Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn hưng yên (Tóm tắt, trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.68 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN HƯNG
YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN HƯNG
YÊN

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
HOA

Hà Nội, 2016


TS. ĐỖ THỊ THANH
(GVHD ký tên):


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Nghiên cứu phát triển du lịch nông
thôn Hưng Yên” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS Đỗ Thị Thanh Hoa và những kết quả nghiên cứu ở trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực.
Ngày 05 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hương


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch
với đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên”, bên cạnh
sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn và
chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô cùng với sự tạo điều kiện của cơ quan.
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, trước tiên bản thân tôi
xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo
TS. Đỗ Thị Thanh Hoa đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt
quá trình hoàn thành luận văn. Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm của cô,
tôi đã hoàn thành được đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo trong khoa Du lịch đã tận tình giảng
dạy, cung cấp cho những hệ thống kiến thức bổ ích chuyên sâu, để tôi có thể
vận dụng kiến thức đó để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ văn hóa huyện, xã, thôn các hộ
gia đình tại địa bàn nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ tôi. Cuối cùng, tôi xin

bày tỏ lòng biết ơn của mình đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên
cạnh, động viên, quan tâm đến tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Đối với tôi, luận vă là một thành quả đáng khích lệ cho sự cố gắng của
bản thân sau thời gian học tập và nghiên cứu. Nhưng vì thời gian và kinh
nghiệm còn hạn chế cho nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và những
người quan tâm đến đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 12/2016
Học viên

Nguyễn Thị Thu Hương


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG

5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

6

MỞ ĐẦU

7

1. Lí do chọn đề tài

7


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

8

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

9

3.1.Đối tượng nghiên cứu

9

3.2.Phạm vi nghiên cứu

9

4.Phương pháp nghiên cứu

9

4.1.Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp tài liệu, số liệu

9

4.2.Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học

9

5.Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề:


11

6.Bố cục luận văn

16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ 17
THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH, DU LỊCH NÔNG THÔN

17

1.1. Một số khái niệm

17

1.1.1.Khái niệm nông thôn

17

1.1.2.Du lịch và các loại hình của du lịch

20

1.2.Du lịch nông thôn

20

1.2.1.Khái niệm du lịch nông thôn


20

1.2.2. Đặc điểm của du lịch nông thôn

24

1.2.3.Các hình thức, hoạt động và dịch vụ du lịch nông thôn

27

1.2.3.1. Các hình thức du lịch nông thôn

27

1.2.3.2.Các hoạt động, dịch vụ du lịch nông thôn

29

1.2.4.Ý nghĩa của phát triển du lịch nông thôn

31

1


1.2.5. Một số điều kiện phát triển du lịch nông thôn

34

1.2.5.1. Điều kiện cung


34

1.2.5.1. Điều kiện cầu

37

1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn

38

1.4.1.Kinh nghiệm một số nước trên thế giới

38

1.4.1.1.Mô hình du lịch nông thôn kiểu Pháp

38

1.4.1.2.Du lịch nông thôn tại Nhật Bản

40

1.4.1.3.Du lịch nông thôn tại Hàn Quốc

42

1.4.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước

43


1.4.2.1.Kinh nghiệm của bản Ngòi Tu, Vũ Linh, Yên Bình, tỉnh Yên Bái

43

1.4.2.2.Kinh nghiệm của bản Lác, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

44

1.4.2.3.Kinh nghiệm tại Cù lao An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

45

Tiểu kết

46

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG DU LỊCH NÔNG THÔN
HƯNG YÊN

48

2.1. Giới thiệu tổng quan về Hưng Yên

48

2.1.1 Vị trí địa lý

48


2.1.2. Điều kiện tự nhiên

49

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

50

2.2.Tổng quan tình hình phát triển du lịch Hưng Yên

51

2.2.1. Số lượng, các thị trường khách và tổng thu từ khách du lịch

52

2.2.2.Cơ sở lưu trú và lao động du lịch

54

2.2.3.Sản phẩm du lịch

55

2.2.4. Xúc tiến quảng bá du lich

57

2.3. Một số điều kiện phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên


59

2.3.1. Tài nguyên du lịch nông thôn

59

2.3.1.1.Các cảnh quan nông nghiệp, nông thôn Hưng Yên

59

2


2.3.1.2. Các giá trị văn hóa cộng đồng

61

2.3.2.Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

70

2.3.2.1.Kết cấu hạ tầng

70

2.3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

71

2.3.3.Cộng đồng dân cư địa phương


72

2.4. Phân tích, đánh giá điều kiện cung, cầu về phát triển du lịch nông
74

thôn tại Hưng Yên
2.4.1.Đánh giá về điều kiện cầu trong phát triển du lịch nông thôn tại
Hưng Yên

75

2.4.2. Đánh giá điều kiện cung phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên

79

2.4.2.1. Nhận thức, nhu cầu của cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du
lịch nông thôn Hưng Yên

79

2.4.2.2. Đánh giá của doanh nghiệp du lịch về điều kiện cung – cầu khi phát
triển du lịch nông thôn Hưng Yên

86

2.4.3. Phân tích SWOT về phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên

88


Tiểu kết

96

CHƯƠNG 3.ĐỊNH HƯỚNG, MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCH NÔNG THÔN HƯNG YÊN

97

3.1.Các định hướng phát triển du lịch Hưng Yên

97

3.1.1.Định hướng chung

97

3.1.2.Định hướng về phát triển thị trường khách du lịch.

98

3.1.3.Định hướng về phát triển sản phẩm

99

3.2.Các quan điểm và định hướng phát triển du lịch nông thôn Hưng
Yên

100


3.2.1.Quan điểm phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên

100

3.2.2.Định hướng phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên

100

3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên

103

3


3.3.1. Giải pháp quy hoạch và xây dựng hành lang pháp lý cho phát triển
103

du lịch nông thôn Hưng Yên
3.3.2. Giải pháp nghiên cứu thị trường, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ
du lịch nông thôn, liên kết hợp tác phát triển

104

3.3.3.Giải pháp tổ chức quản lý, tăng cường nhận thức, sự tham gia của
cộng đồng và các bên liên quan

108

3.3.4.Giải pháp tăng cường đầu tư và huy động vốn


111

3.3.5.Giải pháp về xúc tiến quảng bá

113

3.3.6.Giải pháp bảo vệ, tôn tạo các tiềm năng phát triển du lịch nông thôn 116
Tiểu kết

119

KẾT LUẬN

120

TÀI LIỆU THAM KHẢO

122

PHỤ LỤC

127

Phụ lục 1: Tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và thành thị

127

Phụ lục 2: Một số loại hình du lịch nông thôn


128

Phụ lục 3. Phiếu thu thập thông tin từ khách du lịch nội địa

130

Phụ lục 4.Phiếu thu thập thông tin từ cộng đồng dân cư

133

Phụ lục 5. Phiếu thu thập thông tin từ doanh nghiệp du lịch

136

Phụ lục 6. Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS16.0

138

Phụ lục 7. Tập gấp chương trình du lịch nông thôn Hưng Yên

151

Phụ lục 8.Bản đồ du lịch Hưng Yên

155

Phụ lục 9. Một số hình ảnh tiềm năng du lịch nông thôn Hưng Yên

156


4


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Đặc điểm của xã hội nông thôn và thành thị

18

Bảng 1.2: So sánh đặc trưng du lịch đô thị và du lịch nông thôn

26

Bảng 2.1: Lượng khách, tổng thu từ khách du lịch giai đoạn

52

2010 -2015
Bảng 2.2: Nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2009 -2014

54

Bảng 2.3: Một số tour du lịch tiêu biểu ở Hưng Yên

55

Bảng 2.4: Thông tin nhân khẩu học của khách du lịch được

75


khảo sát
Bảng 2.5: Đánh giá của du khách về du lịch Hưng Yên

76

Bảng 2.6: Phương thức sinh hoạt khách du lịch mong muốn khi

78

tham gia du lịch nông thôn
Bảng 2.7:Thông tin nhân khẩu học của người dân được khảo sát

79

Bảng 2.8: Cộng đồng quan tâm, sẵn lòng tham gia du lịch nông

84

thôn
Bảng 2.9: Hoạt động cộng đồng dân cư sẵn lòng tham gia khi

84

phát triển du lịch nông thôn
Bảng 2.10:Những yếu tố cần cải thiện để phát triển du lịch

87

nông thôn
Bảng 2.11: Phân tích ma trận SWOT


92

5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ khái niệm du lịch nông thôn

Trang
24

Biểu đồ 1.2: Các hình thức của du lịch nông thôn

29

Biểu đồ 1.3: Sơ đồ chuỗi giá trị du lịch nông thôn Pháp

38

Biểu đồ 2.1. Ấn tượng của du khách đến Hưng Yên

77

Biểu đồ 2.2 Hoạt động khách du lịch mong muốn tham gia du lịch

78

nông thôn

Biểu đồ 2.3.Những yếu tố hấp dẫn khách tham gia loại hình du lịch

82

nông thôn tại Hưng Yên
Biểu đồ 2.4: Quan tâm của cộng đồng về phát triển du lịch nông thôn

83

Biểu đồ 2.5: Sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch nông thôn

83

Biểu đồ 2.6: Cộng đồng mong muốn được hỗ trợ khi phát triển du

85

lịch nông thôn
Biểu đồ 2.7: Các tài nguyên là tiềm năng đưa vào khai thác du lịch
nông thôn

6

86


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội, nhu cầu du lịch của con
người ngày càng phát triển. Xu hướng khai thác, phát triển đa dạng, đổi mới

các loại hình du lịch luôn được đặt lên hàng đầu để thỏa mãn nhu cầu của du
khách. Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng gia tăng và
phát triển nhanh chóng, loại hình du lịch nông thôn được nhiều quốc gia,
nhiều địa phương, nhiều điểm đến quan tâm, phát triển để đáp ứng với xu
hướng quan tâm của thị trường khách. Nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều
điểm đến coi du lịch nông thôn là một động lực để phát triển chính vùng
nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng.
Ở Việt Nam, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất
lượng đời sống người dân nông thôn luôn là quan tâm hàng đầu của Đảng và
Nhà nước ta [17, tr.47]. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, du lịch được xác định phát triển thành
ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh
tế văn hóa, xã hội của đất nước. Bên cạnh các dòng sản phẩm ưu thế, chiến
lược như du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, việc phát triển
loại hình du lịch nông thôn được coi là một định hướng phát triển quan
trọng. Du lịch nông thôn là loại hình khai thác các giá trị vùng nông thôn
như một nguồn tài nguyên du lịch quý giá trong việc thu hút các thị trường
khách du lịch. Du lịch nông thôn không chỉ là loại hình du lịch mới, tạo sự
khác biệt mà còn đóng góp to lớn về mặt kinh tế, văn hóa- xã hội và bảo vệ
môi trường hay nói cách khác là một hướng phát triển bền vững.
Là một tỉnh thuần nông, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 68,74% ,
dân số nông thôn chiếm 86,89%, với nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng và
phong phú, hệ thống các cảnh quan nông nghiệp nông thôn dọc sông Hồng,
7


các làng nghề truyền thống, cùng những yếu tố đặc trưng của vùng văn
minh lúa nước, Hưng Yên có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du
lịch nông thôn.
Trong những năm qua, ngành Du lịch Hưng Yên chưa có một chiến

lược phát triển lâu dài, các sản phẩm du lịch đang được khai thác tại Hưng
Yên chưa thực sự đem lại hiệu quả. Sản phẩm du lịch đơn điệu, nhàm chán,
số ngày lưu trú của khách tại Hưng Yên không nhiều, các dịch vụ bổ trợ
chưa đáp ứng nhu cầu và thu hút du khách ở lại hoặc quay trở lại lần tiếp
theo…. Bên cạnh đó, với sự tương đồng về tài nguyên du lịch giữa các tỉnh,
thành trong khu vực Đồng bằng sông Hồng chưa tạo nên được nét đặc
trưng, sự hấp dẫn riêng của du lịch Hưng Yên. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu phát triển du lịch nông thôn tại Hưng Yên là hướng đi mới cho du lịch
của tỉnh. Đồng thời cũng góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế xã hội, duy trì
và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của Hưng Yên.
Xuất phát từ những yếu tố trên, học viên lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên” để làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng du lịch nông thôn Hưng Yên, điều
kiện cung và cầu trong việc phát triển du lịch nông thôn ở Hưng Yên, đề
xuất một số ý tưởng phát triển sản phẩm du lịch nông thôn; góp phần
đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ:
- Tổng quan một số lý luận, thực tiễn về du lịch và du lịch nông thôn;
- Phân tích, đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch nông thôn Hưng
Yên, thực trạng phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên;
8


- Phân tích điều kiện cung, cầu trong phát triển du lịch nông thôn
Hưng Yên;
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu tiềm
năng, thực trạng hoạt động du lịch nông thôn tỉnh Hưng Yên.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Một số vùng nông thôn tỉnh Hưng Yên – những nơi có
tiềm năng khai thác phát triển loại hình du lịch nông thôn: các huyện Văn
Giang, Khoái Châu, Văn Lâm, xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên).
Thời gian: Tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 12/2015 đến
tháng 8/2016. Các số liệu, thông tin thu thập phục vụ nghiên cứu, đánh giá
hiện trạng có phạm vi thời gian từ 2005 – 2015, một số định hướng cho giai
đoạn đến 2025.
4.Phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp tài liệu, số liệu
Tiến hành thu thập các nguồn số liệu, tài liệu, thông tin từ các nguồn
khác nhau như công trình nghiên cứu, sách, bài báo, các tạp chí, trang
website trong và ngoài nước, các tài liệu, các báo cáo của các cơ quan quản
lý du lịch Trung ương và địa phương các huyện và tỉnh Hưng Yên.
Phân tích và tổng hợp các số liệu, thông tin thu thập được, tiến hành
đánh giá thực trạng và các tiềm năng phát triển du lịch nông thông Hưng
Yên cũng như tạo cơ sở khoa học trong đề xuất các định hướng phát triển
4.2.Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học

9


4.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với việc thu thập tư liệu bằng
văn bản, chụp ảnh tư liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức thực tiễn
thông qua 6 chuyến đi thực tế tại các huyện, xã có khả năng phát triển du
lịch nông thôn ở Hưng Yên trong khoảng thời gian từ 12/2015 đến tháng
8/2016.

Thông qua các chuyến đi khảo sát thực địa, tiến hành quan sát, phỏng
vấn người dân địa phương trên các địa bàn để có những nhận định khách
quan của cộng đồng về phát triển du lịch nông thôn.
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học (phỏng vấn, điều tra bằng phiếu
điều tra)
Phương pháp này được thực hiện bằng điều tra phỏng vấn bảng hỏi
đối với một số đáp viên có liên quan đến phát triển du lịch nông thôn Hưng
Yên như khách du lịch, hộ dân một số vùng nông thôn, một số công ty du
lịch (phụ lục).
Tổng số phiếu điều tra thu về 256 phiếu bao gồm: Hộ dân địa phương
106 hộ, khách du lịch 100 khách, các công ty du lịch tại Hà Nội 50 công ty.
Phiếu điều tra dành cho khách du lịch: các nội dung chính bao gồm
(thông tin cá nhân, những nhu cầu mong muốn khi tham gia du lịch Hưng
Yên, những nhận định đánh giá về thuận lợi, khó khăn khi phát triển du lịch
nông thôn ở Hưng Yên.)
Phiếu điều tra dành cho cộng đồng dân cư: bao gồm các nội dung
(nhận định đánh giá về du lịch Hưng Yên nói chung, nhu cầu mong muốn, sự
sẵn sàng tham giacủa cộng đồng trong hoạt động du lịch nông thôn)
Phiếu điều tra dành cho doanh nghiệp du lịch: bao gồm các nội dung
(thông tin chung về doanh nghiệp, những nhu cầu, mong muốn của doanh
10


nghiệp khi xây dựng tour về Hưng Yên, những nhận định đánh giá của
doanh nghiệp về thuận lợi và rào cản của Hưng Yên khi phát triển du lịch
nông thôn)
Địa điểm: Đối với khách du lịch, tác giả tiến hành điều tra tại các
điểm đến du lịch tiêu biểu của Hưng Yên: cụm di tích lịch sử Phố Hiến, cụm
di tích lịch sử Đa Hòa, cụm di tích làng cổ Đại Đồng, nhà cổ Mễ Sở - Văn
Giang. Đối với các doanh nghiệp lữ hành, điều tra tại Hội chợ du lịch quốc

tế VITM 2016. Đối với cộng đồng dân cư địa phương: điều tra tại các huyện
Văn Giang (xã Mễ Sở, Phú Thị… ), huyện Văn Lâm (Nghĩa Trai, Đại
Đồng…); huyện Khoái Châu (Đông Kết, Tứ Dân…); xã Hồng Nam (thành
phố Hưng Yên).
Thời gian: Tác giả tiến hành điều tra theo các mốc thời gian:
+ Thời gian từ tháng 10- 12/2015: thời gian khách du lịch quốc tế tại
điểm nhà cổ Văn Giang;
+ Từ tháng 2 – tháng 4/2016: thời gian cao điểm của du lịch Hưng
Yên, khách du lịch đến với mục đích lễ hội, tâm linh;
+ Thời gian từ tháng 7 -8/2016: thời gian thấp điểm của Hưng Yên
với khách chủ yếu đi công tác tại Hưng Yên kết hợp tham quan di tích và
vườn nhãn.
Các thông tin thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0
5.Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Là một đề tài nghiên cứu không phải là quá mới trên thế giới, ở Việt
Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển loại hình du lịch
nông thôn dưới nhiều góc độ, mục đích, quy mô và phạm vi của đối tượng
nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn ở Hưng Yên
là một đề tài không trùng lặp với các công trình đã có. Để có thể hệ thống
11


hoàn chỉnh cơ sở lý luận, thực tiễn về loại hình du lịch nông thôn, tác giả
tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề, qua đó có thể đưa vào
vận dụng, khai thác và phát triển loại hình du lịch này ở trong cả nước
nói chung và Hưng Yên nói riêng.
Các nghiên cứu trên thế giới
Du lịch nông thôn được nghiên cứu và phát triển tại nhiều quốc gia
trên thế giới. Từ những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ XX, du lịch nông
thôn được xem là một loại hình du lịch và trở lên phổ biến tại hầu hết các

quốc gia ở Châu Âu: Pháp, Anh, Đức…
Trong những năm 90, du lịch nông thôn đã vượt ra ngoài biên giới của
Châu Âu và xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới như : Mỹ, Úc, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… [19, tr.12]. Có nhiều nghiên cứu của các tác
giả trên thế giới về du lịch nông thôn:
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OCDE) đã đưa ra một chiến
lược về phát triển Du lịch và nông thôn (1994), theo đó chiến lược này đã
đưa ra định nghĩa về du lịch nông thôn và mối quan hệ với du lịch nông
nghiệp, thị trường và các vấn đề xung quanh du lịch nông thôn.[42]
Trong cuốn “Giới thiệu về Du lịch nông thôn”, Richard và Julia
Sharpley đã đưa ra các khái niệm về du lịch nông thôn, nguồn tài nguyên du
lịch, các chiến lược để nhằm quảng bá du lịch nông thôn, từ nghiên cứu các
mô hình du lịch nông thôn khác nhau đưa ra các bài học thực tiến để áp dụng
tại nhiều quốc gia trên thế giới.
“Giới thiệu phát triển du lịch nông thôn tại Thái Lan – Ví dụ về thành
phố Buddhamonton” của tác giả Nichankan Tanjaruvechgul, Yamada Kosei
(2003), theo đó tác giả đã giới thiệu và đánh giá về mô hình du lịch nông
nghiệp tại một số địa phương của Thái Lan.
12


Năm 2003, Hội đồng doanh nghiệp nông nghiệp Orengon trong
cuốn “Cẩm nang du lịch nông nghiệp” đã đưa ra những chỉ dẫn về cách
thức xây dựng doanh nghiệp thành công thông qua việc marketing nông
nghiệp trực tiếp.
Tác phẩm “Du lịch nông nghiệp và du lịch thiên nhiên ở California”
(2005), do Đại học nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên Canifornia giới
thiệu cũng đã cung cấp thông tin đầy đủ về loại hình du lịch nông thôn, qua
đó giúp cho các chủ trang trại xác định tiềm năng du lịch và vạch ra các
bước để thu hút khách du lịch đến tham quan…

Năm 2005, Derek Hall, Irene Kirkpatrick and Morag Mitchell trong
cuốn “Du lịch nông thôn và kinh doanh bền vững” đã cung cấp cả hai khía
cạnh còn gây nhiều tranh cãi: cơ sở lý luận về bền vững và kinh doanh du
lịch, tầm quan trọng, vai trò của du lịch nông thôn trong phát triển nông
thôn. Cuốn sách cũng đã đưa ra những kinh nghiệm từ các nước Canada, Đài
Loan, Phần Lan… và từ đó đưa ra những vấn đề còn tồn tại: thiếu kỹ năng
trong xây dựng sản phẩm, thiếu kiến thức xúc tiến quảng bá…[38]
Trong cuốn “Phát triển du lịch nông thôn: Sự biến đổi phong tục tập
quán và văn hóa địa phương”(2009), các tác giả “E. Wanda George,
Heather Mair và Donald G.Reid đã tổng hợp những nghiên cứu trước đó, để
tiếp cận, xem xét nêu cao vai trò của cộng đồng địa phương, những biến đổi
của cộng đồng trong phát triển du lịch nông thôn. Theo đó, cộng đồng là chủ
thể của phát triển du lịch, phát triển nông thôn chứ không phải là một
phương tiện chủ yếu của sự phát triển du lịch. Theo cách tiếp cận này các tác
giả đã chỉ ra rằng du lịch chỉ là một trong nhiều sự lựa chọn cho sự phát triển
nông thôn bền vững. [40]
Các tác giả Katia Laura Sidali, Achim Spiller và Birgit Schulze trong
cuốn “Ẩm thực, Nông nghiệp và Du lịch: Liên kết ẩm thực địa phương và
13


Du lịch nông thôn- Triển vọng liên ngành” (2011), đã chỉ ra cách thức khai
thác di sản ẩm thực địa phương trong hoạt động du lịch nông thôn và nghiên
cứu các chính sách phát triểnđể tăng cường thực hành bền vững đối với cả
ngành du lịch và ngành thực phẩm nông nghiệp.[45]
Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, du lịch nông thôn vẫn là một loại hình mới, tuy nhiên
ngay từ những năm 2007, Trường cao đẳng nghề du lịch Hải Phòng đã có
nghiên cứu tới du lịch nông thôn bằng đề tài “Xây dựng mô hình du lịch
nông thôn ven biển ở Việt Nam – ví dụ tại Hải Phòng”. Tác giả Bùi Xuân

Nhàn nghiên cứu về việc phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay
(2008, tạp chí Cộng Sản), theo đó tác giả đã sơ lược về sự ra đời, phát triển,
qua đó khái quát về các đặc trưng của du lịch tại các quốc gia khác nhau trên
thế giới, đưa ra nhữngluận điểm về đặc điểm căn bản của du lịch nông
thôn.[17]
Trong một nghiên cứu của mình, tác giả Lê Anh Tuấn đã đề cập đến
vấn đề định hướng phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam. Tác giả đã nêu
ra các tài nguyên du lịch nông thôn bao gồm các nhóm và dẫn giải đến các
tiêu chí và nội dung của du lịch nông thôn.[25]
Tác giả Bùi Thị Lan Hương đã chỉ ra sự khác biệt giữa du lịch nông
nghiệp và du lịch nông thôn. Nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu, những
người hoạch định chính sách, người làm du lịch có cái nhìn tổng quan về du
lịch nông thôn để không bị nhầm lẫn giữa 2 loại hình này. Theo đó, du lịch
nông nghiệp chỉ là 1 cấu thành nhỏ của hoạt động du lịch nông thôn.[12]
Phát triển các nghiên cứu trước đó, năm 2013, Viện nghiên cứu Phát
triển du lịch Việt Nam hợp tác với tổ chức JICA Nhật Bản đã xuất bản cuốn
“Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam”. Đây là một đề
14


tài nghiên cứu chỉ ra phương pháp triển khai loại hình du lịch nông thôn
thông qua những mô hình du lịch nông thôn đang được khai thác trên thực tế
tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cuốn cẩm nang cũng phân tích phương pháp phát
triển và cơ chế quản lý cần thiết trong quá trình phát triển du lịch tại các
vùng nông thôn.[33]
Năm 2015, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã xuất bản
cuốn “Du lịch Nông thôn từ lý luận đến thực tiễn” do tác giả Hoàng Thị Mai
chủ biên. Tác giả đã tổng hợp những vấn đề lý luận về du lịch nông thôn:
khái niệm, loại hình, các điều kiện để phát triển du lịch nông thôn… kết hợp
với việc phân tích các mô hình du lịch nông thôn trên thế giới, Việt Nam rút

ra bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch nông thôn bền vững ở Việt
Nam.[19]
Ngoài ra, cũng có nhiều các công trình luận án tiến sĩ, luận văn nghiên
cứu về phát triển du lịch nông thôn tại các địa phương: Ninh Bình, Nghệ An,
Ba Vì – Hà Nội, An Giang…
Dưới góc độ nghiên cứu tại tỉnh Hưng Yên, các công trình, đề tài
nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch văn hóa, lễ hội…Về du lịch nông
thôn có một nghiên cứu quy mô nhỏ, bước đầu khác ở dạng nghiên cứu khoa
học của sinh viên chia sẻ quan điểm về du lịch nông thôn. Riêng đề tài
nghiên cứu về phát triển du lịch nông thôn tại Hưng Yên thì chưa được đề
cập đến.
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các kết quả nghiên cứu về lý luận và thực
tiễn phát triển du lịch nông thôn của các tác giả trên thế giới và Việt Nam về
loại hình du lịch nông thôn, cũng như các loại hình du lịch khác có liên quan
đến cộng đồng, nông thôn là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả
vận dụng để nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ của mình nhằm tìm hiểu và

15


đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và khai thác loại hình du lịch nông
thôn, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Hưng Yên.
6.Bố cục luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, du lịch nông thôn
Chương 2. Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên
Chương 3. Định hướng, một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn
Hưng Yên

16



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH, DU LỊCH NÔNG THÔN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1.Khái niệm nông thôn
Trong chiến lược du lịch và phát triển nông thôn của Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế (OCDE) năm 1994, đã đưa ra và phân tích các tiêu chí
để xác định về vùng nông thôn. Theo đó, để phân biệt giữa thành thị với
nông thôn cần được xét trên ba khía cạnh: mật độ dân số và kích thước khu
định cư; diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp và lâm nghiệp; cấu trúc xã
hội truyền thống và các vấn đề về di sản, bản sắc cộng đồng.[42]


Mật độ dân số và kích thước khu định cư: Vùng nông thôn là

nơi có mật độ dân số thấp, đây là kết quả của sự định cư nhỏ trong một
không gian rộng. Mà ở đó môi trường tự nhiên, nông trại, các khu rừng
chiếm ưu thế hơn so với môi trường nhân tạo.


Diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp và lâm nghiệp: khu vực

nông thôn xét trên tiêu chí với diện tích đất canh tác cho hoạt động nông
nghiệp, lâm nghiệp… trong tự nhiên chiếm tỉ trọng lớn từ 80 – 90 % diện
tích đất tại vùng đó (diện tích đất dành cho các công trình nhân tạo chỉ
chiếm từ 10-20%). Chính vì vậy những khu vực này có nền kinh tế và hoạt
động kinh tế chịu sự chi phối chủ yếu của thị trường sản phẩm có nguồn gốc
từ nông nghiệp và lâm nghiệp.



Cấu trúc xã hội truyền thống và các vấn đề về di sản, bản sắc

cộng đồng: Sự đô thị hóa mạnh mẽ đã làm biến đổi cấu trúc xã hội tại khu
vực đô thị trở nên khác biệ với cấu trúc xã hội truyền thống tại khu vực nông
thôn. Đây là nơi còn lưu giữ những giá trị truyền thống của một cộng đồng
17


được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, những cách thức canh
tác, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng…
Frankenbug đưa ra đặc trưng cơ bản phân biệt giữa nông thôn, thành thị.
Bảng 1.1 Đặc điểm của xã hội nông thôn và thành thị
Nông thôn
- Cộng đồng

Thành thị
- Xã hội

- Những mối quan hệ có vai trò phức -Những mối quan hệ có vai trò chồng
tạp trong xã hội.
chéo, trùng lặp nhau trong xã hội
- Vai trò xã hội khác nhau được thể - Vai trò xã hội khác nhau được thể
hiện bởi những người giống nhau

hiện bởi những người khác nhau

- Nền kinh tế đơn giản, nhỏ lẻ

- Nền kinh tế đa dạng


- Ít sự phân chia lực lượng lao động

- Chuyên môn hóa lực lượng lao

động cao
- Địa vị xã hội được phân công, quy - Địa vị xã hội phải tranh giành
định
- Địa vị phụ thuộc theo giáo dục

- Địa vị nhận được từ giáo dục

- Bao quát vai trò
- Liên kết chặt chẽ, gắn bó với nhau

- Cam kết vai trò
- Liên kết lỏng lẻo, riêng rẽ, độc lập

- Địa phương

- Toàn cầu

- Nền kinh tế là một số bộ phận

- Nền kinh tế là các bộ phận chính

- Sự liên kết
- Sự chia tách
- Môi trường làm việc hòa nhập, - Môi trường làm việc tách biệt, ngăn
thống nhất


cách.
Nguồn: Frankenbug, 1966 [4, pg.12-13]

Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, dưới góc độ khác
nhau các nhà nghiên cứu cũng có những quan điểm khác nhau về nông thôn.
Theo từ điển Tiếng Việt, nông thôn được định nghĩa là “Làng mạc
sống bằng sản xuất nông nghiệp, khác với thành thị”.Khu vực nông thôn tại
Việt Nam được xác định là những khu vực nằm ngoài các tiêu chí quy định
18


về phân loại đô thị tại Việt Nam theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP của Chính
phủ. Theo đó, nông thôn Việt Nam bao gồm các địa bàn dân cư có số lượng
dân tập trung dưới 4.000 người, mật độ dân cư ít hơn 6.000 người/km2 và tỉ
lệ lao động phi nông nghiệp dưới 60%. [7, tr.8]
Khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời
gian và theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Trong điều
kiện hiện nay, nông thôn Việt Nam có những đặc điểm riêng biệt [7, tr.11]:
- Ở vùng nông thôn, các cư dân chủ yếu là nông dân, làm nghề nông,
đây là địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất vật chất nông, lâm,
ngư nghiệp và các ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông
nghiệp.
- Nông thôn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi
trường sinh thái, các vùng nông thôn quản lý một lượng tài nguyên thiên
nhiên to lớn, phong phú và đa dạng bao gồm các nguồn tài nguyên tự nhiên:
đất, nước, sông suối, khoáng sản, hệ động thực vật, tài nguyên nhân văn….
- Cư dân nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ
với những quy định cụ thể của từng họ tộc, gia đình. Ở nông thôn nhiều gia
đình trong một họ cùng sinh sống, gắn bó với nhau, gần gũi, khăng khít.
Những người ngoài dòng họ cùng sống chung, góp sức phòng tránh thiên tai,

giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống tạo nên tình làng nghĩa xóm.
- Nông thôn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa quốc gia: phong
tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp, ngành nghề
truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh… Đây
chính là nơi chứa đựng những kho tàng văn hóa dân tộc đồng thời là khu vực
giải trí, du lịch sinh thái phong phú, hấp dẫn đối với mọi người

19


1.1.2.Du lịch và các loại hình của du lịch
Tại các quốc gia khác nhau, dưới các góc độ khác nhau, khái niệm du
lịch cũng rất đa dạng. Theo Bernekr: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả
nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Tại Hội nghị lần thứ 27 (1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO) đưa ra khái niệm “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi
khác với môi trường sinh sống thường xuyên của con người với mục đích
tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài mục
đích kiếm tiền ở nơi đến trong thời gian liên tục nhưng không quá 1 năm.”
Tại Điều 4, Chương I, Luật Du lịch Việt Nam (2005), định nghĩa “Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [21]
Có nhiều loại hình du lịch khác nhau và tùy theo mục đích nghiên cứu
người ta có thể lựa chọn các tiêu chí để phân loại.
Theo mục đích chuyến đi có thể phân ra du lịch tham quan, du lịch
giải trí, du lịch công vụ, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội,
du lịch tôn giáo, hành hương, du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu, học tập,
du lịch thăm thân. Vài thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, khoa
học công nghệ, đã xuất hiện một số loại hình du lịch đặc thù và ngày càng

trở nên phổ biến như du lịch văn hóa, du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch
cộng đồng, du lịch thành phố (đô thị), du lịch nông thôn…
1.2.Du lịch nông thôn
1.2.1.Khái niệm du lịch nông thôn
Tại Mỹ, du lịch nông thôn hay du lịch nông nghiệp không có sự khác
biệt, theo Small Farm Center: “Là các loại hình du lịch tham quan trang
20


trại, nông hộ, tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục
đích giáo dục, giải trí.” [19, tr.23]. Hilchey và Kuehn (2009) cho rằng: “Du
lịch nông thôn là việc trang trại hay nông hộ mở cửa đón khách du lịch”.
Tại Phần Lan, du lịch nông thôn được diễn giải đơn giản là nơi cho
thuê chỗ ở và cung cấp dịch vụ ăn uống trong môi trường nông thôn (thực
phẩm, vận chuyển…). Trong khi đó, Bourdeau (2001), lại cho rằng du lịch
nông thôn là “tất cả các loại hình du lịch diễn ra trong khu vực nông thôn” .
Nhưng theo một quan điểm khác của tác giả Gannon, 1988, thì du lịch nông
thôn “bao gồm một loạt các hoạt động, dịch vụ và tiện nghi được cung cấp
bởi nông dân nhằm thu hút khách du lịch đến khu vực nông thôn”.
Dưới góc độ nhìn nhận khác, Ủy ban Du lịch Canada: “Du lịch nông
thôn là tất cả mọi hoạt động có địa điểm là nông thôn bao gồm các làng
quê, trang trại, khu bảo tồn… khai thác các đặc tính đặc trưng của vùng
miền để thu hút khách du lịch.
Tại Pháp, các nhà nghiên cứu lại cho rằng Du lịch nông thôn là:
“Hoạt động du lịch trong trang trại của nông dân, kết hợp với các hoạt
động truyền thống” (Martins,1995). Hay quan điểm của Bazin(1993), du
lịch nông thôn bao gồm “các dịch vụ đón tiếp, cung cấp nơi ăn nghỉ à các
hoạt động giải trí trong trang trại” [19,tr.24]
Tác giả Bernard Lane, dưới góc độ tiếp cận khoa học, trong bài viết
“Du lịch nông thôn là gì?” đăng trên tạp chí Du lịch bền vững, đã định

nghĩa du lịch nông thôn là loại hình du lịch:
(1) Được diễn ra ở khu vực nông thôn;
(2) Thiết thực cho nông thôn – hoạt động dựa trên những đặc điểm
tiêu biểu của những khu vực nông thôn với quy mô kinh doanh nhỏ, không

21


×