Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Các dạng sơ đồ hoa hồng trong kinh doanh theo mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.12 KB, 2 trang )

Mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do sẽ bị phạt
MUA BÁN NGOẠI TỆ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM SẼ BỊ PHÁT
Tôi có một khoản tiền bằng đôla Mỹ do người thân ở nước ngoài gửi về. Bình
thường, tôi vẫn có thể mang ra bán tại tiệm vàng gần nhà. Song giờ nghe nói
việc này bị cấm. Ai mua bán trên thị trường tự do sẽ bị phạt, tịch thu tiền, có
đúng vậy không?
Các quy định pháp luật có văn bản nào nói về việc này? Tôi muốn giao dịch thì
phải ở đâu?
Trả lời:
Theo luật sư Phạm Thanh Bình, việc mua bán ngoại tệ trái phép trên thị trường tự do
sẽ bị xử phạt hành chính đến 70 triệu đồng, hiện chưa có quy định tịch thu số tiền bị
phát hiện.
Theo Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh
toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực
hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh
toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết
khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép".
Như vậy, về nguyên tắc việc mua bán ngoại tệ nói chung và đôla Mỹ nói riêng trên
thị trường tự do là vi phạm pháp luật.
Về việc xử phạt: Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày
10/12/2004 thì hành vi “Mua, bán, thanh toán, cho vay ngoại tệ với nhau hoặc niêm
yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật” có thể
bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đến 12.000.000
đồng.
Tại khoản 5 Điều này còn quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá
nhân, tổ chức hoạt động ngoại hối trái phép: “5. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Cá nhân, tổ chức hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy
phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ;
b) Cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện dịch vụ kiều hối mà
không được cấp có thẩm quyền cấp phép…”.


Ngoài hình phạt tiền, người vi phạm các quy định về quản lý ngoại hối và quản lý
kinh doanh vàng còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: “Tịch thu số ngoại
tệ hoặc vàng” vi phạm. Tuy nhiên, việc tịch thu mới chỉ áp dụng đối với hai hành vi
là:
- Tổ chức tín dụng không chấp hành đúng quy định của pháp luật về trạng thái ngoại
tệ hoặc trạng thái đồng Việt Nam;
- Cá nhân, tổ chức mua, bán, sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế không đúng quy định
của pháp luật.
Cũng theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh ngoại hối thì trong trường hợp bạn có một
khoản tiền bằng đôla Mỹ do người thân ở nước ngoài gửi về, bạn “được quyền cất
giữ, mang theo người, bán cho tổ chức tín dụng được phép và sử dụng cho các mục
đích hợp pháp khác”.
Bạn cũng có thể “được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm tại tổ chức tín
dụng được phép, được rút tiền gốc và nhận tiền lãi bằng ngoại tệ tiền mặt”.
Như vậy, hiện nay pháp luật chưa có quy định việc tịch thu số ngoại tệ được mua
bán trên thị trường tự do. Bộ luật Hình sự cũng chưa có quy định nào xử lý hành vi
mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do; chỉ có hành vi "vận chuyển trái phép tiền tệ
qua biên giới" mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 154.

×