Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
Nghiên cứu Y học
THEO DÕI CHĂM SÓC RÚT NỘI KHÍ QUẢN SAU PHẪU THUẬT
Đặng Thị Bích*, Trần Thị Nhung*, Trương Quang Anh Vũ*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân được gây mê nội khí quản và mối liên quan đến
thời gian lưu ống nội khí quản sau mổ. Đánh giá kết quả việc chăm sóc ống nội khí quản theo quy trình vô khuẩn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả 115 trường hợp bệnh nhân được gây
mê nội khí quản, phẫu thuật tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 9 năm 2016. Bệnh nhân
được theo dõi, chăm sóc, điều trị tại Hồi sức ngoại Bệnh viện Thống Nhất.
Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 53,2 ± 17,8. Trong đó tuổi trung bình của nam
là 55,9 ± 18, tuổi trung bình của nữ là 49,3 ± 17. Thời gian lưu ống nội khí quản sau mổ trung bình là 38,2 ± 10,2
phút. Trong đó, bệnh nhân nam có thời gian lưu NKQ sau mổ lâu hơn nữ, bệnh nhân trên 60 tuổi có thời gian
lưu NKQ sau mổ lâu hơn nhóm bệnh nhân < 60 tuổi. Sau khi được rút NKQ, bệnh nhân ổn định. Chưa ghi nhận
ca bệnh viêm phổi do lưu giữ ống NKQ.
Kết luận: Thời gian lưu ống nội khí quản sau mổ trung bình là 38,2 ± 10,2 phút. Bệnh nhân nam có
thời gian lưu NKQ sau mổ lâu hơn nữ, bệnh nhân trên 60 tuổi có thời gian lưu NKQ sau mổ lâu hơn nhóm
bệnh nhân < 60 tuổi. Sau khi được rút NKQ, bệnh nhân ổn định. Chưa ghi nhận ca bệnh viêm phổi do lưu
giữ ống NKQ.
Từ khóa viêm phổi, ống nội khí quản
ABSTRACT
FOLLOW AND CARE TRACHEAL EXTUBATION POST-OPERATION
Dang Thi Bich, Tran Thi Nhung, Truong Quang Anh Vu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 8 - 11
Aims: Research characteristic of patients got tracheal intubation anesthesia, the relative to time keeping
tracheal tube and asses’ result of care tracheal tube post-operation.
Material and method: Prospective and descriptive study 115 patients got tracheal intubation anesthesia
treated at ICU of post-operation, Thong Nhat Hospital from July 2016 to September 2016.
Results: Average age is 53.2 ± 17.8, 55.9 ± 18 for male and 49.3 ± 17 for female. Average time keeping
tracheal tube is 38.2 ± 10.2 minutes. Timing in old patients is longer than old patients, in male patient is longer
than female patients. Patients are stable after extubation.
Conclusion: Average time keeping tracheal tube is 38.2 ± 10.2 minutes, timing in old patients is longer than
old patients, in male patient is longer than female patients. Patients are stable after extubation without symptoms
of pneumoniae
Key words: pneumoniae, tracheal intubation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự tiến bộ của Y học, các thuốc gây
mê tĩnh mạch và thuốc gây mê hơi thế hệ mới
* Khoa PTGMHS - Bệnh viện Thống Nhất
Tác giả liên lạc: CNĐD Đặng Thị Bích
8
được phát minh và đưa và sử dụng trên lâm
sàng với các ưu điểm tác dụng nhanh, thải trừ
khỏi cơ thể nhanh giúp bệnh nhân tỉnh và hồi
phục nhanh chóng(2,3). Bên cạnh đó các thuốc này
ĐT: 0908567005
Email:
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
cũng có ít tác dụng phụ hơn trên hệ hô hấp, tuần
hoàn, thần kinh, tăng cường sự an toàn cho bệnh
nhân trong và sau phẫu thuật(6). Vì vậy gây mê
toàn thân qua ống nội khí quản, sử dụng các
thuốc gây mê tĩnh mạch và thuốc gây mê hơi
ngày nay thường được ưu tiên lựa chọn, đặc biệt
trên các ca bệnh nặng, phức tạp, cần phải kiểm
soát tốt thông khí và huyết động(7).
Thành công của nhiều ca phẫu thuật, đặc biệt
là những phẫu thuật lớn phức tạp, phụ thuộc
vào các biện pháp chăm sóc và điều trị tích cực
trực tiếp ở giai đoạn ngay sau khi mổ(9). Những
trường hợp mổ lớn phức tạp thường mổ dưới
gây mê nội khí quản. Sau khi mổ bệnh nhân phải
được theo dõi sát các thông số mạch, huyết áp,
nhịp thở, thân nhiệt, độ bảo hòa oxy trong máu
(SpO2) và tri giác(1). Trong các trường hợp chưa
rút được nội khí quản, bệnh nhân được chăm sóc
nội khí quản theo quy trình vô khuẩn để đảm
bảo thông khí và tránh nhiễm trùng viêm phổi.
Vì vậy việc theo dõi, chăm sóc, rút ống nội
khí quản sau mổ rất quan trọng, đảm bảo thành
công cho ca mổ. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
và thời gian lưu ống nội khí quản sau mổ giúp
chúng ta đánh giá tiên lượng bệnh nhân tốt hơn,
đảm bảo thành công cho ca phẫu thuật.
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm lâm sàng của các bệnh
nhân được gây mê nội khí quản và mối liên
quan đến thời gian lưu ống nội khí quản sau mổ.
- Đánh giá kết quả việc chăm sóc ống nội khí
quản theo quy trình vô khuẩn.
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 115 bệnh nhân được gây mê nội khí
quản, phẫu thuật tại Bệnh viện Thống Nhất từ
tháng 7 năm 2016 đến tháng 9 năm 2016. Bệnh
nhân được theo dõi, chăm sóc, điều trị tại Hồi
sức ngoại Bệnh viện Thống Nhất.
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc.
Nghiên cứu Y học
- Thu thập số liệu bệnh nhân theo mẫu thiết
kế. Xử lý số liệu bằng phương toán thống kê y
học, chương trình SPSS 16.0.
Các biến số nghiên cứu
- Các biến số định lượng: tuổi, BMI, mạch,
huyết áp, độ bảo hòa oxy trước và sau rút NKQ,
thời gian lưu ống nội khí quản sau mổ (được
tính từ lúc đặt đến lúc rút NKQ).
- Các biến số định tính: giới tính, chẩn đoán
phẫu thuật, các bệnh lý đi kèm, viêm phổi sau
mổ, đặt lại NKQ sau mổ.
Tiêu chuẩn rút nội khí quản: theo Lê Xuân
Thục(9)
- Tri giác tỉnh, gọi biết, thực hiện được y
lệnh.
- Mạch, huyết áp ổn định, thở đều và tần số
thở bình thường.
Tiêu chuẩn tập thở rút nội khí quản sau mổ
tim hở: theo Robert M. Bojar(1)
- Tri giác tỉnh, gọi biết, thực hiện được y
lệnh.
- Dẫn lưu màng phổi và/hoặc trung thất <
50ml/giờ.
- Thân nhiệt > 35,5oC.
- Huyết động ổn định với liều vận mạch tối
thiểu (3 – 5 µg/kg/phút).
- Khí máu động mạch trong giới hạn bình
thường với FiO2 ≤ 50%, PEEP < 5 cmH2O.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung:
Bảng 1. Đặc điểm giới tính theo nhóm tuổi
Nhóm
tuổi
< 60 tuổi
≥ 60 tuổi
Tuổi trung
bình
Nhóm NC
(n=115) n (%)
73 (63,5)
42 (36,5)
53,217,8
Nam (n=68) Nữ (n=47) n
p
n (%)
(%)
37 (51)
36 (49) 0,01
31 (74)
11 (26)
55,918
49,317
0,03
Bảng 2. Bệnh lý phẫu thuật thường gặp
Nhóm nghiên cứu
Nam (n = 68)
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016
Bệnh lý PT
VPM ruột thừa
K đại tràng
%
20,6
11,8
Hẹp ĐM cảnh
5,9
9
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
Nghiên cứu Y học
Nhóm nghiên cứu
Bệnh lý PT
VPM ruột thừa
Thoát vị đĩa đệm
Nữ (n= 47)
< 60 tuổi (n=73)
≥ 60 tuổi (n=42)
%
29,8
8,5
Bảng 6. Mạch, huyết áp, SpO2 trước và sau rút NKQ
Bướu giáp
6,4
VPM ruột thừa
VTM do sỏi
VPM do thủng dạ dày
K đại tràng
Hẹp ĐM cảnh
Tắc ruột do u
32,9
8,2
5,5
16,7
11,9
7,1
0,09
0,01
0,17
0,5
Bảng 3. Bệnh lý nội khoa đi kèm
< 60 tuổi (n=73)
≥ 60 tuổi (n=42)
Suy tim THA TMCT Hen TĐ
2,7%
6,9% 1,4%
0 1,7%
4,8% 54,8% 7% 2,4% 5,2%
Thời gian lưu ống nội khí quản
Bảng 4. Thời gian lưu NKQ
TG lưu NKQ TG lưu NKQ
(phút)
sau mổ (phút)
Nhóm nghiên cứu (n=115) 188,8±197
38,1±10,2
Nam (n=68)
219,5±28
38,5 ±9,8
Nữ (n=47)
144,4±16,8
27,4±11
p
0,02
0,03
<60 tuổi (n=73)
163,5±185
38,7 ± 11
≥60 tuổi (n=42)
232,2±210
42 ±9,6
p
0,07
0,19
BMI<25 (n=107)
162,6±126
35,1±10,2
BMI≥25 (n=8)
538,7±491
43±11,3
p
0,06
0,05
Bảng 5. Thời gian lưu ống nội khí quản ở các bệnh lý
phẫu thuật thường gặp
Bệnh lý PT
thường gặp
VPM ruột thừa
K đại tràng
VTM do sỏi
Thoát vị đĩa đệm
VPM do thủng dạ dày
Xuất huyết não
K trực tràng
Bướu giáp
Tắc ruột do K
U buồng trứng
K gan
K dạ dày
Sỏi thận
Cầu nối ĐMV
10
%
24,3
10,4
6,1
4,3
4,3
4,3
3,5
2,6
2,6
2,6
1,7
1,7
1,7
1
TG lưu
TG lưu NKQ
NKQ(phút) sau mổ(phút)
76,8±37
15 ±2,6
220±61,5
52,5 ± 3,2
122±62,8
18±2,8
333±101
28±5,5
131±105
20 ± 3,1
412±535
56±20
290±88,3
48,2±5,8
100±26,5
26,5±10
148±64,4
45,6±7,2
88±62,5
42±6,8
337±53
55±13
335±91
45±4,6
105±21
24±7,8
1325
1105
Trước khi rút Trước khi rút
NKQ (n=115) NKQ (n=115)
Mạch
64,8±10,8
86,3±9,9
Huyết áp tâm thu
123,8±19
126,2±22
Huyết áp tâm trương
72,9±10,8
73,8±9,9
SpO2
99,09±1,8
99,16±1,3
p
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu là 53,2 ± 17,8. Trong đó tuổi trung
bình của nam là 55,9 ± 18, tuổi trung bình của
nữ là 49,3 ± 17.
Về giới tính, nghiên cứu của chúng tôi có 68
bệnh nhân nam (59%), 47 bệnh nhân nữ (41%), tỷ
lệ nam/nữ là 1,45. Phân bố giới tính theo nhóm
tuổi, chúng tôi nhận thấy ở nhóm dưới 60 tuổi,
bệnh nhân nam (51%) và nữ (49%) tương đương
nhau. Nhưng ở nhóm trên 60 tuổi tỷ lệ bệnh
nhân nam bắt đầu tăng lên (74%). Khác biệt này
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Ở nhóm bệnh
nhân dưới 60 tuổi có bệnh lý phẫu thuật thường
gặp là viêm phúc mạc ruột thừa, chia đều cho cả
2 giới. Trong khi đó ở nhóm bệnh nhân trên 60
tuổi có các bệnh lý phẫu thuật thường gặp là K
đại tràng, hẹp động mạch cảnh, tắc ruột do u, là
những bệnh lý thường gặp ở nam giới.
Các bệnh lý nội khoa đi kèm như suy tim,
tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, tiểu đường
thường gặp ở nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi hơn.
Thời gian lưu ống nội khí quản
Thời gian lưu ống nội khí quản sau mổ trung
bình là 38,2 ± 10,2 phút. Bệnh nhân nam có thời
gian lưu nội khí quản (38,5 ±9,8 phút) lâu hơn
bệnh nhân nữ (27,4 ± 11 phút). Điều này có lẽ do
bệnh nhân nam thường gặp các bệnh lý K đại
tràng, hẹp động mạch cảnh, là những bệnh lý có
thời gian phẫu thuật kéo dài và thời gian lưu nội
khí quản sau mổ lâu hơn.
Bệnh nhân trên 60 tuổi cũng có thời gian lưu
nội khí quản sau mổ lâu hơn bệnh nhân dưới 60
tuổi. Điều này liên quan đến các bệnh lý phẫu
thuật thường gặp ở nhóm bệnh nhân cao tuổi
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
như K đại tràng, K trực tràng, hẹp động mạch
cảnh,… là những bệnh lý có thời gian lưu nội khí
quản lâu. Bên cạnh đó người cao tuổi thường có
các bệnh lý nội khoa đi kèm (suy tim, tăng huyết
áp, thiếu máu cơ tim,…) làm kéo dài thời gian
hồi tỉnh của bệnh nhân hơn.
Bệnh nhân béo phì (BMI ≥ 25) có thời gian
lưu nội khí quản lâu hơn nhóm bệnh nhân
không béo phì.
Bệnh lý phẫu thuật thường gặp nhất là viêm
phúc mạc ruột thừa (24,3%) có thời gian lưu nội
khí quản sau mổ trung bình là 15 ± 2,6 phút. Kết
quả này cũng tương tự với nghiên cứu của
Phùng Văn Việt, Nghiêm Thanh Tú là 10 phút(10).
Bệnh lý viêm phúc mạc do thủng dạ dày có
thời gian lưu nội khí quản sau mổ là 20 ± 3,1
phút. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu
của Mã Thanh Tùng là 15 – 30 phút(11).
Phẫu thuật cầu nối động mạch vành có
thời gian lưu nội khí quản kéo dài 1105 phút
(18 giờ). Phẫu thuật có sử dùng tuần hoàn
ngoài cơ thể, trong quá trình mổ bệnh nhân
được xẹp phổi và liệt tim. Do đó sau mổ bệnh
nhân cần có thời gian phục hồi chức năng co
bóp của tim và hô hấp của phổi. Kết quả này
cũng tương tự với nghiên cứu của Davy C. H.
Cheng là từ 12 – 24 giờ(4).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 115 bệnh nhân được gây mê
nội khí quản phẫu thuật tại bệnh viện Thống
Nhất từ tháng 1007/2016 đến tháng 09/2016,
chúng tôi có một số nhận xét sau:
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên
cứu là 53,2 ± 17,8. Dưới 60 tuổi, tỷ lệ nam/nữ gần
giống nhau. Nhưng trên 60 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân
nam cao hơn.
Thời gian lưu ống nội khí quản sau mổ trung
bình là 38,2 ± 10,2 phút. Trong đó, bệnh nhân
nam có thời gian lưu NKQ sau mổ lâu hơn nữ,
bệnh nhân trên 60 tuổi có thời gian lưu NKQ sau
mổ lâu hơn nhóm bệnh nhân < 60 tuổi.
Sau khi được rút NKQ, bệnh nhân ổn định.
Chưa ghi nhận ca bệnh viêm phổi do lưu giữ
ống NKQ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
Đánh giá kết quả chăm sóc và rút nội khí
quản
5.
Tất cả bệnh nhân đều được chăm sóc ống nội
khí quản theo quy trình vô khuẩn. Ống nội khí
quản được hút đàm bằng ống hút đàm dùng 1
lần cùng với găng tay vô khuẩn. Khi bệnh nhân
tỉnh và đủ tiêu chuẩn rút nội quản, bệnh nhân
được rút nội khí quản và thở oxy qua thông mũi
3l/phút.
6.
Chúng tôi ghi nhận các dấu hiệu sinh tồn
(mạch, huyết áp, SpO2) đều tốt không thay đổi
nhiều. Chúng tôi cũng chưa ghi nhận bệnh nhân
viêm phổi với quy trình này.
Nghiên cứu Y học
7.
8.
9.
Bojar RM (2005), “Post-ICU care and other implication”, In:
Bojar RM, Manual of perioperative care in adult cardiac surgery,
4th editon, Blackwell publishing, Massachusetts, pp 571 - 603.
Bùi Ích Kim (2006), “Dược lý lâm sàng các thuốc mê hô hấp”,
In: Nguyễn Thụ, Bài giảng gây mê hồi sức, 1, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội, tr. 440-468.
Bùi Ích Kim (2006), “Gây mê hô hấp”, In: Nguyễn Thụ, Bài
giảng gây mê hồi sức, 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 570 –
581.
Cheng DCH (1996), “Early tracheal extubation after coronary
artery bypass grapt surgery reduce costs and improves
resource use”, Anesthesiology, 85, 1300 - 10
Lê Xuân Thục (2006), “Điều trị tích cực các bệnh nhân sau
mổ”, In: Nguyễn Thụ, Bài giảng gây mê hồi sức, 1, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội, tr. 381.
Mã Thanh Tùng, Nguyễn Văn Chừng (2006), ” Đặc điểm lâm
sàng của bệnh viêm phúc mạc và các vấn đề về gây mê hồi
sức” Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, 11(1), tr. 63 - 68.
Nguyễn Thị Kim Bích Liên (2006), “Gây mê toàn thân bằng
đường tĩnh mạch”, In: Nguyễn Thụ, Bài giảng gây mê hồi sức, 1,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 615 - 620
Nguyễn Thị Kim Bích Liên (2006), “Thuốc mê tĩnh mạch”, In:
Nguyễn Thụ, Bài giảng gây mê hồi sức, 1, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội, tr. 471-508.
Phùng Văn Việt, Nghiêm Thanh Tú (2012), “Gây mê bằng
Desflurane trong phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa cấp”, Tạp
chí Y học Tp Hồ Chí Minh, 16(2), tr. 25 – 62.
Ngày nhận bài báo:
28/09/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
04/10/2016
Ngày bài báo được đăng:
01/11/2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016
11