Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
Nhận xét của giáo viên
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
ĐIỂM
BẰNG SỐ
BẰNG CHỮ
CHỮ KÝ GIÁO VIÊN
Sinh viên: Lê Anh Thế
1
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
PHẦN I: TỔNG QUÁT
1/ Vị trí địa lý
1.1.
Nơi sống
Hiện tại, chị Trương Thị Mỹ Hạnh đang sống cùng chồng, con trai và mẹ chồng tại
số nhà 185 đường Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1.
Theo lời chị kể thì đây là một môi trường khá dễ chịu và dễ thích nghi. Mọi người
xung quanh nhà và trong tổ đều hòa đồng, giúp đỡ, yêu thương nhau. Mỗi khi có chương
trình của phường thì cả tổ đều nhiệt tình tham gia vui vẻ, đoàn kết, gắn bó với nhau để
xây dựng một khu phố văn hóa. Trong tổ, chị Hạnh cùng gia đình tham gia phong trào
“Gia đình văn hóa”.
1.2. Nơi làm việc
Trung tâm Nuôi dưỡng & Bảo trợ trẻ em Gò Vấp là nơi làm việc của chị. Đây là
một cơ sở bảo trợ xã hội nằm trong thành phố có diện tích khoảng 2.900 m 2. Trung tâm
nằm đối diện với nhà thờ Gò Vấp và trường Trung học cơ sở bán công Trường Sơn; phía
đông giáp với trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, phía bắc giáp với
Trung tâm giáo dục dạy nghề thiếu niên thành phố.
Trước ngày giải phóng Miền nam thống nhất đất nước Trung tâm được gọi là: “Cô
nhi viện Sao Mai Gò Vấp thuộc dòng nữ tu thánh giáo”. Năm 1976, được Sở Lao động –
Thương binh & Xã hội tiếp quản và đổi tên là: “Nhà nuôi trẻ mầm non 4”. Tháng 9/1995,
“Nhà nuôi trẻ mầm non 4” được nâng lên thành “Trung tâm Nuôi dưỡng & Bảo trợ trẻ em
Gò Vấp. Trung tâm thuộc Sở Lao động – Thương binh & Xã hội thành phố Hồ Chí Minh,
được thành lập theo Quyết định số 6646/QĐ-NCVX ngày 09/09/1995 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh.
Trụ sở làm việc tại: Số 45 đường Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, thành
phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (848)38955581 – 389418800. Email:
Chị Hạnh là nhân viên đã biên chế của Trung tâm. Công việc chính của chị là giáo
viên dạy kỹ năng cho trẻ khiếm thị tại Tổ chăm sóc đặc biệt trong Trung tâm. Chị bắt đầu
làm việc tại đây từ năm 2001, tới giờ đã được 11 năm. Trong quá trình làm việc, chị được
cơ quan cử đi học đào tạo nâng cao chuyên môn về trẻ, các khóa học về tâm lý trẻ đa tật,
đặc biệt là chuyên môn về trẻ khiếm thị đa tật và trẻ can thiệp sớm. Chị luôn tham gia đầy
Sinh viên: Lê Anh Thế
2
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
đủ các hoạt động đoàn thể trong cơ quan. Và vì vậy, chị cũng sớm được đi học cảm tình
Đảng.
2/ Sơ lược về hoàn cảnh gia đình và vấn đề của thân chủ
2.1.
Sơ lược về thân chủ và hoàn cảnh gia đình của thân chủ
Chị Trương Thị Mỹ Hạnh sinh năm 1981, quê gốc ở tỉnh Đồng Tháp. Cha mẹ mất
sớm, còn lại 5 anh em bao gồm cả chị chăm sóc lẫn nhau. Chị là con thứ 3 trong gia đình
5 anh em, trước chị là 2 anh trai, sau chị là 1 em gái và 1 em trai. Anh đầu là Trương
Quốc Tuấn sinh năm 1976 - hiện anh đang ở quê cùng vợ chăm sóc, trông nom đất đai,
nhà cửa do cha mẹ để lại. Vợ của anh đầu là một người phụ nữ rất đảm đang, biết quan
tâm, chăm sóc tới các em bên chồng và được mọi người yêu quý. Anh thứ hai là Trương
Quốc Bảo sinh năm 1978,làm tài xế lái taxi kiêm thêm thợ điện. Theo lời chị kể, anh Bảo
gần như là trụ cột cả về kinh tế lẫn tinh thần của cả nhà, anh em ai cũng nghe lời của anh
Bảo. Tới giờ, anh vẫn chưa cưới vợ vì anh nghĩ anh còn phải có trách nhiệm lo cho đưa
em trai út học xong ra trường và xin việc cho em. Em gái của chị là Trương Thị Mai Lý
sinh năm 1984, hiện đang làm kế toán. Em gái đã có chồng (bán điện thoại). Em trai út
làTrương Quốc Thái sinh năm 1989, đang học hệ trung cấp trong trường Đại học Công
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, anh thứ hai cùng em gái, chồng của em gái và
em trai út đang sống chung một nhà. Căn nhà này là do người chú cho anh em chị thuê
lại.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, vì hoàn cảnh gia đình, năm 2000, chị bắt đầu lên
thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống, phụ các anh nuôi hai em nhỏ ăn học. Năm 2001, chị
bắt đầu vào làm việc tại Trung tâm Nuôi dưỡng & Bảo trợ trẻ em Gò Vấp. Năm 2007, chị
cưới chồng và về sống cùng chồng tại số nhà 185 đường Cống Quỳnh, phường Nguyễn
Cư Trinh, quận 1. Gia đình chị hiện nay gồm 4 người bao gồm cả chị: mẹ chồng (53tuổi),
chồng (30 tuổi), con trai (4 tuổi). Gia đình sống rất hòa thuận và vui vẻ. Con biết vâng lời.
Mẹ chồng và chồng rất thương yêu chị. Chị không nặng gánh bên gia đình chồng vì bên
chồng chỉ còn có mẹ chồng và chồng chị.
2.2.
Vấn đề của thân chủ
Sinh viên: Lê Anh Thế
3
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
Có thể khẳng định một điều là chị Hạnh không có vấn đề vướng mắc gì về phía gia
đình bên ngoại hay bên nội. Theo lời chị nói, chị có một cuộc sống gia đình thực sự lý
tưởng, là niềm ao ước của nhiều người phụ nữ khác. Chị cảm thấy mình may mắn khi
được sinh ra trong một gia đình mà anh em đoàn kết, thương yêu nhau. Chị cảm thấy
mình là người phụ nữ hạnh phúc khi cưới được một người chồng hết mực yêu thương và
hiểu tâm ý chị. Tuy thu nhập từ công việc hiện tại không được cao nhưng chị hài lòng với
điều đó vì hằng ngày chị được tới lớp dạy học, được chứng kiến sự phát triển, sự trưởng
thành của những đứa trẻ mà chị bỏ công sức ra dạy dỗ. Nhưng trong công việc, chị luôn
cảm thấy mình bị áp lực từ phía Ban lãnh đạo Trung tâm, đặc biệt là cô Hồ Thanh Loan –
Giám đốc Trung tâm. Chị thực sự không thích cách lãnh đạo của cô Giám đốc vì chị thấy
cô không thân thiện, gần gũi, không tâm lý, thường xuyên tạo áp lực cho nhân viên, có sự
khinh thường và xa cách với những người ít học thức như chị. Đồng thời, ngoài việc được
cơ quan cử đi học lấy chứng chỉ chuyên môn thì chị còn có ý định học thêm để lấy bằng
Đại học chuyên ngành Tâm lý nhưng chị chưa biết hướng để đi học. Trong quá trình trò
chuyện, chị còn tâm sự thêm một số mâu thuẫn phát sinh với một nhóm bạn chơi khá thân
từ rất lâu.
3/ Sơ đồ phả hệ - Sơ đồ sinh thái – Bảng phân tích hệ thống thân chủ
3.1. Sơ đồ phả hệ
Sinh viên: Lê Anh Thế
4
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
Chị: Trương Thị Mỹ Hạnh, 31 tuổi
Sơ đồ 1: Sơ đồ phả hệ của chị Hạnh
Chú thích:
Nam
3.2.
Nữ
Đã qua đời
Cưới nhau
Quan hệ hai chiều Quan hệ thân
thiết
Sơ đồ sinh thái
Họ
hàng
Ban lãnh
đạo Trung
tâm
Bạn bè
Thân
chủ
Đồng
nghiệp
Hàng
xóm
Chính
quyền địa
phương
Sinh viên: Lê Anh Thế
5
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
Sơ đồ 2: Sơ đồ sinh thái của chị Hạnh
Chú thích:
Quan hệ hai chiều
3.3.
Quan hệ một chiều
Quan hệ xa cách
Bảng phân tích hệ thống thân chủ
Hệ thống thân chủ
Thân chủ
Anh/em ruột/chị
dâu
Chồng/con
Mẹ chồng
Bạn bè
Đồng nghiệp
Điểm mạnh
Điểm yếu
- Thích học hỏi;
- Chưa mạnh dạn góp ý;
- Được anh em trong nhà, chồng, - Chưa phát huy hết khả
mẹ chồng thương yêu;
năng của bản thân;
- Con ngoan;
- Có mối quan hệ xa cách
- Công việc ổn định;
- Được bạn bè, đồng nghiệp quý với họ hàng;
- Không đồng tình với cách
mến;
- Có năng lực về tìm hiểu tâm lý lãnh đạo của Giám đốc
Trung tâm.
người khác.
- Nghề nghiệp ổn định;
- Cha mẹ mất sớm;
- Yêu thương thân chủ;
- Chưa được sự giúp đỡ
- Anh, chị, em đoàn kết, thương yêu
nhiều từ họ hàng.
nhau.
- Yêu thương, quan tâm thân chủ.
- Quý mến thân chủ.
- Nhiệt tình giúp đỡ thân chủ lúc
- Chưa đoàn kết chặt chẽ.
khó khăn.
- Mỗi người một chuyên
- Hòa đồng, yêu thương, giúp đỡ lẫn môn, một công việc nên
nhau.
- Quan tâm tới việc đào tạo, nâng
Ban lãnh đạo
Trung tâm
cao chuyên môn cho nhân viên nói
chung và cho thân chủ nói riêng.
Chính quyền địa
chưa hỗ trợ nhau được
nhiều.
- Chưa hiểu tâm lý và công
việc của nhân viên;
- Quá cứng nhắc trong công
việc.
- Kịp thời tuyên truyền các thông tin
Sinh viên: Lê Anh Thế
6
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
chính sách;
- Quan tâm tới đời sống của từng
phương
Hàng xóm
gia đình trong địa phương.
- Gắn bó, đoàn kết, quan tâm lẫn
nhau.
- Thường xuyên dựa dẫm
Họ hàng
- Có quan tâm.
vào thân chủ về vấn đề kinh
tế.
PHẦN II: PHÚC TRÌNH CA
Ngày tháng
Quy trình tham vấn
Ngày
Nhà TV : Em chào chị!
Nhận xét
- Trong buổi nói chuyện
24/02/2012
này, nhà TV đã biết cách
TC: Chào em!
Nhà TV: Em thấy chị đang cầm dụng cụ đi làm vận dụng một số kỹ
sạch các bức tường trong lớp học của mình. Chị năng: Kỹ năng đặt câu
làm vậy để làm gì thế chị? Hình những bông hỏi mở, kỹ năng diễn đạt
hoa, con vật này đang đẹp mà chị.
lại,
kỹ
năng
khuyến
TC: Chị cũng có muốn cạo nó đi đâu em. Đúng khích, kỹ năng phản ánh
là phòng học đang đẹp, chẳng thiếu gì hết! cảm giác. Trong quá
Nhưng ý của cấp trên làm sao mà mình dám trái trình giao tiếp, nhà TV
được.
luôn cố gắng duy trì giao
Nhà TV: Nghĩa là chị không thực sự muốn làm tiếp bằng mắt và lắng
việc này?
nghe chia sẻ của TC một
TC: Mình là nhân viên mà em, không thể trái ý cách chân thành.
sếp được, không muốn cũng phải làm. À mà, - Điều mà nhà TV làm
em có đang rảnh không?
được trong buổi này là
Nhà TV: Bọn em sinh hoạt trẻ xong rồi nên bây sử dụng khá tốt kỹ năng
giờ em đang rảnh chị ạ. Có gì không chị?
đặt câu hỏi mở, đặc biệt
TC: Em bóc giúp chị xong cái hình này thì gấp là các câu hỏi mang tính
Sinh viên: Lê Anh Thế
7
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
hạc giúp chị nha! Biết gấp hạc không em?
trung lập; duy trì giao
Nhà TV: Em biết mà. Em xong rồi đây. Em giúp tiếp không lời trong suốt
chị gấp hạc nha!
thời gian tham vấn nhằm
TC: Ừ, lại đây chị đưa giấy cho gấp. Hai chị em tạo lòng tin và mối quan
mình cùng gấp.
hệ với TC; lắng nghe
Nhà TV: Chị ơi! Mình nói tiếp chuyện lúc nãy chân thành để TC hiểu
nhé chị!
mình đang được tôn
TC: Chuyện gì cơ em?
trọng. Quan trọng hơn
Nhà TV: Dạ, lúc nãy chị có nói “Mình là nhân cả, nhờ cách đặt câu hỏi
viên[…], không thể trái ý sếp được, không mà nhà TV đã tìm hiểu
muốn cũng phải làm”. Chị nói như vậy có phải được vấn đề chính của
là chị không thích sếp ?
TC là gì. Đồng thời, nhà
TC: Cũng không hẳn như thế, trong công việc, TV còn biết sử dụng kỹ
sếp của chị đòi hỏi cao lắm, bà rất khó tính, yêu năng tóm lược (tóm lược
cầu mọi thứ rất khắt khe. Em có biết tại sao chị vấn đề của TC) để kết
phải gấp hạc không?
thúc buổi nói chuyện và
Nhà TV: Dạ, em không biết. Chị nói em nghe hẹn gặp lại buổi sau để
đi.
cùng TC giải quyết vấn
TC: Bọn chị có nhiệm vụ phải trang trí lại đề.
phòng học. Sếp yêu cầu gấp hạc rồi treo lên - Nhà TV chưa biết cách
khắp phòng này.
sắp xếp câu hỏi để khai
Nhà TV: Như thế cũng đẹp mà chị. Sao em thấy thác vấn đề; thứ tự đặt
chị có vẻ như hơi miễn cưỡng với nhiệm vụ câu hỏi chưa phù hợp.
này?
Đây là điểm mà nhà TV
TC: Em à, em nên hiểu là phòng học này dành cần thay đổi.
cho trẻ khiếm thị, nếu treo hạc lên thì trẻ có
thấy được không, trẻ có cảm nhận được hạc là
như thế nào không. Những thứ thực sự cần cho
sự phát triển của trẻ thì không thấy đâu, chỉ toàn
Sinh viên: Lê Anh Thế
8
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
trưng bày, phô diễn thôi. Ngay cả cái ghế chị
em mình đang ngồi cũng hư hết rồi đấy nhưng
đề nghị xin mãi rồi cũng chưa thấy hồi đáp.
Nhà TV: Em rất chia sẻ với những bức xúc hiện
giờ của chị. Nhưng chị có thực sự nghĩ rằng gấp
hạc và trang trí hạc khắp phòng là không cần
thiết đối với trẻ khiếm thị?
TC: Nói là không cần thiết cũng không đúng,
chỉ là chị không đồng ý với phương cách này
của sếp chị thôi. Chị nói rồi dù sao công việc thì
vẫn phải hoàn thành theo lệnh của cấp trên.
Nhà TV: Dạ, em hiểu ý của chị. Chị ơi! Chị có
cho rằng yêu cầu trang trí lại phòng học chẳng
qua chỉ là hình thức để đẹp mắt còn Ban giám
đốc thì chưa thực sự quan tâm tới nhu cầu của
trẻ?
TC: Thì chị cũng đã nói rồi trong những việc
làm đó có một phần của sự phô diễn, trưng bày
mà. Chị không dám khẳng định rằng Ban giám
đốc chưa thực sự quan tâm tới nhu cầu của trẻ
vì chị cũng hiểu họ làm vậy cũng là muốn tốt
cho trẻ thôi. Chị biết khi có đoàn khách nào tới
thăm, thấy trung tâm mình chăm sóc cho trẻ tốt
thể hiện từ việc trang trí phòng học, nơi ngủ
nghỉ của trẻ và nhà cửa, vật dụng đều sạch sẽ
thì họ sẽ hài lòng, từ đó sẽ có nhiều nguồn hỗ
trợ hơn nhờ sự hài lòng về mỹ quan.
Nhà TV: Em nghĩ rằng chị rất hiểu công việc
mình đang làm phục vụ cho mục đích gì nhưng
Sinh viên: Lê Anh Thế
9
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
có vẻ như những suy nghĩ của chị về sếp của
chị chưa được thoải mái?
TC: Sếp ở trên cao chỉ biết chỉ đạo thôi. Sếp
học nhiều, lắm bằng cấp này kia nên đôi khi
hay có cái nhìn khinh thường những người học
thấp như bọn chị. Khó tính lắm em ạ! Cả tổ chị
đều khó chịu với sếp chứ không riêng gì chị.
Cả việc gấp hạc này nữa, có ngày nghỉ chủ nhật
thôi nhưng cũng gọi điện cho chị xuống nhận
thêm giấy để gấp thêm. Hôm đó, chị mới bị mất
điện thoại nên bà không liên lạc được. Hôm sau
đi làm bị bà gọi lên nói cho một trận, nào là
tránh tôi, trốn công việc nên mới tắt máy…
Nhà TV: Chị có cảm thấy mệt mỏi và áp lực vì
công việc, vì sếp?
TC: Chị mệt mỏi không phải do công việc quá
nặng nề gì mà do những áp lực mà cấp trên tạo
cho chị.
Nhà TV: Vậy chị phải chịu áp lực đó như thế
nào?
TC: Chị thực sự yêu công việc này. Chị yêu
việc dạy dỗ bọn trẻ và được nhìn trẻ phát triển
từng ngày. Tuy nhiên, cấp trên không hiểu cho
bọn chị rằng: thay đổi những đứa trẻ này cần
thời gian nhiều như thế nào? Cấp trên yêu cầu
phải thay đổi và phát triển trẻ như thế này như
thế kia, đôi khi vượt quá khả năng của trẻ. Tâm
lý trẻ bình thường đã phức tạp, đối với trẻ
khiếm thị, thiểu năng trí tuệ còn khó hơn nhiều
Sinh viên: Lê Anh Thế
10
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
lần. Lãnh đạo kỳ vọng vào sự thay đổi đó rồi
thường xuyên gây áp lực cho bọn chị. Trong khi
đó, chế độ chính sách với những nhân viên như
chị chưa thỏa đáng. Thời gian mà chị dành cho
công việc, cho bọn trẻ ở đây chiếm 2/3 thời
gian trong ngày, nhiều hơn thời gian chị dành
cho gia đình, cho con trai chị. Cấp trên đã bao
giờ thực sự quan tâm tới đời sống của bọn chị
đâu.
Nhà TV: Theo như chị nói thì chế độ chính sách
cho những nhân viên như chị chưa thỏa đáng
nhưng theo em biết thì chị cũng đã được Trung
tâm cử đi học nâng cao chuyên môn. Chị nghĩ
như thế nào về chính sách này của Trung tâm?
TC: Chị rất cảm ơn Trung tâm vì đã cho bọn chị
đi học nâng cao chuyên môn. Đó cũng là vì
công việc mà bọn chị đang đảm nhiệm. Đó là vì
Trung tâm muốn cho trẻ những điều kiện phát
triển tốt nhất. Tuy nhiên, lương đã thấp, cấp
trên lại không quan tâm tới cuộc sống riêng,
tâm tư của nhân viên nên đôi khi chị cũng hơi
nản và chán.
Nhà TV: Vậy tương lai lâu dài, chị có ý định
gắn bó với công việc, với Trung tâm?
TC: Có lẽ không đâu em à! Chị là người biết đủ
với cuộc sống. Chị không thích một cuộc sống
xô bồ, chen chúc. Sự ổn định là điều chị mong
muốn. Chị chỉ muốn học thêm để lấy bằng Đại
học về Tâm lý thôi. Nhưng hiện tại chị cũng
Sinh viên: Lê Anh Thế
11
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
chưa biết những nơi nào đào tạo và hình thức
học như thế nào.
Nhà TV: Với những điều chị chia sẻ từ nãy tới
giờ thì em cũng hiểu được một phần rằng chị
đang có một số điểm chưa đồng tình với cách
quản lý của cấp trên; chị cho rằng sếp chưa hiểu
nhân viên, chưa quan tâm tới đời sống của nhân
viên, thường xuyên gây áp lực công việc và
đồng thời chị cũng đang có ý định đi học thêm
để lấy bằng Đại học. Tuy nhiên, trong buổi hôm
nay, em và chị có lẽ sẽ khó có biện pháp để giải
quyết hiệu quả những vấn đề trên. Vậy em hẹn
chị buổi sau, em và chị sẽ cùng nhau đưa ra một
số cách cho những vấn đề mà chị đang thắc
Ngày
27/02/2012
mắc.
Nhà TV: Em chào chị! Hôm nay chị thế nào?
- Nhà TV sử dụng tốt kỹ
TC: Chào em! Hôm nay chị rất vui.
năng đặt câu hỏi mở, kỹ
Nhà TV: Chị có thể chia sẻ niềm vui ấy với em?
năng tóm lược vấn đề,
TC: Em nhìn xem! Trong phòng có gì mới!
nội dung của buổi nói
Nhà TV: Ah! Đây chẳng phải là những con hạc chuyện, kỹ năng khuyến
mà hôm trước chị với em cùng gấp hay sao? khích làm rõ ý, kỹ năng
Em thấy phòng học đẹp lên rất nhiều đấy chị à! diễn đạt lại, kỹ năng
Đúng là có làm mới biết việc này hữu ích như phản ánh cảm xúc, kỹ
thế nào chị nhỉ?
năng thấu cảm.
TC: Đúng thật! Mình chẳng làm quan to được là - Trong quá trình giao
bởi vậy. Mình không có được cái nhìn xa như tiếp, trò chuyện, nhà TV
sếp.
luôn cố gắng duy trì giao
Nhà TV: Ý của chị là lúc làm chị không nghĩ là tiếp phi ngôn ngữ (bằng
phòng học sẽ đẹp lên nhiều như thế này.
ánh mắt, bằng những cái
TC: Ừ, chị còn nghĩ là không cần thiết vì phòng chạm tay nhẹ); luôn lấy
Sinh viên: Lê Anh Thế
12
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
học vốn trang trí rất đẹp. Nhưng bây giờ, phòng thân chủ làm trọng tâm,
học đẹp hơn trước nhiều nhờ mấy con hạc này, tin tưởng vào khả năng
công việc hoàn thành trước thời hạn, nhìn thành của thân chủ trong việc
quả của mình tạo ra như thế này chị vui lắm.
giải quyết vấn đề. Nhà
Nhà TV: Buổi hôm trước em đã hẹn chị hôm TV biết cách đặt mục
nay sẽ cùng chị giải quyết một số thắc mắc của tiêu và kế hoạch cho
chị. Chị đã sẵn sàng chưa?
từng buổi tham vấn, biết
TC: Tâm trạng vui như hôm nay sao lại không sắp xếp thứ tự ưu tiên
sẵn sàng được?
cho từng vấn đề.
Nhà TV: Như chia sẻ của chị buổi hôm trước thì - Điều mà nhà TV làm
chị không thích làm việc này nhưng đó là do chưa tốt, cần thay đổi đó
cấp trên giao nên chị phải làm. Chị không thích là chưa huy động tối đa
cách làm việc, cách lãnh đạo của cấp trên. Vậy khả năng tự giải quyết
bây giờ, khi đã hoàn thành xong công việc được vấn đề của TC.
giao phó, chị có chút thay đổi gì trong suy nghĩ
của mình về cấp trên?
TC: Sếp thực sự là một người tài giỏi. Đó là
một điều không ai có thể phủ nhận. Họ có giỏi,
có tài, có tầm nhìn xa trông rộng thì mới quản
lý, lãnh đạo được Trung tâm phát triển. Nhưng
(…)
Nhà TV: Em vẫn đang nghe đây. Chị nói tiếp đi.
TC: Nhưng chị vẫn cảm thấy mình và sếp có
một khoảng cách nào đó. Sếp không thân thiện,
gần gũi với nhân viên, chưa tâm lý với nhân
viên
Nhà TV: Chị cảm thấy khó chịu và khó hòa hợp
với sếp vì điều đó?
TC: Mình làm sao mà hòa hợp và vui vẻ với
Sinh viên: Lê Anh Thế
13
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
người như thế được hả em.
Nhà TV: Mỗi người, ai cũng cần sự quan tâm,
chia sẻ từ người khác – đó là nhu cầu không thể
thiếu trong cuộc sống, trong xã hội đầy bon
chen như hiện nay. Vậy chị đã từng có quan
tâm, gần gũi với sếp như thế nào?
TC: Chưa từng em à! Chị gặp sếp vì cần giải
quyết công việc thôi.
Nhà TV: Chị có cho rằng sếp cũng là một người
mẹ, người vợ, cũng có gia đình, cũng có công
việc phải lo lắng vừa ở nhà vừa quản lý ở cơ
quan, gánh nặng đè lên sếp rất nhiều thì sự quan
tâm, gần gũi tới từng nhân viên sẽ bị giảm đi
phần nào và không được trọn vẹn, không như
chị mong đợi?
TC: Chị cũng có gia đình nên chị có thể hiểu
phần nào cảm giác của sếp. Có lẽ sếp phải chịu
nhiều áp lực, nhiều gánh nặng hơn những nhân
viên như bọn chi.
Nhà TV: Như chị vừa chia sẻ thì em nghĩ rằng
chị rất hiểu lý do cho những việc làm của sếp
chị. Chị nghĩ như thế nào nếu chị mở lòng hơn
với sếp của chị, gần gũi, quan tâm tới cuộc sống
của sếp trước?
TC: Chị sống với ai cũng thật lòng nhưng chị
cũng không thích nịnh bợ ai.
Nhà TV: Em hiểu ý chị và biết chị là một người
rất thẳng tính. Nhưng việc mở lòng, gần gũi,
quan tâm không đồng nghĩa với việc nịnh bợ.
Sinh viên: Lê Anh Thế
14
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
Có thể chỉ là những lời chào hỏi hằng ngày về
hỏi thăm sức khỏe, công việc, những cuộc điện
thoại ngắn trong những dịp lễ tết. Chỉ là những
hành động đơn giản nhưng có thể sẽ khiến sếp
cảm thấy mình được nhân viên yêu quý. Ai
cũng muốn mình được quan tâm, yêu thương
mà chị. Em tin rằng chị có thể làm tốt điều này.
TC: Chị sẽ thử. Nhưng liệu có hiệu quả không
em?
Nhà TV: Em không dám chắc sẽ hiệu quả ngay
100% nhưng em tin rằng mình đối xử chân
thành thì sẽ nhận lại được sự chân thành. Sự
quan tâm mỗi ngày từng chút một của chị tới
sếp sẽ rất dễ để sếp nhận ra tấm lòng của chị
với sếp.
TC: Chị sẽ cố gắng làm điều đó. Nhưng nếu
không thể thì có lẽ chị phải chấp nhận sự khác
biệt đó thôi.
Nhà TV: Cuộc sống đôi khi là sự chấp nhận lẫn
nhau để tồn tại. Chấp nhận cũng là một giải
pháp tốt. Nếu khi chị đã cố gắng hết sức để cải
thiện mối quan hệ với sếp mà không có hiệu
quả như mong muốn thì chị hãy thử cách chấp
nhận họ, chấp nhận con người vốn có của họ.
TC: Chị sẽ ghi nhớ điều này. Chị cảm ơn em.
Nhà TV: Dạ, không có gì. Vậy là hôm nay em
và chị đã cùng nhau đưa ra một số giải pháp
nhằm cải thiện mối quan hệ giữa chị và cấp
trên. Trong buổi tới, em và chị cùng chia sẻ sâu
Sinh viên: Lê Anh Thế
15
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
hơn về việc cấp trên thường gây áp lực đối với
nhân viên. Đồng thời, em sẽ cung cấp thông tin
về một số trường có đào tạo Đại học ngành mà
chị có nguyện vọng học thêm. Được không chị!
TC: Được em. Vậy là hôm sau phải không em?
Ngày
29/2/2012
Nhà TV: Vâng ạ! Hẹn gặp lại chị.
Nhà TV: Em chào chị!
- Nhà TV sử dụng tốt các
TC: Chị chào em!
kỹ năng trong tham vấn
Nhà TV: Như đã hẹn buổi trước, hôm nay, em như: kỹ năng đặt câu hỏi
và chị sẽ cùng chia sẻ sâu hơn về việc cấp trên mở, kỹ năng gợi mở,
thường gây áp lực đối với nhân viên và đồng phân tích vấn đề, kỹ
thời em sẽ cung cấp cho chị một số trường có năng khuyến khích làm
đào tạo Đại học ngành Tâm lý.
rõ ý, kỹ năng phản ánh
TC: Ừ!
cảm xúc, kỹ năng thấu
Nhà TV: Trước hết, chị có thể cho em biết cảm, kỹ năng lắng nghe,
những công việc, nhiệm vụ mà cấp trên giao kỹ năng cung cấp thông
cho chị - theo cảm nhận của chị là có quá khó tin.
và đã có lần nào chị chưa hoàn thành công việc - Nhà TV đã làm tốt
và bị khiển trách?
trong việc giúp thân chủ
TC: Nghĩ lại thì đó cũng đều là những công việc nhận ra cốt lõi, nguyên
mà chị có thể làm và hoàn thành tốt. Ngoại trừ nhân của vấn đề; cung
việc dạy những đứa trẻ khiếm thị, cấp trên cứ cấp thông tin cần thiết
đòi hỏi trẻ phải có sự thay đổi, phải có sự phát cho TC trong vấn đề học
triển nhanh, nhưng đó là việc làm lâu dài, cần Đại học và hướng để TC
tới không chỉ là 1 năm, 2 năm, 3 năm mà thậm tự tìm hiểu thêm.
chí lâu hơn thế. Chị chỉ mong cấp trên hiểu cho - Nhà TV cần cung cấp
chị điều này.
thêm thông tin cho TC rõ
Nhà TV: Chị có nghĩ đó là cách mà cấp trên làm ràng và cụ thể hơn. Đây
vừa để nhân viên phát huy hết năng lực cá nhân, là điểm nhà TV nên khắc
đồng thời để giúp Trung tâm phát triển nhanh phục.
Sinh viên: Lê Anh Thế
16
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
hơn?
TC: Chị cũng không rõ nữa. Có lẽ giống như
em nói quá!
Nhà TV: Chị có thể nói rõ hơn?
TC: Thì ý chị là nghe em nói chị mới hiểu ra
mục đích của cấp trên khi gây áp lực công việc
cho bọn chị. Mà dù sao đi nữa, thời gian bọn
chị dành cho bọn trẻ ở Trung tâm là rất nhiều so
với gia đình nhỏ của chị.
Nhà TV: Chị có miễn cưỡng quá với công việc?
TC: Ồ, nói thì vậy, nhưng chị chấp nhận sự khó
khăn của công việc. Chị đã có một gia đình
hạnh phúc, công việc và lương hàng tháng ổn
định nên cũng không muốn có cái gì đó làm
thay đổi cuộc sống hiện tại.
Nhà TV: Sự ổn định về mặt kinh tế có phải là lý
do khiến chị gắn bó với công việc mặc dù cấp
trên gây áp lực cho chị?
TC: Đó là một phần nhỏ thôi.
Nhà TV: Vậy lý do chính của chị là gì?
TC: Chị yêu bọn trẻ, yêu như chính con của chị.
Ngày nào không tới Trung tâm, không được gặp
và dạy dỗ bọn trẻ là chị rất nhớ chúng. Ngoài
ra, nhờ em, chị cũng đã hiểu rằng: việc gây áp
lực của cấp trên có lẽ phần lớn là muốn bọn chị
phát huy hết năng lực cá nhân và đẩy nhanh sự
phát triển của Trung tâm. Con người mà em, ai
chẳng muốn mình luôn phát triển. Khi có cơ hội
được thể hiện, được phát triển thì chị không
Sinh viên: Lê Anh Thế
17
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
ngại đâu vì chị rất thích học hỏi. Àh Trung tâm
mà ngày càng phát triển thì lương của bọn chị
sẽ được tăng lên ấy chứ.
Nhà TV: Vâng, em hiểu ý của chị. Em rất vui
khi chị đã hiểu ra cốt lõi của vấn đề này. Chị có
đang cảm thấy thoải mái?
TC: Ừ, chị đang rất thoải mái khi nói ra được
những tâm sự trên.
Nhà TV: Vậy từ bây giờ, chị nghĩ chị sẽ làm gì
để đón nhận những áp lực từ phía cấp trên?
TC: Chị sẽ đối mặt với khó khăn và cố gắng
vượt qua. Sức người là vô hạn mà phải không
em?
Nhà TV: Dạ, đúng là như vậy. Đối mặt và vượt
qua là cách tốt nhất. Dùng ý chí, sự kiên nhẫn
để làm việc sẽ dẫn tới thành công chị à! Em tin
chắc chị sẽ hoàn thành tốt công việc.
TC: Chị cảm ơn em!
Nhà TV: Dạ, không có gì. Như chị chia sẻ ngay
từ buổi nói chuyện đầu tiên thì chị có ý định
học thêm để lấy bằng Đại học ngành Tâm lý.
Điều gì đã thúc đẩy chị có ý định này khi mà
công việc hiện tại của chị đã khá ổn định?
TC: Chỉ là chị thích thôi. Chị thấy mình có khả
năng tìm hiểu về tâm lý, đồng thời chị cũng đã
từng được học mấy khóa đào tạo của Trung tâm
về tâm lý, đặc biệt là tâm lý trẻ.
Nhà TV: Chị có nghĩ rằng nó sẽ giúp ích cho
công việc hiện tại của chị?
Sinh viên: Lê Anh Thế
18
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
TC: Chắc chắn là có rồi. Đối tượng mà chị tiếp
xúc, dạy dỗ là những đối tượng có rối nhiễu về
tâm lý rất nặng. Bởi vậy, chị muốn đi học thêm
để vừa là bằng với mọi người vừa là phục vụ
cho công việc.
Nhà TV: Em hiểu ý chị. Em nhận thấy chị thực
sự là một người rất ham học hỏi. Theo như
những hiểu biêt và sự tìm hiểu của em thì hình
thức học Đại học phù hợp nhất với người đi làm
như chị là Đại học hệ tại chức. Đây là hệ dành
cho người vừa đi học vừa đi làm nên về mặt
thời gian khá thuận lợi cho người học.
TC: Học phí thì sao hả em?
Nhà TV: Từ khoảng 6 – 7 triệu/năm.
TC: Ồ, cũng không đắt lắm. Chị nghĩ là chị có
đủ khả năng tài chính để theo học.
Nhà TV: Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh
có một số trường tiêu biểu đào tạo ngành Tâm
lý như: Đại học Khoa học – Xã hội & Nhân
văn, Đại học Mở, Đại học sư phạm… Hầu hết
các trường trước khi tuyển sinh sẽ có thông báo
và tổ chức ôn thi cho các học viên có hồ sơ
đăng ký tuyển sinh. Sau đó, trường sẽ tổ chức
thi để loại bớt học viên. Đây là địa chỉ một số
trường em vừa nêu, để rõ ràng hơn, chị có thể
đến tận trường để hỏi thủ tục và hồ sơ đăng ký.
TC: Ừm, chị cảm ơn em. Khi nào có thời gian
rảnh chị sẽ tới và hỏi.
Nhà TV: Vậy là, trong buổi hôm nay, em và chị
Sinh viên: Lê Anh Thế
19
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
đã cùng đạt được mục tiêu đề ra từ đầu buổi.
Trong thời gian tới, nếu có gì khó khăn thì chị
cứ chia sẻ với em. Em và chị sẽ cùng nhau giải
quyết.
Ngày
7/3/2012
TC: Ừ, chị biết rồi. Cảm ơn em nhiều nha!
Nhà TV: Em chào chị!
- Nhà TV sử dụng tốt kỹ
TC: Ừ, chào em!
năng lắng nghe, kỹ năng
Nhà TV: Cũng lâu rồi chị em mình không trò phản hồi, kỹ năng đặt
chuyện chị nhỉ? Mấy bữa nay em bận rộn với câu hỏi, kỹ năng phân
bé Khánh quá! Em với bé đang trong giai đoạn tích làm sáng tỏ vấn đề,
trị liệu nên em cũng không có thời gian. Chị kỹ năng thấu cảm, kỹ
dạo này thế nào?
năng phản ánh cảm giác.
TC: Mọi việc đều bình thường. Công việc cũng - Nhà TV làm khá tốt
ổn em à!
trong việc huy động tối
Nhà TV: Nhưng sao hôm nay em nhìn chị có vẻ đa khả năng tự giải quyết
không được vui như mọi ngày. Ánh mắt chị vấn đề của TC.
chứa điều gì đó rất buồn.
TC: Để chị kể cho em nghe chuyện này thì em
sẽ biết tại sao chị lại mang tâm trạng như thế
này.
Nhà TV: Dạ, em nghe đây. Chị kể đi.
TC: Cuối tuần vừa rồi, chị ở nhà có một mình,
chồng chị đi trực đêm ở cơ quan, má chồng chị
dẫn con trai chị cùng đi du lịch với mấy người
trong tổ. Chị buồn nên rủ nhóm bạn mà chị chơi
rất thân đi chơi. Bọn chị đi uống cà phê, ngồi
tán gẫu với nhau. Sau đó, mấy bạn chị biết nhà
chị không có ai nên hò nhau tới nhà chị ngủ.
Cũng khá lâu rồi nhóm không tụ tập nên chị
đồng ý cho các bạn về nhà mình. Về tới nhà thì
Sinh viên: Lê Anh Thế
20
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
cũng khuya, khoảng 11h, nhưng mấy bạn chị
chưa chịu đi ngủ lại rủ nhau đánh bài. Chị thì
ngồi xem thôi, đang chơi thì mất điện, chị
thương mấy bạn đang vui lại không có đèn để
chơi tiếp nên để lại điện thoại của chị cho mấy
bạn soi sáng. Điện thoại của chị có đèn pin sáng
lắm. Lúc chị đi ngủ thì cũng để luôn điện thoại
trên đó. Sáng dậy, chị hỏi đứa cháu ở cùng thì
cháu chị bảo mấy người đó về từ sớm rồi. Chị
cũng không để ý gì hết. Tới trưa, chị cần điện
thoại để gọi cho má chồng, lên gác tìm nhưng
không thấy. Chị có cảm giác khác lạ rồi, xuống
mượn điện thoại của cháu gọi thì không liên lạc
được. Vậy là chị biết điện thoại đã mất.
Nhà TV: Em hiểu là hiện tại chị đang rất buồn
và thất vọng.
TC: Em biết không? Chị không tiếc gì cái điện
thoại đó. Nó cũ lắm rồi. Nhưng chị thất vọng,
rất thất vọng. Tại sao bạn bè lâu năm như vậy
rồi, quen nhau từ những ngày đầu chị lên Sài
Gòn tự lập mà lại đối xử với chị như vậy?
Nhà TV: Chị hãy bình tĩnh lại và suy xét mọi
việc thật cụ thể. Em biết là chị luôn cư xử với
mọi người rất chân thành và em cũng nghĩ rằng
chị được nhiều người yêu mến. Nhưng chị có
nghĩ rằng việc đó là không phải do bạn chị làm?
Chị đang thiếu tin tưởng vào bạn chị.
TC: Không, chị biết mà. Nếu là trộm thì nhà chị
đã không chỉ mất mỗi cái điện thoại của chị.
Sinh viên: Lê Anh Thế
21
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
Nếu là cháu chị thì càng không thể vì nó còn
cầm chìa khóa tủ giúp chị, biết chị để tiền ở
đâu. Nếu muốn lấy thì lấy gì mà chả được, lấy
lúc nào chẳng được, đằng này chẳng lẽ chỉ lấy
mỗi cái điện thoại cũ đó.
Nhà TV: Chị khẳng định làm việc đó là một
trong những người bạn của chị.
TC: Đúng vậy.
Nhà TV: Chị định sẽ làm gì để xử lý việc này?
TC: Chị định sẽ gặp mặt cả nhóm để nói rõ ràng
sự việc. Mặt đối mặt xem người nào biến sắc là
biết ngay. Chị sẽ để ý nếu bạn nào không lấy và
quan tâm tới chị thực sự thì họ sẽ giúp chị tìm
hiểu, còn người nào lấy sẽ tự nhiên xa rời nhóm
thôi.
Nhà TV: Nói chuyện thẳng thắn là một biện
pháp hay trong lúc này. Vậy sau đó, chị có tính
làm to chuyện lên không nếu biết người nào
làm?
TC: Ý em là báo công an hả? Để chị xem người
đó có thái độ như thế nào. Chị không cần trả lại
chiếc điện thoại đó. Chị cần một lời xin lỗi và
một lời giải thích.
Nhà TV: Có phải ý chị là chị sẽ tìm hiểu nguyên
nhân tại sao người đó lại làm vậy.
TC: Ừ, chị sẽ phải tìm hiểu chứ!
Nhà TV: Chị có nghĩ dù với bất kỳ lý do nào thì
chị sẽ tha thứ cho bạn chị?
TC: Chị cũng không biết nữa.
Sinh viên: Lê Anh Thế
22
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
Nhà TV: Tại sao vậy chị?
TC: Chị đối xử chân thành, thật lòng với mọi
người. Chị rất ghét sự giả dối, giả tạo. Có lẽ chị
cần thời gian.
Nhà TV: Thời gian sẽ làm lành mọi vết thương
và hàn gắn lại tình cảm. Chị và nhóm bạn vẫn
duy trì quan hệ chứ? Chị có nghĩ sự việc này sẽ
ảnh hưởng tới tâm lý mọi người trong nhóm?
TC: Tất nhiên, bạn vẫn là bạn. Chị biết là những
bạn khác sẽ bị ảnh hưởng nhưng chị cũng
không còn cách nào khác. Chị sẽ cố gắng duy
trì quan hệ giữa mọi người trong nhóm.
Nhà TV: Em thấy chị đã khá bình tĩnh. Em nghĩ
rằng với hướng giải quyết sự việc như hiện tại
của chị thì mọi việc rồi sẽ sáng tỏ và yêm đẹp.
Khi nào tìm hiểu được chị hãy cho em biết với
nhé!
TC: Tất nhiên, chị sẽ cho em biết.
PHẦN IIl: KẾT LUẬN
1/ Kết luận
Trong khoảng thời gian tiếp xúc, trò chuyện, cùng thân chủ giải quyết vấn đề, với
vị trí là một nhà tham vấn, tôi đã luôn cố gắng tuân thủ đúng các nguyên tắc trong tham
vấn. Trong mọi hoàn cảnh, điều kiện, cũng như sự khác biệt giữa tôi và thân chủ nhưng
tôi luôn đề cao sự tôn trọng và chấp nhận thân chủ. Trước những suy nghĩ, quan điểm và
hành động của thân chủ, tôi tránh có sự phán xét trong lời nói của bản thân. Tôi luôn có
niềm tin vào khả năng tự giải quyết vấn đề của thân chủ, do vậy tôi chỉ đóng vai trò là
Sinh viên: Lê Anh Thế
23
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
chất xúc tác và giúp đỡ thân chủ đưa ra các giải pháp và lựa chọn hướng đi phù hợp nhất
với hoàn cảnh của thân chủ. Đối với những thông tin cá nhân cũng như những vấn đề của
thân chủ, tôi đã trao đổi với thân chủ về việc viết vào báo cáo này và được thân chủ cho
phép.
Một trong các phương tiện, công cụ hỗ trợ tôi trong việc cùng thân chủ giải quyết
vấn đề đó là các kỹ năng trong tham vấn. Kỹ năng đặt câu hỏi, đặc biệt là các câu hỏi mở,
các câu hỏi mang tính trung lập nhằm khơi gợi những suy nghĩ của thân chủ - được tôi
vận dụng một cách linh hoạt. Việc sử dụng kỹ năng giao tiếp trong quá trình tham vấn là
điều không thể thiếu. Đây là kỹ năng giúp tôi tạo lập mối quan hệ với thân chủ, tạo lòng
tin ở thân chủ để có được những thông tin và sự chia sẻ chính xác từ phía thân chủ. Ngoài
ra, tôi còn sử dụng kết hợp các kỹ năng như: kỹ năng thấu cảm, kỹ năng phản hồi cảm
xúc, kỹ năng diễn đạt lại, kỹ năng tóm lược, kỹ năng khuyến khích làm rõ ý, kỹ năng
phân tích làm sáng tỏ vấn đề, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng huy động khả năng tự giải
quyết vấn đề của thân chủ… Trong suốt quá trình tham vấn, tôi đã đặt được mục tiêu, kế
hoạch cụ thể cho từng buổi tham vấn nhờ đó tôi có hướng đi rõ ràng trong việc hỗ trợ thân
chủ giải quyết vấn đề và các vướng mắc khác.
Đây là lần đầu tiên thực hành một ca tham vấn cụ thể nên bên cạnh những điều đã
làm được, tôi còn mắc phải một số điều cần khắc phục như: việc huy động sự tham gia tự
giải quyết vấn đề của thân chủ chưa được cao, chưa có được nguồn thông tin phong phú
cung cấp cho thân chủ, đôi khi còn lúng túng trong việc đặt câu hỏi, thứ tự các câu hỏi
chưa phù hợp.
2/ Kiến nghị
2.1. Về phía đơn vị công tác của thân chủ
- Quan tâm hơn tới đời sống của thân chủ;
- Xem xét lại công việc và áp lực công việc đối với thân chủ;
- Quan tâm tới nhu cầu nâng cao chuyên môn của thân chủ.
2.2. Về phía gia đình thân chủ
Sinh viên: Lê Anh Thế
24
Lớp
: ĐH10CT
Tiểu luận môn: Tham vấn và thực hành tham vấn
- Tạo điều kiện cho thân chủ hoàn thành công việc và mong muốn nâng cao trình độ học
vấn của thân chủ.
2.3. Về phía thân chủ
- Cố gắng cải thiện quan hệ với cấp trên;
- Tập trung hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao.
- Kiên trì với mục tiêu học tập nâng cao chuyên môn, nâng cao trình độ.
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: TỔNG QUÁT...................................................................................................2
1/ Vị trí địa lý..................................................................................................................... 2
1.1. Nơi sống............................................................................................................2
Sinh viên: Lê Anh Thế
25
Lớp
: ĐH10CT