CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BPO
Theo thống kê của WTO, đến năm 2020 thanh toán bằng phương thức Ghi sổ sẽ
chiếm khoảng 90% tổng lượng thanh toán thương mại toàn cầu, 10% còn lại thuộc
về các phương thức khác, trong đó chủ yếu là tín dụng chứng từ vào khoảng 67%. Điều trớ trêu thay là những mặt hạn chế nêu trên đều rơi vào hai phương thức
thanh toán và tài trợ chủ yếu này. Trước khi BPO ra đời tức tính đến năm 2013 thì
đây chính là tỷ lệ sử dụng phương thức thanh toán trên thế giới.
Thực tiễn đòi hỏi sự ra đời một phương thức thanh toán và tài trợ thương mại
kiểu mới, hiện đại tích hợp được những mặt mạnh của phương thức Ghi sổ và Tín
dụng chứng từ, hạn chế được những mặt yếu không an toàn, rủi ro cao của
phương thức Ghi sổ, trì trệ, chi phí tốn kém, nhiểu tranh chấp của phương thức tín
dụng chứng từ. Phương thức mới đó là Nghĩa vụ thanh toán của Ngân hàng –
Bank Payment Obligations, gọi tắt là BPO, được điều chỉnh bởi quy tắc thống
nhất đối với nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng URBPO (Uniform Rules For
Bank Payment Obligations)
Nếu phương thức tín dụng chứng từ tồn tài và phát triển trên cơ sở giao dịch
chứng từ truyền thống, thì BPO ngược lại là sự tích hợp của hai phương thức tín
dụng chứng từ và ghi sổ dựa trên cơ sở của giao dịch Bộ dữ liệu thương mại số,
3
độc lập với hình thức giao dịch chứng từ thương mại văn bản, dù cho các Bộ dữ
liệu thương mại số được trích suất từ các chứng từ văn bản đó.
1. Khái niệm BPO
BPO là một cam kết độc lập và không hủy ngang của Ngân hàng phát hành
BPO- (thường là ngân hàng của người nhập khẩu) - (Obligor Bank) sẽ thanh toán
ngay hoặc cam kết thanh toán có kỳ hạn và thực hiện thanh toán khi đáo hạn một
số tiền đã được xác định cho Ngân hàng thụ hưởng BPO – (Ngân hàng của người
xuất khẩu)- (Recipient Bank) sau khi so khớp điện tử thành công các dữ liệu
theo các điều kiên của BPO hoặc Ngân hàng phát hành chấp nhận các sai lệch của
dữ liệu. BPO là một công cụ thay thế trong thanh toán thương mại, được thiết kế
để bổ sung và tồn tại song song với các công cụ thanh toán hiện tại.
2. Nguồn gốc hình thành của phương thức BPO
Trước khi URBPO - Bộ quy tắc thông nhất về nghĩa vụ thanh toán ngân hàng
(Uniform Rules for Bank Payment Obligation) được ICC thông qua, năm 2012
Standard Chartered Bank là ngân hàng đầu tiên thực hiện thành công giao dịch
BPO. Giao dịch được thực hiện giữa công ty OCTAL Petrochemicals và công ty
BP Petrochemicals, một trong những nhà sản xuất hạt nhựa PET lớn nhất thế giới,
và một công ty hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp bao bì và sử dụng
chương trình so khớp dữ liệu Straight2bank do Ngân hàng Standard Chartered tự
xây dựng từ tháng 2/2012
Từ giao dịch đầu tiên này, ICC đã hợp tác với Swift xây dựng ứng dụng so
khớp dữ liệu TMA- được phát triển trên nền chương trình Straight2bank của
Standard Chartered nhằm đưa phương thức thanh toán BPO áp dụng tại phạm vi
trên toàn thế giới.
Standard Chartered Bank cho rằng sử dụng BPO, khách hàng của ngân hàng
có thể được bảo đảm thanh toán và hạn chế rủi ro nhưng thông qua một quy trình
hoàn toàn tự động, không sử dụng giấy tờ và nhanh hơn rất nhiều – bằng cách đó
4
nó là chiếc cầu nối giữa phương thức thư tín dụng và phương thức ghi sổ. Đây là
công cụ thanh toán thương mại ít phức tạp và tiết kiệm chi phí.
David Vermylen, giám đốc phụ trách tín dụng toàn cầu của BP cho rằng chương
trình BPO cho họ một số những lợi ích hiệu quả về chi phí cũng như thời gian xử
lý chứng từ so với thư tín dụng truyền thống.
3. Quy trình nghiệp vụ
Bước 1: Người mua và người bán thống nhất về phương thức thanh toán là BPO
trên hợp đồng mua bán. Người mua gửi đơn đặt hàng cho người bán.
Bước 2: Người mua cung cấp dữ liệu tối thiểu từ đơn đặt hàng và các điều kiện
của nghĩa vụ thanh toán ngân hàng cho ngân hàng có nghĩa vụ.
Bước 3: Người bán xác nhận dữ liệu từ PO và gửi chấp nhận các điều kiện BPO
cho ngân hàng người nhận. Nếu cả dữ liệu người mua và người bán dữ liệu được
khớp trên ứng dụng so khớp dữ liệu (TMA). Cả người mua và người bán sẽ nhận
được một báo cáo phù hợp từ ngân hàng của họ.
Bước 4: Người bán vận chuyển hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng mua
bán.
Bước 5: Người bán trình bày dữ liệu lô hàng và dữ liệu hóa đơn cho ngân hàng
của mình, đơn hàng sẽ gửi đến TMA để khớp.
Bước 6: Người mua nhận được báo cáo kết quả so khớp dữ liệu từ ngân hàng của
mình. Người mua có quyền chấp nhận lỗi không trùng khớp nào nếu có.
Bước 7: Ngân hàng Người bán thông báo cho người bán về kết quả khớp dữ liệu
thành công.
Bước 8: Người bán sẽ gửi các chứng từ thương mại cho người mua và người mua
sẽ nhận hàng từ hải quan cùng các chứng từ này.
5
Bước 9: Đến ngày đáo hạn ngân hàng phát hành BPO sẽ thanh toán cho Ngân
hàng thụ hưởng BPO và sau đó Ngân hàng thụ hưởng BPO sẽ chuyển cho người
bán theo thỏa thuận
Lưu ý: Các bức điện gửi được gửi đi hay nhận được phải sử dụng các bức điện
tiêu chuẩn ISO 20022 đã đăng ký với Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế. Các bức điện
sẽ được tự động xử lý thông qua ứng dụng so khớp giao dịch TMA (Transaction
Matching Application) của tổ chức SWIFT.
Đôi nét về ứng dụng so khớp dữ liệu TMA
Transaction Matching Application gọi tắt là TMA là ứng dụng tự động so khớp
dữ liệu điện tử do Swift phát triển và quản lý dựa trên nền tảng chương trình
Straight2bank của ngân hàng Standard Charterd. TMA có nhiệm vụ tự động so
khớp các dữ liệu điện tử do các bên tham gia BPO gửi lên và báo cáo kết quả so
khớp thành công hay không. Do việc so khớp là hoàn toàn tự động nên việc so
khớp dữ liệu TMA có độ chính xác cao và thời gian xử lý nhanh chóng
6
Phí đăng kí sử dụng TMA:
-
Các ngân hàng muốn trở thành một thành viên tham gia BPO trước hết phải
đăng kí sử dụng TMA với Swift.
-
Các ngân hàng đăng ký thành công sẽ được cấp mã khách hàng. Dữ liệu được
sử dụng trong TMA là dữ liệu điện tử được tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO
20.022 do swift cung cấp. ISO 20.022 sắp xếp dữ liệu tài chính theo phân vùng
thương mại, mỗi phân vùng được xác định bởi mã khu vực gồm 4 kí tự gọi là
TSMT. Tiêu chuẩn này cũng quy định cụ thể định dạng của các dữ liệu về hóa
đơn, chứng từ vận tải, bảo hiểm, giấy chứng nhân hoặc các bộ dữ liệu khác mà các
ngân hàng tham gia cần xuất trình theo quy định của BPO. Các tiêu chuẩn phải
đảm bảo tính thống nhất và đồng nhất trong định dạng và thuật ngữ thông qua
việc sử dụng bộ từ điển dữ liệu thông dụng.
Cách vận hành TMA:
Sau khi mua ứng dụng TMA từ Swift, các ngân hàng tham gia BPO sẽ gửi các dữ
liệu điện tử được tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 20.022 TMST lên TMA để
so khớp dữ liệu.
TMA xử lý các dữ liệu nhân được từ ngân hàng tham gia BPO, so sánh tự động
các dữ liệu này với nhau để tạo ra bộ dữ liệu tiêu chuẩn được thiết lập theo BPO
hoặc so sánh bộ dữ liệu đòi tiền với Baseline.
Sau khi so khớp dữ liệu TMA thông báo dữ liệu phù hợp hoặc không phù hợp với
từng ngân hàng tham gia.
Ví dụ về một giao dịch sử dụng BPO
7
4. Nghĩa vụ các bên tham gia
Người mua và người bán
Đàm phán chi tiết hàng hóa (mô tả, số lượng, đơn giá, ...).
Đồng ý về số tiền của nghĩa vụ thanh toán và các điều kiện thanh toán phí.
Xác định các điều khoản thanh toán: khi nhận hóa đơn, khi giao hàng hoặc
trả chậm.
Đồng ý vào ngày hết hạn, điều khoản vận chuyển và ngày giao hàng gần
nhất.
Ngân hàng phát hành BPO (Obligor bank) - ngân hàng nước nhập khẩu
Phân tích rủi ro và quản lý tuân thủ nội bộ (KYC - know your customer của
người mua).
Báo giá BPO cho Người mua.
Đề xuất BPO có lợi cho Người mua.
Giải quyết BPO vào ngày đáo hạn, tùy thuộc vào các điều kiện phù hợp đã
được đáp ứng.
Cung cấp dịch vụ tài chính tùy chọn cho Người mua theo yêu cầu.
8
Ngân hàng thụ hưởng (recipient bank) - ngân hàng nước xuất khẩu
Phân tích rủi ro và quản lý tuân thủ nội bộ (KYC của Người bán).
Xác thực việc gửi bộ dữ liệu của người mua.
Giá các dịch vụ dựa trên BPO cho Người
bán. Tư vấn / xác nhận BPO cho Người bán.
Cung cấp dịch vụ tài chính tùy chọn cho Người bán theo yêu cầu.
5. Rủi ro các bên tham gia
BPO là kết hợp giữa phương pháp ghi sổ (nhiều rủi ro cho người xuất khẩu) và
phương pháp tín dụng chứng từ (bảo vệ người xuất khẩu) nên rủi ro của BPO hầu
như không có:
- Người bán: giảm rủi ro không được thanh toán tiền hàng. Ngân hàng cam kết trả
tiền người bán và rủi ro chuyển từ người nhập khẩu sang ngân hàng phát hành
BPO
- Người mua: Giảm rủi ro về chất lượng hàng hóa. BPO là trả có điều kiện và chỉ
trả sau khi người bán đã giao hàng
- Về phía ngân hàng: BPO kiểm tra và khớp thông tin qua máy móc sẽ tránh nhầm
lẫn, thiếu sót.
Tuy nhiên
BPO vẫn khá độc lập về chứng từ và hàng hóa. Chứng từ được chuyển thẳng từ
người xuất khẩu đến người nhập khẩu và không qua kiểm tra của ngân hàng nên
có thể có sai sót. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng không đảm bảo về chất lượng của
hàng hóa đã được giao.
Vì giao hàng trước chứng từ nên có thể xảy ra rủi ro chứng từ đến trễ khiến
người nhập khẩu không lấy được hàng.
Đối với ngân hàng có thể gặp rủi ro người mua vỡ nợ hoặc không thanh toán,
nhưng rủi ro này ít gặp vì ngân hàng phải thẩm định kĩ lưỡng khách hàng của
mình.
9
6. Nguồn luật điều chỉnh
Giống như LC được điều chình bởi UCP600 thì BPO được điều chỉnh bởi
URBPO.
URBPO (Uniform Rules for Bank Payment Obligations): Bộ quy tắc thông nhất
về nghĩa vụ thanh toán ngân hàng được Phòng Thương Mại Quốc tế (International
Chamber of Commerce – ICC) thông qua vào ngày 17/4/2013 và có hiệu lực áp
dụng từ ngày 01/7/2013. Mục đích cơ bản là cung cấp qui tắc chung cho BPO liên
quan đến giao dịch thương mại cơ bản giữa người mua và người bán.
URBPO gồm 17 mục
- Điều 1: Phạm vi
- Điều 2: Đối tượng áp dụng
- Điều 3: Định nghĩa chung
- Điều 4: Định nghĩa tin nhắn
- Điều 5: Giải thích một số thuật ngữ
- Điều 6: Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (BPO) trong hợp đồng
- Điều 7: Dữ liệu so với Tài liệu, Hàng hóa, Dịch vụ hoặc Hiệu suất
- Điều 8: Ngày hết hạn và nộp chứng từ
- Điều 9: Vai trò của một ngân hàng có liên quan
- Điều 10: Cam kết của một ngân hàng có nghĩa vụ
- Điều 11: Luật sửa đổi
- Điều 12: Phí
- Điều 13: Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm về hiệu quả của dữ liệu
10
- Điều 14: Bất khả kháng
- Điều 15: Các trường hợp không có sẵn của ứng dụng khớp giao dịch
- Điều 16: Trường hợp áp dụng
- Điều 17: Chuyển giao và chuyển nhượng
Tất cả các mục giải thích đầy đủ về phạm vi, khái niệm, quy trình BPO, phí,...
URBPO sẽ qui định rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm các bên trong các trường
hợp nhất định. Ví dụ ngân hàng nào có trách nhiệm thanh toán? Nếu ngân hàng
nước người mua phá sản thì ngân hàng nước người bán có trách nhiệm trả tiền
hay không? Nếu người mua từ chối thanh toán thì trách nhiệm thuộc về ai?,...
Trừ khi có quy định khác, một BPO sẽ phải tuân theo phiên bản mới nhất của các
quy tắc đang tồn tại. Các quy tắc chỉ có thể được hỗ trợ bằng cách sử dụng các
thông điệp tiêu chuẩn thương mại được đăng ký với Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế
(ISO), ngày nay là ISO 20022.
CHƯƠNG II: SO SÁNH BPO VỚI CÁC PHƯƠNG THỨC KHÁC
1.
So sánh BPO với ghi sổ
Giống nhau:
- Nhanh chóng , dễ dàng
- Chứng từ được chuyển sang trực tiếp cho người nhập khẩu mà không thông qua
ngân hàng
- Người nhập khẩu có thể trả tiền chậm
11
Khác nhau:
BPO
Ghi sổ
Quy trình
Rủi ro
Rủi ro không thanh toán được
Rủi ro thuộc về phía người xuất khẩu
thiểu từ nhà nhập khẩu sang ngân
phát hành BPO
Nguồn luật URBPO
Không có
chỉnh
Hình thức Người xuất khẩu được hưởng
Người xuất khẩu tài trợ cho người
lợi tài chính trước và sau khi khi
khẩu
giao hàng
12
Ngân hàng - Ngân hàng có nghĩa vụ
Không có sự tham gia của các ngân
tham gia
với chức năng mở tài khoản
(Obligor bank)- ngân hàng nước
khẩu
- Ngân hàng thụ hưởng
(recipient bank)- ngân hàng
người nhập khẩu
2. So Sánh BPO với tín dụng chứng từ L/C
Giống nhau:
- Cấu trúc không thể hủy ngang
- Được điều chỉnh bởi quy tắc của ICC
- Một biện pháp giảm thiểu rủi ro, giúp nhà xuất khẩu được đảm bảo thanh toán
- Được dùng như một tài sản để thế chấp tài chính
13
Khác nhau:
BPO
Tín dụng chứng từ L/C
Quy trình
Nguồn luật URBPO
UCP
điều chỉnh
Kiểm tra
Thông qua hệ thống khớp dữ liệu
Kiểm tra thủ công
chứng từ
điện tử
Gửi
Chứng từ gửi trực tiếp cho người
chứng từ
Nhập khẩu
Cam kết
-Cam kết của NHPH sẽ trả tiền cho
Cam kết trả tiền của NHPH sẽ thanh
thanh toán
thụ hưởng BPO, không cam kết trả
toán cho người xuất khẩu
Chứng từ được gửi thông qua ngân
hàng
tiền cho người bán
- Có thể nhiều ngân hàng tham gia
- Chỉ có 1 ngân hàng cam kết thanh
hành BPO
toán
14
- Mỗi ngân hàng chỉ bị ràng buộc
-Ngân hàng phát hành có nghĩa vụ
bằng số tiền của BPO có liên quan
với toàn bộ số tiền của L/C
Cơ sở hình Cơ sở dữ liệu từ người mua, người
thành
Cơ sở đơn tuyến
bán và các ngân hàng tham gia
Tính chuyển Không thể chuyển nhượng
Có thể chuyển nhượng
nhượng
3. Ưu, nhược điểm của BPO
BPO là sự kết hợp giữa L/C và ghi sổ
3.1 Ưu điểm
Đối với người bán
- Được đảm bảo thanh toán bởi ngân hàng phát hành BPO, rủi ro không thanh
toán được chuyển từ người mua sang ngân hàng phát hành
- Có thể sử dụng BPO làm bảo đảm cho các khoản tài trợ trước và sau khi giao
hàng
- Giảm thiểu rủi ro người mua hủy, thay đổi hoặc từ chối nhận hàng
- Có thể ấn định thời gian giao hàng phù hợp với khả năng của mình, xác định
thời hạn thanh toán và thực hiện giao hàng tương ứng.
- Có thể chào bán với nhiều sự lựa chọn linh động và phân tán rủi ro vơí nhiều
người mua
- Phí dịch vụ thấp hơn so với phí L/C
- Tiết kiệm thời gian, nhân lực do không phải kiểm tra chứng từ thủ công
Đối với người mua
- Giảm thiểu rủi ro về hàng hóa so với phương thức trả trước tiền hàng
- Thanh toán tiện lợi, tiết kiệm chi phí
15
- Có thể thương lượng ký hợp đồng mua bán với nhiều điều khoản và điều kiện
mua bán tốt hơn vì đã phải chứng tỏ được khả năng thanh toán.
Đối với ngân hàng
- Tiến hàng đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian, công sức kiểm tra chứng từ
- Nắm bắt các thông tin, sự kiện diễn ra trong chuỗi ứng dễ dàng hơn nhờ bản chất
kỹ thuật số của dòng thông tin.
3.2 Nhược điểm
- Quá trình thực hiện ở dạng điện tử có thể gây ra mối quan tâm pháp lý trước
những rủi ro có thể xảy ra.
- BPO là phương thức mới xuất hiện gần đây nên khó có thể vượt qua được các
phương thức xuất hiện từ lâu trước đây
- BPO bị đe dọa bởi các công ty sử dụng tiền mặt thanh toán chống lại thời hạn
thanh toán hàng hóa, họ sẽ tìm kiếm giải pháp thay thế để giảm rủi ro như bảo
lãnh, bao thanh toán.
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BPO TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
1. Trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới uớc tính có 13 ngân hàng sử dụng phương thức thanh toán
BPO. Ngoài ra có 45 ngân hàng khác đang trong quá trình thông qua BPO. Thực
tế BPO cũng đang ở dạng thử nghiệm trong phạm vi một số ngân hàng. Tài chính
thương mại đang bước vào thời đại kỹ thuật số. Ngành công nghiệp đang chứng
kiến sự xuất hiện của các phát triển sáng tạo, biến đổi và đột phá như công nghệ
tiền điện tử, dưới hình thức phân tán công nghệ sổ cái (DLT) hoặc blockchain. Để
chuyển đổi thành công từ quy trình dựa trên giấy đến dữ liệu, ngân hàng cần tuân
theo con đường phát triển kỹ thuật số. Họ cần áp dụng thực tế các giải pháp đã
được chứng minh có thể cải thiện tiến hành chung của giao dịch, để tiết kiệm thời
gian trong việc đưa ra các giải pháp kỹ thuật số và đáp ứng kỳ vọng của tập đoàn,
và để có kinh nghiệm xử lý dữ liệu điện tử trong tài chính thương mại - một quá
trình chỉ mới xuất hiện.
16
Một giải pháp như vậy là Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (BPO) - một công cụ
thanh toán không thể hủy ngang được tiêu chuẩn hóa để tăng cường thanh toán
giao dịch tài chính thương mại, dựa trên việc xử lý số hóa dữ liệu của chuỗi cung
ứng vật lý. Tuy nhiên, trạng thái hiện tại của BPO thực hiện trên thị trường toàn
cầu cho thấy sự tiến bộ của số hóa vẫn còn xa hoàn thành. Trong một ngành công
nghiệp chậm thay đổi và phụ thuộc nhiều vào các hoạt động trên giấy, đổi mới
trong thương mại có thể tốn nhiều thời gian và phức tạp, dẫn tới việc áp dụng thị
trường có thể là thử thách Điều này có nghĩa là khả năng biến đổi lợi ích của công
nghệ cơ bản BPO không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra.
Kể từ năm 2010, khi giao dịch BPO đầu tiên diễn ra, các cơ quan như vậy như
SWIFT và Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) có rất nhiều các công cụ như một
phương tiện khai thác nhanh chóng tăng trưởng của nền kinh tế dữ liệu thành
công. Trong các ấn phẩm như năm 2013. Quy tắc thống nhất cho Nghĩa vụ thanh
toán ngân hàng (URBPO) - cung cấp khung pháp lý thiết yếu cho cách thức giao
dịch của BPO nên được tiến hành trên quy mô toàn cầu - ICC và SWIFT đã chỉ ra
cách thức BPO có thể cho phép dữ liệu được sử dụng thay thế cho giấy trong giao
dịch tài chính thương mại.
Điều quan trọng, BPO cũng có thể phục vụ để tăng cường cung cấp chuỗi tài
chính (SCF) - sử dụng mô hình giao dịch bốn góc của nó (tức là mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau của hai đối tác thương mại và hai ngân hàng: người mua, người
bán, ngân hàng người mua và ngân hàng người bán). Trong này, được hưởng lợi
từ các mạng lưới hợp tác giữa các ngân hàng, đặc biệt là cho các doanh nghiệp
tham gia, các thủ tục KYC, kiểm tra tuân thủ và tài chính.
Các ngân hàng đã nắm lấy BPO như một phần của danh mục sản phẩm của chính
họ và giải quyết các giao dịch BPO với các khách hàng doanh nghiệp của họ, sau
đó, áp dụng các biện pháp sáng tạo có thể tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng vật lý
của họ.
Tuy nhiên, việc áp dụng thị trường của BPO đã thấp hơn dự kiến. Điều này là do
nó phụ thuộc vào sự chấp nhận của các công cụ bởi một khối lượng lớn quan
trọng của các ngân hàng. Theo Alexander R. Malaket, CITP, CTFP, Chủ tịch
17
Dịch vụ tư vấn OPUS International Inc.: khi lần đầu tiên ra mắt, BPO có lẽ là một
trong những thứ thực chất nhất và những đổi mới đầy hứa hẹn trong kinh doanh
tài chính thương mại quốc tế. Những nỗ lực tiếp theo để thương mại hóa và thúc
đẩy việc áp dụng, bao gồm định vị thị trường và nhận thức hạn chế giữa các
doanh nghiệp cung cấp một số bài học quan trọng để thông báo chiến lược đi tiếp.
Khả năng tồn tại của BPO yêu cầu thiết lập lại - cả hai nhận thức xã hội và nhận
thức thị trường, và xung quanh thực tiễn của đề xuất và thực hiện hóa giá trị. Đối
với giá trị cốt lõi, BPO khuôn khổ mang lại tiềm năng rõ ràng trong việc thúc đẩy
tài chính cho thương mại toàn cầu và có thể bổ sung cho các sáng kiến số hóa
rộng lớn hơn trong ngành công nghiệp."
Áp dụng mô hình McKinsey
Công nghiệp 4.0 - nghĩa là, vượt ra ngoài tự động hóa đơn giản và hướng tới thực
hiện trí tuệ nhân tạo (AI) và robot, Internet of Things (IoT) và điện toán đám mây
trên toàn công ty chuỗi cung ứng - đã tăng nhu cầu trong ngành công nghiệp
thương mại cho dịch vụ sáng tạo tương tự. Do đó, các ngân hàng đang chịu áp lực
ngày càng tăng từ các khách hàng doanh nghiệp của họ để nắm lấy các dịch vụ
dựa trên dữ liệu, giá trị gia tăng. Nhưng thảo luận rộng rãi về DLT, đặc biệt, đã
đưa ra một quan niệm sai lầm rằng BPO bằng cách nào đó ít hơn Đối thủ của
blockchain. Thay vào đó, BPO đại diện cho một giai đoạn quan trọng của tài
chính thương mại tiến hóa kỹ thuật số, vì đã trở nên quen thuộc với Xử lý và khớp
dữ liệu của BPO, rất quan trọng trong các quy trình chính của dữ liệu blockchain.
Tất nhiên, ngành tài chính thương mại cần theo đuổi một sự liền mạch, chuyển đổi
kỹ thuật số hiệu quả. Vì vậy, trong khi các ngân hàng phải nghi ngờ tiếp tục để
theo đuổi thương mại hóa blockchain, họ cũng phải sử dụng và nâng cao nhận
thức về các công cụ hiện có sẵn cho họ. Điều này có nghĩa là đầu tư vào khả năng
BPO của họ song song với công việc của họ trên DLT. Trên thực tế, những nỗ lực
đang được thực hiện để tận dụng khuôn khổ của BPO cho các ứng dụng DLT.
Điều này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang các công nghệ mới nổi không phụ
thuộc vào TSU SWift nhưng thay vào đó dựa vào hợp đồng thông minh và định
nghĩa
18
Commerzbank lần đầu tiên bắt đầu triển khai BPO vào năm 2013 và được phát
hành vào tháng 10 năm 2014 - với một giao dịch cho một doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Đức để kinh doanh thương mại với Thái Lan và một giao dịch cho một
công ty thương mại có trụ sở tại Bỉ với Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ đó, Ngân hàng đã tăng
hoạt động kinh doanh BPO, giải quyết các giao dịch với các ngân hàng đối tác cho
các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả
trong phạm vi châu Âu và nước ngoài. Các giao dịch gần đây đáng chú ý bao gồm
BPO đầu tiên ở London vào tháng 8 năm 2016, được xử lý cùng với UniCredit và
bao gồm việc xuất khẩu hóa chất từ Ai-len đến Ý; BPO đầu tiên giữa Đức và
Trung Quốc vào tháng 9 năm 2016; và người đầu tiên là Áo vào tháng 8 năm 2017
Commerzbank đã tìm cách nâng cao nhận thức thương mại hóa công cụ cho các
khách hàng tiềm năng.
BPO trong tương lai
Trong thời đại số hóa thương mại, nơi nào để lại Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng?
Với khả năng sửa đổi URBPO, cũng như tiếp tục sử dụng Tài khoản mở, có thể
vẫn còn sử dụng trong cửa hàng trong tương lai. Nói cách Hennah của, "Mặc dù
không hoàn hảo, và bất kỳ hình thức có thể mất đi sau này, thương mại trong thế
kỷ 21 mà chúng tôi đầu tư nếu không muốn nói chỉ trong BPO sau đó trong một
hình thức mới của nghĩa vụ với giá trị tương đương."
2. Ở Việt Nam
Sau Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam đã nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý cho các ngân hàng
thương mại nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp, trong đó có nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (BPO-Bank Payment
Obligation). Điều này chứng tỏ rằng nhà nước và các ngân hàng có quan tâm đến
sự phát triển của phương thức này nhưng trên thực tế, cho đến nay vẫn chưa thấy
ngân hàng Việt Nam nào triển khai sản phẩm BPO.
Ngày 04/05/2019, Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu đề tài cấp Bộ của Ngân
hàng Nhà nước do TS Nguyễn Toàn Thắng – Tổng Thư ký, Hiệp hội ngân hàng
19
Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Chủ trì đã tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu triển khai phương thức thanh toán BPO tại các
ngân hàng Việt Nam” do Phó Tổng Giám đốc Vietcombank Đào Minh Tuấn làm
chủ nhiệm đề tài với các thành viên là đại diện Trung tâm Tài trợ thương mại,
Chính sách sản phẩm bán buôn, Chi nhánh Đà Nẵng và Trường Đào tạo
Vietcombank.
Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu đã thống nhất đánh giá đây là một công
trình nghiên cứu có tính khoa học và chuyên môn cao, sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học phù hợp, nội dung nghiên cứu chi tiết. Đề tài đã hệ thống
hóa cơ sở lý luận về phương thức thanh toán BPO, các tình huống sử dụng và các
điều kiện cần thiết để triển khai cung ứng sản phẩm ra thị trường đồng thời phân
tích, so sánh giữa BPO và các phương thức truyền thống, bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam khi thiết lập và triển khai BPO. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các
điều kiện và lộ trình triển khai BPO tại Việt Nam. Hội đồng nghiệm thu đã nhất trí
nghiệm thu đề tài và đề xuất với Thống đốc NHNN để giao Cục Công nghệ thông
tin, Vụ Thanh toán NHNN, Sở Giao dịch và một số NHTM để nghiên cứu, triển
khai.
Và đây là kết quả của 1 bài khảo sát do tác giả Nguyễn Thanh Hải thực hiện
khảo sát một số doanh nghiệp dù chỉ có ít số lượng vote nhưng mọi người vẫn có
niềm tin rằng trong tương lai phương thức thanh toán này sẽ được mở rộng. Họ
đang quan tâm và sẽ tìm hiểu nhiều hơn hơn tới phương thức thanh toán này.
20
Có thể thấy đây là một phương thức rất có tiềm năng. Nhưng đứng trước một số
nguyên nhân mà phương thức này chưa được thực hiện thì chúng ta sẽ phải chờ
xem liệu trong tương lai Chính phủ và các ngân hàng Việt Nam có đề ra hững biện
pháp nào để khắc phục và phát triển phương thức thanh toán này tại Việt Nam hay
không.
3. Một số nguyên nhân cho sự kém phát triển của BPO
Bởi việc triển khai sản phẩm BPO còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Về pháp lý: cần quy định cho phép các tổ chức liên quan chấp nhận hình thức
chứng từ điện tử, ví dụ, hải quan chấp nhận cho nhà nhập khẩu thông quan bằng
chứng từ điện tử.
Về công nghệ: ngân hàng cung ứng dịch vụ BPO cần đầu tư hạ tầng/hệ thống
công nghệ có tương thích với điện ISO20022 cũng như hệ thống TMA.
Về con người: ngân hàng cung ứng dịch vụ BPO cần đào tạo đội ngũ nhân viên
am hiểu về nghiệp vụ BPO thì mới có thể cung ứng dịch vụ BPO.
Kèm theo đó là yêu cầu vấn đề ứng dụng quản trị rủi ro theo Basel III đối với các
công cụ tài trợ thương mại bao gồm BPO…
21
BPO yêu cầu về nhiều mặt ở trình độ cao, vì thế có thể dễ dàng trả lời cho câu
hỏi vì sao BPO lại chưa trở nên phổ biến ở trên thế giới hiện nay.
Ngoài ra, kể đến các yếu tố các ngân hàng Việt Nam có muốn triển khai sản phẩm
cũng không được vì còn tùy thuộc vào ngân hàng đại lý của họ đã áp dụng
phương thức này chưa. Khách hàng và đối tác của khách hàng có mong muốn sử
dụng BPO hay không.
Thực tế, cho đến nay vẫn chưa thấy ngân hàng Việt Nam nào triển khai sản phẩm
BPO. Cho dù thực tế là như vậy nhưng với những tiện ích như đã trình bày
ở trên, người viết tin rằng sản phẩm BPO sẽ sớm đi vào đời sống thương mại
quốc tế và trở thành một công cụ thanh toán quốc tế phổ biến của thế kỷ 21. Có
thể nó không có khả năng đặt dấu chấm hết cho “triều đại” LC nhưng chắc chắn
nó sẽ song hành cùng với LC như một phương thức thanh toán được các doanh
nghiệp và ngân hàng ưa chuộng. Do vậy, ngay từ bây giờ các ngân hàng Việt Nam
cũng cần tìm hiểu cũng như có những bước chuẩn bị cần thiết để có thể triển khai
sản phẩm này đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam để sẵn sàng hội
nhập với cộng đồng các ngân hàng quốc tế
22
KẾT LUẬN
Kinh tế Việt Nam đã bước vào giai đoạn phát triển mới khi nước ta ngày càng
hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với nhiều cơ hội mới mở ra cho doanh
nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải đối mặt với
không ít khó khăn, thách thức. Để vượt qua những khó khăn, trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam phải đóng vai trò nòng
cốt, nắm bắt được những chuẩn mực của khu vực và quốc tế. Đứng trước sự phát
triển hằng ngày của các thiết bị công nghệ điện tử các doanh nghiệp Việt Nam cần
nắm bắt tiếp thu kiến thức mới hằng ngày để góp phần phát triển kinh tế, đưa đất
nước trở thành quốc gia hiện đại hóa.
Việc BPO có trở thành một phương thức thanh toán phổ biến trên thế giới hay
không và liệu rằng nó có thể xóa bỏ được các phương thức thanh toán khác hay
không sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có lẽ chúng ta cần thời gian để trả lười
cho câu hỏi này.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- URBPO – ICC Uniform Rules for Bank Payment Obligations – ICC
Publication No. 750
- GS.TS Đinh Xuân Trình, 2018. Phương thức thanh toán LC thay thế BPO.
Hà Nội: NXB Lao Động
- SWIFT’s Corporate and Supply Chain Market Management team, July 2016.
Bank Payment Obligation A new payment method
- Nguyễn Thanh Hải - Nghiên cứu về BPO ở Việt Nam
-Nghị quyết số 139/NQ-CP, ngày 09/11/2018 của Chính phủ
- />
hauptportal-rebrush/insights/bpo/WhitepaperBPO.pdf - />- />px?itemID=5751
24