GIÁO TRÌNH
THIẾT KẾ NỘI THẤT CỬA HÀNG,
SHOWROOM
Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Lan Hương
Thực hiện: ThS Nguyễn Thị Bích Liễu
LƯU HÀNH NỘI BỘ
2
LỜI GIỚI THIỆU
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, xã hội phát triển không ngừng,
khiến mọi thứ đều đổi mới, thay đổi một cách toàn diện. Ở những không gian
dịch vụ, mua sắm, cách bày bán hàng truyền thống cũng dần được thay thế bởi
cách trưng bày hiện đại và đầy sáng tạo của các không gian cửa hàng (shop),
showroom đẹp và ấn tượng
Giáo trình nội bộ Thiết kế nội thất cửa hàng, showroom giới thiệu một
cách đầy đủ cách thiết kế không gian nội thất cửa hàng, showroom. Hướng dẫn
tìm hiểu và cách phân tích nhu cầu thiết kế từng loại hình cửa hàng,
showroom, theo vị trí, sản phẩm, giá cả và nguồn ngân sách chi phí. Thiết kế
và tổ chức cửa hàng, showroom là phương thức củng cố hình ảnh, yêu cầu, thu
hút người mua sắm và thúc đẩy doanh số bán hàng, gia tăng lợi nhuận.
Cuốn giáo trình Thiết kế nội thất cửa hàng, showroom là nguồn tài liệu
rất cần thiết cho tất cả các bên liên quan, từ sinh viên chuyên ngành thiết kế
nội thất, sinh viên chuyên ngành thiết kế kiến trúc hoặc các nhà thiết kế đã và
đang hành nghề thiết kế nội ngoại thất trong việc thiết kế nội thất cửa hàng,
showroom. Giáo trình tổng quan ngắn gọn nhưng đầy đủ các khái niệm, các
nguyên tắc quan trọng để thiết kế nên không gian cửa hàng, showroom độc
đáo, nhằm kích thích, nâng cấp quá trình mua sắm và sau cùng là thúc đẩy
doanh số bán hàng, gia tăng không ngừng lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Nội dung giáo trình được chia thành 5 chương
Chương 1: Hoạt động thương mại, hình thức của cửa hàng, showroom
Chương 2: Tổ chức không gian nội thất
Chương 3: Nguyên tắc ánh sáng, màu sắc, vật liệu trong thiết kế nội thất
cửa hàng, showroom
Chương 4: Thiết kế mặt tiền, biển hiệu, cửa sổ trang trí, đồ nội thất theo
nhân trắc học
3
Chương 5: Quá trình xây dựng và hoàn thiện bài thiết kế nội thất cửa
hàng, showroom
Trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng
nhưng sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm biên soạn rất mong nhận được
những ý kiến góp ý của quý bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn
Trân trọng cảm ơn
Nhóm tác giả
4
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 3
MỤC LỤC ................................................................................................................... 5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... 8
Chương 1. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, HÌNH THỨC CỬA HÀNG,
SHOWROOM .......................................................................................................... 10
Mục tiêu chương 1 ..................................................................................................... 10
1.1. Khái quát hoạt động thương mại và hình thức bán hàng ................................... 10
1.1.1. Hoạt động thương mại ................................................................................ 10
1.1.2. Hình thức bán hàng .................................................................................... 12
1.2. Quá trình hình thành và phát triển cửa hàng bách hóa, trung tâm mua sắm ...... 15
1.2.1. Cửa hàng bách hóa ..................................................................................... 15
1.2.2. Trung tâm mua sắm .................................................................................... 21
1.3. Loại hình cửa hàng, showroom và quá trình thiết kế.......................................... 27
1.3.1. Khái niệm loại hình cửa hàng, showroom.................................................. 27
1.3.2. Sự hình thành và phát triển của cửa hàng, showroom ............................... 29
1.3.3. Phân loại ..................................................................................................... 48
1.3.4. Vị trí, diện tích cửa hàng, showroom ......................................................... 49
1.3.5. Quá trình thiết kế ........................................................................................ 51
Câu hỏi chương 1 ....................................................................................................... 55
Chương 2. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN NỘI THẤT ............................................. 56
Mục tiêu của chương 2............................................................................................... 56
2.1. Yêu cầu thiết kế .................................................................................................. 57
2.2. Tổ chức không gian ............................................................................................ 58
2.2.1. Tổ chức không gian dạng khối thẳng ......................................................... 60
2.2.2. Tổ chức không gian dạng chuyển tiếp ....................................................... 61
2.2.3. Tổ chức không gian dạng đường chéo ....................................................... 62
2.2.4. Tổ chức không gian dạng đường cong ....................................................... 63
2.2.5. Tổ chức không gian dạng hình đa dạng ..................................................... 64
2.2.6. Tổ chức không gian dạng hình học ............................................................ 65
2.3. Khu vực lói vào ................................................................................................... 66
2.3.1. Lối vào ......................................................................................................... 67
5
2.3.2. Khu vực không gian đệm ............................................................................. 68
2.4. Thiết kế khu trung tâm ........................................................................................ 69
2.5. Lưu thông ............................................................................................................ 71
2.6. Nguyên tắc đi một phía ....................................................................................... 77
2.7. Khu vực phụ trợ .................................................................................................. 77
2.7.1. Khu thử đồ, trải nghiệm sản phẩm............................................................... 78
2.7.2. Khu nghỉ ...................................................................................................... 80
Câu hỏi/ bài tập chương 2 .......................................................................................... 82
Câu hỏi ................................................................................................................. 82
Bài tập................................................................................................................... 82
Chương 3. NGUYÊN TẮC ÁNH SÁNG, MÀU SẮC, VẬT LIỆU TRONG
THIẾT KẾ NỘI THẤT CỬA HÀNG, SHOWROOM ......................................... 84
Mục tiêu của chương 3............................................................................................... 84
3.1. Ánh sáng ............................................................................................................. 84
3.1.1. Nguyên tắc thiết kế ánh sáng ...................................................................... 87
3.1.2. Lựa chọn đèn chiếu sáng ............................................................................ 93
3.1.3. Màu của ánh sáng ....................................................................................... 99
3.2. Âm thanh ........................................................................................................... 100
3.3. Màu sắc ............................................................................................................. 101
3.3.1. Màu sắc xây dựng mức độ ghi nhớ và nhận diện thương hiệu ................ 101
3.3.2. Màu sắc đánh dấu sản phẩm ..................................................................... 102
3.3.3. Màu sắc ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng ............................................. 104
3.3.4. Tâm lý học của màu sắc ........................................................................... 107
3.4. Vật liệu .............................................................................................................. 110
3.4.1. Vật liệu sàn ............................................................................................... 111
3.4.2. Vật liệu tường ........................................................................................... 112
3.4.3. Vật liệu trần .............................................................................................. 112
Câu hỏi chương 3 ..................................................................................................... 115
Chương 4. THIẾT KẾ MẶT TIỀN, BIỂN HIỆU, CỬA SỔ TRANG TRÍ, ĐỒ
NỘI THẤT THEO NHÂN TRẮC HỌC .............................................................. 116
Mục tiêu của chương 4............................................................................................ 116
4.1. Mặt tiền ............................................................................................................. 117
6
4.1.1. Yêu cầu thiết kế ........................................................................................ 117
4.1.2. Yêu cầu chiếu sáng ................................................................................... 121
4.1.3. Yếu tố chuyển tiếp .................................................................................... 122
4.1.4. Yếu tố nhận dạng ...................................................................................... 122
4.2. Biển hiệu ........................................................................................................... 124
4.2.1. Tính nhất quán của thương hiệu ............................................................... 125
4.2.2. Nội dung biển hiệu ................................................................................... 125
4.2.3. Kích thước biển hiệu ................................................................................ 126
4.3. Cửa sổ trang trí (window display) .................................................................... 127
4.4. Yêu cầu thiết kế đồ nội thất theo nhân trắc học ................................................ 130
4.4.1. Quầy thu ngân .......................................................................................... 131
4.4.2. Kệ trưng bày ............................................................................................. 136
Câu hỏi/ bài tập chương 4 ........................................................................................ 140
Câu hỏi ............................................................................................................... 140
Bài tập................................................................................................................. 140
Chương 5. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN BÀI THIẾT KẾ NỘI THẤT
CỬA HÀNG – SHOWROOM ................................................................................... 142
Mục tiêu của chương 5............................................................................................ 142
5.1. Nghiên cứu đề tài .............................................................................................. 142
5.1.1. Nghiên cứu đề tài (sản phẩm)................................................................... 142
5.1.2. Xây dựng sơ đồ công năng ....................................................................... 143
5.1.3. Phân tích hồ sơ kiến trúc .......................................................................... 145
5.2. Nghiên cứu và phát triển ý tưởng ..................................................................... 151
5.2.1. Nghiên cứu ý tưởng .................................................................................. 151
5.2.2. Phát triển ý tưởng ..................................................................................... 152
5.3. Xây dựng thiết kế .............................................................................................. 153
5.3.1. Không gian bên trong ............................................................................... 153
5.3.2. Không gian bên ngoài (mặt tiền) .............................................................. 159
5.4.trình bày bản vẽ .................................................................................................. 160
5.4.1. Sắp xếp nội dung các bản vẽ .......................................................................... 160
5.4.2. Bài thiết kế của sinh viên Khoa Tạo dáng công nghiệp ................................ 162
Câu hỏi/ bài tập chương 5 ........................................................................................ 171
7
Câu hỏi ............................................................................................................... 171
Bài tập................................................................................................................. 171
PHỤ LỤC................................................................................................................. 173
1. Chương 1 ........................................................................................................ 173
2. Chương 2 ........................................................................................................ 180
3. Chương 3 ........................................................................................................ 182
4. Chương 5 ........................................................................................................ 184
5. Bài Thiết kế nội thất cửa hàng, showroom của sinh viên Khoa Tạo dáng công
nghiệp, Trường Đại học Mở Hà Nội ........................................................................ 185
DANH MỤC TÀI LIỆU CHUYÊN KHẢO, THAM KHẢO ................................. 209
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
8
GS
Giáo sư
PGS
Phó giáo sư
ThS
Thạc sĩ
KTS
Kiến trúc sư
GV
Giảng viên
HS
Họa sĩ
SV
Sinh viên
NXB
Nhà xuất bản
TKNT
Thiết kế nội thất
Trg
Trang
WC
Vệ sinh
SX
Sản xuất
TD
Tiêu dùng
TTTM
Trung tâm thương mại
9
Chương 1. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, HÌNH THỨC CỬA HÀNG,
SHOWROOM
MỤC TIÊU CHƯƠNG 1
Chương 1 của giáo trình giới thiệu về nguồn gốc của các hoạt động
thương mại, các hoạt động mua bán của xã hội, sự phát triển của loại hình cửa
hàng, showroom từ thời cổ đại cho đến ngày nay.
Các xu hướng bán hàng và nhu cầu của người mua hàng đã có rất nhiều
thay đổi trong những thập kỷ qua, tuy nhiên, sự thay đổi này ngày càng rõ ràng
hơn trong những năm gần đây. Trước đây những thay đổi chủ yếu chỉ tập trung
vào sự lựa chọn các kênh mua sắm, thì những thay đổi gần đây ngày càng phản
ánh sự thay đổi trong lối sống của con người. Đặc biệt, người tiêu dùng ngày
càng trẻ hóa - đây cũng là những khách hàng có một cuộc sống bận rộn, do đó
họ có những nhu cầu và đòi hỏi phức tạp, khắt khe hơn đối với các nhà bán lẻ,
bán buôn. Mặc dù họ vẫn đi mua sắm vì các nhu cầu cơ bản, nhưng họ đòi hỏi
và mong đợi nhiều điều tiện ích hơn khi đi mua sắm
1.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ HÌNH THỨC BÁN
HÀNG
1.1.1. Hoạt động thương mại
Hoạt động thương mại (hoạt động buôn bán) là hành vi giao dịch liên
quan đến việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ từ một người hoặc một thực
thể sang một người hoặc một thực thể khác, thường để đổi lấy vật phẩm hoặc
tiền. Hệ thống hoặc mạng lưới cho phép các giao dịch diễn ra được gọi là thị
trường (1)
Hình thức đầu tiên của thương mại là các hành vi trao đổi trực tiếp giữa
hàng hóa và dịch vụ này cho hàng hóa và dịch vụ khác. Các thương nhân,
người mua bán hàng hóa (hình 1) thường giao dịch thông qua một phương tiện
trao đổi nào đó, chẳng hạn như chính hàng hóa hoặc đơn vị tiền tệ. Các phát
minh ra đơn vị tiền tệ về sau (và sau đó là tín dụng, tiền phi vật chất (tiền ảo)
10
đã đơn giản hóa và thúc đẩy các hoạt động thương mại (1). Giao thương giữa
hai thương nhân được gọi là thương mại song phương. Giao thương giữa ba
hoặc nhiều thương nhân được gọi là thương mại đa phương.
Có hai hình thức giao dịch phổ biến là giao dịch bán lẻ và giao dịch bán
buôn. Giao dịch bán lẻ là bán hàng hóa, sản phẩm từ một địa điểm rất cố định
(chẳng hạn như cửa hàng, cửa hàng bách hóa) tới người mua hàng, người tiêu
dùng thông qua hình thức bán hàng trực tiếp hoặc bán hàng qua các hình thức
điện tử khác. Giao dịch bán buôn là bán hàng hóa, sản phẩm cho các đại lý,
nhà bán lẻ, không bán trực tiếp đến người tiêu dùng. Giao dịch bán buôn được
thực hiện thông qua các hợp đồng bán hàng giữa bên sản xuất và bên mua
hàng.
Hình 1: Hình ảnh một
giao dịch hàng hóa thế
kỷ 16 (nguồn Wikipedia)
Hoạt động thương mại bắt nguồn từ giao tiếp của con người trong thời
tiền sử, con người đã đổi hàng hóa và dịch vụ với nhau trước khi sử dụng đơn
vị tiền tệ trong giao dịch thương mại như hiện nay.
11
Ngày nay, giao dịch thương mại chỉ đơn thuần là một tập hợp các hoạt
động thương mại nhỏ trong một hệ thống phức tạp của các thương hiệu, doanh
nghiệp với việc tối đa hóa lợi nhuận bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ
cho thị trường (bao gồm cả cá nhân và công ty) với chi phí sản xuất thấp nhất
có thể. Hệ thống thương mại quốc tế đã và đang giúp phát triển nền kinh tế thế
giới hiện nay
1.1.2. Hình thức bán hàng
a. Bán lẻ - nguồn gốc ra đời hình thức cửa hàng
Bán lẻ là hoạt động người bán, bán hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch
vụ tiêu dùng trực tiếp cho khách hàng, hoặc người tiêu dùng thông qua
nhiều kênh phân phối để kiếm lợi nhuận. Các nhà bán lẻ thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng được xác định thông qua một chuỗi cung ứng . Thuật ngữ nhà bán
lẻ thường được áp dụng khi nhà cung cấp dịch vụ thực hiện các đơn đặt hàng
nhỏ của một số lượng lớn các cá nhân, là người dùng trực tiếp, thay vì đơn đặt
hàng lớn của một số lượng nhỏ khách hàng bán buôn, công ty hoặc chính phủ.
Địa điểm, nơi diễn ra các hoạt động bán lẻ giữa người bán và người mua
được gọi là các cửa hàng. Hoạt động bán lẻ thường diễn ra trong các cửa hàng
bán lẻ hoặc các cơ sở dịch vụ, nhưng cũng có thể xảy ra thông qua bán hàng
trực tiếp như thông qua máy bán hàng tự động, bán hàng tận nhà hoặc thông
qua các kênh điện tử.
Thị trường bán lẻ và quá trình phát triển cửa hàng bán lẻ có lịch sử rất
lâu đời, có niên đại từ thời cổ đại. Một số nhà bán lẻ sớm nhất thế giới là
những người bán hàng lưu động . Trong nhiều thế kỷ, các cửa hàng bán lẻ đã
được chuyển đổi từ bán hàng ở những địa điểm thô sơ sang bán hàng hóa trong
các cửa hàng, trung tâm mua sắm thông minh của thời đại hiện đại.
Hầu hết các nhà bán lẻ hiện đại thường đưa ra nhiều chính sách cấp
chiến lược như phát triển cửa hàng, nghiên cứu và phát triển thị trường theo
đối tượng sử dụng, phát triển các loại sản phẩm tối ưu, dịch vụ chăm sóc khách
12
hàng , dịch vụ hỗ trợ và định vị thị trường tổng thể của cửa hàng. Trong thời
đại kỹ thuật số, ngày càng có nhiều nhà bán lẻ đang tìm cách tiếp cận các thị
trường rộng hơn bằng cách bán hàng thông qua nhiều kênh, bao gồm cả bán
hàng truyền thống và bán lẻ trực tuyến . Công nghệ kỹ thuật số cũng đang thay
đổi cách người tiêu dùng trả tiền cho hàng hóa và dịch vụ. Các dịch vụ hỗ trợ
bán lẻ cũng có thể bao gồm cung cấp tín dụng, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ tư
vấn, dịch vụ tạo mẫu và một loạt các dịch vụ hỗ trợ khác...
Các cửa hàng bán lẻ diễn ra thuộc nhiều loại khác nhau và trong nhiều
bối cảnh khác nhau - từ các trung tâm mua sắm trên đường phố đến các trung
tâm mua sắm lớn, trong các khu thương mại, trong các tòa nhà cao tầng . Các
phố mua sắm có thể hạn chế giao thông và chỉ dành cho người đi bộ. Đôi khi
một phố mua sắm có mái che một phần hoặc toàn bộ để tạo ra một môi trường
mua sắm thoải mái hơn - bảo vệ khách hàng khỏi các điều kiện thời tiết khác
nhau như nhiệt độ khắc nghiệt, gió hoặc mưa. Các hình thức bán lẻ phi cửa
hàng bao gồm bán lẻ trực tuyến (một loại thương mại điện tử) được sử dụng
cho các giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng và đặt hàng qua thư.
Nhà bán lẻ có thể là bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào, họ là người bán
hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. Một số nhà bán lẻ có thể
bán cho khách hàng doanh nghiệp và doanh số bán hàng đó được gọi là hoạt
động không bán lẻ.
Việc bán lẻ thường xảy ra trong các cửa hàng bán lẻ hoặc các cơ sở dịch
vụ, nhưng cũng có thể xảy ra thông qua bán hàng trực tiếp như thông qua các
máy bán hàng tự động, bán hàng tận nhà hoặc các kênh điện tử. Mặc dù ý
tưởng bán lẻ thường liên quan đến việc mua hàng hóa, thuật ngữ này có thể
được áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ bán cho người tiêu dùng. Các nhà
cung cấp dịch vụ bán lẻ bao gồm ngân hàng bán lẻ, du lịch, bảo hiểm, chăm
sóc sức khỏe tư nhân, giáo dục tư nhân, công ty bảo mật tư nhân, công ty hợp
pháp, nhà xuất bản, phương tiện giao thông công cộng và các công ty
13
khác....Một số nhà bán lẻ có thể giới thiệu cửa hàng của họ là "cửa hàng bán
buôn" cung cấp "giá bán buôn". Việc này có thể khuyến khích người tiêu dùng
tưởng tượng rằng họ được tiếp cận với giá thấp hơn, nhưng theo nghĩa pháp lý
nghiêm ngặt, một cửa hàng bán phần lớn hàng hóa của mình trực tiếp cho
người tiêu dùng, được định nghĩa là nhà bán lẻ chứ không phải người bán
buôn. Các khu vực pháp lý khác nhau thiết lập các thông số cho tỷ lệ người
tiêu dùng đối với doanh số bán hàng kinh doanh để xác định doanh nghiệp bán
lẻ.
b. Bán buôn - nguồn gốc ra đời hình thức showroom
Bán buôn hoặc phân phối sản phẩm là hình thức các nhà sản xuất hoặc
các đại lý cấp 1 bán sản phẩm hoặc hàng hóa cho các nhà bán lẻ; cho đại lý
cấp 2, 3, cho người dùng, doanh nghiệp công nghiệp, thương mại, hoặc người
dùng chuyên nghiệp; hoặc cho người bán buôn khác và các dịch vụ trực thuộc
có liên quan. Đây là hình thức bán hàng phi trực tiếp, tức bán hàng thông qua
các hợp đồng mua bán do hai bên ký kết. Người bán buôn hoặc các doanh
nghiệp, thương hiệu bán buôn phải phân loại và xếp hàng hóa, sản phẩm với số
lượng lớn, đóng gói lại và phân phối lại trong các lô hàng nhỏ hơn và vận
chuyển tới nơi của người nhận hàng.
Địa điểm, nơi diễn ra các hình thức bán buôn thường là những nơi chứa
hàng hóa, sản phẩm có diện tích rộng, có thể ở trực tiếp trụ sở của các công ty,
doanh nghiệp hoặc có thể ở một địa điểm trưng bày khác của thương hiệu đó
(hình 2)
Trong ngành ngân hàng "bán buôn" thường đề cập đến ngân hàng bán
buôn, cung cấp dịch vụ phù hợp cho khách hàng lớn, trái ngược với ngân hàng
bán lẻ, cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn cho số lượng lớn khách hàng nhỏ hơn.
14
Hình 2:
Trụ sở tập
đoàn
Eurocash,
một thương
hiệu bán
buôn Ba
Lan (nguồn
Wikipedia)
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỬA HÀNG BÁCH
HÓA, TRUNG TÂM MUA SẮM
1.2.1. Cửa hàng bách hóa
Năm 1838, Aristide Boucicaut1 (hình 3 - phụ lục) bắt đầu mở cửa hàng
lấy tên Bon Marche (hình 4 , hình 5 - phụ lục) ở thủ đô Paris, Pháp. Năm 1852,
Aristide phát triển Bon Marche thành cửa hàng bách hóa đầu tiên trên thế giới,
tại đây trưng bày nhiều loại hàng hóa trong một không gian, giá được gắn cố
định, không mặc cả, cho phép trao đổi và hoàn lại tiền cho khách nếu sản
phẩm hàng hóa bị lỗi. Bon Marche đạt mức doanh thu hàng ngày là 300.000
USD. Cửa hàng bách hóa đã trở thành các trung tâm trong các thành phố ở thế
kỷ 19.
1
Aristide Boucicaut , (1810 - 1877) ông là một doanh nhân người Pháp. Ông là người sáng lập ra cửa hàng
bách hóa đầu tiên trên thế giới, và là người tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử
15
Hình 4 :
Cửa hàng
bách hóa
Bon Marché
năm 1887
(nguồn
Wikipedia)
Năm 1848, Alexander Turney Stewart2 (hình 5 - phụ lục ) ông là người
được đánh giá có kỹ năng phi thường trong kinh doanh, đã xây dựng một cửa
hàng lớn lát đá cẩm thạch trên đường Broadway giữa Chambers Street và
Reade Street, được dành cho chi nhánh bán buôn của doanh nghiệp và cửa
hàng bán lẻ lớn nhất thế giới vào thời điểm đó.
Stewart cũng đã có chi nhánh của công ty của mình ở các phần khác
nhau của thế giới và sở hữu một số nhà máy và nhà máy. Stewart có thu nhập
hàng năm là 1.843.637 đô la Mỹ vào năm 1863. Thành công kinh doanh của
ông được ước tính đã biến ông trở thành một trong hai mươi người giàu nhất
trong lịch sử kể từ năm 2007, với số tiền tương đương khoảng 90 tỷ đô la Mỹ
năm 2012
Năm 1823, Stewart mở cửa hàng đầu tiên, nằm ở 283 Broadway, bán vải
Ireland và calicos trong nước. Không giống như các đối thủ cạnh tranh hàng
khô khác nằm dọc theo đường Pearl, Stewart đặt cửa hàng cách vài dãy nhà về
2
Alexander Turney Stewart (1803 - 1876) là một doanh nhân người Ireland thành công , đã tạo ra tài sản trị
giá hàng triệu đô la của mình vào thời điểm kinh doanh hàng khô rộng rãi và hấp dẫn nhất trên thế giới.
16
phía tây trên đường Broadway. Ông tin rằng khách hàng sẽ đi mua hàng hóa
nơi họ có thể dễ dàng tìm được giá tốt nhất, nói rằng chìa khóa thành công
không phải là nơi cửa hàng được đặt, mà đúng hơn là "mua bán buôn để đánh
bại đối thủ cạnh tranh".
Khi lần đầu tiên mở cửa hàng, Stewart đặt các trường hợp đầy hàng hóa
dọc theo vỉa hè ở phía trước cửa hàng như một cách để quảng cáo cho cơ sở
của mình. Stewart tuyên bố rằng "sự lộn xộn ở phía trước cửa hàng và đẩy đám
đông quảng cáo doanh nghiệp." Stewart cho rằng chìa khóa để thiết lập một
doanh nghiệp lớn là kết bạn với khách hàng và khuyến khích họ quay trở lại,
tức là tập trung vào dịch vụ khách hàng
Giữa năm 1846 và 1848, một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất của
Stewart, "Marble Palace" tại 280 Broadway đã được hoàn thiện. Cơ sở này,
"cái nôi của cửa hàng bách hóa ", đã đưa AT Stewart & Company trở thành
những nhà bán lẻ thành công nhất nước Mỹ.
Tuy nhiên, vào năm 1862, cửa hàng bách hóa "đích thực" của Stewart,
được gọi là "Cung điện sắt" (hình 6), được xây dựng. Tòa nhà 6 tầng này
có mặt tiền bằng gang, mái vòm bằng kính và cửa hàng lớn, có sức chứa lên
đến 2.000 người. Cấu trúc rất lớn chiếm một phần lớn của một khu phố
gần Nhà thờ Grace, tòa nhà gồm 19 không gian bán hàng khác nhau, bao gồm
lụa, đồ ăn, thảm và đồ chơi.
17
Hình 6: Tòa nhà
của Stewart
"Palace", năm 1862
(nguồn Wikipedia)
Cùng với cửa hàng bán lẻ thành công ở thành phố New York, Stewart
cũng đã trở thành một trong những người giàu nhất Hoa Kỳ bằng cách cho
phép phụ nữ trên khắp đất nước mua và đặt hàng từ cửa hàng bán buôn của
mình.
Bắt đầu từ năm 1868, Stewart bắt đầu nhận được thư từ phụ nữ ở các
vùng nông thôn của Hoa Kỳ yêu cầu hàng hóa của mình. Stewart nhanh chóng
trả lời những lá thư và đơn đặt hàng bằng cách gửi đi các yêu cầu và thậm chí
trả tiền bưu phí. Sau khi nhận được, phụ nữ sẽ gửi lại số tiền cần thiết để thanh
toán cho đơn đặt hàng của họ.
Nhìn thấy tiềm năng cho việc kinh doanh đặt hàng qua thư, vào năm
1876, Stewart đã thuê hai mươi nhân viên để đọc, trả lời và gửi đi các đơn đặt
hàng. Năm đó, ông kiếm được hơn 500.000 đô la từ việc kinh doanh qua
thư. Hiệu quả kinh doanh, thuận tiện và lợi nhuận của Stewart đã thu hút được
rất nhiều sự chú ý từ khắp nơi trên đất nước mà các doanh nghiệp nổi tiếng
khác như Sears, Montgomery Ward và Spiegel đã theo bước chân của ông.
18
Năm 1858 - Rowland Hussey Macy 3 đã thất bại nhiều lần với tư cách là
chủ cửa hàng cho đến khi anh thành lập một cửa hàng "đồ khô" ở thành phố
New York. Anh bắt đầu bán với giá cố định tiền mặt, chiết khấu và quảng cáo
hàng hóa của mình. Ngôi sao màu đỏ xăm trên tay cậu như một cậu bé 15 tuổi
trên con tàu săn cá voi Emily Morgan đã trở thành biểu tượng của cửa hàng
mới. Năm 1866, ông đã mua một tòa nhà liền kề để mở rộng, và năm 1872 sở
hữu bốn tòa nhà. Ông là một trong những chủ sở hữu đầu tiên sử dụng giám
đốc điều hành phụ nữ. Cửa hàng của Macy được tuyên bố là "cửa hàng lớn
nhất trên trái đất" với 9 tầng và 33 thang máy và 4 thang cuốn và hệ thống ống
khí nén (hình 7). Cấu trúc này đã tăng 30 tầng vào năm 1924. Với chính sách
"ít hơn 6% tiền mặt", nó thu hút hàng ngàn khách hàng. Vào năm 1977,
Macy's là chuỗi cửa hàng bách hóa lớn thứ 5 của quốc gia với 76 cửa hàng,
bán được hơn 1,6 tỷ đô la và sở hữu đầy đủ 5 trung tâm mua sắm trong khu
vực và 50% lãi suất tại 3 trung tâm khác.
Hình 7 :
Cửa
hàng
bách
hóa và
trụ sở
công ty
R.H.
Macy
năm
1908
(nguồn
Wikipedi
a)
Rowland Hussey Macy (1822 – 1877), là một doanh nhân người Mỹ đã thành lập chuỗi cửa hàng bách
hóa và công ty RH Macy
3
19
Năm 1876 - John Wanamaker 4 (hình 8 - phụ lục) đã mở rộng cửa hàng
với các chương trình sử dụng khuyến mãi và quảng cáo tích cực đã mang lại
cho ông danh hiệu "Hoàng tử thương gia" và "Cha đẻ của quảng cáo hiện đại"
bao gồm bóng bay, áp phích khổng lồ, và một chiếc cồng bên trong cửa trước.
Đến năm 1876, ông đã xây dựng một cửa hàng bách hóa. Ý tưởng ban đầu của
ông là mở một thị trường trung tâm của các thương nhân hợp tác tương tự như
Sàn giao dịch Hoàng gia Luân Đôn và Trung tâm Halles ở Pari. Nhưng trong
kỷ nguyên tiêu thụ hàng loạt đô thị mới, nó đã trở thành "Ông vua mới của hệ
thống bán lẻ", với cửa sổ trời và đèn chùm khí trong "không gian lớn nhất thế
giới dành cho bán lẻ trên một tầng." Tại trung tâm một loạt các vòng tròn mở
rộng của 129 quầy là nơi cho cuộc trình diễn thời trang và phòng khiêu vũ của
phụ nữ thanh lịch. Năm 1903, ông đã xây dựng một cửa hàng mới ở
Philadelphia, 12 tầng. Tòa nhà cao thứ hai trên thế giới ở thời điểm đó
Wanamaker đã mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1861, hợp tác với anh trai
của mình là Nathan Brown, được gọi là "Oak Hall", tại Sixth và Market Streets
ở
Philadelphia,
tiếp
giáp
với
trang
chủ
của Tổng
thống George
Washington . Oak Hall tăng đáng kể dựa trên nguyên tắc cách mạng sau đó
của Wanamaker: "Một giá và hàng có thể trả lại". Năm 1869, ông mở cửa hàng
thứ hai tại 818 Chestnut Street và tận dụng tên riêng của mình và danh tiếng
ngày càng tăng, đổi tên thành công ty John Wanamaker & Co. Năm 1875, ông
đã mua một bỏ kho đường sắt bỏ hoang và biến nó thành một cửa hàng lớn,
được gọi là John Wanamaker & Co. "The Grand Depot". Wanamaker ' ở
Philadelphia.
Tòa nhà Wanamaker (hình 9a,b) là Một cửa hàng đá granite 12 tầng lớn
ở Philadelphia, được gọi là "Tòa nhà Wanamaker", được thiết kế bởi kiến trúc
sư nổi tiếng người Chicago Daniel H. Burnham , được hoàn thành vào năm
4
John Wanamaker (1838 - 1922), là một thương gia Mỹ, được coi là người đề xuất phương án quảng cáo sản
phẩm và "người tiên phong trong lĩnh vực tiếp thị "
20
1910 và được chủ tịch của Tổng thống Mỹ William Howard Taft . Các cửa
hàng đứng trên trang web của "The Grand Depot", bao gồm một khối toàn bộ
ở góc đường thứ mười ba và thị trường trên từ thành phố Philadelphia Hall.
Cửa hàng mới, tòa nhà Wanamaker, vẫn còn đứng ngày hôm nay, đã trở thành
một tổ chức ở Philadelphia và vẫn là một phần không thể tách rời của nền văn
hóa Philadelphia.
Hình 9a :
Wanamaker
tại
Philadelphia
năm 1903
(nguồn
Wikipedia)
Hình 9b:
Không gian
bên trong
Wanamaker
năm 1876
(nguồn
Wikipedia)
1.2.2. Trung tâm mua sắm
21
Trung tâm mua sắm đã hình thành tồn tại từ thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ
đại. Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, khu vực diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa
được diễn ra ở trung tâm của một khu dân cư, được gọi là Agora5 và bao gồm
một khu vực rộng mở, trong đó các thương gia có thể bày và bán sản phẩm của
họ. Hình thức trung tâm mua sắm đầu tiên được xây dựng bởi Hoàng đế Trajan
ở Rome gần 2.000 năm trước. Khu mua sắm này được xây dựng bên trong khu
quảng trường Trajan ở Rome, bao gồm một tòa nhà nửa hình tròn với một sảnh
lớn hình vòm, giống như một nhà thờ. Bên trong có các dãy bày hàng hóa, cho
phép khách hàng xem các sản phẩm và hàng hóa để bán. Khu quảng trường
này còn có nhà hàng, thư viện, đây là tiền đề cho loại hình chợ, và các trung
tâm mua sắm về sau này.
Cuối thế kỷ 19, trên thế giới hình thành các trung tâm mua sắm lớn để
phục vụ nhu cầu của con người và sự phát triển của xã hội. Không gian các
trung tâm mua sắm được phát triển ngày càng rộng lớn, hoành tráng hơn, bên
trong bao gồm rất nhiều các loại hình mua bán, trao đổi và các loại dịch vụ
khác nhau phục vụ các nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn, năm 2008, Dubai
Mall là trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập
thống nhất, trung tâm này có tổng diện tích lên tới 1,12 triệu m2. Trung tâm
mua sắm khổng lồ này được mở cửa từ tháng 11/2008, có sức chứa lên tới
1200 gian hàng và hơn 160 nhà hàng. Ngoài ra, tại đây còn có khu vui chơi
SEGA cùng rạp chiếu phim 22 màn hình và nhiều hoạt động vui chơi giải trí
khác. Trung tâm mua sắm này là điểm đến lý tưởng cho các tín đồ mua sắm.
(hình 10a,b , hình 11a,b - phụ lục )
5
Agora: là một trung tâm không gian công cộng trong cổ Hy Lạp, ở đó là trung tâm diễn ra các hoạt động thể
thao, nghệ thuật, tinh thần và chính trị của thành phố.
22
Hình 10a:
Hình ảnh
bên ngoài
trung tâm
mua sắm
Dubai
Mall,
Dubai,
2008
(nguồn
Wikipedia)
Hình 10b
:Hình ảnh
bên trong
trung tâm
mua sắm
Dubai
Mall,
Dubai,
2008
(nguồn
Wikipedia)
23
Trung tâm thương mại Việt Nam (hình 12a,b)
Theo Quy chế về hoạt động siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ
Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24
tháng 9 năm 2004
Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa
chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ;
hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…được bố trí tập trung, liên hoàn
trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về
diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh;
có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển
hoạt động kinh doanh thương nhân vầ thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ
của khách hàng.
Trung tâm thương mại thường được xây dựng trên diện tích lớn, tại vị trí
trung tâm đô thị để tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo doanh thu.
Phân biệt trung tâm thương mại với siêu thị và chợ
Quy mô của trung tâm thương mại lớn hơn siêu thị, các cửa hàng tạp
phẩm và chợ.
Siêu thị chỉ bao gồm các cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc
chuyên doanh, không bao gồm các cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng
họp, văn phòng cho thuê, nhà hàng khách sạn, hội chợ triển lãm...
Hàng hóa ở các trung tâm thương mại, cũng như các siêu thị, rất đa dạng
và được chọn lọc kĩ hơn so với trong chợ hay cửa hàng tạp phẩm. Tuy nhiên,
khác với siêu thị, trung tâm thương mại thường kinh doanh tổng hợp các mặt
hàng, không có các trung tâm thương mại chuyên doanh vì quy mô lớn hơn
nhiều so với siêu thị.
Tên gọi và biển hiệu
Tại Việt Nam, các siêu thị phải ghi bằng tiếng Việt là TRUNG TÂM
THƯƠNG MẠI trước tên thương mại hoặc tên riêng do thương nhân tự đặt và
24
trước các từ địa chỉ danh hay tính chất của trung tâm thương mại. Nếu ghi
thêm bằng tiếng nước ngoài, kích cỡ chữ phải nhỏ hơn kích cỡ tên tiếng Việt
và phải đặt dưới hoặc sau tiếng Việt
Tiêu chuẩn Trung tâm thương mại
Theo quy định của Bộ Công Thương Việt Nam, Trung tâm thương mại
được phân làm 3 hạng
Trung tâm thương mại hạng I
Ngoài các tiêu chuẩn về kiến trúc hiện đại, kho hàng, kỹ thuật bảo quản, khu
vệ sinh, khu giải trí, các Trung tâm thương mại hạng I phải đảm bảo các tiêu
chuẩn cơ bản sau:
Có diện tích kinh doanh từ 50.000m2 trở lên;
Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các
loại hình dịch vụ bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ
hàng hoá; nhà hàng khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm, trưng bày
giới thiệu hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn
phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao
dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho
các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư
vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
Trung tâm thương mại hạng II
Phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
Có diện tích kinh doanh từ 30.000m2 trở lên;
Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các
loại hình dịch vụ, tương tự như Trung tâm thương mại hạng I, trừ yêu cầu về
khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm.
Trung tâm thương mại hạng III
Phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
Có diện tích kinh doanh từ 10.000m2 trở lên;
25