Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Học nhóm - Một phương pháp nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.04 KB, 10 trang )

Học nhóm - Một phương pháp nâng cao hiệu quả
học ngoại ngữ
Ngày nay, tiếng Anh là ngôn ngữ khá thông dụng ở Việt Nam. Trong
quá trình hội nhập với thế giới, số lượng người học, sử dụng tiếng Anh ở
Việt Nam không ngừng tăng.
Có thể nói, việc học tiếng Anh là một nhu cầu thiết yếu đối với thế hệ trẻ
trong thời đại mới. Tuy nhiên, học tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả
vẫn còn là một thách thức đối với toàn ngành giáo dục nói chung và với
Trường Cao đẳng VHNT & DL Hạ Long nói riêng.
Trong các phương pháp học ngoại ngữ, học nhóm là một trong
những cách học hữu hiệu nhằm tăng cường, khuyến khích sinh viên phát
huy tối đa khả năng nói. Từ lâu, xu hướng sợ sai đã là một cản trở lớn
trong quá trình giao tiếp của sinh viên. Với cách học này, sinh viên có
điều kiện giúp đỡ nhau trong quá trình học tập, sinh viên yếu không bị
áp lực khi tham gia các buổi thảo luận nhóm. Còn giảng viên có thể bao
quát khả năng học tập của từng sinh viên, hiểu các trở ngại của sinh viên
từ đó giúp sinh viên tháo gỡ khó khăn trong quá trình giao tiếp. Mặc dù
tính chính xác về ngôn ngữ trong quá trình thảo luận nhóm không cao,
bù lại sinh viên có đủ tự tin để diễn đạt những ý kiến của mình hơn, tạo
cơ hội cho sinh viên sử dụng ngoại ngữ để nói chuyện, giao tiếp...
Thông thường, qúa trình thảo luận nhóm trên lớp được chia thành 3 giai
đoạn:
- Khởi động: Giảng viên hướng dẫn, cung cấp cho sinh viên những
tài liệu có liên quan đến kiến thức bài học. Tài liệu đó có thể là những
đoạn văn ngắn, những mẫu câu, tranh... được chọn ra từ truyện, sách
giáo khoa hay sách tham khảo. Ở giai đoạn này, sinh viên tự thảo luận,
diễn đạt ý kiến đồng ý, không đồng ý, tranh luận, so sánh hoặc hỏi ý
kiến các sinh viên khác trong nhóm.
- Tìm hiểu: Mục tiêu của giai đoạn này là giúp sinh viên hiểu rõ về
chủ đề đã lựa chọn. Giảng viên yêu cầu sinh viên trong nhóm thảo luận
và tìm hiểu. Nhóm trưởng hướng dẫn sinh viên nhóm thảo luận và ghi


lại các ý kiến của thành viên trong nhóm.
- So sánh và tổng hợp: Đây là một bước quan trọng đánh giá kết quả
thảo luận của sinh viên trong quá trình làm việc theo nhóm. Giảng viên
đặt ra các câu hỏi yêu cầu các nhóm trả lời. Sinh viên các nhóm khác
lắng nghe và đưa ra những nhận xét, bổ sung. Cuối cùng giảng viên nhận
xét và kết luận.
Để nâng cao hiệu quả học nhóm, vấn đề đầu tiên cần quan tâm đó là
phương pháp thiết kế nhóm. Giảng viên có thể lựa chọn một trong
những phương pháp sau:
- Tình cờ: Là cách tạo nhóm bằng sự chỉ định ngẫu nhiên. Đó là
nhóm tổng hợp gồm cả sinh viên nam, nữ ở nhiều lứa tuổi, trình độ, tính
cách khác nhau, có sinh viên hay nói và có sinh viên ít nói, có sinh viên
tự ti và có sinh viên tự tin…
Ưu điểm: Giảng viên có thể sử dụng những sinh viên giỏi trợ giúp
sinh viên yếu vì vậy sinh viên yếu có được sự trợ giúp cả từ phía giảng
viên và sinh viên giỏi trong nhóm.
Hạn chế: Làm hạn chế khả năng giao tiếp của những sinh viên giỏi,
khó có cơ hội đào tạo sinh viên mũi nhọn.
- Tự chọn: Là cách tạo nhóm bằng cách để cho sinh viên tự lựa chọn
xem họ thích học với ai. Hình thức tạo nhóm này có thể giúp sinh viên
làm việc tốt hơn ở một số nhóm nhưng cũng có thể làm giảm hiệu quả
làm việc nhóm trong toàn lớp học. Thường thì các sinh viên có khả năng
ngoại ngữ tốt hơn thích kết hợp với nhau nhiều hơn, kết quả là những
sinh viên yếu, dè dặt, thiếu tự tin phải cùng làm việc với nhau và các em
gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học nhóm.
- Chỉ định: Là cách tạo nhóm bằng việc chỉ định. Căn cứ vào khả
năng ngoại ngữ, sở thích, năng lực học tập nhóm, tính cách, giới tính của
sinh viên, giảng viên có thể phân loại và chỉ định nhóm. Dạng nhóm này
sẽ có tỉ lệ cân băng về trình độ, giới tính và năng lực. Sự lựa chọn tùy
thuộc vào sự đánh giá của giảng viên qua quá trình giảng dạy hoặc

phỏng vấn trước khóa học.
Ưu điểm: Với phương pháp này, giảng viên có thể tập trung đào tạo
mũi nhọn cho những sinh viên giỏi, khá và bồi dưỡng cho những sinh
viên yếu.
Hạn chế: Với mỗi đối tượng sinh viên, giảng viên cần đưa ra mục
tiêu và yêu cầu khác nhau, đòi hỏi giảng viên phải có sự chuẩn bị kĩ hơn,
đầu tư cho bài giảng nhiều hơn.
Căn cứ vào số lượng sinh viên của lớp học, giảng viên có thể quy
định số lượng nhóm và số lượng thành viên trong nhóm cho phù hợp để
sinh viên làm việc có hiệu quả. Số lượng sinh viên trong một nhóm phụ
thuộc vào khả năng của sinh viên và thời gian hoạt động nhóm. Sinh
viên có khả năng ngoại ngữ thấp cần ít số lượng thành viên trong nhóm
hơn. Thời gian hoạt động nhóm ngắn hơn thì tổ chức những nhóm ít
sinh viên hơn. Thông thường, một nhóm gồm 4 đến 6 thành viên hoạt
động có hiệu quả nhất. Những nhóm có số lượng sinh viên lớn hơn 6 sẽ
làm giảm trách nhiệm của các thành viên trong nhóm, nhiều sinh viên sẽ
mất tính chủ động chỉ ngồi "xem" các bạn khác làm việc, khó có cơ hội
cho sinh viên tham gia đóng góp ý kiến, giao tiếp.
Phương pháp học nhóm cũng cần được giảng viên quan tâm và lựa
chọn cho phù hợp với đối tượng sinh viên của từng lớp. Học nhóm có
thể theo từng bài, từng giai đoạn hoặc trong cả quá trình học.
- Học nhóm theo từng bài, từng giai đoạn: Cách học này chỉ áp
dụng với một số bài hoặc từng phần trong khóa học. Sinh viên được chia
về những nhóm khác nhau theo nội dung bài học khác nhau.
Ưu điểm: Tạo không khí mới mẻ, tránh sự nhàm chán trong quá
trình học nhóm. Sinh viên có cơ hội học tập và giao tiếp với nhiều đối
tượng.

×