Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.65 KB, 15 trang )

1 - 1 -Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD. Bùi Thị Minh Hải
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Hoàn cảnh ra đời của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Rạng Đông
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Rạng Đông được thành lập theo
Quyết định số 0101006545 cấp ngày 30/ 09/2002 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.
Hà Nội với tên gọi là Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Rạng Đông có trụ sở
đăng ký kinh doanh tại 64/254 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Công ty
thực hiện nhiệm vụ chính là may mặc phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.
Trước cơ hội mở cửa và hội nhập của đất nước, năm 2003 đội ngũ lãnh đạo
trong công ty đã cố gắng đầu tư 1.000.000.000 VND (Một tỷ đồng) cho dây truyền
máy móc thiết bị hiện đại cũng như tuyển chọn đội ngũ nhân viên và công nhân
lành nghề nhất. Ngay tại thời điểm mới thành lập, công ty chỉ với mười Công nhân,
một Kế toán, một Quản lý nhân sự và Giám đốc điều hành, hình thức lao động còn
thủ công là chủ yếu, nay công ty đã có một trăm năm mươi công nhân được trang
bị máy móc hiện đại, chín kế toán lành nghề bao quát mọi hoạt động của công ty.
Quy mô sản xuất của công ty ngày càng mở rộng, được bạn hàng trong nước quan
tâm.
Ngay từ khi ra đời, công ty đã thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và khai thác
hết công suất máy móc cũng như có chiến lược phát triển lâu bền, đến nay công ty
bắt đầu đã có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của đơn vị
Chức năng :Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Rạng Đông được thành lập
với chức năng chính là sản xuất hàng may mặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho thị
trường trong nước.
Nhiệm vụ : Là Công ty TNHH một thành viên với số vốn hiện có là
3.000.000.000(Ba tỷ đồng) nhiệm vụ mà công ty đặt ra là đảm bảo và ngày càng
nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên trong công ty, tích luỹ lợi nhuận để
mở mang sản xuất, hoàn thành tốt tình hình thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước.
Mục tiêu : Mục tiêu mà Công ty đặt ra ngày càng nâng cao đời sống cán bộ công
nhân – Lực lượng cốt cán, là tương lai của Công ty – tối thiểu bằng mức thu nhập


trung bình trong nước. Sản phẩm may mặc tiến tới là sản phẩm chinh phục thị
trường trong nước và hướng tới thị trường nước ngoài, ngày càng mở rộng quy mô
sản xuất.
SV. Đỗ Thị Thuần
1
1

2 - 2 -Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD. Bùi Thị Minh Hải
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2004, năm 2005 và sáu tháng
đầu năm 2006

Bảng số1
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Sáu tháng đầu
2006
Doanh thu thuần 1.789.505.000 3.658.734.648 2.059.734.000
Giá vốn hàng bán 350.032.004 926.588.800 643.957.810
Chi phí quản lý kinh doanh 1.300.084.000 2.233.189.472 1.163.226.000
Chi phí tài chính 0 0 0
Lợi Nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
439.388.996 498.956.376 252.550.190
Lãi khác 406.000 500.860 851.462
Lỗ khác 86.000 163.068 260.908
Tổng lợi nhuận kế toán 438.896.996 498.292.448 251.437.820
Điều chỉnh tăng lợi nhuận 0 0 0
Điều chỉnh giảm lợi nhuận 0 0 0
Tổng lợi nhuận chịu thuế

TNDN
438.896.996 498.292.448 251.437.820
Thuế TNDN phải nộp 122.891.158 139.521.885,44 70.402.589,6
Lợi nhuận sau thuế 316.005.838 358.770.452,56 181.035.230,4
SV. Đỗ Thị Thuần
2
2

3 - 3 -Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD. Bùi Thị Minh Hải
1.4 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị
1.Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ số 1
Giám đốc
P . P. P. P. Kho P. P.
Vật XNK Quản Kế kỹ hành
tư đốc toán Thuật chính

KCS
Xưởng Xưởng cắt Xưởng may Xưởng thêu Xưởng là
Chuyên dùng
SV. Đỗ Thị Thuần
3
3

4 - 4 -Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD. Bùi Thị Minh Hải
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
- Giám đốc : Là người tổ chức lãnh đạo của công ty, có thẩm quyền cao nhất,
đại diện cho công ty, chịu trách nhiệm điều hành mọi bộ phận, mọi hoạt động

của công ty . Giám đốc là nguời lo công ăn việc làm cho người lao động, được
hưởng quyền lợi và chịu trách nhiệm của công ty trước pháp luật, cũng là người
có trách nhiệm tìm thị trường, giao dịch với khách hàng, ký các hợp đồng cho
công ty.
- Phòng Vật tư :Có chức năng tìm kiếm các nguồn vật tư có chất lượng tốt, giá
hợp lý, bảo đảm cung cấp vật tư kịp thời, không để ứ đọng vật tư, bảo quản vật
tư trong suốt quá trình sản xuất.
- Phòng Xuất nhập khẩu: Có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho Giám đốc,
chịu trách nhiệm thiết lập và tìm kiếm những mối quan hệ với bạn hàng ở nước
ngoài, quan hệ với cơ quan quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, triển khai nghiệp
vụ nhập khẩu, xin giấy phép nhập khẩu, tham mưu kí kết các hợp đồng nhập
khẩu những nguyên liệu mà thị trường trong nước không đáp ứng được.
- Quản đốc: Có chức năng trực tiếp theo dõi việc sản xuất, phụ trách về kế
hoạch sản xuất kinh doanh, tiến độ sản xuất của các xưởng sản xuất , đảm bảo
chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu đã đặt ra.
- Phòng Tài chính kế toán : Có nhiệm vụ ghi chép tình hình hiện có và biến
động tài sản, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức giá trị, hiện
vật của công ty thông qua chỉ tiêu giá trị của các nghiệp vụ kế toán tài chính
phát sinh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đề suất các biện pháp lãnh
đạo để có đường lối phát triển đúng đắn, cho hiệu suất cao .
- Kho: Có chức năng cất giữ bảo quản sản phẩm, ghi chép tình hình biến động
xuất, nhập, tồn của sản phẩm, báo cáo tình hình sản phẩm chuyển đến kế toán
để ghi chép sổ sách.
- Phòng Kỹ thuật : Có chức năng chỉ đạo sản xuất dưới sự chỉ đạo của Giám
đốc, chọn lựa kỹ thuật hợp lý theo quy trình, đề xuất ý kiến tiết kiệm nguyên
liệu mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Phòng Hành chính : Quản lý về tài sản, thiết bị cho công ty, chịu trách nhiệm
về hậu cần, đời sống tinh thần cho cả công ty, ban hành quy chế, quy trình văn
bản điều hành mọi hoạt động của công ty như tuyển dụng lao động, giao dịch,
tiếp khách, hội họp, tổ chức các hoạt động xã hội trong toàn công ty.

- Phòng KCS: Chịu sự điều khiển của phòng kỹ thuật, tập hợp các chi phí sản
phẩm, kiểm tra chất lượng, mẫu mã sản phẩm như các loại áo, quần… có phù
hợp yêu cầu hay không.
Xưởng cắt: Chuyên cắt sao cho phù hợp kích thước, đúng kiểu dáng, có nhiệm
vụ nhận nguyên liệu từ kho về, căn cứ định mức phòng kỹ thuật ban hành sơ đồ
cắt, cắt, nhập kho thành phẩm hoàn chỉnh theo quy trình công nghệ khép kín.
Xưởng may: Nhập những mảnh vải từ xưởng cắt, ghép những mảnh vải đã được
đánh số thự tự để may, đính cúc, khuy tạo sản phẩm hoàn chỉnh.
SV. Đỗ Thị Thuần
4
4

5 - 5 -Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD. Bùi Thị Minh Hải
Xưởng thêu: Chuyên thêu (nếu sản phẩm có yêu cầu), công ty sử dụng máy thêu
hoặc thêu tay với sản phẩm cần độ cầu kỳ mà máy không đáp ứng được.
- Xưởng là : Sử dụng thành phẩm của xưởng may và xưởng thêu để
hoàn chỉnh sản phẩm trước khi mang đóng gói .
- Xưởng chuyên dùng: Chuyên sử dụng những máy móc chuyên dùng với từng
loại sản phẩm nhất định. Ví dụ áo Jackket, áo bông… phải sử dụng những loại
máy chuyên dùng khác nhau.
3. Mối liên hệ giữa các phòng ban .
- Phòng Vật tư thông báo với phòng Xuất nhập khẩu về tình hình nguyên , vật
liệu như vải vóc, chỉ… cần phải nhập ngoại, cũng như yêu cầu chất lượng của
từng loại nguyên vật liệu để phòng xuất nhập khẩu đáp ứng nhu cầu vật tư ở thị
trường nước ngoài đồng thời kết hợp với kho để bảo quản vật tư đạt chất lượng,
tiêu chuẩn đề ra.
- Phòng Xuất nhập khẩu: Tìm kiếm nguồn nguyên liệu mà thị trường trong nước
không đáp ứng được, kết hợp với Phòng Kế toán tìm hiểu về tình hình biến
động giá cả của từng nguyên vật liệu trong các thời kỳ trước, lên danh sách

những loại nguyên vật liệu cần nhập khẩu và bảng giá để thông báo với Giám
đốc ra quyết định mua.
- Quản đốc: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc, lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh kết hợp với Phòng Kỹ thuật đảm bảo cho quá trình sản xuất trong điều
kiện thuận lợi nhất, bảo đảm cho sản phẩm đạt chất lượng, tiêu chuẩn đề ra.
Quản đốc kết hợp với Tổ trưởng của các phân xưởng giám sát, đốc thúc công
việc tại các xưởng cắt, xưởng may, xưởng là, xưởng thêu trong công ty.
- Phòng Kế toán : Nhận số liệu từ các Phòng vật tư, Phòng xuất nhập khẩu để
vào sổ, lưu giữ số liệu, phân tích số liệu, nắm tình hình biến động vải vóc,
nguyên phụ liệu, nhu cầu sử dụng vật tư ở kỳ kế tiếp và lập kế hoạch bảo quản,
xuất nhập tồn…Thông tin các số liệu cho Giám đốc nắm rõ tình hình trong công
ty.
- Phòng kỹ thuật: Kết hợp với Quản đốc kiểm tra tình hình hoạt động của hệ
thống máy móc trong toàn bộ công ty đặc biệt là tại các xưởng sản xuất có máy
móc hoạt động cường độ cao để đảm bảo an toàn lao động trong toàn công ty.
- Phòng Hành chính: Liên lạc chặt chẽ với các phòng, các bộ phận trong công
ty, cung cấp những nhu cầu thiết yếu phục vụ cho công tác quản lý, sản xuất,
bảo đảm về đời sống tinh thần cho cán bộ nhân viên.
- Phòng KCS: Kết hợp với Phòng Kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm, mức
độ đạt yêu cầu đề ra của sản phẩm.
- Xưởng là: Liên hệ với kho để biết được các bán thành phẩm đã hoàn thành,
nhập kho để là sản phẩm đồng thời liên hệ chặt chẽ với xưởng may để biết rõ
khối lượng công việc trong thời gian tới nhằm thực hiện cho đúng tiến độ.
SV. Đỗ Thị Thuần
5
5

6 - 6 -Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD. Bùi Thị Minh Hải
- Xưởng thêu: Liên hệ với Phòng Kỹ thuật để biết đơn đặt hàng nào có yêu cầu

thêu, kết hợp với các xưởng là và xưởng may để lấy bán thành phẩm và thực
hiện thêu theo yêu cầu của đơn đặt hàng.
- Xưởng may: Kết hợp chặt chẽ với kho, nhập bán thành phẩm của Xưởng cắt từ
kho, khi hoàn thành công đoạn may nhập kho nhằm bảo quản bán thành phẩm
của xưởng mình.
- Xưởng cắt: Liên hệ chặt chẽ với Phòng Kỹ thuật, nhận các sơ đồ cắt từ phòng
kỹ thuật, cắt vải và kết hợp với kho để bảo quản bán thành phẩm.
- 1.5 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
tyTNHH Sản xuất và Thương mại Rạng Đông.
- 1. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm.
Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty theo kiểu liên tục, sản
phẩm qua nhiều giai đoạn sản xuất nối tiếp nhau. Các mặt hàng mà công ty sản
xuất có nhiều kiểu cách , chủng loại, mẫu mã, chất liệu vải đa dạng và phong
phú khác nhau nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng nên có
nhiều khâu, nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có những bước công việc khác
nhau. Mỗi chủng loại sản phẩm lại có chi tiết khác nhau, những bước công việc
này sản xuất kế tiếp nhau một cách liên tục. Song tất cả các sản phẩm đều trãi
qua các bước công việc không thể thiếu để sản phẩm có thể sử dụng như như :
cắt, may, thêu(nếu cần), là, đóng gói.
Sơ đồ số 2 : Quy trình sản xuất sản phẩm
Chuẩn bị Xưởng cắt Xưởng may Xưởng
thêu
nguyên liêu


Nhập kho Bộ phận KCS Xưởng là
đóng gói
SV. Đỗ Thị Thuần
6
6


×