Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.49 KB, 7 trang )
Khuyến khích công
bằng trong quản trị
nguồn nhân lực
Các quản trị cấp cao hiểu rõ tầm quan trọng của việc mở rộng và phát
triển nguồn nhân lực vì tương lai của doanh nghiệp. Trong quá trình này,
các nhà quản trị như những người thuyền trưởng, trên một con tàu, còn
đội ngũ nhân viên là các thuyền viên. Chỉ cần một vài thuyền viên cảm
thấy bất bình thì chiếc tàu sẽ gặp trục trặc, thậm chí có thể bị chìm giữa
đại dương bao la.
Tại diễn đàn Năng suất chất lượng lần thứ 15 theo chủ đề “Năng suất
chất lượng - Tư duy và hành động” (diễn ra trong hai ngày 28 - 29/10),
diễn giả Shojiro Hayashi đến từ Trung tâm Năng suất Việt Nam đã phát
biểu: “Sự phát triển cân bằng của tổng thể doanh nghiệp về cơ bản phụ
thuộc vào nguồn nhân lực.
Đó là nguồn lực chính có chức năng suy nghĩ, có khả năng hoặc tiềm
năng không giới hạn để tận dụng tốt nhất các nguồn lực quan trọng khác.
Khi sử dụng tốt nguồn lực này, mọi vấn đề hầu như sẽ được giải quyết,
trong đó có việc nâng cao năng suất và chất lượng của doanh nghiệp”.
Công bằng không có nghĩa là cào bằng
Theo ông Hayashi, thông qua sự phát triển một cách nhất quán về nguồn
nhân lực, chất lượng của doanh nghiệp có thể liên tục được cải thiện và
hoàn thiện, từ đó sự phát triển sẽ theo đúng kỳ vọng của người chủ
doanh nghiệp.
Vì vậy, việc xem xét huy động nguồn nhân lực, nhất là duy trì sự khích
lệ công bằng một cách thường xuyên là một nhiệm vụ thiết yếu của các
nhà quản trị doanh nghiệp.
Là cầu nối để đưa những mong muốn của nhà quản trị cấp cao đến với
đội ngũ nhân viên và ngược lại, vai trò của các quản trị viên cấp trung
cũng hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, “khích lệ công bằng” ở đây không nhất thiết phải tuân thủ