Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

THÔNG ĐỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.01 KB, 14 trang )

Lời giới thiệu
Thực vật là nguồn cung cấp các hợp chất hóa học khác nhau rất có giá
trị, chẳng hạn các chất dùng làm dược liệu, các chất tạo mùi, các chất dùng
làm gia vị, các sắc tố và các hóa chất dùng trong nông nghiệp. Những sản
phẩm này, được biết như là các chất trao đổi thứ cấp (secondary
metabolites), thường được sản xuất với một lượng rất nhỏ (dạng vết) trong
thực vật và không có chức năng trao đổi chất rõ ràng
1
. Chúng dường như là
sản phẩm của các phản ứng hóa học của thực vật với môi trường chung
quanh, là sự thích nghi với stress của môi trường hoặc là sự bảo vệ hóa
học chống lại vi sinh vật và động vật.
Mặc dù, hóa học tổng hợp hữu cơ đạt nhiều thành tựu quan trọng
nhưng nhiều hợp chất trao đổi thứ cấp (thường gọi là các chất thứ cấp) vẫn
còn khó tổng hợp hoặc có thể tổng hợp được nhưng chi phí rất đắt. Chẳng
hạn, một số hỗn hợp phức tạp như tinh dầu hoa hồng là không thể tổng
hợp hóa học được. Để sản xuất các sản phẩm thứ cấp từ thực vật, các mô
thực vật ngoại sinh (chẳng hạn từ cây hoàn chỉnh) có thể được sử dụng để
nuôi cấy tế bào dịch huyền phù (cell suspension culture) trong điều kiện vô
trùng. Cơ sở khoa học của kỹ thuật này là dựa trên tính toàn thể hóa sinh
(biochemical totipotency) duy nhất của tế bào thực vật.
Nuôi cấy tế bào thực vật trong điều kiện in vitro để sản xuất các chất
thứ cấp có một số ưu điểm sau:
- Các tế bào thực vật có thể được nuôi cấy trong các điều kiện nhân
tạo mà không phụ thuộc vào thời tiết và địa lý. Không cần thiết để vận
chuyển và bảo quản một số lượng lớn các nguyên liệu thô.
- Có thể kiểm soát chất lượng và hiệu suất của sản phẩm bằng cách
loại bỏ các trở ngại trong quá trình sản xuất thực vật, như là chất lượng của
nguyên liệu thô, sự đồng nhất giữa các lô sản xuất và sự hư hỏng trong quá
trình vận chuyển và bảo quản.
- Một số sản phẩm trao đổi chất được sản xuất từ nuôi cấy dịch huyền


phù có chất lượng cao hơn trong cây hoàn chỉnh.
Mục lục:
Phần 1: Tổng quan về thông đỏ
1.1. Phân loại họ thông đỏ
1.2. Đặc điểm
1.3. Phân bố
1.4. Một số giá trị từ cây thông đỏ
Phần 2: Nuôi cấy thông đỏ để thu nhận taxol
2.1. Một số thông tin về hoạt chất từ cây thông đỏ (taxus)
2.2. Sản xuất dược chất taxol từ thông đỏ bằng con đường sinh học
2.3. Kỹ thuật nuôi cấy thông đỏ để sản xuất taxol:
Phần 3: Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phần 1: Tổng quan về thông đỏ:
1.1. Phân loại họ thông đỏ:
Cây thông đỏ ( Taxus wallichiana zucc ) thuộc họ Thanh Tùng ( Taxaceae )
Phân loại khoa học:
Giới (regnum): Plantae
Ngành (divisio): Pinophyta
Lớp (class): Pinopsida
Bộ (ordo): Pinales
Họ (familia): Taxaceae
Các chi: gồm 2 nhóm
Taxaceae:
Austrotaxus - thanh tùng New Caledonia
Pseudotaxus - thông trắng (bạch đậu sam)
Taxus - thanh tùng (thông đỏ, hồng đậu sam)
Cephalotaxaceae
Amentotaxus - dẻ tùng, sam bông
Cephalotaxus - đỉnh tùng (phỉ ba mũi)

Torreya - phỉ

Hình 1:Thông đỏ (TAXUS WALLICHIANA ZUCC)
Các khác biệt giữa Taxaceae (nghĩa hẹp) và Cephalotaxaceae như bảng dưới
đây:
Họ Taxaceae Cephalotaxaceae
Áo hạt Bao phủ một phần hạt Bao phủ toàn bộ hạt
Thời gian phát triển 6-8 tháng 18-20 tháng
Độ dài hạt trưởng thành 5-8 mm * 12-40 mm
2. Đặc điểm:
Họ Thông Đỏ hay họ Thanh Tùng được định nghĩa theo 2 cách:
- Nghĩa hẹp (sensu stricto): là một họ của 3 chi và khoảng 7 tới 12 loài
thực vật quả nón.
- Nghĩa rộng (sensu lato): là họ của 6 chi và khoảng 30 loài.
Họ này chủ yếu là các loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ nhiều cành. Lá của
chúng thường xanh, sắp xếp theo hình xoắn ốc, thường vặn xoắn tại gốc lá để
xuất hiện theo kiểu 2 hàng. Các lá có dạng thẳng hay hình mũi mác, với dải khí
khổng màu lục nhạt hay trắng ở mặt dưới. Các loài phần lớn là đơn tính khác
gốc, ít khi đơn tính cùng gốc. Các nón đực dài khoảng 2-5 mm, tung phấn ra vào
đầu mùa xuân. Các nón cái bị suy giảm mạnh, chỉ có một lá noãn và một hạt. Khi
hạt chín, lá noãn phát triển thành áo hạt nhiều thịt, bao phủ một phần của hạt. Áo
hạt khi chín có màu sáng, mềm, nhiều nước và ngọt, chúng bị một số loài chim
ăn và nhờ đó mà hạt được phát tán khi chim đánh rơi chúng.
1.3. Phân bố:
Thông đỏ là loài cây rừng rất quý, có giá trị kinh tế rất cao.
Cây thong đỏ phân bố hẹp ở các nước Châu Á như: Việt Nam, Ấn Độ, Trung
Quốc, Myanmar, Philippines, Indonesia, Nepal, Afghanistan…
Ở Việt Nam, vào năm 1995, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc
gia khảo sát tại vùng Pà Cò, Mai Châu, Hòa Bình đã gặp 5 cây thông đỏ T.
chinensis (còn gọi là thông đá, cây tra) bên trái dòng núi đá vôi. Riêng ở Lâm

Đồng, các cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Lâm sinh Lâm Đồng đã phát hiện
một loài thông đỏ Himalaya (T. Wallichiana Zucc) có rải rác nhiều nơi, trên độ
cao khoảng 1.500m. Một vài địa điểm có thông đỏ như: khu vực giáp ranh Xuân
Thọ, Xuân Trường cách Đà Lạt 17 km, còn 2 cây thông đỏ, một lớn và một nhỏ.
Cây lớn có ba thân, đường kính gốc đạt 115cm, ba thân có đường kính tương
ứng là 57cm, 41cm và 15cm. Chiều cao cây khoảng 30m. Cây nhỏ có đường
kính 33cm, cao 15m, cả hai cây đều mọc bên khe núi.
Cành của các cây trên đã được thu thập và giâm hom tại Trung tâm Lâm sinh
Lâm Đồng và đã cho nhiều cây hom. Các cây hom này sẽ được đưa về trồng tại
Trạm Mang Linh cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của loài.
Hiện nay, do nạn phá rừng bừa bãi nên quần thể thông đỏ hiện chỉ còn đếm
được ở con số hàng trăm cá thể. Mặt khác, vì đặc tính tái sinh hẹp và thế hệ
trung gian hầu như không có nên nguy cơ diệt vong của loài cây rừng thông đỏ
rất cao.
1.4. Một số giá trị từ cây thông đỏ:
Thông đỏ là nguồn dược liệu rất quý trong y học. Từ lâu, trong dân gian đã dùng
lá của loài cây này để trị hen suyễn, viêm phế quản, nấc, tiêu hoá...; cành và vỏ
dùng trị bệnh thực tích, giun đũa; nước sắc của thân non dùng trị bệnh đau
đầu...

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×