Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 92 trang )

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Trường cao đẳng nghề Công Nghệ và Nông Lâm § ông Bắc

T i li u dùng cho h c sinhà ệ ọ
Môn đun 21. THIẾT KẾ NỘI THẤT
Thêi gian:260 giê (LT: 75 giê; TH: 185 giê)
Ngêi biªn so¹n: Nguyªn Hång Nhiªn
Ngêi tham gia: TrÇn ThÞ Huª
Tháng 10 n¨m 2010
1
Bµi gi¶ng
LỜI NÓI ĐẦU
Mô đun thiết kế nội thất cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng
cơ bản về thiết kế nội ngoại thất nói chung. Tạo cho người học có khả năng
tham gia hoặc trực tiếp thiết kế nội thất các công trình của tư nhân cũng như
công cộng. Nội dung của tài liệu này gồm :
Bài 1: Không gian nội thất
Bài 2: Không gian xác định
Bài 3: Phân tích không gian hiện có hoặc không gian đặt ra
Bài 4: Các yếu tố của nội thất
Bài 5: Nguyên lý thiết kế nội thất
Bài 6: Bố cục màu sắc
Bài 7: Hình chiếu phối cảnh
Bài 8: Hình chiếu phối cảnh các căn phòng
Bài 9: Thiết kế nội thất
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, tìm hiểu
thực tế và nhận được sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, đén nay tài liệu đã
hoàn thành. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự
đón nhận và đóng góp ý kiến bổ xung để cuốn sách này được hoàn chỉnh hơn
trong lần tái bản sau.
Xin trân trọng cảm ơn.



2
MÔ ĐUN 21: THIẾT KẾ NỘI THẤT
Tổng số 260 giờ ( Lý thuyết: 75 giờ; Thực hành: 185 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun
+ Vị trí mô đun: Được bố trí sau khi kết thúc các mô đun chuyên môn cơ
bản và mô đun gia công dưỡng gá.
+ Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.
II. Mục tiêu của mô đun
+ Nêu được các yếu tố của không gian, không gian kiến trúc và cấu trúc
không gian
+ Nêu được nguyên lý của thiết kế nội thất
+ Thiết kế được nội thất trong 1 không gian sẵn có
+ Thiết kế nội thất cho một phòng làm việc bất kỳ theo yêu cầu của
khách hàng.
+ Chấp hành tốt qui định trong học tập
III. Nội dung mô đun
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
STT Tên các bài trong mô đun Thời gian
Tổng số LT TH Kiểm
tra
1
Không gian nội thất
20 10 10
2
Không gian xác định
20 10 10 4
3
Phân tích không gian hiện có
hoặc không gian đặt ra

20 10 10
4
Các yếu tố của nội thất
30 10 20 2
5
Nguyên lý thiết kế nội thất
30 10 20 2
6
Bố cục màu sắc
30 10 20 2
7
Hình chiếu phối cảnh
30 5 25
8
Hình chiếu phối cảnh căn phòng
25 5 20 4
9
Thiết kế nội thất
55 5 50 2
Tổng số
260 75 185 16
Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành
được tính vào giờ thực hành
2. Nội dung chi tiết
3
BÀI 1: KHÔNG GIAN NỘI THẤT
Thời gian: 30h (LT: 10h; TH:20 h)
I. Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học sinh sẽ:
- Hiểu được không gian, không gian kiến trúc và cấu trúc không gian.

- Xác định được các yếu tố thiết kế nội thất, đưa ra được các giải pháp thiết
kế và thi công cho không gian nội thất
- Chấp hành tốt các qui định trong học tập, say mê học tập.
II. Nội dung của bài:
1. Không gian, không gian kiến trúc và cấu trúc không gian
1.1. Khái niệm không gian
Không gian là khoảng có thể xác định hoặc không xác định trong đó
chứa đựng rất nhiều yếu tố như: không khí, ánh sáng, cây cảnh hoặc âm
thanh
Trong đó ta chia không gian thành hai không gian chính đó là:
- Không gian tự nhiên là do thiên nhiên tạo ra.
- Không gian nhân tạo là do con người làm ra.
Trong nội thất chúng ta quân tâm chủ yếu tới không gian nhân tạo.
1.2. Không gian kiến trúc
Không gian kiến trúc là khoảng không gian nhân tạo trong đó nó bao
gồm các công trình đựơc xây dựng, được xác định trong một giới hạn nào
đó (sân vườn tường dậu các công trình về nhà cửa nói chung)
1.3. Cấu trúc không gian
Cấu trúc không gian bao gồm không gian thiên nhiên và không gian
nhân tạo. Trong không gian thiên nhiên có cấu trúc cực kì phức tạp, nó
bao gồm toàn bộ những gì do thiên nhiên tạo ra. Vì thế trong khuôn khổ
của chương trình học chúng ta chỉ nghiên cứư không gian nhân tạo
Trong không gian nội thất người ta có thể dựa theo công năng (mục
đích sử dụng) mà chia ra các không gian khác nhau.
- Không gian sân vườn và các công trình ngoài trời
- Không gian phòng:
* Không gian phong khách
* Không gian phòng ngủ
* Không gian phòng bếp
* Không gian nhà vệ sinh

* Không gian phòng sinh hoạt chung cả gia đình
* Không gian phòng tập thể dục thể thao bể bơi,
2. Các yếu tố thiết kế nội thất
2.1. Khái niệm về trang trí nội thất
Khi các công trình kiến trúc hình thành xác lập nên những không gian
có mối liên hệ tương đối với nhau được gọi là không gian kiến trúc.Trong
4
các mối quan hệ ấy có mối quan hệ giữa không gian kiến trúc bên trong
và bên ngoài.
Không gian kiến trúc bên ngoài sau khi hoàn thiện công trình được gọi
là không gian ngoại thất. Còn phần không gian kiến trúc bên trong được
gọi là không gian nội thất.
Công việc hoàn thiện không gian kiến trúc bên trong đưa công trinh vào
sử dụng được gọi là trang trí nội thất. Trang trí nội thất có thể là sắp đặt
các đồ đạc trong phòng có thể là sơn hoàn thiện một mặt hay gắn nên đó
những hoạ tiết hoa văn trang trí đưa vào đó lọ hoa bồn hoa, chậu cây
cảnh. Song nhìn chung những công việc như vậy đều được gọi là trang trí
nội thất mặc dù mức độ công việc có thể là khác nhau rất xa về tính chất
và độ phức tạp.
Trang trí nội thất luôn hướng tới mục tiêu là làm đẹp không gian kiến
trúc bên trong cuả công trình cho dù đôi lúc hiệu quả của việc trang trí
không được như mong muốn.
Như vậy có thể hiểu các yêú tố nội thất bao gồm:
• Các đồ dung như bàn ghế giường tủ giá, kệ.
• Các loại tranh ảnh treo tuờng
• Các vật dụng dùng làm trang trí treo tường
• Ánh sáng, đèn mầu.
• Sơn tường, tranh vẽ.
• Phông rèm, đăng ten.
• Cây cảnh, lọ hoa, non bộ

Tất cả những thứ đó cùng vói sự sắp xếp sắp đặt sao cho khoa học phù
hơp với công năng sử dụng, thẩm mỹ người sử dụng, xu hướng thời đại đó
là công việc của người thiết kế và trang trí nội thất, và đó cũng là những
điều kiện các yếu tố cần có cho việc thiết kế và trang trí nội thất.
2.2. Cấu trúc nội thất
Cấu trúc nội thất bao gồm: sàn, tường, cửa đi, trần nhà, cầu thang đồ
đạc, các thiết bị chiếu sáng.
2.2.1. Sàn nhà
Sàn là một mặt phẳng nằm ngang của không gian nội thất, là những mặt
chịu tải trọng của con người và những đồ đạc khác bày biện trên đó
Trước tiên yêu cầu đối với sàn là phải có kết cấu chịu được những tải
trọng cần thiết một cách an toàn và bề mặt của chúng phải đủ bền để
không những chống chịu lại các va chạm cơ học mà còn chống chịu được
các tác động vật lý như ẩm nhiệt.
Một trong những loại sàn điển hình là sàn nằm ngang chịu lực. Loại sàn
cấu trúc nằm ngang này đựơc đặt lên trên một lớp một lớp sàn phụ - một
loại vật liệu cấu tạo như ván dán hoặc phủ thép có thể vượt qua các dầm.
Lớp sàn phụ và các dầm đảm bảo cho toàn bộ hệ thống làm việc như một
cấu trúc đồng bộ chịu được những tải trọng tĩnh và động.
Sàn cũng có thể là một tấm bê tông cốt thép chịu lực và có thể mở rộng
theo một phía hoặc theo hai phía. Hình thức dầm đỡ dưới tấm sàn thường
5
phản ánh cách thức mở rộng không gian và phân bố đều lực tác dụng. Sàn
bê tông có thể được đổ liền khối hoặc đúc thành các tấm lắp ghép như gỗ.
Hình 1.1. Sàn nhà lát bằng gỗ
Khi sử dụng sàn betong lắp ghép không thể có sàn nhẵn phẳng bởi các
mối lắp ghép và các mối liên kết giữa sàn với dầm, bởi vậy cần phaỉ có
vật liệu hoàn thiện bề mặt sàn. Để làm phẳng bề mặt không phẳng và xù
6
xì, cần phải sử lý bề sàn, có thể là phủ mặt sàn bằng một loại vật liệu như

ván sàn gỗ hoặc láng xi.
Lớp sàn hoàn thiện là lớp sàn trên cùng của cấu tạo sàn. Từ đó mặt sàn
trực tiếp bị hao mòn và thể hiện là bề mặt chính của căn phòng. Lớp bề
mặt cần phải đưa tiêu chí thẩm mỹ khi lựa chọn cân nhắc giải pháp trang
trí mặt sàn.
Sự bền chắc của bề mặt sàn vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Các hoạt
động đi lại, di chuyển đồ đạc, thiết bị đều tác động lên bề mặt sàn những
lực va đập và mài mòn tương đối lớn. Do đó vật liệu làm sàn phải có độ
vững chắc kết cấu cao, chụi được va đập và mài mòn.
Một trong những yêu cầu đối với độ bền của sàn đó là khả năng bảo trì
độ bền, tức là việc bảo dưỡng sàn phải dễ thực hiện, đơn giản, không quá
phức tạp. Để duy trì độ bền cũng như dễ dàng bảo dưỡng, vật liệu làm sàn
phải tránh được sự bám bẩn, đọng nước, ẩm ướt gây biến mầu.
Một trong những biện pháp mỹ thuật có thể hạn chế được sự bẩn của bề
mặt đó là sử dụng các mầu trung tính có sắc độ trung bình, sử dụng các
hoa văn để làm hoà lẫn các vết bẩn. Chất liệu bề mặt tự nhiên sẽ làm nổi
trội sức hấp dẫn của nó mà xoá nhòa các vết bẩn.
Độ đàn hồi của vật liệu làm sàn cũng như tính cách nhiệt của sàn cũng
có những tác động trực tiếp tới bước chân của người sử dụng. Sự ấm áp
của sàn có thể là thực hoặc ảo giác do màu sắc tạo nên. Song đây là điều
hết sức ý nghiã đối với không gian nội thất. Vật liệu mặt sàn có thể sưởi
ấm bằng nhiệt bức xạ và giữ ấm bằng tính cách nhiệt của sàn. Mặt sàn
cũng có thể trở nên ấm hơn nếu bề mặt mềm, êm màu sắc từ trung bình tới
ấm, nóng. Tuy nhiên đối với từng vùng khí hậu mà có phương án xử lý
mặt sàn cho phù hợp.
Đối với vùng khí hậu nóng ẩm, mặt sàn mát dịu, sáng bóng là phù hợp
hơn cả.
Cần đặc biệt chú ý tới vấn đề an toàn khi lựa chọn giải pháp sử lý sàn
trong các phòng có không khí ẩm ướt, lúc này mặt sàn trơn, nhẵn bóng
rất dễ xảy ra những tai nạn khôn lường.

Mặt sàn cứng là mặt phản sạ không gian, khuyếch đại tiếng ồn, mặt sàn
mềm có thể làm giảm tiếng ồn và các va chạm trong quá trình sử dụng.
Vật liệu sàn mềm, mịn, xốp sẽ triệt tiêu âm thanh, và cách âm tốt.
Màu mặt sàn nhạt có thể phản sạ lại ánh sáng chiếu vào nó, từ đó sẽ làm
cho căn phòng sáng sủa và thoáng đãng hơn các mặt sàn có màu tối đậm.
Sắc màu nhạt sẽ làm tăng thêm ánh sáng trong căn phòng, sắc màu sẫm
xẽ làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng, làm giảm ánh sáng trong phòng.
Ngoài ra màu cũng tác động lên cảm giác của con người như:
Màu sắc ấm sẽ năng cao tính kích động của căn phòng
Mầu ấm trầm cho ta cám giác ổn định, an toàn.
Màu sắc lạnh gợi sự rông rãi và nhấn mạnh sự bằng phẳng của bề
mặt sàn.
Màu lạnh thẫm lại tạo ra chiều sâu, chắc chắn của căn phòng
7
Khác với các mặt tường và trần của căn phòng, mặt sàn đóng vai trò
truyền các chất lượng không gian. Chất liệu và sự vững chắc của sàn tiếp
súc và ảnh hưởng ngay tới cảm nhận của ta khi đi lại tiếp súc trên bề mặt
của sàn.
Chất lượng của sàn và cách bố trí sẽ tạo ra các hoạ tiết, các hoa văn cho
sàn, đó chính là chất liệu đã hiển thị và truyền tải thông tin về bản chất
của vật liệu và tính chất của không gian nội thất .
2.2.2. Tường nhà
Tường là bộ phận kiến trúc chủ yếu của công trình. Tường tạo ra các bề
mặt trong và ngoài của ngôi nhà, đồng thời là sự bảo vệ và giới hạn không
gian bên trong. Tường đóng vai trò ngăn cách, phân chia không gian.
Hình 1.2. Tường nhà
Tường có nhiều loại chúng được phân chia ra theo kết cấu, kích thước
(chiều dày) theo chức năng chịu lực và các chức năng đặc biệt khác
Song nhìn chung, trong không gian nội thất thì tường là một mặt phẳng
8

tương đối rộng. Màu sắc và chất liệu của tường thường được sử dụng để
nối về một ý đồ nào đó, bởi nó là một mảng màu chiếm diện tích gần như
lớn nhất trong căn phòng.
Cho dù như vậy, tường cũng chỉ là phần nền làm nổi bật hơn các đồ đạc
bên trong không gian nội thất. Bởi thế màu sắc của chúng thường được sử
lý nhẹ nhàng. Nếu có một mảng tường nào đó cần trang trí màu sắc mạnh
hơn thì mảng tường đó chỉ chiếm diện tích không quá 1/4 tổng diện tích
tường.
Tường thường đực sử lý bằng vôi ve, sơn. Trong một số trường hợp
tường đựơc ốp bằng các loại vật liệu như gỗ, đá gạch.v.v. Trong trường
hợp này chúng ta đã tạo cho chúng một sức căng nhất định về cảm giác
của thị giác. Bởi thế muốn nhấn mạnh một mảng tường nào đó thì nên
chọn đó là trung tâm điểm nhìn, điểm nhấn.
Trên tường thường có các lỗ mở, hốc, đây cũng chính là đặc thù của
tường mới có thể dễ dàng có được. Các lỗ mở kết nối không gian này với
không gian khác, dường như tạo cho ta thấy cảm giác liên tục của sự vận
động không gian.
2.2.3. Trần nhà
9
Hình 1.3. Trần nhà
Trần là yếu tố giới hạn phần bên trên của không gian nội thất. Trần là
một yếu tố đặc biệt của không gian nội thất. Trên trần thường là nơi lắp
đặt các hệ thống chiếu sáng và nhìn chung là thoáng vì không có các đồ
đạc che lấp.
Trong một không gian lớn trần rộng sẽ dễ dàng gây cảm giác rộng,
trống trải buồn tẻ. Chính vì những đặc thù ấy, việc thiết kế tạo ra các hệ
thống hoạ tiết trang trí và các hoạ tiết trang trí và hệ thống đèn trang trí
trên đó là hết sức cần thiết và quan trọng.
Trần có thể được gắn trực tiếp vào khung kết cấu hoặc treo trên mái.
Cũng như sàn, trần cũng có thể được sơn màu khác nhau, khác với màu

tường, hoặc bằng các chất liệu như gỗ, nhựa Song cần hết sức lưu ý tới
độ cao của trần. Từ độ cao ấy, ta xác định các giải pháp về màu sắc và
hình thức của trần.
10
Chiều cao của trần có một ảnh hưởng chủ yếu đến tỷ lệ của không gian.
Các trần cao có su hướng tạo ra cảm giác không gian thoáng đãng cởi mở,
thông thoáng và cũng gây được không khí trang trọng.
Các trần thấp gây không khí gần gũi nhấn mạnh tới sự che trở của
chúng và cho ta cảm giác ấm cúng riêng biệt.
Trần sáng màu sẽ làm tăng chiều cao của trần, ngược lại với trần thấp,
tối màu xẽ làm giảm chiều cao của trần xuống
Các hệ thống đèn treo trên trần cũng cần có độ cao phù hợp với độ cao
của trần.
Chiều rộng của phòng cũng cần đề cập tới trong thiết kế trần. Trần rộng
cũng có thể tạo thêm nhiều hoa văn, hoạ tiết, hơn nữa có thể phân thành
các môdul theo sự bố trí không gian trên mặt bằng.
Đối với những trần hẹp thì các hoạ tiết hoa văn trang trí trên đố cần đơn
giản.
Đối với những không gian hẹp, chiều cao lại lớn như các loại nhà tầng
“rưỡi” hiện nay thì cần sử lý trần bằng cách thêm vào những giới hạn giả,
tức là chúng sẽ làm lẫn màu trần với một phần của tường để tạo ra cảm
giác ảo là bề mặt trần rộng hơn, chiều cao trần thấp xuống. Một số trường
hợp thì ngược lại, cần có độ cao ảo giác lớn hơn chiều cao thực. Khi đó
phải có giải pháp hoà một phần tường vào trần, làm phần màu trần nhỏ lại
Trong các không gian của công trình thương mại, một hệ thống trần
theo modul hoá thường được sử dụng để thống nhất hoá và làm linh hoạt
trong bố cục các thiết bị chiếu sáng và phân bố những vị trí phát sáng. Hệ
thống điển hình gồm các mảng ở trần modul hoá được đỡ bởi một mảng
kim loại treo vào kết cấu bên trên. Những mảng này thường có thể bóc ra
để thay mới.

Trần có thể có nhiều kiểu dáng khác nhau, có thể là hình vuông, hình
tròn, cong, hình cầu, trụ Trong một số trường hợp, trần được trang trí
bằng các bức hoạ được vẽ trực tiếp trên đó.
Trần có mái dốc thường mang lại cảm giác một sự định hướng cho
người quan sát. Hướng này thường được bắt đầu từ đỉnh nóc của mái rồi
men theo các sườn dốc xuống các phần tường.
Trần vòm dùng uốn cong một mặt phẳng để làm dịu chỗ tiếp giáp với
các mặt tường xung quanh, hợp nhất giữa mặt phẳng thẳng đứng và mặt
ngang làm cho không gian bao quanh có cảm giác mềm mại.
Trần có hình tự do khác biệt với phẩm chất phẳng của tường và sàn, do
đó cuốn hút được sự chú ý của người nhìn.
2.2.4. Cửa đi, cửa sổ
Các cửa sổ, cửa đi lại làm gián đoạn các phần bức tường. Chức năng
của cử sổ và cử đi là dùng lưu thông giưa không gian này với không gian
khác, làm thông không gian trong và ngoài nhà và giữa các phòng, tạo ra
mối quan hệ nhất định giữa các không gian.
Các kích thước của cửa sổ và cửa đi không chỉ liên quan đến mặt tường
mà còn liên quan trực tiếp tới các kích thước riêng của con người. Chúng
ta đã quen với kich thước cửa sổ cao quá đầu và có bậu cao ngang thắt
11
lưng, khi một cửa sổ rộng dùng để mở rộng hiển thị một không gian làm
cho không gian của chúng rộng ra.
Cửa sổ quá rộng có thể không phù hợp với tỷ lệ của con người. Khi đó
cửa sổ có thể chia nhỏ thành nhiều ô cho phù hợp.
Cảnh sau của cửa sổ đã trở thành một phần tổng hoà với không gian nội
thất. Chúng không chỉ tạo ra một điểm nhìn từ trong phòng ra ngoài, mà
còn truyền đạt thông tin hiển thị về vị trí hiện tại của chúng ta trong
không gian. Chúng hình thành mối quan hệ giữa bên ngoài và bên trong.
Trong khi xác định quy cách, hình dáng vị trí, đặt các cửa sổ cho một
căn phòng cần cân nhắc để có những chỗ nhìn qua được, những khung

cảnh tĩnh hay động mà chúng ta sẽ nhận được sau khung cửa.
Cửa sổ không phải đơn thuần là giải quyết phần lấy sáng, thông hơi, mà
cửa sổ còn đóng vai trò như một bức tranh sống ba chiều. Khi đó cần có
tới các giải pháp phân chia các cửa sổ sao cho bố cục của bức tranh sống
này trọn vẹn và có ý nghĩa.
Khung cảnh bên ngoài cũng có thể giúp che khuất một cảnh không
muốn có của không gian bên trong hay tạo ra một quang cảnh không gian
gần gũi với thiên nhiên.
Kích cỡ và hướng của cứa sổ đóng vai trò điều tiết số lượng, chất lượng
ánh sáng tự nhiên trong phòng. Lượng ánh sáng hiển nhiên là phụ thuộc
vào kích thước và hướng cửa, một vấn đề thường xuyên gắn kết với với
ánh sáng ban ngày là độ chói, nó gây ra sự tương phản quá mức giữa độ
sáng của lỗ mở cửa sổ và độ tối của tường phần kề bên
Phần sử lý nội thất cho cửa sổ thường là các khung cửa, các giải pháp
chia ô cửa và cánh cửa. Vị trí cửa sổ thường được thiết kế quy hoạch bởi
các kiến trúc sư xây dựng, song việc sử lý ánh sáng, khắc phục những
nhược điểm không thể tránh khỏi của công trình kiến trúc lại là việc của
các nhà thiết kế nội thất.
12
Hình 1.4. Cửa sổ, cửa đi
Cửa sổ hiện nay là có thể được làm từ nhiều loại vật liệu như gỗ, kính
khung nhôm, kính khung nhựa, các giải pháp cửa chớp và kính màu là loại
có thể khắc phục được và điều tiết lượng ánh sáng tương đối hiệu quả.
Một giải pháp khác để điều tiết lượng ánh sáng là dùng rèm vải, mành tre
trúc hoặc nhựa tổng hợp.
Cứa ra vào trong không gian nội thất đóng vai trò như một mặt trang trí
bề mặt tường, bởi vậy cần phải có sự lựa chọn cẩn thận các hoạ tiết, các
giải pháp phân chia bề mặt, lựa chọn kích thước cũng như lựa chọn
nguyên liệu vật liệu làm cửa.
13

Cửa đi và cửa sổ là yếu tố vừa có mối quan hệ với không gian nội và
ngoại thất, nó là yếu tố kết nối phong cách kiến trúc ngoại thất với phong
cách kiến trúc nội thất với phong cách bài trí nội thất.
Cửa và cửa sổ không chỉ giải quyết lối đi lại hay chiếu sáng đơn thuần
mà nó còn chi phối kiểu đáng của các đồ đạc bên trong không gian nội
thất, phù hợp với không gian ngoại thất.
Cửa ra vào thường được làm bằng gỗ một số cửa làm bằng khung nhôm
kính hoặc nhựa kính.
Nguyên vật liệu làm cửa thường được lựa chọn xem xét rất kỹ cần thận
cho phù hợp với điều kiện khí hậu của môi trường sử dụng.
Cửa gỗ dễ tạo được nét đẹp thẩm mỹ, sang trọng, ấm cúng. Song chúng
lại có một số nhược điểm về độ bền sử dụng bởi tính co rút và trương nở
của gỗ. Sự chênh lệch giữa độ ẩm bên ngoài và bên trong, tác động của
môi trường bên ngoài là tác nhân quan trọng nhất gay phá hỏng gỗ nhiều
nhất. Điều này đặc biệt tác động mạnh tới gỗ nhất là các vùng khí hậu
nóng ẩm thất thường và nhà có sử dụng thiết bị điều hoà nhiệt độ, Trong
những điều kiện như vậy thì giải pháp dùng cửa nhôm kính hoặc nhựa
kính là phù hợp hơn cả.
Kính trong kết cấu của cửa đóng vai trò rất lớn, kính có thể ngăn cách
môi trường nóng ẩm, nhiệt giữa bên trong và bên ngoài, song lại không
ngăn cản thị giác con người. Kính còn dễ dàng trang trí bằng các mảng
màu sắc trong sáng. Một số trường hợp kính ở cửa sổ được nâng giá trị
thẩm mỹ như một tác phẩm nghệ thuật thực thụ (tranh kính)
Tranh kính thường được trang trí trên cửa sổ trong các nhà biệt thự sang
trọng hoặc trong các nhà thờ lớn, trong kiến trúc hiện đại, tranh kính cũng
manh nha được sử dụng như một tác phẩm nghệ thuật nhưng ở vị trí quan
trọng hơn chứ không phải ở trên các cửa sổ kính.
2.2.5. cầu thang
Cầu thang là yếu tố giúp cho con người di chuyển theo phương thẳng
đứng giữa các tầng nhà với nhau. Cầu thang trong không gian nội thất có

ý nghĩa rất lớn về mặt thẩm mỹ nó cũng có tiếng nói riêng trong môi
trường nội thất.
Điểm mấu chốt của cầu thang là hướng cầu thang, độ dốc, phân đoạn
các chiếu nghỉ và đặc biệt là các tỷ lệ chiều cao và chiều sâu của bậc
thang. Chiều cao và chiều sâu của bậc thang quyết định tính tiện nghi của
cầu thang, sự vận động của con người khi lên xuống cầu thang phải ăn
khớp. Tuy nhiên tỷ lệ này phụ thuộc vào độ dốc của cầu thang.
Khi dộ dốc của cầu thang quá lớn (từ 50
0
– 60
0
trở lên) để dung hoà
giữa chiều rộng và chiều sâu chiều cao của bậc thang, cầu thang thường
được làm ở dạng hở.
Trong trường hợp độ dốc cầu thang nhỏ chiều sâu của bậc quá lớn so với
chiếu cao của bậc có thể làm lỡ nhịp chân bước của con người khi đó cần
có giải pháp thêm chiếu nghỉ cho phù hợp. Tác dụng chính của chiếu nghỉ
là là tạo nhịp nghỉ khi chiều dài của thang quá lớn cần có nhịp nghỉ bằng
để người đi có thể nghỉ chân trong chốc lát.
14
Hình 1.4. Cầu thang
Hướng cầu thang trong không gian nội thất cũng thể hiện rõ ý nghĩa tâm
lý như mời chào.
Phần trang trí chính của cầu thang là mặt bậc cầu thang và lan can tay
vịn của nó. Trong những không gian chật hẹp lan can thường xuất hiện từ
01 phía của cầu thang, đối với những không gian lớn hơn có thể có tay vịn
ở cả hai bên.
Mặt cầu thang thường được làm bằng bê tông trên có ốp đá ghạch hoặc
gỗ trang trí, một số trường hợp cầu thang được làm bằng kim loại.
Lan can cầu thang có thể làm bằng kim loại con sứ hoặc con tiện gỗ.

Tay vịn thường được làm bằng gỗ hoặc kim loại.
Kích thước của cầu thang phụ thuộc vào độ lớn của căn phòng mà thiết
kế cho phù hợp.
2.2.6. Các khung cảnh nội thất
Trong nội thất ta sử dụng nhiều khung cảnh để trang trí cho công trình.
Tuỳ từng vị trí, từng công trình, không gian cụ thể mà sử dụng cho hợp lý
trong đó gồm:
15
Hình 1.5. Trang trí phòng khách
- Đồ dùng trong nhà (bàn, ghê, giường, tủ, kệ và các chức năng khác
nhau căn cứ vào không gian sử dụng, như phòng khách, phòng ngủ, phòng
bếp, khu vệ sinh…mà lựa chọn cho phù hợp.
- Tranh treo tường
- Cây cảnh, chậu hoa
- Thảm treo tường, thảm trải nền nhà
- Gương…
III. Bài thực hành
1. Thiết kế trang trí nội thất sàn, trần và tường cho một căn hộ.
2. Thiết kế khung cảnh nội thất cho một căn hộ.
16
BÀI 2: KHÔNG GIAN XÁC ĐỊNH
Thời gian: 30h (LT: 10h; TH:20 h)
I. Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học sinh sẽ:
- Nêu được đặc điểm trong không gian xác định, không gian ngoại thất,
không gian nội thất
- Đánh giá được chất lượng không gian, vị trí sản phẩm
- Hình dáng
- Tỷ lệ
- Anh sáng

- Cảnh quan
- Chấp hành tốt các quy định của lớp học, làm bài tập đày đủ
II. Nội dung của bài:
1. Không gian bên ngoài (ngoại thất)
1.1. Khái niệm
Không gian ngoại thất là những công trình thuộc các khu vực như sân,
vườn, cổng, chậu hoa, cây cảnh
Hình 2.1 Khung cảnh bên ngoài nhà
17
Như vậy có thể nói ngoại thất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tổng
thể chung của công trình cho dù đó là công trình công cộng hay công trình
tư nhân
Căn cứ vào từng công năng của công trình phân ra:
- Công trình nhà ở
- Công trình công cộng
- Công trình giao thông
- Cung văn hoá thể dục thể thao, du lịch văn hoá
Như vậy không gian ngoại thất bao hàm rất nhiều yếu tố, đòi hỏi người
thiết kế thi công phải có sự am hiểu khá sâu về từng lĩnh vực trong thiết kế
ngoại thất trong đó phải nhắc tới các lĩnh vực cơ bản sau:
1.2. Cổng, lối đi và tường dậu
Có thể nói cổng là nơi đầu tiên ta bước vào không gian ngoại thất, một
công trình: thông qua nó ta phần nào hiểu được phong cách kiến trúc, tính
cách, lối sống, của một cộng đồng hay của một cá nhân nào đó.
Hình 2.2 Tường dậu và cây xanh
Việc thiết kế và trang trí cho cổng nhà là vô cùng quan trọng, tuy nó
không phải là nơi che nắng che mưa, nó không phải một thứ bắt buộc cho
một công trình. Tuy nhiên với những công trình có diện tích tương đối lớn
18
và đứng độc lập hoặc trong khuôn khổ đất cho phép thì cổng lại là tiếng nói

đầu tiên của công trình.
Chính vì thế việc đầu tư thiết kế cho cổng tường dậu là hoàn toàn xứng
đáng và cần thiết. Trong đó cần hết sức lưu ý sự hài hoà với toàn bộ tổng
thể công trình và cả công trình khác xung quanh nó.
Một chiếc cổng đẹp, lan can bờ dậu hợp thời và ăn nhập thực sự xứng
đáng để đưa vào trong tổng thể của công trình.
1.3. Sân vườn
Sân là bộ phận cấu thành nên tổng thể công trình vì thế cố thể khẳng
định là sân rất hữu dụng dù đó là công trình lớn hay nhỏ.
Hình 2.3 Sân sau bố trí cây xanh
Nó là những hình ảnh mà ta bắt gặp đầu tiên dẫn dắt con người hướng tới
những cảm nhận, kích thích con người muốn tìm hiểu khám phá công trình.
Thông qua sân vườn bước đầu ta cảm nhận đựơc tính cách gia chủ,
phong thái gia chủ, xu hướng thời đại bởi vì sân trường chính là không
gian mở, không gian đầu tiên mà ta bắt gặp và cảm nhận được.
Chính vì lẽ đó để có không gian sân vườn hợp lí ăn nhập với kiến trúc
của toàn thể công trình, của những công trình xung quanh người thiết kế
sân vườn cần phải hiểu rõ:
- Tổng thể công trình ra sao
- Mục đích sử dụng
- Đối tượng sử dụng
- Sở thích gia chủ
19
- Xu hướng thời đại
- Khuôn khổ thừa đất, hướng chủ đạo của công trình
- Các yếu tố tự nhiên) phong thuỷ, ánh sáng )
Từ những yêu cấu cơ bản trên mà ta đưa ra bản thiết kế cho ngoại thất
của sân vườn.
1.4. Các yêu cầu
Trong thiết kế sân vườn điều đầu tiên ta chú ý tới quy hoạch tổng thể,

dựa trên diện tích hiện có, hưóng đi, lối vào, phương tiện đi lại của gia chủ,
sở thích (phong thuỷ).
Dựa trên quy hoạch tổng thể sân vườn sau ta đưa ra các lựa chọn:
- Bồn hoa, cây cảnh
- Bể nước, vòi phụn
- Non bộ
- Gạch lát lối đi
- Tượng vườn
- Hệ thống đèn chiếu sáng
- Ghế nghỉ, ghế đu
- Sân thể thao
- Khả năng tài chính của gia chủ
Như vậy ngay sau cổng là hệ thông sân vườn, sự nối tiếp giữa cổng và
sân vườn, sự ăn nhập giữa chúng là một yếu tố rất quan trọng. Nó cho ta
một cảm giác gần gũi quen thuộc ấm áp, cũng từ đó mà ta nhận biết được
một phần tính cách, phong cách sống gia chủ. Trình độ, khả năng, đặc tính
của người thiết kế. Qua đó cũng biết khả năng nhận thức và thưởng thức
cài đẹp, gu thẩm mỹ của gia chủ.
Một ngoại thất đẹp không thể là nơi thể hiện sự bày đặt một cách tuỳ
tiện, tuỳ hứng. Nó là sự tổng quan của rất nhiều vấn đề, yếu tố, trong đó
tính chủ quan phải đặt sau tính khách quan, trong đó việc tư vần thiết kế là
quan trọng, nhưng không thể bỏ qua tham khảo ý kiến, sở thích gu thẩm
mỹ của chủ công trình
2. Không gian bên trong (nội thất)
Không gian bên trong là phần quan trọng nhất của công trình, nó bao
gồm những không gian cơ bản sau:
2.1. Với công trình công cộng
• Không gian sảnh lớn
• Không gian phòng chờ
• Không gian hội trường, hội họp

• Không gian văn phòng làm việc
• Không gian phòng ăn
• Không gian cầu thang, khoảng giếng trời
• Không gian phòng khách, phòng ngủ
• Không gian thể thao giải trí
• Không gian công trình vệ sinh
20
2.2. Với hộ gia đình
• Không gian phòng khách
• Không gian phòng ngủ
• Không gian nhà bếp
• Không gian nhà vệ sinh
• Không gian cầu thang giếng trời
• Không gian vui chơi, thể thao.
• Không gian đọc sách, làm việc
3. Không gian chuyển tiếp
Đó là khoảng không gian giao chuyển giữa hai không gian chính tạo ra,
nó là khoảng không gian sảnh, hành lang trong nhà hoặc ngoài hiên tóm
lại không gian chuyển tiếp là khoảng giao nhau, gắn kết các không gian
chính lại với nhau tạo thành một thể thông nhất trong toàn bộ công trình.
Sau đây ta tìm hiểu môt số đặc điểm chính của các không gian.
Hình 2.4 Khung cảnh cận nhà
3.1. Không gian của công trình công cộng
3.1.1. Không gian sảnh
Đây là khoảng không gian đầu tiên khi bước vào không gian nhà, thường
nó được giành cho các công trình công cộng lớn như bến tàu xe, các hội
trưòng lớn, trung tâm giao dịch mua bán lớn Trong không gian này
21
thường được bộ trí theo diện tích tuỳ theo quy mô lớn nhỏ, của tổng thể
công trình mà được đặt ra. Nó là không gian mang tính chất chào đón, giới

thiệu dừng chân tạm thời cho những người đến làm việc, giao dịch do đó
rất được chú trọng, gây ảnh hưởng lớn đến công trình.
Hình 2.5 Không gian mặt tiền
3.1.2. Không gian phòng chờ
Đây là không gian phòng đợi cho các đối tượng đến chờ giao dịch do vậy
nó đựơc bố trí diện tích vừa phải chừng 10-30 m
2
có bàn ghế ngồi chờ,
trang trí nghiêm túc nhưng cởi mở.
Không gian phòng đợi chờ đối với các nơi công cộng đông người cần có
đủ chỗ ngồi, thoáng mát cho người chờ có càm giác thoải mái.
3.1.3. Không gian hội trường, hội họp
Đây là không gian quan trọng nhất trong tổng thể công trình, nó chiếm vị
trí trung tâm và lớn nhất về quy mô, được trang trí sao cho vừa đảm bảo
công năng của công trình, vừa trang trọng nghiêm túc. Nó đòi hỏi người
thiết kế nội thất phải có khả năng bao quát chung, trang trí sắp đặt sao cho
hài hoà phù hợp, đồng thời toát lên được sức mạnh, đặc điểm ngành nghề,
công việc chính của tập thể đó. Tóm lại công năng của hội trường được
phát huy hiệu quả nhất trên mọi phương diện.
3.1.4. Không gian phòng làm việc
Đây là không gian chiếm diện tích không lớn thường từ 10-12 m
2
cho
phòng 1-2 người, từ 15-30 m
2
cho 3-7 người. Đây là không gian làm việc
giành, cho các hoạt động công mang tính hành chính. Vì vậy việc trang trí
không nên cầu kì thường được bảo đảm tính nghiêm túc ấm áp thân mật
tính tiện dụng, đặc biệt là giao thông trong phòng ánh sáng cho phù hợp
22

3.1.5. Không gian phòng ăn tập thể
Trong không gian này yêu cầu cần phải thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa
đông có đày đủ ánh sáng chủ yếu là ánh sáng trắng. Lối đi vừa đủ không
nên quá chật, nên chia ra một số phòng riêng giành để cho một số công
việc như tiếp khách ăn tại cơ quan. Các phòng cũng có diện tích lớn nhỏ
khác nhau tuỳ theo số lượng người sử dụng. Bàn ghế trong phòng tuỳ vào
diện tích phòng, mục đích sử dụng mà sắp đặt cho phù hợp xu hướng chung
là: đơn giản, thân thiện, tiện dụng.
3.1.6. Không gian thể thao giải trí
Đây là khoảng không gian mở hoặc kín tuỳ vào diện tích, công năng mà
bố trí cho phù hợp. Tuy nhiên nó phải đảm bảo đủ rộng, bảo đảm tính liên
hoàn, an toàn tiện dụng phát huy tối đa công năng, liên kết với không gian
thư giãn, nghỉ ngơi, vệ sinh, điểm tâm giải khát
3.1.7. Không gian khu vệ sinh
Cần thoáng, khô ráo có thể khép kín tại các không gian khác hoặc tách
rời, song cần đảm bảo tính tiện dụng nhưng không ảnh hưởng tới các không
gian khác, cần đủ ánh sáng màu sắc sáng gây cảm giác sạch sẽ.
3.2. Không gian của công trình hộ gia đình
3.2.1. Không gian phòng khách
Hình 2.6 Không gian phòng khách
23
Trong gia đình không gian phòng khách được coi trọng hơn cả nó chiếm
vị trí lớn nhất ở đó được trưng bày bàn ghế tủ, trang thiết bị nghe nhìn
Phòng khách là nơi đón tiếp khách, một số gia đình còn dùng làm nơi
sinh hoạt chung do vậy không gian phòng khách trong gia đình là rất quan
trọng. Tuỳ theo diện tích hiện có của gia đình mà ta bố trí phòng khách lớn
hay nhỏ tuy nhiên yêu cầu trang trí phòng khách đòi hỏi ngưòi thiết kế phải
có con mắt thẩm mỹ cao kết hợp gu thẩm mỹ của gia chủ để đưa ra phương
án thi công khả thi nhất, đảm bảo công năng phù hợp với phong cách xu
hướng chung, mang tính cởi mở ấm áp thân thiện có phong cách riêng.

Cách trang trí cần đảm bảo tính ổn định nhất quán trong tổng thể tránh đa
phong cách trong một không gian, màu sắc không nên quá sặc sỡ chói
chang, cũng không nên u tối trầm lắng.
3.2.2. Không gian phòng ngủ
Đây là không gian rất cần sự yên tĩnh và mang tính riêng tư cao do vậy
trong khi thực hiện thiết kế thi công nội ngoại thất cần hết sức chú ý đến cá
tính lứa tuổi khả năng tài chính mà đưa ra phương án lựa chọn cho phù
hợp, việc kê đặt bài trí cũng phải xem xét chu đáo, màu sắc phòng ngủ nên
sử dụng các màu trầm ấm tạo cảm giác thư giãn tin cậy. Không nên sử
dụng màu sắc sặc sỡ gây kích thích thần kinh ánh sáng trong phòng cũng
nên cần điều chỉnh vừa phải không nên dùng các loại ánh sáng màu đậm
đèn ngủ có chụp cường độ vừa phải. Có hệ thống thông gió, không nên để
ánh sáng trực tiếp chiếu vào phòng ngủ.
3.2.3. Không gian phòng ăn
Không gian bếp thường được bố trí liền kề nhà ăn do vậy giữa hai không
gian nên có một bức ngăn để đảm bảo tính ngăn cách tương đối bởi phòng
ăn gia đình đôi khi cũng là nơi tiếp khách dùng cơm tại gia đình, không
gian nhà ăn thường không cần thiết quá cầu kì, xu hướng nên đơn giản
trong thiết kế nhưng vẫn phải đảm bảo công năng, tính tiện dụng, có không
gian thoáng mát, có nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt đảm bảo cho phòng
luôn khô thoáng sạch sẽ.
3.2.4. Không gian giếng trời và cầu thang
Cầu thang được coi là một điểm nhấn tăng thêm vẻ đẹp cho cả căn nhà
với những căn nhà rộng cầu thang còn được trang trí cầu kì, tạo điểm nhấn
cho gian phòng ngoài. Với chức năng chính là giao thông bên cạnh đó
trong những căn hộ có diện tích cho phép, người ta thường bố trí thêm
giếng trời để tăng thêm ánh sáng, lưu thông gió. Giếng trời được thiết kế
cùng với cầu thang tạo nên không gian gần gũi với tự nhiên.
3.2.5. Không gian thể thao
Không gian thể thao rất cần sự thoáng mát về mùa hè nhưng kín gió vào

mùa đông. Chỗ để dụng cụ thể thao nên bố trí có hàng có lối. Bố trí đầy đủ
ánh sáng, trang trí màu tường, trân nhà thường là mầu sáng. Nên bố trí khu
thể thao cạnh nơi thư giãn, điểm tâm, đọc sách
Tóm lại: Không gian là tổng hợp của rất nhiều các yếu tố từ những thứ là
vật chất trong thiên nhiên hoặc do con người làm ra hoặc những thứ phi vật
chất. Tất cả những thứ đó được đưa vào không gian nội ngoại thất để phục
24
vụ cho cuộc sống của con người. Sự kết hợp đan xen các yếu tố lại với
nhau sao cho nó phù hợp hài hoà là cả một nghệ thuật đòi hỏi người làm
trang trí nội thất cần có những khả năng nhất định nào đó bởi cuộc sống là
đa dạng phong phú bởi mỗi dân tộc mỗi gia đình thậm chí là mỗi cá nhân
đều có những nhu cầu cho không gian sống riêng. Tuy nhiên người làm nội
thất cũng phải đạt tới giới hạn nào đó mà đa số chấp nhận. Đồng thời người
làm nội thất cũng phải biết định hướng cho người tiêu dùng hiểu được xu
hướng thời đại định hướng cho họ đi đúng và phù hợp với trào lưu chung
tránh sự lạc lõng trong tập thể quần cư xung quanh. Có làm được điều đó
người làm trang trí nội thất mới được xã hội thừa nhận và khẳng định vị trí
của mình trong xã hội.
III. Bài thực hành
1. Hãy thiết kế thi công nội thất cho một gia đình có 4 người.
2. Hãy thiết kế thi công ngoại thất cho một gia đình có 4 người.
25

×