Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TẮC-TÁ-TRÀNG-SƠ-SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 24 trang )

1
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình

TẮC TÁ TRÀNG SƠ SINH
Đại cương
Tắc và hẹp tá tràng là bệnh lý tương đối hiếm gặp. tỷ lệ mắc từ 1/40.000 tới

I.

1/10.000 trẻ sơ sinh, tỉ lệ ở nam và nữ tương đương nhau. Bệnh biểu hiện chủ yếu ở
trẻ sơ sinh nhưng có cả ở trẻ bú mẹ, trẻ nhỏ, trẻ lớn thậm chí người lớn. Tắc tá
tràng bẩm sinh có thể do nguyên nhân bên ngoài, bên trong hoặc kết hợp caả hai
nguyên nhân trên. Bệnh có thể kèm theo các dị tật khác phối hợp
II.
Giải phẫu – sinh lý
1. Phôi thai học
- Ống tiêu hóa nguyên thủy được hình thành từ sự khép mình của phôi theo hướng
đầu đuôi và 2 bên. Ống có 3 đoạn: ruột trước, ruột giữa, ruột sau. Ruột trước và
ruột sau là 2 ống bị bịt kín 1 đầu lần lượt bởi màng họng và màng nhớp, còn ruột
giữa ban đầu mở vào túi noãn hoàng nhưng về sau cũng bịt kín. Toàn bộ ống ruột
nguyên thủy được gắn vào thành bụng sau bằng mạc treo sau chung, ngoài ra còn
-

có vách gắn dạ dày vào thành bụng trước.
Tá tràng được hình thành 1 phần từ ruột trước, chủ yếu từ ruột giữa, ngay dưới dạ
dày. Trong quá trình hình thành do trục xoay của dạ dày theo trục đầu –đuôi, trướcsau làm cho tá tràng lệch phải và dính thứ phát vào thành bụng sau và có hình dạng
chữ C. Nội bì thành trước của tá tràng dày lên ở các vị trí liên tếp nhau lần lượt cho

ra mầm gan,túi mật, ống mật chủ và nụ tụy bụng.
2. Giải phẫu
Tá tràng là phần đầu của ruột non dài khoảng 25cm,đường kính khoảng 1517mm, hình chữ C ôm lấy đầu tụy và được cố định vào thành bụng sau bởi mạc


Treitz (mạc dính tá tụy).
Phôi thai: tá tràng nằm sát thành bụng sau và được treo vào thành bụng sau
2.1

bởi mạc treo tá tràng.
Phân đoạn
Tá tràng được chia làm 4 phần từ trên xuống dưới là


2
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình
-

Phần trên( D1): dài khoảng 5cm, đi ra sau, lên trên và sang phải, bị gan và túi mật
đè lên. 2/3 đầu là phần di động của tá tràng, phình ra hình củ hành được gọi là hành
tá tràng, thông với dạ dày qua lỗ môn vị. Trong trường hợp sỏi túi mật, sỏi có thể
xuyên thủng từ đáy túi mật vào tá tràng rồi đi xuống dưới gây tắc ruột do sỏi túi

-

mật.
Phần xuống( D2): dài khoảng 7,5cm, chạy dọc bên phải cột sống, liên tiếp với phần
trên bở góc gấp tá tràng trên và phần ngang bởi góc gấp tá tràng dưới. Đoạn này
nằm trước thận và niệu quản phải, bị đại tràng ngang bắt chéo phía trước. Do vậy
đoạn này có thể bị tổn thương trong khi làm thủ thuật cắt bỏ nửa đại tràng hoặc cắt

-

bỏ thận phải.
Phần ngang (D3): dài 5-10cm, chạy ngang qua cột sống từ phải sang trái, đè lên

trước động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ dưới, phía trước là động mạch mạc
treo tràng trên. Do đặc điểm như vậy nên một tác động mạnh vào bụng có thể làm
tổn thương đoạn ngang của tá tràng.


3
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình
-

Phần lên (D4): Dài khoảng 2,5cm, hướng lên trên sang trái, tiếp nối với hỗng tràng
bởi góc tá hỗng tràng ( góc Treitz). Góc này được treo vào thành bụng sau bởi cơ
treo tá tràng( cơ Treitz). Góc tá hỗng tràng cũng là nơi xuất phát của mạc treo tiểu
tràng.


4
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình

2.2

Hình thể trong
Mặt trong niêm mạc tá tràng có nhú tá tràng lớn và nhú tá tràng bé là nơi đổ
vào của bóng Vater( bóng gan tụy) và ống tụy phụ ( ống Santorini). Bóng Vater là
nơi gặp nhau của ống tụy chính ( ống Wirsung) và ống mật chủ. Nhú tá bé nằm ở
trên nhú tá lớn độ 2-3cm và hơi lệch ra trước.

2.3

Hình ảnh X-quang tá tràng
Hình ảnh tá tràng giống như một quai mở ở góc trên trái. Đường viền của quai

không thẳng mà lồi lõm hình tua răng cưa. Hành tá tràng có hình tam giác, đáy
quay về phía môn vị, đỉnh quay sang phải. Khi bị loét thì hành tá tràng bị biến
dạng, không còn hình tam giác.

3. Sinh lý

Sơ lược

3.1
-

hành tá tràng, thường xuyên chịu tác động của HCl -> dễ bị loét


5
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình
-

Niêm mạc có những hạch bạch huyết đơn độc, tuyến lieberkuhn, tuyến brunner, có
nhiều nếp gấp hình van; được phủ bảo những nhung mao; mỗi nhung mao phủ bởi
lớp biểu mô hình cột, trong nhung mao có mạng lưới bạch huyết và mao mạch; bờ
tự do của tế bào biểu mô chia thành vi nhung mao -> tăng diện tích hấp thu ( 250300 m2 )

-

Màng tế bào biểu mô chứa nhiều enzym tiêu hoá như disaccaridase, peptidase, men
phân huỷ acid nucleic

-


Các tế bào ruột có tốc độ luôn chuyển là 1-3 ngày, theo đó“ bài tiết protein” khoảng
30g/ngày
chức năng tá tràng

3.2
-

Hiện tượng cơ học
Những vận động của tá tràng bao gồm: vận động lắc lư, co bóp phân đoạn, co
bóp nhu động và vận động của nhung mao.

+ Vđ lắc lư


Tác dụng làm cho các đoạn ruột dài ra và ngắn lại, khuấy thức ăn, không đẩy thức
ăn


Tần số 10-12l/phút

+ Co bóp phân đoạn


Thức ăn làm căng thành ruột, kích thích thành ruột, gây ra những co bóp đồng tâm


Mỗi đoạn co bóp dài 1cm


6

Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình


Đoạn trước co thì nay giãn, đoạn trước giãn thì nay co



Tần số 8-12l/phút



Tác dụng thúc đẩy sự nhào trộn thức ăn với dịch ruột

+ Co bóp nhu động


Thành ruột bị kích thích tạo co bóp vòng phía sau điểm kích thích vận động từ ruột
tới hậu môn



Tốc độ 2-25cm/s



Co bóp tăng sau bữa ăn do

 Nhũ trấp vào tá tràng kích thích thần kinh tại chỗ
 Phản xạ dạ dày – ruột được khởi động
 Do các hormone như gastrin, serotonin, insulin



Secretin và glucagon ức chế vận động của ruột non

+ Vận động của nhung mao


Một số sợi cơ trơn của lớp cơ dưới niêm mạc đi vào nhung mao làm nó có khả năng
co bóp nhịp nhàng: dài ra, ngắn lại



Chịu ảnh hưởng của hormone villikinin



Vận động làm cho bạch huyết chảy từ ống trung tâm vào hệ bạch huyết


7
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình
 Tá tràng cũng nhận được những sợi dây thần kinh từ cả hệ thống giao cảm và phó

giao cảm,chúng có vai trò điều hòa hoạt động cơ học. hoạt tính của phó giao cảm
tăng lên thì hoạt động cơ học cũng tăng và ngược lại khi hoạt tính giao cảm tăng thì
làm giảm hoạt động cơ học. các thuốc như morphin và codein – sulfat làm giảm
hoạt động cơ học của ruột
-

sự bài tiết

Dịch tụy

+


Kiềm tính chứa lượng lớn bicarbonate trung hòa pH của dịch vị



Các

men

tiêu

hóa

protein:

trypsin,

chymotrypsin,

carboxypolypeptidase đều ở dạng tiền men


Hoạt hóa nhờ men enterokinase




Trypsin và chymotrypsin phân cắt proteose, peptone và
các chuỗi polypeptide thành chuỗi polypeptid nhỏ hơn
Cacrboxypolypeptidase cắt rời các acid amin tận cùng



carboxyl
 một lượng nhỏ protein tiêu hóa hoàn toàn thành a.a
Men tiêu hóa glucid: anpha-amylase tiêu hóa cả tinh bột chin và



sống thành đường maltose và một ít polymer của glucose
Men tiêu hóa lipid:lipase tiêu hòa tan trong nước tác dụng trên



bề mặt các cầu mỡ


8
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình

Lipase dịch tụy tiêu hóa mỡ trung tính là quan trọng nhất



 kết quả tiêu hóa ở tá tràng:hấp thu a.a
+


Dịch mật: muối mật, bilirubin, cholesterol, lecithin, các chất điện giải
Muối mật: các tế bào gan tạo 0,5g muối mật mỗi ngày. Tiền chất



của muối mật là cholesterol (cholesterol->acid cholic, acid chonode soxycholic, các
acid này gắn với taurin-> acid glycocholic và taurocholic, muối của các acid này
bài tiết vào mật)
Chức năng: nhũ tương hoá lipid, giúp cho sự hấp thu của



các acid béo, monoglycerid, cholesterol, và các lipid.

+



Dịch ruột
Tuyến brunner:
Bài tiết chất nhầy khi thức ăn kích thích vào niêm mạc,
kích thích của dây X, có mặc các hormone tiêu hóa ( đặc biệt là secretin )



Tác dụng bảo vệ thành tá tràng khỏi dịch vị



Bị ức chế bởi kích thích giao cảm




Tuyến lieberkuhn bài tiết dịch ruột giống ngoại bào khoảng
1800ml/ngày, pH dịch 7,5 – 8


9
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình

Sinh bệnh học

III.

Tắc tá tràng có nhiều nguyên nhân gây ra có thể từ bên trong, bên ngoài hoặc
từ cả 2 yếu tố phối hợp.
-

Tắc tá tràng do teo tá tràng : có 2 thuyết giải thích

+ Thuyết của Tandler :

Trong suốt tháng thứ 2 của bào thai, lớp tb biểu mô phát triển mạnh
trong khi ruột chưa phát triển gây ra hiện tượng tắc lòng ruột, đặc biệt xảy
ra tại thực quản, tá tràng, trực tràng.
Vào cuối tuần thứ 8 đến tuần thứ 10, khi ruột phát triển có sự không
bào tiêu hóa làm cho lòng ruột được thông trở lại, nếu có sự sai lạc trong
quá trình không bào sẽ gây ra hiện tượng tắc tá tràng. Cũng trong thời gian
này xảy ra các dị vật của tụy, hệ thống đường ống mật- tụy ngoài gan.
+ Thuyết mạch máu:

Do các nguyên nhân : xoắn ruột, lồng ruột,... gấy tắc nghẽn mạch máu
cung cấp để nuôi dưỡng tá tràng gây teo tá tràng.
- Tắc tá tràng do tụy nhẫn:
+ Tụy nhẫn là hiện tượng tá tràng bị tổ chức tụy bao bọc và chèn ép xung quanh
giống hình ngón tay đeo nhẫn.
+ Tụy nhẫn được hình thành do khuyết tật trong quá trình hình thành tụy ở giai đoạn
phôi thai :
Trong thời kỳ bào thai, tụy được hình thành từ 2 phần : nụ tụy bụng ở bên
phải tá tràng, dưới túi mật; nụ tụy lưng ở bên trái tá tràng, đối xứng với mầm gan
qua tá tràng. Tuần thứ 5 của thai kỳ, tá tràng xoay phải và nụ tụy cố định vào thành
bụng sau bằng mạc treo đại tràng sau, ống mật chủ và nụ tụy bụng di chuyển ra sau
tá tá tràng để đến mạc treo tràng sau. Sau đó, nụ tụy bụng và nụ tụy lưng hòa nhập
với nhau tạo thành tụy chính thức. Tuy nhiên khi nụ tụy bụng đi chuyển đi theo 2
chiều khác nhau tạo nên vòng cung ôm lấy tá tràng. Mô tụy phát triển sẽ chèn ép
vào tá tràng gây hẹp tá tràng thứ phát


10
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình

Phân loại theo giải phẫu bệnh

IV.

1. Tắc tá tràng do nguyên nhân bên trong

- Teo tá tràng
Chia thành ba thể bệnh theo Gray và Skandalakis:
+ Loại 1: Do màng ngăn niêm mạc toàn bộ. Vị trí màng ngăn có thể ở trên nhú Vater


nhưng thường gặp ở dưới nhú vater.
+ Loại 2: Teo tá tràng gián đoạn nhưng hai đầu tá tràng nối với nhau bằng dây xơ.
+ Loại 3: Teo tá tràng gián đoạn. Mạc treo ruột bị khuyết hình chữ V. Ở thể bệnh này,

có thể kết hợp với dị dạng đường mật.
-

Hẹp tá tràng

+ Do màng ngăn cólỗ: Vị trí màng ngăn có thể trên hoặc dưới Vater.
+ Do tá tràng đôi
2. Tắc tá tràng do nguyên nhân bên ngoài
-

Tắc tá tràng do tụy nhẫn: Trước đây, người ta cho rằng tụy nhẫn đơn thuần gây tắc
tá tràng nên có phương pháp mổ chỉ cắtbỏ vòng tụy nhẫn. Sau này người ta thấy tụy
nhẫn đơn thuần không phải nguyên nhân gây tắc tá tràng vì nó thường kết hợp với
màng ngăn tại vị trí tụy nhẫnn. Do vậy đã có thuật ngữ "Tắc tá tràng kèm theo tụy
nhẫn" thay chothuật ngữ "Tắc tá tràng do tụy nhẫn".

-

Tắc do dây chằng


11
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình
+ Dây chằng Ladd

Là nguyên nhân hay gặp nhất. Dây chằng Ladd là một giải phúc mạc đi từ

manh tràng ra phía thành bụng sau và chẹt qua phần cuối tá tràng D2 gây hẹp. đây
là hậu quả của quá trình quay và cố định bất thường của ruột.
+ Dây chằng phát sinh do thủng ruột thai nhi, ít gặp.
-

Hẹp tá tràng do tĩnh mạch cửa trước tá tràng
Tĩnh mạch cửa trước tá tràng có thể do:

+ Các vòng nối giữa hai tĩnh mạch noãn hoàng bị tắc bất thường.
+ Có bất thường trong quá trình quay của ruột: đảo lộn vị trí của dạ dày và tá tràng.
+ Dị tật này hiếm gặp
-

Do kìm động mạch
Bình thường thì đoạn D3 của tá tràng chạy ngang qua cột sống và nằm trong
kìm động mạch: động mạch chủ bụng ở phía sau va động mạch mạc treo tràng trên
ở phía trước. Bình thường thì hai động mạch này tạo một góc 45 - 60° Khi góc giữa
hai động mạch này bị hẹp thì gây chèn ép tá tràng. Góc hẹp do hai nguyên nhân: do
tá tràng ở vị trí cao hơn bình thường hoặc do động mạch mạc treo ở vị trí thấp hơn
bình thường


12
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình

V.

LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
- Đa dạng, phức tạp
- Tiền sử mẹ đa ối, đẻ non 25-70%

1. Siêu âm trước đẻ:
- Hình ảnh “bóng đôi”, dạ dày tá tràng giãn, chứa đầy dịch


13
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình

-

Dấu xoáy (Whirlpool):Bụng chướng hơi nhiều


14
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình

2.
+
+
+
+
+
+
+
+
-

Chẩn đoán sau đẻ:
Lâm sàng:
Nôn
Trướng bụng

Bất thường về đại tiện phân su
Dấu hiệu mất nước
Bụng xẹp, Sonde dạ dày ra dịch vàng hoặc xanh
Cận lâm sàng:
Xquang bụng không chuẩn bị
Chụp lưu thông tieu hóa
Siêu âm
Tắc tá tràng hoàn toàn:
Hội chứng tắc ruột sơ sinh cao:

+ Nôn sớm sau đẻ: 90% nôn trong ngày đầu tiên sau sinh
+ Đa số nôn dịch mật do vị trí tắc thường dưới bóng Vater. Trường hợp tắc trên bóng

Vater, dịch nôn trong hoặc ra sữa. Dễ nhầm với bất thường dạ dày như tắc môn vị.
+ Không có phân su nếu tắc dưới bóng Vater
+ Chậm đại tiện phân su nếu tắc trên bóng Vater


15
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình
+ Xquang:2

mức

nước-

hơi:

dạ


dày





tràng,

không



trong ruột non

Nếu tắc ở phân trên D2-D1 chỉ có 1 hình mức nước- hơi của dạ dày
+




Hẹp tá tràng:
Biểu hiện tắc ruột sơ sinh: Khi mức độ hẹp gần như hoàn toàn
Nôn sớm sau đẻ, thường nôn ra mật.
Phân su thường ít
Xquang không chuẩn bị tư thế đứng: 2 mức nước- hơi, vẫn có hơi trong ruột non

+ Biểu hiện tắc ruột không điển hình, muộn:
∗ Hẹp nhẹ: màng ngăn lỗ rộng, tụy nhẫn, dây chằng LADD, tá tràng đôi,...

hơi



16
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình






Có thể gặp ở trẻ bú mẹ, trẻ nhỏ, trẻ lớn, thậm chí ở người lớn.
Nôn muộn, thường nôn ra mật
Đau bụng trên rốn
Bệnh xuất hiện từng đợt, có khi thuyên giảm.
Chụp tá tràng có cản quang, nếu quan sát lưu thông thuốc dưới màn huỳnh quang

có thể xác định được vị trí và mức độ tắc.
3. Các dị tật phối hợp
Các dị tật như: hội chứng Down có thể mác với tỉ lệ 15-30%, dị dạng quay
của ruột mắc tới 20%, bệnh tim mạch, dị tật hệ tiết niệu, có thể có các nguyên nhân
gây tắc tá tràng, tắc ruột non phối hợp.
Điều trị
Điều trị ngay sau đẻ nếu phát hiện được bệnh trước đẻ bằng siêu âm hoặc

VI.

1.
2.
+
+

+

khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Chuẩn bị trước mổ
Giữ thân nhiệt ổn định bằng lồng ấp.
Bồi phụ nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan.
Đặt lưu ống thông dạ dày và hút cách quãng để tránh nôn trào ngượcvào phổi.
Cho kháng sinh phổ rộng để chống nhiễm khuẩn.
Tiêm vitamin K (với bệnh nhân sơ sinh).
Nếu bệnh nhân không có viêm phổi, thời gian chuẩn bi từ 6 đến 12 giờ.
Nếu bệnh nhân có viêm phổi nặng cần điều trị kháng sinh và chờ cho tình
trạng viêm phổi cải thiện mới tiến hành phẫu thuật
Phẫu thuật
Gây mê: Gây mê nội khí quản.
Đường mở bụng: theo đường ngang dưới sườn phải hoặc đường giữa trên rốn.
Kiểm tra tá tràng, ruột non và đại tràng và các tạng khác.
Cần xác định: thể loại tắc tá tràng và các bệnh phối hợp.
Vén gan lên trên để bộc lộ tá tràng phần giãn nhất và kiểm tra dọc tá
tràng cho đến mạc treo đại tràng ngang.
Giải phóng góc đại tràng phải, kéo đại tràng ngang xuống dưới, phẫu tích toàn bộ tá

tràng nằm ở bên phải cuống mạc treo tràng trên.
+ Bộc lộ tá tràng D3 và D4.


17
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình
-

Tuỳ thuộc vào vị trí và nguyên nhân gây tắc mà có các kỹ thuật mổ khác nhau.


+






Các kỹ thuật:
nối tá tràng – tá tràng:
Chỉ định:
Tắc do teo tá tràng ở D l, D2.
Tắc tá tràng do tụy nhẫn.
Kỹ thuật:
Nối tá tràng bên - bên ở mặt trước


18
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình
 Khâu nối hai lớp bằng chỉ 6/0 chậm tiêu (PDS, Vicryl).
 Có thể tạo hình làm nhỏ bớt đường kính đoạn tá tràng giãn phía đầu trên và nối tận

tận với đầu dưới.


19
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình

+ Nối tá – hỗng tràng:
∗ Chỉ định cho tắc tá tràng ở vị trí D3 và D4.

∗ Cách nối: nối phần giãn thấp nhất của tá tràng với phần cao nhất của hỗng tràng

qua mạc treo đại tràng ngang.


20
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình

+




+

Thực hiện thủ thuật Ladd :
Cắt dây chằng Ladd.
Tải rộng mạc treo chung.
Cắt ruột thừa.
đưa đại tràng sang bên trái, đưa ruột non sang bên phải.
Cắt màng ngăn tá tràng:




Vị trí màng ngăn: thường có vết lõm tạo một ngấn tròn ở thành ruột.
Mở tá tràng theo chiều dọc qua vị trí của màng ngăn.


21

Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình



Cắt toàn bộ màng ngăn.
Khâu chỗ mở tá tràng theo chiều ngang.

+ Tắc do dây chằng đơn thuần: cắt dây chằng
+ Tắc do tá tràng đôi:
∗ Cắt tá tràng đôi
∗ Mở thông tá tràng đôi vào lòng tá tràng bên cạnh.
∗ đưa quai hỗng tràng hình chữ Y nối vào tá tràng đôi.


22
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình

3. Lưu ý
- Trước khi tiến hành khâu nối, bắt buộc phải kiểm tra sự lưu thông của toàn bộ ruột

dưới chỗ nối. Luồn một ống thông vào đầu ruột dưới bơm nước để kiểm tra và
-

nong rộng hơn đoạn ruột bên dưới.
Mở thông dạ dày hoặc đặt ống thông dạ dày qua mũi-miệng tùy thuộc theo phẫu

-

thuật viên.
Mở thông dạ dày: bằng một ống thông như thường qui hay bằng hai ống thông: một

ống đặt trong dạ dày và một ống nhỏ đặt qua da day, miệng nối xuống hỗng tràng

để cho ăn sớm
4. Chăm sóc sau mổ
- giữ thân nhiệt ổn định
- đặt ống thông dạ dày, hút áp lực nhẹ
- bồi phụ nước, điện giải
- theo dõi cân nặng và lượng nước hằng ngày
- nuôi dưỡng đường tĩnh mạch cho đến khi ống thông dạ dày ra dịch trong và bệnh
nhân có đại tiện.


23
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình


24
Chuyên đề tắc tá tràng sơ sinh – Nhóm ngoại khoa ĐH Y Dược Thái Bình

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Giải phẫu người YHN
Giải phẫu người tập 2 Trịnh Văn Minh
Giải phẫu lâm sàng
Phôi thai học – ĐH Y HỒ CHÍ MINH

Cấp cứu ngoại khoa nhi khoa – ĐH Y HÀ NỘI



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×