Nhận biết và phát
huy vai trò của nhà
quản lý dự án
Đạt mục tiêu SMART
Một khi bạn lập kế hoạch dự án, hãy chú ý đến việc phát triển những
mục tiêu mang tính khả thi cao. Các mục tiêu đó cần đạt được tiêu
chí SMART – cụ thể (specific), vừa phải (measurable), được đồng
thuận (agreed upon) , thực tế (realistic) và thời gian hợp lý (time
based).
Lập kế hoạch dự án
Dự án thường không có kết quả chính xác như đã được lên kế
hoạch. Kế hoạch nên được phát triển bởi tất cả thành viên đội dự án
hơn là bởi một mình người quản lý.
Lên ngân sách cho dự án
Bạn cần phải ước toán được ngân sách cho dự án và thực hiện tốt
quá trình dự đoán hiệu quả đạt được về mặt chi phí dựa trên những
thông tin thực tế hiện tại.
Đề xuất ngân sách
Đề xuất ngân sách nên chú trọng vào mục tiêu hiệu quả đạt được
của dự án , cung cấp nhiều thông tin minh chứng cho việc đánh giá
hiệu quả của dự án theo chi phí.
Quản lý nhà đầu tư
Nhà đầu tư cho dự án là người quan tâm đến dự án của bạn bởi vì họ
chính là người bị ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình thực hiện và đầu
ra của dự án. Hiểu được giá trị và các vấn đề của nhà đầu tư là rất
quan trọng để bạn có thể hướng họ theo sự phát triển của dự án,
đồng thời chắc chắn nhận được sự đồng thuận của các bên trong mọi
tiến trình thực hiện.
Quản lý rủi ro
Sự rủi ro chính là yếu tố ngăn cản một dự án đạt hiệu quả như nhà
đầu tư mong đợi. Mỗi nguy cơ xảy ra rủi ro cần được đặc biệt lưu
tâm giải quyết để có thể giữ đúng tiến độ thực hiện dự án.
Quản lý thay đổi
Qui trình quản lý sự thay đổi là yếu tố chủ đạo quyết định đầu ra
thành công của dự án. Qui trình đảm bảo mỗi thay đổi đã được nhận
biết, được lưu tâm và được xét duyệt trước khi tiến hành thực hiện.
Báo cáo tiến trình thực hiện
Bản báo cáo tiến trình thực hiện là yếu tố quyết định của công việc
quản lý dự án. Văn bản này nên được thực hiện bởi người quản lý
dự án và được chuyển tới các nhà đầu tư một cách thường xuyên.
Tổng hợp mọi qui định
Quá trình tổng hợp này là một phần thiết yếu của mọi dự án và mọi
công việc quản lý dự án. Việc hiểu rõ chi tiết những gì dự án cần đạt
được là vô cùng quan trọng đối với sự thành công của dự án đó.
Sử dụng ý kiến phản hồi như một công cụ
Sau cùng, là một nhà quản lý dự án, bạn cần phải biết đưa ý kiến và
nhận phản hồi một cách hiệu quả. Ý kiến phản hồi tốt nhất khi được
xử lý triệt để theo từng trường hợp cụ thể.