Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
VAI TRÒ CỦA CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH TRONG KẾT QUẢ PHẪU
THUẬT ĐIỀU TRỊ TẮC TÁ TRÀNG BẨM SINH
Hồng Quý Quân*, Trần Ngọc Bích*, Trần Danh Cường**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá vai trò của chẩn đoán trước sinh đến kết quả phẫu thuật điều trị tắc tá tràng bẩm sinh.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu 41 trẻ sơ sinh được chẩn đoán và phẫu thuật điều trị
tắc tá tràng bẩm sinh tại khoa phẫu thuật nhi bệnh viện Việt Đức trong 7 năm từ năm 2004 đến 2011
Kết quả: Trước sinh: Có 29 bệnh nhân chiếm 70,7% được chẩn đoán trước sinh là tắc tá tràng. Tỷ lệ chẩn
đoán sớm phụ thuộc vào việc trước đó có chẩn đoán trước sinh là tắc tá tràng bẩm sinh với P < 0,001 (Test chính
xác Fisher). Thời gian nằm viện trung bình của nhóm có chẩn đoán trước sinh là 12,7 ngày, của nhóm không có
chẩn đoán trước sinh là 16,3 ngày. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (T-Test) Có 4 trường hợp có
biến chứng sau mổ thì 3 trường hợp thuộc nhóm không có chẩn đoán trước sinh. Có 3 trường hợp tử vong
(7,3%) trong đó 2 trường hợp không có chẩn đoán trước sinh, một trường hợp có chẩn đoán trước sinh nhưng
kèm theo bệnh tim.
Kết luận: Tắc tá tràng chẩn đoán trước sinh được bằng siêu âm và có kết quả điều trị tốt, tỷ lệ sống cao. Các
biến chứng và tử vong liên quan tới dị tật nặng khác phối hợp.
Từ khóa: Tắc tá tràng.
ABSTRACT
THE ROLES OF PRENATAL DIAGNOSIS IN CONGENITAL DUODENAL OBSTRUCTION SURGERY
OUTCOME.
Hong Quy Quan, Tran Ngoc Bich, Tran Danh Cuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 40 - 42
Objectives: Congenital duodenal obstruction can be diagnosed antenatal and has a high survival rate after
surgical treatment. The roles of prenatal diagnosis in congenital duodenal obstruction surgery outcome.
Methods: Descriptve retrospective study. 41 neonates diagnosed with congenital duodenal obstruction were
operated in Viet Duc hospital from 2004 to 2010.
Results: 29 patients (70.7%) were diagnosed in prenatal, incidence of polyhydramnios is 41.5%, associated
anomalies occur in 14.6%. The prenatal diagnosis patients had age at hospitalized, age at surgery, hospital stay,
complications, morbidity lower than without prenatal diagnosis patients.
Conclusions: Congenital duodenal obstruction can be diagnosed antenatal and has a high survival rate after
surgical treatment. Postoperative mortality concerned associated severe anomalies.
Key words: Duodenal obstruction.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc tá tràng bẩm sinh (tắc TTBS) là sự bít
tắc hoàn toàn hay không hoàn toàn lòng tá
tràng do các nguyên nhân bẩm sinh. Tỷ lệ tắc
TTBS được thông báo từ 1 trên 5.000 đến
10.000 trẻ sinh ra(1,4).
Tắc tá tràng có thể chẩn đoán sớm nhờ siêu
âm trước sinh, phương pháp này đã được làm
* Bệnh viện Việt - Đức
**Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương Hà Nội
Tác giả liên lạc: BS Hồng Quý Quân
ĐT: 0902125283
Email:
40
Chuyên Đề Ngoại Nhi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
từ thập kỷ 70, biểu hiện trên siêu âm trước
sinh là sự giãn của dạ dày và đoạn đầu tá
tràng của thai nhi (hình quả bóng đôi) kèm
theo đa ối của người mẹ. Siêu âm cùng với
chọc ối còn đem lại thông tin về dị tật kết hợp
như hội chứng Down, bệnh tim là những dị tật
hay đi kèm với tắc TTBS(3).
Việc chẩn đoán trước sinh sớm giúp thầy
thuốc và gia đình lập kế hoạch chăm sóc, hồi sức
và can thiệp sớm sau khi trẻ ra đời.
Tắc TTBS cần được chẩn đoán sớm và can
thiệp phẫu thuật sớm tránh cho trẻ bị mất
nước, rối loạn điện giải, viêm phổi có thể dẫn
đến tử vong(4).
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá vai trò của chẩn đoán trước sinh
đến kết quả phẫu thuật điều trị tắc tá tràng
bẩm sinh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
41 trẻ sơ sinh được chẩn đoán và phẫu thuật
điều trị tắc TTBS tại khoa phẫu thuật nhi bệnh
viện Việt Đức trong 7 năm từ năm 2004 đến
2011.
Phương pháp
Mô tả hồi cứu.
KẾT QUẢ
Trước sinh
Có 29 bệnh nhân chiếm 70,7% được chẩn
Nghiên cứu Y học
Bảng 1: Liên quan của tuổi thai khi đẻ và tình trang
đa ối của người mẹ
Tuổi thai Đủ
tháng
Tình trạng ối
Bình thường
19
Đa ối
8
Tổng số
27
muộn nhất là 36 tuần, trung bình là 28,3 tuần
Có 17 thai phụ siêu âm phát hiện đa ối
chiếm 41,5%.
Đặc điểm chung của bệnh nhân
Trong 41 bệnh nhân có 24 trẻ trai chiếm
58,5% và 17 trẻ gái chiếm 41,5%.
Chuyên Đề Ngoại Nhi
Tổng số
5
9
14
24
17
41
Tỷ lệ
(%)
58,5
41,5
100
*Nhận xét: Trong số 41 trẻ có 14 trẻ đẻ non
tháng chiếm 34%. Có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ đẻ
ra non tháng ở những bà mẹ đa ối và ối bình
thường có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (Test χ2)
Bảng 2: Dị tật kết hợp
Dị tật
HC Down
Tim bẩm sinh
Dị tật tiết niệu
Tổng số
Số lượng
3
2
1
6
Tỷ lệ (%)
7,3
4,9
2,4
14,6
Kết quả về chẩn đoán
Bảng 3: So sánh thời gian được chẩn đoán xác định
của 2 nhóm có và không có CĐTS
Chẩn đoán
Chẩn đoán
sớm (≤ 48 giờ muộn (> 48
Nhóm
Tổng số
sau biểu hiện giờ sau biểu
bệnh)
hiện bệnh)
Có CĐTS
21
8
29
Không có CĐTS
2
10
12
41
23
18
Tổng số
*Nhận xét: Tỷ lệ chẩn đoán sớm phụ thuộc
vào việc trước đó có chẩn đoán trước sinh là tắc
TTBS với P < 0,001 (Test chính xác Fisher). Có 5
trẻ có biểu hiện mất nước khi khám vào viện và
2 trẻ có biểu hiện viêm phổi tất cả các trẻ này
đều thuộc nhóm không có chẩn đoán trước sinh
và có thời gian vào viện muộn.
Kết quả về phẫu thuật
Bảng 3. Kết quả phẫu thuật
đoán trước sinh là tắc tá tràng.
Tuổi thai chẩn đoán sớm nhất là 20 tuần,
Non
tháng
Tuổi mổ(ngày)
Thời gian nằm viện(ngày)
Biến chứng sau mổ
Tử vong
Có CĐTS
2,1
12,7
3
2
Không có CĐTS
7,2
16,3
1
1
*Nhận xét: Thời gian trung bình từ khi khởi
bệnh đến khi mổ của nhóm bệnh nhân có chẩn
đoán trước sinh là 2,1 ngày, với nhóm không có
chẩn đoán trước sinh là 7,2 ngày. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (T-test).
41
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Thời gian nằm viện trung bình của nhóm
có chẩn đoán trước sinh là 12,7 ngày, của
nhóm không có chẩn đoán trước sinh là 16,3
ngày. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,05 (T-Test).
Có 4 trường hợp có biến chứng sau mổ thì 3
trường hợp thuộc nhóm không có chẩn đoán
trước sinh.
Có 3 trường hợp tử vong (7,3%) trong đó 2
trường hợp không có chẩn đoán trước sinh, một
trường hợp có chẩn đoán trước sinh nhưng kèm
theo bệnh tim.
BÀN LUẬN
Tắc tá tràng bẩm sinh là bệnh lý có thể chẩn
đoán sớm nhờ siêu âm trước sinh. Hình ảnh
“quả bóng đôi” là dấu hiệu điển hình của bệnh
và là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán. Tuy nhiên,
để tìm được hình ảnh điển hình trên, bác sĩ làm
siêu âm cũng phải có kinh nghiệm. Ngoài chẩn
đoán tắc tá tràng, một số dị tật hình thái khác và
rối loạn nhiễm sắc thể cũng được chẩn đoán
trước sinh. Chính vì vậy, trong nghiên cứu của
chúng tôi, tỷ lệ dị tật bẩm sinh phối hợp và tỷ lệ
hội chứng Down thấp.
Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
CĐTS làm giảm tỷ lệ các biến chứng và tử
vong sau mổ do rút ngắn được thời gian từ khi
khởi bệnh đến khi được mổ, giảm thời gian
nằm viện. Thời gian nằm viện và tỷ lệ các biến
chứng sau mổ của nhóm không có CĐTS cao
hơn nhóm có CĐTS.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều trẻ tắc TTBS đến
với chúng tôi muộn, dẫn tới khó khăn trong
điều trị và ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.
Các trẻ có các triệu chứng tiên lượng nặng như
biểu hiện mất nước, viêm phổi khi khám vào
viện chỉ gặp ở nhóm không có CĐTS.
42
Thời gian chẩn đoán xác định, thời gian
được mổ của nhóm trẻ có CĐTS thấp hơn nhóm
không có CĐTS, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05.
Nguyên nhân của chẩn đoán tắc tá tràng
muộn là hiện nay các bệnh viện tuyến dưới
thường không có các bác sĩ chuyên về ngoại nhi
và sơ sinh, nên việc chẩn đoán sau khi trẻ ra đời
thường chậm trễ.
Do vậy khi siêu âm định kỳ phát hiện
những bất thường như đa ối, có dấu hiệu “dày
da gáy” nghi ngờ hội chứng Down thì cần
chọc ối làm xét nghệm nhiễm sắc thể và theo
dõi kỹ bằng siêu âm để chẩn đoán tắc tá tràng
sớm kèm theo có dị tật khác không. Chẩn đoán
trước sinh giúp tư vấn đình chỉ thai có dị tật
nặng không chữa được hoặc sau chữa vẫn bị
tàn phế và giúp cho chẩn đoán sớm dị tật sau
sinh để bệnh nhi được điều trị sớm để tăng tỷ
lệ thành công của điều trị sau sinh.
KẾT LUẬN
Tắc tá tràng chẩn đoán trước sinh được bằng
siêu âm và có kết quả điều trị tốt, tỷ lệ sống cao.
Các biến chứng và tử vong liên quan tới dị tật
nặng khác phối hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
Bittencourt DG, Barini R, et al (2004), Congenital duodenal
obstruction: does prenatal diagnosis improve the outcome
Pediatr Surg Int; 20(8): 582-855.
Hồng Quý Quân, Trần Ngọc Bích, (2010). Nghiên cứu chẩn
đoán sớm và kết quả phẫu thuật điều trị tắc tá tràng bẩm
sinh. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú
Romero R, Ghidini A, et al (1988). Perinatal diagnosis of
duodenal atresia: does it make any difference. Obstet
Gynaecol 71:739–741.
Trần Ngọc Bích (2010). Tắc tá tràng. In: Đặng Hanh Đệ. Cấp
cứu ngoại khoa – Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội: 216229.
Chuyên Đề Ngoại Nhi