Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.11 KB, 5 trang )
Quản lý… lãnh chúa
Nhà quản lý vừa muốn nhân viên làm chủ “lãnh địa” của
mình, vừa muốn làm chủ nhân viên, nhưng ý đồ này không
dễ thực hiện nếu không biết vận dụng những độc chiêu trong
quản trị.
Nếu nhân viên (đặc biệt là cấp quản lý bộ phận) xem bộ phận
mình là “vùng đất” của mình, do chính mình làm “lãnh chúa”
thì người đó sẽ hết lòng làm việc, thậm chí sống chết vì sự
phát triển của bộ phận. Lý do đơn giản là họ ở thế chủ động
trước tương lai của mình vì nó gắn liền với tương lai bộ phận
mà họ làm chủ. Họ có quyền quyết định hoạt động của bộ
phận như một người chủ thật sự và được hưởng lợi hoặc chịu
lỗ từ kết quả tính toán, điều hành của chính mình.
Ở giai đoạn đầu của thời phong kiến là phong kiến phân
quyền – quyền lực trong một đất nước bị xẻ nhỏ cho các lãnh
chúa ở các địa phương. Mỗi địa phương tự cung tự cấp sản
phẩm phục vụ cho nhu cầu của cư dân trong vùng. Lãnh chúa
như một ông vua nhỏ, có toàn quyền điều hành toàn bộ lãnh
địa của mình, nhiều khi quyền lực của họ còn lấn át cả vua,
thành thử xã hội bị cát cứ, phân quyền. Xưa kia, ở Mông Cổ
có người tên là Thiết Mộc Chân, sống trong tuổi thơ lận đận
dù được sinh ra và là con trưởng trong gia đình thủ lĩnh bộ
tộc Khất Nhan. Trong cuộc tranh giành lãnh địa, cha ông bị
bộ lạc láng giềng đầu độc chết, còn ông vì lúc đó còn nhỏ
nên không được bộ lạc mình thừa nhận, phải sống du cư
nghèo khổ. Quyền lực thủ lĩnh Khất Nhan tưởng đã vuột khỏi
tầm tay người con trưởng này. Thế nhưng, nhờ tài thao lược
hơn người, Thiết Mộc Chân thống nhất được các bộ lạc, tự
xưng làm vua, lấy hiệu là Thành Cát Tư Hãn.