Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại phường ngọc hà, quận ba đình, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.45 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
_____________________________

NGUYỄN CƯƠNG QUYẾT

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI PHƯỜNG
NGỌC HÀ, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
_____________________________

NGUYỄN CƯƠNG QUYẾT
KHÓA: 2016 - 2018

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI PHƯỜNG
NGỌC HÀ, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN TUẤN ANH

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập chương trình thạc sĩ, chuyên ngành Quản
lý Đô thị và Công trình, khóa học 2016 - 2018 tại Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội. Học viên đã được các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và
phương pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu. Đây chính là nền
tảng kiến thức giúp các học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác và
trong lĩnh vực nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin bày tỏ lòng tri ân
tới toàn thể quý thầy cô trong nhà trường. Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn
chân thành nhất và lòng biết ơn tới PGS. TS. Nguyễn Tuấn Anh, là người trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp cho học viên
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trường; cảm ơn
Lãnh đạo UBND phường Ngọc Hà và tổ thanh tra xây dựng phường đã giúp
đỡ học viên hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Cương Quyết


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Cương Quyết


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1

* Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
* Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
* Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 3
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3
* Một số khái niệm, thuật ngữ .............................................................................. 4
* Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 5

NỘI DUNG ............................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
ĐÔ THỊ TẠI PHƯỜNG NGỌC HÀ ........................................................................ 6
1.1. Sơ lược về Phường Ngọc Hà ........................................................................... 6
1.1.1. Lịch sử thành lập phường Ngọc Hà ................................................................ 6
1.1.2. Vị trí địa lý .................................................................................................... 8
1.2. Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Ba
Đình và phường Ngọc Hà ...................................................................................... 9
1.2.1. Thực trạng về trật tự xây dựng đô thị quận Ba Đình..................................... 10
1.2.2. Cơ cấu, tổ chức, phân định chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý trật
tự xây dựng trên địa bàn phường Ngọc Hà ............................................................ 12


1.2.3. Thực trạng về công tác QL TTXD ĐT tại phường Ngọc Hà......................... 18
1.2.4. Những vấn cần tập trung nghiên cứu trong công tác quản lý trật tự xây dựng
đô thị tại phường Ngọc Hà..................................................................................... 33

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ TẠI PHƯỜNG NGỌC HÀ ......................................................... 35
2.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................................ 35
2.1.1. Trật tự xây dựng đô thị trong nhận thức xã hội ............................................ 37
2.1.2. Nguyên tắc và nội dung quản lý trật tự xây dựng đô thị ............................... 39

2.1.3 Bộ máy tổ chức và hoạt động quản lý trật tự xây dựng.................................. 39
2.1.4. Các yếu tố tác động đến thiết lập trật tự xây dựng đô thị .............................. 49
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .............................................................. 51
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 51
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................. 53
2.3. Kinh nghiệm trong và ngoài nước ............................................................... 53
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị trên thế giới ............................ 53
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị trong nước .............................. 55
2.3.3. Định hướng quy hoạch chung thành phố Hà Nội.......................................... 60
2.3.4. Định hướng trong công tác quản lý đô thị phường Ngọc Hà......................... 61

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ
THỊ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG NGỌC HÀ ....................................................... 63
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc ................................................................. 63
3.1.1. Quan điểm ................................................................................................... 63
3.1.2. Mục tiêu ...................................................................................................... 65
3.1.3. Nguyên tắc................................................................................................... 66
3.2. Giải pháp quản lý trật tự xây dựng đô thị tại phường ................................ 67
3.2.1. Sắp xếp, tổ chức lại bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô
thị tại quận và phường ........................................................................................... 67


3.2.2. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý trật tự xây dựng đô thị ............................ 72
3.2.3. Cải cách thủ tục hành chính và phân công, phân cấp, phối hợp quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận .................................................. 73
3.2.4. Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực xây dựng ... 78
3.2.5. Công tác tuyên truyền, vận động sự tham gia của cộng đồng trong công tác
quản lý trật tự xây dựng đô thị ............................................................................... 80
3.2.6. Công tác quản lý, kiểm tra công trình xây dựng, xử lý công trình vi phạm trật
tự xây dựng và giải quyết các đơn thư có liên quan ............................................... 86


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 94
Kết luận ................................................................................................................ 94
Kiến nghị .............................................................................................................. 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

GPXD

Giấy phép xây dựng

TTHC

Thủ tục hành chính


TTrXD

Thanh tra xây dựng

TTXD

Trật tự xây dựng

QLĐT

Quản lý đô thị

QL TTXD ĐT

Quản lý trật tự xây dựng đô thị

XD

Xây dựng

GPMB

Giải phóng mặt bằng


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Số hiệu hình
Hình 1.1


Tên hình
Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng từ TP đến
Phường

Hình 1.2

Quy hoạch chi tiết quận Ba Đình [Phần Quy hoạch sử dụng
đất, ban hành kèm theo Quyết định số 68/200/QĐ-UB ngày
14/7/2000 của UBND Thành phố Hà Nội]

Hình 1.3

Công trình xây dựng sai công văn cho phép cải tạo cống dột, chống
sập (tại ngách 24S ngõ 173 đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc
Hà. Tháng 8 /2017)

Hình 1.4

Khu đất đã thực hiện GPMB năm 2015, Ban Quản lý dự án
ĐTXD công trình cấp nước, thoát nước và Môi trường Thành
phố không quản lý, thi công xây dựng bị các hộ dân lấn chiếm
lại năm 2016 [Hồ sơ Thanh tra quận giải quyết khiếu nại năm
2017]

Hình 1.5

Nhà, xưởng của các hộ dân lấn chiếm, xây dựng không phép
trên khu vực đất đã thực hiện GPMB nhưng chưa thực hiện
đầu tư xây dựng công trình [Quyết định cưỡng chế số 18/QĐUBND ngày 25/01/2016 và Quyết định cưỡng chế số 28/QĐUBND ngày 02/3/2016 của UBND phường Ngọc Hà]


Hình 1.6

Đoạn mương hở cũ đã bỏ (do được thi công hệ thống mương
mới) chưa có kế hoạch sử dụng đất, dễ có khả năng sẽ bị lấn
chiếm [Ban dự án Đầu tư XD công trình cấp thoát nước bàn


giao lại cho UBND phường Ngọc Hà quản lý]
Hình 1.7

Công trình xây dựng không phép, sai mục đích sử dung đất (đất
nông nghiệp) của CTCP Thành Luân tại Mương T2C Đại Yên.
[Quyết định cưỡng chế tháo dỡ số 366/QĐ-UBND ngày
12/12/2016 của UBND phường Ngọc Hà]

Hình 2.2

Sơ đồ các nhân tố tác động đến thiết lập trật tự kỷ cương
trong XD

Hình 3.1

Sơ đồ các cơ quan tham gia quản lý TTXD tại quận Ba Đình

Hình 3.2

Sơ đồ hệ thống chính trị phường

Hình 3.3


Sơ đồ Tổ quản lý Trật tự xây dựng phường Ngọc Hà


1

PHẦN MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài
Phường Ngọc Hà, quận Ba Đình là phường nằm giáp ranh giữa quận
Ba Đình và quận Tây Hồ; phường có địa giới hành chính giáp với các phường
Liễu Giai, Đội Cấn, Điện Biên, Quán Thánh (quận Ba Đình) và phường Thụy
Khuê(quận Tây Hồ). Phường có diện tích 0.8 km2 (80Ha), dân số hơn 22
nghìn nhân khẩu. Địa bàn phường tiếp giáp với tuyến 03 tuyến đường, phố
chính là tuyến đường Hoàng Hoa Thám, phố Ngọc Hà, phố Đội Cấn; do địa
hình là làng trước đây nên việc phát triển đô thị chưa đồng bộ, nhà ở của nhân
dân hầu hết là cải tạo từ các khu làng xóm cũ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao
thông chưa hoàn chỉnh, chật hẹp, tốc độ đô thị hóa cao. Trên địa bàn đang
triển khai dự án GPMB (cống hóa mương thoát nước T2C Đại Yên); mở
đường nối Núi Trúc, Vạn Bảo, Hoàng Hoa Thám; mở rộng ngõ 279 Đội
Cấn... Các khu vực đã có quy hoạch nhưng vẫn chưa được thực hiện như mở
rộng đường Hoàng Hoa Thám, phố Đội Cấn; mở rộng ngõ 173 Hoàng Hoa
Thám, Ngõ 135 Đội Cấn vẫn chưa được thực hiện (quy hoạch treo), các điểm
đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng... Do những tác
động nêu trên nên công tác quản lý TTXD tại địa bàn gặp rất nhiều khó khăn,
nhu cầu về chỗ ở tăng nên việc ý thức chấp hành các quy định về pháp luật về
XD còn nhiều hạn chế. Cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển kịp với tốc độ đô thị
hoá; Việc định hướng phát triển xây dựng đô thị tại địa bàn phường đóng vai
trò không thể thiếu trong sự phát triển tổng thể của quận Ba Đình. Tuy nhiên,
để thực hiện công tác quản lý XD đô thị theo đúng quy hoạch được duyệt,
đảm bảo đô thị không bị phá vỡ quy hoạch thì công tác quản lý trật tự đô thị

đóng vai trò vô cùng quan trọng.
- Trong những năm qua quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh tại quận


2

Ba Đình nói chung và phường Ngọc Hà nói riêng, cùng với đó Thủ đô đang
đứng trước nhiều khó khăn và thách thức do áp lực của việc tăng dân số cơ
học, chuyển nhượng đất đai, XD các công trình nhà ở. Hậu quả của quá trình
này dẫn đến tình trạng vi phạm TTXD đô thị, lấn chiếm đất công, XD trên đất
nông nghiệp, đất đã quy hoạch công trình công cộng, cơi nới không phép và
XD sai với thiết kế quy hoạch... diễn ra phức tạp và có những trường hợp có
mức độ vi phạm nghiêm trọng. Những vi phạm TTXD đô thị này dẫn tới phá
vỡ quy hoạch kiến trúc cảnh quan ban đầu, làm thay đổi diện mạo đô thị, gây
mất mỹ quan khó kiểm soát cho phường Ngọc Hà; các công trình XD không
phép, sai phép này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn gây mất vệ sinh
môi trường, mất an toàn lao động, gây bức xúc cho người dân và để lại ấn
tượng không tốt cho du khách. Chính vì vậy, vấn đề QL TTXD đô thị tại
phường Ngọc Hà là vấn đề cần thiết và bức bách hiện nay.
Do vậy, đề tài luận văn "Quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa
bàn phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội" là rất cần thiết
nhằm xây dựng phường Ngọc Hà trở thành một khu vực đô thị văn minh
“Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”; góp phần tạo nên diện mạo mới trên địa bàn
quận Ba Đình.
* Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp quản lý TTXD đô thị tại phường Ngọc Hà.
- Giúp các cơ quan quản lý TTXD tại phường Ngọc Hà thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ của mình.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác QL TTXD đô thị; việc tuân thủ pháp

luật về TTXD của người dân, chủ đầu tư và nhà thầu thi công XD công trình;
các cơ quan chức năng làm công tác quản lý TTXD đô thị.
- Phạm vi nghiên cứu: Phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.


3

* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, chụp ảnh hiện trạng.
- Phương pháp thống kê - tổng hợp.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
- Phương pháp vận dụng có tính kế thừa các giá trị khoa học và các đề
xuất mới.
* Nội dung nghiên cứu
- Tình hình vi phạm TTXD và việc tuân thủ pháp luật về TTXD của
người dân, chủ đầu tư và nhà thầu thi công XD công trình.
- Thực trạng công tác quản lý TTXD đô thị của các cơ quan quản lý tại
phường Ngọc Hà trong những năm qua.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý TTXD.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác quản
lý TTXD đô thị tại quận Ba Đình.
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận:
- Kết quả nghiên cứu cũng trở thành tư liệu nghiên cứu cho những ai
quan tâm đến lĩnh vực QLĐT nói chung và quản lý TTXD nói riêng tại
phường Ngọc Hà.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Giúp các cấp chính quyền xác định được rõ tầm quan trọng của công
tác quản lý TTXD đô thị đối với công tác QLĐT.
- Chấn chỉnh lại những bất cấp trong công tác quản lý TTXD đô thị tại

phường Ngọc Hà hiện nay.
- Rà soát, điều chỉnh lại hệ thống văn bản pháp luật về TTXD đô thị
hoàn thiện, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.


4

* Một số khái niệm, thuật ngữ
- Giấy phép xây dựng (GPXD): Là một loại văn bản quy phạm pháp
luật về xây dựng, cho phép quản lý Nhà nước về xây dựng đô thị và các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trên địa bàn đô thị phải
thực hiện theo quy định trong giấy phép này và các quy định có liên quan của
Nhà nước.
- Quản lý trật tự xây dựng: Quản lý trật tự xây dựng là một khâu rất
quan trọng trong quản lý hoạt động xây dựng. Bằng những quy định, tiêu
chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung, cơ
quan quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng quản lý mọi hoạt động xây
dựng trên địa bàn đô thị theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo nguyên
tắc và mỹ quan, môi trường đô thị. Quản lý trật tự xây dựng cũng là việc kiểm
tra, kiểm soát những công trình xây dựng trên địa bàn trong việc thực hiện thi
công xây dựng công trình theo đúng GPXD và hồ sơ thiết kế kèm theo đã
được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng và có biện pháp xử lý vi
phạm trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật. Như vậy, công tác quản lý
trật tự xây dựng là khâu tiếp theo của khâu cấp phép. Công tác quản lý trật tự
xây dựng dựa trên căn cứ chủ yếu là GPXD và các tiêu chuẩn đã được duyệt.
Công tác quản lý trật tự xây dựng đảm bảo cho công tác quản lý xây dựng
theo quy hoạch được thực thi có hiệu lực.
- Công trình xây dựng vi phạm TTXD đô thị: Công trình xây dựng theo
quy định của pháp luật phải có GPXD mà thực tế không có GPXD; Công
trình xây dựng sai nội dung trong GPXD đã được cơ quan có thẩm quyền cấp;

Công trình xây sai thiết kế các cấp có thẩm quyền đã thẩm định phê duyệt, sai
với quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Công trình xây
dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận ảnh hường đến môi
trường, cộng đồng dân cư.


5

+ Công trình không phép : Là công trình xây dựng theo quy định của
pháp luật phải có GPXD nhưng khi thi công xây dựng không có GPXD. Hậu
quả dẫn đến với những loại công trình này thường là xây dựng không đúng
theo quy hoạch, xây dựng không đúng chỉ giới đường đỏ dễ gây tranh chấp
đất đai, các biện pháp thi công không được kiểm soát dễ gây ảnh hưởng tới
môi trường xung quan, cảnh quan đô thị…
+ Công trình sai phép:
Công trình xây dựng sai so với nội dung GPXD được cơ quan có thẩm
quyền cấp, không đúng với thiết kế đã được duyệt.
Công trình xây dựng sai so với thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm
định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn GPXD)
* Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần, phần mở đầu, nội dung chính và kết luận kiến
nghị tương ứng với 3 chương.
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị tại
phường Ngọc Hà trong những năm qua.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý trật tự xây dựng đô thị.
Chương 3: Một số giải pháp QL TTXD đô thị tại phường Ngọc Hà.
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.



THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận
Trong số những nội dung về QL TTXD ĐT thì thực tế chỉ ra cho chúng
ta thấy QL TTXD ĐT là mối quan tâm trước hết của các nhà quản lý cũng
như dân cư sống trong đô thị. Như phần thực trạng đã phân tích tình hình cấp
GPXD và QL TTXD trên toàn thành phố và của phường Ngọc Hà. Những bất
cập cho thấy công tác quản lý cấp giấy phép và QL TTXD ĐT cần thiết được
được quan tâm và có những biện pháp nhằm cải thiện tình hình và phát huy
hiệu quả công tác quản lý trật tự trên địa bàn
Với đặc thù là một phường trọng điểm, công tác QL TTXD ĐT của
phường Ngọc Hà đã được quan tâm và dần dần đi vào nề nếp xong thực trạng
về vi phạm TTXD vẫn tồn tại. Những biện pháp xử lý của cơ quan quản lý
không kịp thời nên kém hiệu quả. Chủ đầu tư chưa có ý thức chấp hành pháp
luật về TTXD. Các công cụ pháp luật về quản lý cấp phép và TTXD còn
nhiều hạn chế… đó là những bất cập rõ nhất có thể thấy ở các đô thị đang trên

đà xây dựng và phát triển mạnh như phường Ngọc Hà. Tiếp cận một vấn đề
mới, đưa ra phân tích những những tồn tại, đề xuất các giải pháp và kiến nghị
cho phường nói riêng và Thành phố nói chung nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh
công tác quản lý cấp giấy phép và quản lý TTXD. Từ đó phường có những
chuyển biến tích cực trong công tác QL TTXD. Để làm được điều này, thì cần
thiết phải có sự đóng góp từ các bên có liên quan. Nếu chỉ tích cực từ một
phía cơ quan quản lý thì dù lực lượng có mạnh đến đâu cũng khó mà quản lý
cho tốt được. Do đó, ý thức tự giác của các chủ đầu tư được đánh giá rất cao.
Kiến nghị
- Đối với Trung Ương
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng:


95

+ Nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 26/2013/NĐ-CP ngày
29/3/2013 về tổ chức và hoạt động Thanh tra ngành xây dựng. Trong đó nên
đưa lực lượng làm công tác QL TTXD tại các Tỉnh, Thành có các khu đô thị
lớn, đô thị đang phát triển về trực tiếp cho UBND cấp huyện, cấp phường
quản lý.
+ Nghiên cứu sửa đổi Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN
01:2008/BXD và các tiêu chuẩn thiết kế nhà ở, nhà chung cư cho phù hợp với
thực tế. Cụ thể nên bỏ mật độ xây dựng đối với các trường hợp xây dựng nhà
ở riêng lẻ trong khu đô thị cũ vì mật độ xây dựng chỉ nên áp dụng với các dự
án xây dựng nhà chung cư, các khu đô thị mới đang hình thành. Nếu áp dụng
nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội phải để mật độ xây dựng đối với thửa đất có diện
tích lớn hơn 50m2 thì bất cập và vi phạm 100% và dễ sinh tiêu cực.
Đối với khoảng dật cấp công trình cần quy định rõ chỉ áp dụng đối với
các trường hợp có mặt tiền nhà giáp với mặt đường, phố. Các trường hợp nhà
ở từ lớp thứ 2 (trong ngõ) quy định rõ không áp dụng để các cơ quan quản lý

có cách hiểu pháp luật 1 cách thống nhât.
Cho phép nâng chiều cao công trình đối với các trường hợp nhà ở riêng
lẻ trong các ngõ, ngách (diện tích từ 30m2 đến dưới 40m2 ), nằm trong khu
vực trước kia là làng xóm nay được đô thị hóa thành Phường, chiều rộng ngõ
đi chung trung bình khoảng 1,0m- 1,5m được phép xây dựng lại nhà liên kế
đến 05 tầng để đấp ứng nhu cầu ở tối thiểu của người dân.
Đề Nghị Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc Hội cho sửa đổi 1 số điều
liên quan đến Thẩm quyền xử phạt hành chính cho Chủ tịch UBND cấp xã vì
theo Luật thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã (đối với cá nhân)
không quá năm triệu đồng nhưng theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày
27/12/2017 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng,
hành vi xây dựng không phép, sai phép toàn trên 10 triệu đồng. Do vậy,


96

UBND cấp xã là cơ quan quản lý, phát hiện trực tiếp ngay từ ban đầu lại
không đủ thẩm quyền xử phạt (vi phạm phải chuyển lên cấp huyện để xử phạt
và ban hành quyết định) nên không kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm và
không có chế tài ngăn chặn dẫn đến công trình vi phạm tiếp tực gia tăng.
- Đối với các bộ, các ngành
Đề nghị Bộ xây dựng, các trường Đại học chuyên ngành xây dựng, kiến
trúc, Hội Kiến trúc sư, Hội xây dựng, Hội quy hoạch đô thị và Hiệp hội các
đô thị Việt Nam v.v... tăng cường nghiên cứu, tổ chức các hội nghị, các
chuyên đề, hội thảo khoa học quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị để
góp phần làm phong phú thêm lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn quản
lý xây dựng đô thị cả trong nước và nước ngoài.
- Đối với Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
+ Đề nghị thành phố xem xét, rà soát lại các quy hoạch không khả thi,
sớm có quy hoạch chi tiết 1/500% và quy hoạch phân khu để quản lý xây

dựng được tốt hơn.
+ Đề nghị thành phố báo cáo Bộ Xây dựng, Chính phủ về mô hình
quản lý trật tự xây dựng theo hướng cho phép thành lập Đội quản lý trật tự
xây dựng tại các quận, huyện trên cơ sở chuyển từ đội Thanh tra xây dựng địa
bàn (thuộc Thanh tra Sở Xây dựng) về UBND cấp quận, huyện quản lý.
+ Sửa đổi, ban hành quy chế, trách nhiệm trong công tác quản lý trật tự
xây dựng tại Thành phố Hà Nội (Thay thế quyết định 09/2014/QĐ-UBND
ngày 24/02/2014 của UBND Thành phố Hà Nội) vì quy chế cũ không phù
hợp với tình hình quản lý thực tế, không có lực lượng thực hiện nhiệm vụ
quản lý trật tự xây dựng để chính quyền địa phương trực tiếp chỉ đạo.
- Đối với Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình
+ Giao UBND phường trực tiếp chỉ đạo điều hành cán bộ chuyên trách
làm nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị.


97

+ Có quy định rõ trách nhiệm từ khâu kiểm tra, lập hồ sơ, xử lý vi
phạm; đồng thời chỉ đạo xử lý ngay những cán bộ vi phạm quy trình công tác.
+ Chỉ đạo các phòng, ngành hỗ trợ cho UBND các phường giải quyết,
xử lý các vi phạm trật tự xây dựng, các đơn thư liên quan phát sinh.
- Đối với Uỷ ban nhân dân phường Ngọc Hà
+ Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của UBND phường trong công tác
quản lý quy hoạch, quản lý TTXD, xử lý công trình vi phạm TTXD kết hợp
giải quyết các đơn thư có liên quan; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát
các công trình đang có hoạt động xây dựng, kịp thời phát hiện và xử lý
nghiêm các công trình vi phạm TTXD phát sinh theo đúng quy định của pháp
luật; đặc biệt thực hiện các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ công trình xây
dựng, phát hiện vi phạm ngay từ ban đầu và xử lý kịp thời, nhằm tránh lãng
phí tài sản của nhân dân, tài sản của xã hội.

+ Cần có những cơ chế động viên kịp thời cán bộ làm công tác đô thị
đặc biệt là trong công tác phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy
định về lĩnh vực đô thị nói chung và trật tự xây dựng nói riêng.
+ Chỉ đạo hệ thống chính trị, tổ dân phố cùng tham gia phát hiện, kiểm
tra, giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn phường, báo cáo kịp thời
những vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Xây dựng (2014), Thông tư số 02/TT-BXD ngày 12/02/2014 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày
10/10/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng;
kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
2. Bộ xây dựng (2014),

Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014

Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.
3. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình.
4. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định
121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh
doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát
triển nhà và công sở.
5. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định
26/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức hoạt động Thanh tra ngành xây

dựng
6. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
7. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định
180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.


8. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số
81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành luật xử lý vi phạm hành chính.
9. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng đồng,
Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
10. HĐND thành phố Hà Nội (2014), Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày
11/07/2014 Quy định về mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực xây dựng.
11. Hồ sơ địa chính quận Ba Đình, phần quy hoạch sử dụng đất
12. Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Ngọc Hà
13. Nguyễn Thế Bá (2010), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà xuất
bản xây dựng, Hà Nội.
14. Nguyễn Ngọc Châu (2010), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà
Nội.
15. Nguyễn Thanh Quang (2013), Kiểm soát phát triển khu trung tâm thành
phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập, Luận văn Tiến sỹ, ĐH Kiến trúc
Hà Nội.
16. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà
nội.
17. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật xây
dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014.
18. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật xử lý vi

phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012.
19. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 phê
duyệt quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2015.


20. Ủy ban thường vụ Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(2007), Pháp lệnh số 34/2007/UBTVQH ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ
ở xã, Phường, trị trấn.
21. UBND thành phố Hà Nội (2013), Quyết định số 46/2013/QĐ-UBND ngày
25/10/2013 về kiện toàn tổ chức và hoạt động của thanh tra xây dựng thành
phố Hà Nội.
22. UBND thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày
14/02/2014 Ban hành quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa Sở xây
dựng và UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
23. UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định sô 58/2013/QĐ-UBND ngày
18 tháng 12 năm 2013 về công tác QL TTXD trên địa bàn Thành phố.
24. UBND phường Ngọc Hà, Báo cáo số 08/BC-UBND ngày 21/01/2017 về
QLTTXD 2016.
25. UBND quận Ba Đình, Quyết định cưỡng chế số 545/QĐ-UBND ngày
06/3/2017 của UBND quận Ba Đình.
26. UBND phường Ngọc Hà, Quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình xây
dựng không phép số 366/QĐ-UBND ngày 12/12/2016.
27. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
28. Vũ Châu Giang (2014), Quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận
Thanh Xuân, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
29. Trang wedsite http/www.moc.gov.vn của Bộ xây dựng.




×