơng.
II.4. Trong thời hạn sử dụng đất

Thời hạn sử dụng đất là chế định pháp lý có ý nghĩa quan trọng
trong công tác quản lý đất đai, bảo đảm đất luôn được sử dụng đúng
mục đích và có hiệu qủa; tạo điều kiện để người sử dụng đất có thể lập
kế hoạch sử dụng, đầu tư đúng đắn, có tâm lý yên tâm hơn khi sử
dụng. Theo quy định tại Luật đất đai 2013, có 02 loại thời hạn sử dụng
đất là ổn định lâu dài (không xác định thời hạn) và có xác định thời
hạn.
Chỉ khi nào đất cịn trong thời hạn sử dụng đất thì khi đó, mối
quan hệ về đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng mới tồn tại, Giấy
chứng nhận có giá trị pháp lý và người sử dụng đất mới có quyền thực
hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất.
Khi xác định đất cịn trong thời hạn sử dụng hay khơng, cơ quan
có thẩm quyền “căn cứ vào quyết định giao đất, cho thuê đất, hoặc
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp mất mát hoặc

6


khơng có giấy tờ trên có thể tra cứu trong sổ mục kê, hồ sơ địa chính
được lưu tại UBND các địa phương.”2
III. Điều kiện đặc thù đối với quyền thừa kế quyền sử dụng

đất
III.1. Ý nghĩa của quyền thừa kế quyền sử dụng đất

“Trong các hình thức chuyển quyền sử dụng đất, thừa kế quyền
sử dụng đất là một hình thức chuyển quyền đặc biệt (khơng thơng qua

hợp đồng) thể hiện ý chí của một bên (người để lại di sản) hoặc qua
các quy định của pháp luật thể hiện ý chí của Nhà nước thay cho
người để lại di sản thừa kế.”3
Quyền thừa kế quyền sử dụng đất có ý nghĩa rất lớn cả về mặt
kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước. Về mặt kinh tế - xã hội, thừa kế
quyền sử dụng đất không chỉ đơn thuần là truyền lại quyền tài sản cho
thế hệ sau mà còn là truyền lại những kinh nghiệm làm ăn trên đất,
truyền lại tư liệu sản xuất, những truyền thống văn hóa lâu đời. Từ đó,
người đời sau có thể tiếp tục cải tạo, bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu
quả hơn. Về mặt quản lý nhà nước, nếu quan hệ thừa kế quyền sử
dụng đất được quản lý tốt, phù hợp và khả thi sẽ giúp ổn định đời sống
gia đình, vốn là một tế bào của xã hội, từ đó giúp ổn định trật tự xã
hội. Ngược lại, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều tranh chấp,
từ đó có thể phát sinh nhiều hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng,
nguy hiểm cho xã hội và đảo ngược các giá trị đạo đức.
III.2. Các điều kiện đặc thù đối với quyền thừa kế quyền sử

dụng đất
2 Lương Ngọc Hoán (2014), Quyền sử dụng đất không bị tranh chấp – Một trong các điều kiện chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, tr. 13.
3 Trần Thị Huệ (1996), “Điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất”, Luật học, Số chuyên đề về Bộ luật dân sự, tr. 28.

7


Với ý nghĩa đã phân tích ở trên, bên cạnh các điều kiện chung thì
đối với các giao dịch về thừa kế quyền sử dụng đất cịn có những điều
kiện đặc thù khác như sau:
 Thứ nhất, không cần bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất mà chỉ cần đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận (khoản 1

Điều 168). Theo điểm c Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013, giấy tờ
hợp pháp về thừa kế chính là một loại giấy tờ hợp lệ mà dựa vào đó,
Nhà nước sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận mà khơng phải nộp tiền
sử dụng đất. Sở dĩ có quy định như vậy là do thị trường giao dịch về
quyền sử dụng đất rất sôi động, trong khi quyền thừa kế quyền sử
dụng đất lại có ý nghĩa lớn, liên quan đến yếu tố huyết thống nên
không tạo ra các hành vi tiêu cực về tích tụ và tập trung đất đai. Vì
vậy Nhà nước cần có sự linh hoạt và tạo điều kiện cho người sử dụng
về điều kiện Giấy chứng nhận trong trường hợp này.
 Thứ hai, nếu người nhận thừa kế là người nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngồi khơng thuộc đối tượng được mua nhà
ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì khơng được cấp
Giấy chứng nhận nhưng được chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử
dụng đất. Nếu tặng cho thì đối tượng được tặng cho phải là Nhà nước,
cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư
ở nước ngoài nhưng có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử
dụng đất ở. Bên cạnh đó, cần lưu ý các trường hợp không được nhận
chuyển nhượng, nhận tặng cho và chuyển nhượng tặng cho có điều
kiện tại Điều 191 và Điều 192 Luật Đất đai 2013
Nếu như người nước ngoài hồn tồn có thể là người nhận thừa
kế, có quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng như mọi người thừa kế khác
8


cùng hàng trong quan hệ dân sự thì trong quan hệ đất đai, pháp luật
đất đai lại có sự điều chỉnh riêng đối với nhóm chủ thể này. Bởi lẽ, đất
đai có ý nghĩa quan trọng đối với quốc phịng và an ninh quốc gia, sự
toàn vẹn lãnh thổ nên khơng cho phép người nước ngồi là chủ sử
dụng, quản lý đất. Bên cạnh đó, các chủ thể nước ngồi đa phần có
tiềm lực tài chính mạnh hơn chủ thể trong nước, nên nếu cho phép sẽ

dễ dẫn đến hiện tượng đầu cơ, tích trữ đất, thâu tóm đất đai, trong khi
sự phân bổ đất đai cho người dân trong nước lại không được đảm bảo.
Như vậy, pháp luật quy định người nhận thừa kế là người nước
ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngồi khơng thuộc đối
tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
thì khơng được nhận phần thừa kế mà chỉ được nhận giá trị của phần
thừa kế và không được cấp Giấy chứng nhận. Quyền giao dịch của họ
cũng bị hạn chế chỉ còn chuyển nhượng và tặng cho, nếu tặng cho thì
phải tuân theo điều kiện về đối tượng nhận tặng cho và không thuộc
trường hợp cấm chuyển nhượng, tặng cho.
IV. Điều kiện đặc thù đối với đất nơng nghiệp
IV.1. Ý nghĩa của nhóm đất nơng nghiệp

Hiện nay, nhóm đất nơng nghiệp đang là nhóm đất chiếm tỉ lệ
tương đối lớn trong vốn đất đai ở nước ta, phân bố rộng khắp trên
phạm vi cả nước và cũng là loại đất có ý nghĩa quan trọng nhất đối với
đất nước đi lên từ nông nghiệp và chú trọng phát triển kinh tế nông
nghiệp. Đất nông nghiệp giúp đảm bảo lương thực, thực phẩm được
sản xuất không chỉ phục vụ trong nước mà còn nhằm mục tiêu xuất
khẩu; tạo công việc cho nhiều người dân vốn làm nghề nông; đất đai
được cải tạo, nâng cao chất lượng đất một cách tự nhiên thông qua các
9


hoạt động nơng nghiệp. Để đảm bảo những mục đích trên, pháp luật
đất đai hiện hành quy định một số điều kiện đặc thù khi thực hiện giao
dịch về quyền sử dụng đất nông nghiệp theo hướng linh hoạt cho
người nông dân, đồng thời vẫn đảm bảo quỹ đất nông nghiệp được sử
dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
IV.2. Các điều kiện đặc thù đối với nhóm đất nơng nghiệp


Những điều kiện đặc thù đối với đất nông nghiệp bao gồm:
 Thứ nhất, khi thực hiện quyền chuyển đổi thì khơng cần phải
có Giấy chứng nhận mà chỉ cần có quyết định giao đất, cho thuê đất
(Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013).
Chuyển đổi quyền sử dụng đất là một hình thức đơn giản của
chuyển quyền sử dụng đất, trong đó các bên thỏa thuận chuyển giao
quyền sử dụng đất cho nhau. Đây là quyền đặc trưng chỉ dành cho hộ
gia đình, cá nhân và chỉ áp dụng với loại đất nông nghiệp. “Điều này
xuất phát từ mục đích cơ bản và quan trọng nhất đó là tập trung vào
việc xóa bỏ tình trạng manh mún, phân tán về đất đai, phát huy tính tự
chủ trong canh tác, tạo điều kiện cho việc áp dụng các tiến bộ khoa
học kĩ thuật, làm tăng khả năng sinh lời của đất và đáp ứng tốt hơn
nhu cầu nông sản của thị trường. Qua đó, tiến hành chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông thôn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.” 4
Hơn thế nữa, trong lịch sử thực hiện pháp luật đất đai, quy trình giao
đất, cho thuê đất gồm: (i) ra quyết định giao đất, cho thuê đất; (ii) giao
đất, cho thuê đất ngoài thực địa; (iii) thực hiện nghĩa vụ tài chính; (iv)
cấp Giấy chứng nhận. Tuy nhiên quy trình trên khơng được thực hiện
4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật đất đai, Sđd., tr. 211.

10


một cách đồng thời, tức là để được cấp Giấy chứng nhận cần một
khoảng thời gian dài. Với ý nghĩa của quyền chuyển đổi, Nhà nước
công nhận giao dịch chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cho
các bên ngay sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất để các bên
có thể thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng, không mất thời gian.

 Thứ hai, khi chuyển đổi quyền sử dụng đất nơng nghiệp thì chỉ
được chuyển đổi cho hộ gia đình, cá nhân trong cùng một xã, phường,
thị trấn để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (Điều 190 Luật Đất đai
2013). Nếu như điều kiện trên là sự linh hoạt trong quy định của pháp
luật đối với quyền chuyển đổi thì đây lại là sự hạn chế khi thực hiện
quyền chuyển đổi.
 Thứ ba, về điều kiện đối với đất trồng lúa: (i) người nhận
chuyển nhượng đất trồng lúa không thể là tổ chức kinh tế, trừ trường
hợp đất trồng lúa đã được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt. (ii) Người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng
lúa là hộ gia đình, cá nhân phải trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
(Khoản 2, Khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013)
Đất trồng lúa cũng là một loại đất nông nghiệp theo quy định
pháp luật. Hiện nay ở nước ta, lúa vẫn là cây lương thực quan trọng
nhất, tuy nhiên diện tích đất trơng lúa vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng bởi
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. “Bảo vệ diện tích
đất trồng lúa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia và đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế đất nước.”5 Do đó, nhà nước có quy định những
5 Nguyễn Thành Luân (2020), Quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn,
luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, tr. 73.

11


điều kiện đặc biệt nhằm hạn chế các giao dịch về quyền sử dụng đất
trồng lúa, đảm bảo đất trồng lúa phải được sử dụng đúng mục đích.
 Thứ tư, về điều kiện đối với đất rừng, đất sản xuất nơng
nghiệp trong khu vực rừng phịng hộ: (i) Hộ gia đình, cá nhân đang

sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục
hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra
khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử
dụng đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng
thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó. (ii) Hộ
gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất sản xuất nông nghiệp trong
khu vực rừng phịng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền
sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh
sống trong khu vực rừng phịng hộ đó. (Khoản 1, Khoản 2 Điều 192
Luật Đất đai 2013).
 Thứ năm, về điều kiện đối với việc sử dụng đất nông nghiệp để
thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: (i) Có
văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ
chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, th quyền sử dụng
đất nơng nghiệp để thực hiện dự án. (ii) Mục đích sử dụng đất sau khi
nhận phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (iii) Đối với đất chuyên
trồng lúa nước thì phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện
tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất
trồng lúa (Điều 193 Luật Đất đai 2013).

12


C. KẾT LUẬN
Tóm lại, hộ gia đình, cá nhân muốn thực hiên các giao dịch về
quyền sử dụng đất thì trước hết phải đáp ứng đủ 04 điều kiện chung:
có Giấy chứng nhận trừ một số trường hợp, khơng có tranh chấp,
khơng bị kê biên và cịn trong thời hạn sử dụng đất. Ngồi ra, hộ gia
đình, cá nhân cịn phải đáp ứng cả những điều kiện riêng nếu thực

hiện quyền thừa kế hoặc nếu đối tượng của giao dịch là đất nông
nghiệp, xuất phát từ ý nghĩa của quyền thừa kế và tầm quan trọng phải
bảo vệ quỹ đất nông nghiệp đối với phát triển kinh tế đất nước và ổn
định trật tự xã hội. Do kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết sẽ không thể
tránh khỏi sai sót, mong thầy cơ góp ý để bài ngày càng được hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

13


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn bản pháp luật
1. Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014
2. Luật đất đai 2013
3. Bộ luật dân sự 2015
II. Giáo trình, luận văn, tạp chí
1. Lương Ngọc Hốn (2014), Quyền sử dụng đất khơng bị tranh

chấp – Một trong các điều kiện chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.
2. Trần Thị Huệ (1996), “Điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất”,
Luật học, Số chuyên đề về Bộ luật dân sự, tr. 28-30.
3. Nguyễn Thành Luân (2020), Quyền sử dụng đất nông nghiệp
ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận án tiến
sĩ luật học, Hà Nội.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật đất đai,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

14




×