HỆ THỐNG KHÁI NIỆM CỦA
TÁC PHẨM
“SỰ RA ĐỜI NỀN DÂN TRỊ NƯỚC MỸ” *
Ngay từ khởi thuỷ đã có điều gì đó bí ẩn khó hiểu trong chuyến đi
đầu tiên của Tocqueville qua Mỹ. Lần đầu ông nghĩ đến chuyện đó là
khi nào vậy?Khi nào thì dự định đó hình thành?Và tại sao lại là chuyến
đi Mỹ chứ?
Cả những sự kiện mọi người đều biết, cả những tư liệu hiện đang
có, đều không cho phép ta trả lời ngay được vào các câu hỏi căn bản đó.
Các sự kiện đều rõ ràng, nhưng chỉ soi sáng được một khía cạnh nhỏ: sứ
mệnh nghiên cứu chế độ nhà tù. Khi Tocqueville và bạn là Beaumont
cùng lên tầu tại cảng Le Havre vào tháng 4 năm 1831, người ta uỷ thác
cho hai vị quan toà trẻ tuổi sứ mệnh xem xét các thiết chế nhà tù của
Mỹi. Một sứ mệnh do những bên đương sự nhờ cậy, tuy không được trả
công nhưng là sứ mệnh chính thức, đến cuối đợt khảo sát sẽ phải có một
“báo cáo” gửi tới các cơ quan công ích rồi sau đó sẽ được đem xuất
bảnii. Nhưng với Tocqueville là người không khi nào ngừng quan tâm tới
việc cải cách chế độ nhà tù Pháp, chuyến nghiên cứu này dù có thú vị
hấp dẫn bao nhiêu chăng nữa, thì trên bình diện trí tuệ, hiển nhiên đó
cũng chỉ là một điều nằm bên lề của cả một cuộc đại viễn du.
Những tư liệu có trong tay không cho ta chứng cứ không thể bác
bẻ về những lý do nằm ở bề sâu. Thật vậy, trong những thư từ
Tocqueville và Beaumont trao đổi với nhau, chỉ thấy nói sơ qua trong lá
thư của Tocqueville đề ngày 14 tháng 3 năm 1831 iii, thư viết đúng vào
dịp trước khi xuất phát. Chưa kể là thư đó chỉ nhắc đến những lý do
mang tính chất tình huống gắn liền với cuộc cách mạng năm 1830, tình
huống đã đặt hai người sắp viễn du, hai người con bị ruồng bỏ của
những gia đình chính thống, vào một “tình huống tế nhị”. Vả chăng,
ngay cả khi bám víu vào cái “động cơ mang tính ngoại giao” đó, thì hà
cớ gì lại chọn nước Mỹ?Có vô khối nước khác có thể thoả mãn trí tò mò
của đôi bạn, đồng thời cũng chính thức hóa được việc họ vắng mặt khỏi
*
Xin cảm ơn André Martin bạn tôi, chuyên gia lớn nhất hiện thời về Tocqueville, đã đọc
giúp bản thảo và cho tôi nhiều lời khuyên.
1
nước Pháp. Vào thời đó, nước Cộng hoà Mỹ quốc trẻ tuổi là khuôn mẫu
của một gia đình những đầu óc xa lạ với cái truyền thống đã nuôi dưỡng
họ và đã tạo nên ở họ sự chống đối của những con người tự do vào thời
Trung Hưng. Những con người có đầu óc tự do ấy thuộc mọi màu sắc,
những người theo các Hội Kín, những người cộng hoà theo cây gậy chăn
dắt tượng trưng ở ông La Fayette(*), đã tạo thành cái mặt trận của những
người mang thiện cảm với nước Mỹiv. Đúng là Beaumont có họ xa với
La Fayette, và cứ theo quan hệ họ mạc thì chàng Tocqueville cũng có đủ
khả năng gặp gỡ với những “người Mỹ” xưa như Chateaubriand (*), hoặc
như Hyde de Neuville tay chân một thời của các vương tôn hồi Cách
mạng, cựu đại sứ tại Washington và bạn thân của bá tước Hervé de
Tocqueville, sau cùng là Đức ông de Cheverus tổng giám mục Bordeaux
vốn là cựu giám mục tại Boston4bis.
Thực ra thì Tocqueville và Beaumont có thể tìm học những thiết
chế tự do và lần tìm ra chỗ bí ẩn ở ngay những nước không vô cùng xa
lạ với truyền thống của họ và cũng thân thiết tự nhiên với họ hơn, như ở
Thuỵ Sĩ, và nhất là ở Anh. Thế nhưng, nước Thuỵ Sĩ chỉ nổi tiếng “cộng
hoà dân trị” nhờ ở chỗ lãnh thổ nhỏ hẹp, đó là diễn giải theo lý thuyết
chính trị cổ điển. Còn nước Anh mà dư luận thời đó coi như là nước bên
bờ vực đổ vỡ, gì thì gì cũng không thể coi là một nền dân chủ cho được.
Còn lại cái việc Tocqueville sẽ phải làm sau đó, ấy là thực hiện những
chuyến đi sang Anh. Trong thư tín trao đổi của ông những năm trước
1830, vào thời điểm ông theo học những giáo trình nổi tiếng của Guizot
ở đại học Sorbonne, cho thấy ông quan tâm đến lịch sử so sánh giữa
Pháp và Anhv. Vậy thì, tại sao bây giờ lại là Mỹ?
Với câu hỏi tại sao lại đi Mỹ, ít ra có câu trả lời của chính
Tocqueville liền sau khi ông từ Mỹ trở về, ngay sau khi xuất bản tập
(*)(*) La Fayette, hầu tước, tên quý tộc đầy đủ là Marie Joseph Paul Yves Roch Gilbert du Motier
de LA FAYETTE, 1757-1834, quân nhân và chính trị gia, tham gia Cách mạng Mỹ giành độc lập
cho Mỹ chống lại nền cai trị của hoàng đế Anh, sau đó trở về Pháp tham gia hai cuộc Cách
mạng năm 1789 và 1834 (ND).
(*)(*)Chateaubriand, Tử tước François René de Chateaubriand (1768-1848), nhà văn và chính
khách Pháp, từng phục vụ trong quân đội dưới thời vua Louis XVI của Pháp, vì thế sau cuộc
Cách mạng 1789 ông đã lưu vong sang Mỹ (1791) rồi lại trở về tham gia “nổi dậy” ở vùng
Condé, tham gia chính trường, rồi chết ở Pháp … Trong các tác phẩm của Chateaubriand có
tiểu thuyết Atala miêu tả tình yêu của nam nữ thanh niên người Anh-điêng Bắc Mỹ. (ND).
2
Một cuốn Nền Dân trị thì ông cũng viết thư cho bạn là Kergorlay vào
tháng giêng năm 1835vi. Trong thư này, trước hết Tocqueville chỉ rõ con
đường tiến đến quyền bình đẳng là tất yếu không sao tránh khỏi, mà vấn
đề trung tâm vào thời này là tìm xem quyền bình đẳng có dung hoà được
với Tự do hay không; sau đó, Tocqueville nói thêm: “Không phải là
chưa suy nghĩ cho chín vấn đề mà tôi lại quyết định bắt tay viết cuốn
sách này. Tôi không hề che dấu hoàn cảnh khó chịu của tôi lúc này:
chẳng ai có thiện cảm mạnh mẽ với tôi hết. Có những người thì sẽ thấy
rằng về cơ bản tôi chẳng hề yêu thích gì Dân chủ và tôi tỏ ra khắc nghiệt
với khái niệm đó, còn có những người khác thì sẽ nghĩ rằng tôi đã bộp
chộp ủng hộ sự phát triển nền dân trị. Điều may mắn hơn cả với tôi, ấy
là thiên hạ không đọc sách đó của tôi, và may chăng vào lúc nào đó rồi
sẽ có cái hạnh phúc có người đọc sách ấy. Tôi biết rõ điều này, nhưng
đây là câu trả lời của tôi: từ mười năm trước tôi đã suy nghĩ về một
trongnhững điều tôi vừa mới trình bày với anh. Tôi chỉ đi sang Mỹ để
làm sáng tỏ cho mình mỗi một điểm ấy. Hệ thống lao ngục chỉ là một cái
cớ tôi viện ra. Tôi lấy đó làm tấm giấy thông hành để thâm nhập vào
khắp nơi ở Hoa Kỳ. Ở cái đất nước này nơi tôi gặp hàng ngàn điều ngoài
điều mình trông đợi, tôi bắt gặp vô vàn điều khác cũng đáp ứng những
câu hỏi biết bao lần tôi tự đặt ra cho chính mình.”
“Từ mười năm trước tôi đã …” Tocqueville viết thế vào năm 1835,
và ông sinh năm 1805: vậy là ở tuổi hai mươi ông đã hình dung câu hỏi
sẽ dẫn ông đến Mỹ và nói tổng quát hơn nữa, đó là câu hỏi chi phối toàn
bộ cuộc đời trí tuệ và chính trị của ông. Tôi cảm thấy đó là một trường
hợp hết sức hiếm khi trong lịch sử tư duy lại có một sự kết tinh sớm đến
thế ở một con người được nuôi dưỡng trong một môi trường chật hẹp
chẳng biết gì ngoài luật pháp. Tự nhiên lời Sainte-Beuve hiện ra trong
tâm trí: “Ông đã bắt đầu tư duy ngay từ trước khi chưa học được chút
gìvii.” Lấy lại ý đó và diễn đạt theo hình thức khác, ta có thể nói rằng
Tocqueville là kiểu người vô cùng rõ nét của nhà trí thức không bao giờ
“học thêm được” những gì ngoài khuôn khổ những điều đã nghĩ sẵn từ
trước; điều này ngoài việc tiết kiệm thời gian và năng lượng, còn đồng
thời mang lại cho ông sự hẹp hòi ngoại lệ và một sự sâu sắc cũng ngoại
lệ: chẳng có điều gì được ghi nhận ngẫu nhiên hết, chẳng có gì chỉ là
biết để mà biết hết. Chuyến đi Mỹ, cũng như việc nghiên cứu lịch sử
3
nước Pháp hoặc Anh, là một yếu tố thực nghiệm có hệ thống của bộ óc
diễn dịch ấy. Còn lại là chuyện chúng ta phải tìm hiểu xem vì sao và cái
gì buộc Tocqueville làm lại chuyến đi ngược dòng lịch sử các “tư tưởng”
của ông.
Nếu như cái “hệ thống” đã được thiết lập sớm nhường ấy, tôi cảm
thấy rằng ở ngay trong bộ phận tường minh nó đã được xây dựng trên
một cái bệ không mang tính trí tuệ mà mang tính nhân sinh.Tocqueville
thuộc về cái thế giới bị Cách mạng Pháp đánh bại, từ đó ông cũng như
toàn bộ thế hệ mình cảm nhận được đầy đủ cái bước tiến không thể đảo
ngược của lịch sử. Nhưng bởi đó là cái trí tuệ quen trừu tượng hoá sự
vật, cái “số phận” nổi tiếng lãng mạn ở ông lại mang hình thù một khái
niệm, rút trực tiếp từ kinh nghiệm của môi trường mình, đó chính là
nguyên lý dân trị chiến thắng nguyên lý quý tộc trị. Toàn bộ công trình
của Tocqueville có thể được coi như một sự suy tư không bao giờ ngừng
về giai tầng quý tộc.
Đó là xuất phát điểm của ông, cả trên bình diện kinh nghiệm sống
lẫn trong tư duy: một quá trình suy tưởng bắt đầu từ tuổi thiếu niên về
bản thân mình, gia đình mình, đời mình, ý nghĩa lịch sử của những gì
cha mẹ mình đã trải qua và cái gì chính mình đang trải, hoặc đang trải lại
lần nữa qua những thất bại của cuộc Trung Hưng và sau các sự kiện năm
1830(*). Cha ông, Hervé de Tocqueville, may mắn thoát khỏi máy chém
nhờ sự kiện ngày 9 tháng Nóng (*), cũng không ngừng mang trong lòng
(*)(*)Trung Hưng (Restauration) và Sự kiện năm 1830 –Cách Mạng Tư sản Pháp bùng nổ năm
1789 với việc phá ngục Bastille nổi tiếng và thành lập nền Cộng hòa đệ nhất hoạt động theo
Hiến pháp ngày 24 tháng 6 năm 1793. Hiến pháp này gồm 124 điều và không bao giờ thực thi,
vì Hội nghị quốc ước (Convention) tuyên bố sẽ “làm cách mạng cho tới khi có hòa bình”. Hòa
bình chưa tới, Cách mạng thăng trầm, Hiến pháp nhiều lần sửa đổi lớn với Hiến pháp ngày 5
tháng Fructidor năm thứ III, Hiến pháp ngày 22 tháng Primaire năm VIII, Hiến pháp ngày 18
tháng Floréal năm X, Hiến pháp ngày 14 và 16 tháng Thermidor năm X, để tới Hiến pháp ngày
28 tháng Floréal năm XII (tức ngày 18-5-1804) lập lại Đế chế và 10 năm sau thì có Hiến pháp
ngày 6 và 7 tháng 4 năm 1814 Trung Hưng nền quân chủ Pháp dưới sự bảo trợ của Sa-hoàng
Alexandre. Sự kiện năm 1830 đánh dấu những đòi hỏi tự do của tầng lớp quý tộc, dẫn đến Hiến
chương ngày 14-8-1830 phân chia quyền lực giữa Nhà vua, Viện Nguyên lão (Chambre des
pairs) và Viện Dân biểu (Chambre des députés). (ND)
(*)(*)Ngày 9 tháng Thermidor (27-7-1794) – Cuộc đảo chính chống lại “cánh tả” của Robespierre.
Cuộc chính biến bắt đầu hổi 11 giờ sáng ngày 27, Robespierre diễn thuyết bị ngắt lời 11 lần, rồi
2 dân biểu đòi đặt Robespierre ra ngoài vòng pháp luật (cùng với em trai là Augustin và các dân
biểu khác cùng phe là Couthon, Saint-Just và Lebas). Đến 17 giờ 30, được nhân dân giải vây,
nhưng đến 18 giờ Quốc hội đồng ý đặt Robespierre và cả nhóm ra ngoài vòng pháp luật và các
4
vẫn những câu hỏi đó. Chứng cớ là cuốn sách mang nhan đề khác viết về
một thời kỳ khác8 [thời Louis XV – ND thêm], một công trình trái ngược
hẳn thế hệ mình công bố vào năm 1847 nghiên cứu các nguyên nhân lịch
sử của cuộc Cách mạng. Là học trò của Montesquieu, vị bá tước già tập
trung phân tích sự suy thoái của những mối quan hệ giữa nền quân chủ
và giai cấp quý tộc cùng sự bất lực của Louis XV không đủ sức làm cho
chế độ cai trị thích nghi đựoc với những đòi hỏi tự do của giai cấp quý
tộc. “Richelieu và Louis XIV đã làm cho nền quân chủ thắng được
những đòi hỏi tự do của công chúng, vì quốc gia khi ấy đã mệt mỏi bởi
những phân tranh đẫm máu trước đó. Louis XV không nhận thức rõ tinh
thần thời đại mình. Những lời lẽ kêu gào tự do lặp đi lặp lại khắp nơi.
Chúng vang lên dưới mái vòm các toà nhà công lý, và chúng thoát ra
ngay từ cửa miệng những con người nơi triều chính. Một bàn tay bạc
nhược của một vị vua chuyên chế thất thế làm sao có thể đỡ nổi công
trình được xây dựng bởi Louis Đại đế. Khi đó Cách mạng đã xuất hiện
ngay bên trong tầng lớp trên, và nó dần dần đi xuống tận tầng lớp dưới
cùng9.” Vậy là, với Hervé, để giải thích những gì ông trải nghiệm, ông
đã viện dẫn cái “tinh thần thời đại” hiện thân ở tầng lớp quý tộc trong
khi nền chuyên chế thì chẳng nhận ra. Ngay từ trong nôi, Alexis de
Tocqueville đã thấy câu hỏi không sao tách rời khỏi môi trường mình
đối với tấn đại bi kịch được trải nghiệm và được suy tư, coi là không thể
tránh nối và dẫu sao vẫn cứ gắn liền với hai kẻ phải chịu trách nhiệm, là
tầng lớp quý tộc và vua nước Pháp.
Song, câu hỏi đó chưa bao giờ hết sức sống. Kể từ năm 1815, nền
chuyên chế được trung hưng đã luôn luôn tích cực nuôi dưỡng các yếu
tố liên quan, với ý nguyện nhân danh cái liên minh đã được dựng lại
giữa nhà vua và giai cấp quý tộc của ông ta mà chiến đấu chống lại “tinh
thần thời đại”. Ở đoạn cuối của nền quân chủ ngày càng đậm mầu quý
tộc trị đó, có các ngày tháng Bảy năm 1830: Cách mạng Pháp tiếp tục
tiến bước. Và chẳng phải ngẫu nhiên khi niên đại ấy lại kết tinh những
lựa chọn sâu xa của Alexis de Tocqueville, cho ta thấy cách thức ông tái
đầu tư di sản gia đình vào những canh bạc chưa từng có và vào những tư
ông bị giam giữ ở Tòa Thị chính. Đến 2 giờ sáng hôm sau, nơi giam giữ các ông bị tiến công,
Robespierre tự tử cùng với các bạn tù khác. (ND)
5
tưởng mới mẻ. Việc tuyên thệ trung thành với vị vua mới theo luật ngày
31 tháng Tám năm 1831 có đẩy ông xa ra bên lề môi trường của mình.
Bạn thân nhất của ông, Louis de Kergorlay, rời bỏ quân đội và ít lâu sau
lao vào cuộc phiêu lưu [đảo chính – ND thêm] của nữ công tước Berry;
Tocqueville ngược lại đã tuyên thệ dù là không vui vẻ gì (“đó là một
thời khắc khó chịu”, ông bình luận trong một lá thư 10), nhưng cũng
không có vấn đề gì quan trọng thuộc về lương tâm, đơn giản có thể coi
hành vi đó là vì quyền lợi ép buộc đồng thời cũng là bằng cớ về sự nhẫn
nhịn. Và quyết định cho chuyến đi Mỹ, cho dù sự vắng mặt dài ngày có
thể coi là cố ý để mọi người quên đi tình cảnh tế nhị đối với môi trường
của mình do việc tuyên thệ tạo nên, cũng có thể thấy ở đó một
Tocqueville dửng dưng với những gì đã diễn ra, nhưng đây là dửng dưng
trên bình diện lý luận: nó liên quan đến một hệ thống trí tuệ đã hình
thành, qua đó câu tra hỏi của người cha không ngừng đặt lại mạnh mẽ,
thoát khỏi mọi truyền thống quy phục và mọi cách nói năng uốn éo
mang màu sắc quý tộc.
Trong hệ thống hình thành quan điểm mới mà chúng ta hầu như
chẳng biết được gì, vì Tocqueville từ năm hai mươi tuổi đã thành
Tocqueville rồi, ông chẳng quan tâm xem cái triều đại đang trị vì có
chính đáng hay không; xét đến kiệt cùng, cũng chẳng quan tâm là đã có
một triều đại hay không.Câu hỏi trung tâm không phải là về những mối
quan hệ giữa tầng lớp quý tộc và nền quân chủ; mà đó là câu hỏi về khả
năng dung nạp nhau giữa tầng lớp quý tộc và nền dân trị. Từ ba thành
phần tản mát, nền quân chủ, tầng lớp quý tộc và tinh thần thời đại, cái
môi trường đã tạo ra nỗi bất hạnh cho lịch sử, Tocqueville đã xây dựng
nên một hệ thống hai chiều cực kỳ giản dị. Ở một cực phía này, ông giữ
lại tầng lớp quý tộc, là điểm xuất phát bắt buộc, là trải nghiệm xã hội cơ
bản, là chỗ bám rễ sống còn của lý thuyết sẽ được ông tạo ra: kiểu chính
quyền, hoặc kiểu xã hội, hoặc kiểu văn hoá, mang danh “quý tộc trị” sẽ
trở thành cái-phải-là(*) của một nền quý tộc trị. Ở một cực đằng kia, kẻ
thừa kế cái nguyên lý bị đánh bại ấy lại đưa cái nguyên lý chiến thắng
vào cuộc: nền dân trị, cái chính quyền không bao giờ tách rời khỏi nhân
(*)(*)Chữ tác giả dùng là le devoir-être, cái quy phạm mà sự vật bắt buộc phải trở thành để nó
thật sự là nó. (ND).
6
dân, cái xã hội bình quyền, và dùng ngôn từ của người cha xưa, cái “tinh
thần thời đại”.
Tham gia vào hệ thống hình thành quan điểm mới này có phần
định mệnh chủ nghĩa, một sự đồng tình với cái không thể tránh khỏi, phù
hợp với trải nghiệm lịch sử của môi trường: đó là bước tiến tới nền dân
trị càng ngày càng hoàn thiện, cái định nghĩa nội dung tiến hoá đã được
Cách mạng Pháp làm cho trở thành hiển nhiên. Nhưng Tocqueville
không đi tìm ở đó các lý do để giải thích sự việc, ít ra là vào giai đoạn
ấy. Khác với Marx chẳng hạn, là người cho rằng có thể chứng minh
được ý nghĩa của [diễn biến] lịch sử, và chuyện kết thúc chủ nghĩa tư
bản là điều suy ra được từ những quy luật kinh tế chi phối nó (phương
thức sản xuất ấy – ND thêm), và Marx cũng chỉ ra như một tiên đề hoặc
như một điều hiển nhiên rằng nhân loại sải những bước dài tới thời đại
dân chủ. Đó không phải là một sự suy lý, mà chỉ là một sự chuyển dịch
trừu tượng phù hợp với bản tính tự nhiên của thiên tài ấy, với trải
nghiệm cá nhân và trải nghiệm của môi trường ông. Đó là ý tưởng
không mấy mới mẻ (mặc dù Tocqueville có góp mạnh mẽ phổ biến nó),
ý tưởng của vô khối tác giả thời ấy và ngay cả trong môi trường của ông
(như người bà con Chateaubrriand chẳng hạn), nhưng ông là người duy
nhất, một khi đặt ý tưởng đó thành điểm xuất phát, thì ông sẽ phải đào
sâu và khảo sát nó dưới mọi khía cạnh. Ông xem xét vấn đề ở nhiều bình
diện khác nhau, văn hoá, xã hội, chính trị, nhưng chỉ hai phương diện
văn hoá và xã hội xác định cho ông đâu là của cái không thể tránh khỏi.
Thật vậy, nếu như ông cảm thấy là các xã hội thời ông sống có vẻ như bị
một thứ chủ nghĩa định mệnh đẩy tới một niềm tin ngày càng phổ biến
hướng tới sự bình đẳng và hướng tới các điều kiện càng ngày càng bình
đẳng hoá, thì các hình thái chính trị đi kèm với công cuộc tiến hoá ấy
vẫn tiếp tục phụ thuộc vào những chọn lựa của con người. Vậy là, cái
bài toán sẽ chế ngự toàn bộ cuộc đời trí tuệ Tocqueville từ đầu chí cuối
không hẳn là việc xem xét những nguyên nhân của sự bình đẳng mà là
vấn đề về các hệ quả của sự bình đẳng đối với nền văn minh chính trị.Cả
trong việc tiến hành công việc và trong cách đặt vấn đề, ở đây
Tocqueville lại vẫn cứ là đối cực với Marx. Marx quan tâm đến các quy
luật của cấu trúc kinh tế và về những mối quan hệ giữa kinh tế với xã
hội, ở đó ông có xu hướng “diễn dịch” sang chính trị. Còn Tocqueville
7
thì khảo sát những mối quan hệ giữa nguyên lý chi phối các xã hội và
kiểu chế độ chính trị có khả năng tạo ra từ nguyên lý đó, cho dù điều này
không hoàn toàn mang tính tất yếu.
Vì thế, Tocqueville không ngừng pha trộn hai kiểu phân tích và hai
kiểu thuyết phục. Trên bình diện suy lý, ông đặt cạnh nhau một lô-gích
về loại hình bắt đầu từ sự đối lập quý tộc trị/dân trị, và một lô-gích về
tiến hoá xây dựng trên cơ sở sự chiến thắng tất yếu của nền dân trị. Về
thế giới quan chung của Tocqueville, ông cân đối quan niệm duy lý về
Dân chủ bằng cuộc đấu tranh vì những giá trị không thể tách khỏi thế
giới quý tộc, mà trước hết đó là Tự do. Từ rất sớm, toàn bộ cuộc đời ông
bộc lộ rõ vấn đề này, trộn lẫn lý thuyết với cuộc sống thực, hoặc trộn lẫn
cái sống thực của gia đình mình với lý thuyết, cái rồi sẽ pha trộn không
ngừng các sự kiện với/và các giá trị để rồi sẽ đem hội nhập cái kho tàng
khái niệm phong phú và những tư liệu đầy đủ chi tiết tỉ mỉ ấy với các
niềm tin chính trị.
Và nếu chuyến đi Mỹ đã nằm trong khuôn khổ khám phá ấy, đó là
vì nước Mỹ tạo ra một phòng thí nghiệm kép có cả hai mặt sinh tồn và
khái niệm cho nhà quý tộc trẻ có đầu óc hệ thống ấy.Là một tổ quốc
dựng xây trên cơ sở phủ định tầng lớp quý tộc (nghiã là ở đó không có
chỗ cho quý tộc tồn tại), nước Mỹ là tấm gương về cuộc thí nghiệm hoá
học thuần khiết đối với nền Dân trị. Nước Mỹ là một khám phá thực sự
thiên tài vì nó đơn giản và nó táo tợn. Tocqueville sẽ lấy đất nước này
làm chốn kiểm nghiệm một ý tưởng và làm phong phú thêm một ý
tưởng. Tôi hình dung Tocqueville khi xuống tầu đi Mỹ đã dự cảm được
cái điều bí ẩn lớn lao rồi sẽ được ông nói ra với bá tước Molé khi trở lại
từ Anh sau chuyến đi thứ hai năm 1835 trong lá thư trả lời quá muộn
cho câu hỏi đặt ra từ năm 1831: tại sao lại là đi Mỹ 11? “… Cần phải tự
tin vào cái tư chất triết học thì mới hình dung nổi việc trong sáu tháng ta
có thể phán xét được nước Anh. Một năm với tôi có vẻ là một khoảng
cách quá ngắn để có thể định giá đúng đắn Hoa Kỳ, song cũng thực là vô
cùng dễ để có thể có những ý tưởng minh bạch và những khái niệm
chính xác về Liên bang Mỹ hơn là về Anh quốc. Ở nước Mỹ, toàn bộ
luật pháp dường như đều thoát thân ra từ cùng một tư duy.Vì vậy, có thể
nói toàn bộ xã hội được xây dựng trên một sự kiện duy nhất; tất cả đều
thoát ra từ một nguyên lý duy nhất. Ta có thể so sánh nước Mỹ với một
8
cánh rừng lớn với vô số con đường thẳng đâm xuyên qua và cùng đến
một nơi chốn. Chỉ cần bắt gặp cái bùng binh, mắt ta lập tức nhìn thấy
được tất cả mọi thứ.“
Vậy nước Mỹ là nơi tối hảo cho phép tiến hành phân tích in
(*)
vivo nguyên lý dân chủ đang vận hành, thấy rõ cả những nguy cơ tiềm
ẩn lẫn những thuận lợi đối với Tự do. Các quốc gia châu Âu đều ở quãng
đường dang dở giữa quý tộc trị và dân trị, bị giằng xé bở sự xung đột
giữa hai nguyên lý và hai thế giới, lắm khi bị làm mồi cho cái dạng dân
chủ cực đoan gọi là cách mạng. Tấm gương nước Mỹ không là tương lai
cho các nước châu Âu, tương lai đó tất yếu là khác rồi, nhưng tấm
gương đó đem lại cho các nước này chất liệu để tư duy về một tương lai
sao cho có thể đem lại cho nền Tư do những thuận lợi tối đa và những
bất trắc tối thiểu. Tocqueville khước từ mục đích của tầng lớp quý tộc
nếu như di sản quý tộc về Tự do có thể sống sót vào thời Dân chủ.
Vả chăng, nếu muốn hiểu rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa chuyến đi
Mỹ và cuộc phân tích “Pháp” của Tocqueville, đi ngược lên, ta cũng có
thể liên hệ tới “nền dân trị” hoàn toàn hướng theo cách so sánh giữa
nước Anh và châu Âu. Văn bản tường minh hơn cả về việc này nằm ở
cuối chương IX trong cuốn II của tập Một. Trước hết Tocqueville đặt
câu hỏi về tầm quan trọng của luật pháp và tập tục trong việc duy trì nền
dân trị ở Mỹ, đối lập lại với cái ông gọi là “những nguyên nhân vật chất”
tức là những đặc điểm của thế giới mới và những ưu đãi liên quan đến
mối quan hệ con người với không gian “vật chất” ấy. Ông đứng trước
một vấn đề cổ điển – có thể là vấn đề trung tâm – của các khoa học xã
hội, là tách vai trò và ảnh hưởng của một biến số hoặc của một tập hợp
biến số khỏi tiến trình chung. Ông thấy rất rõ khó khăn trong việc đó.
Chứng cớ là, ông tìm điểm so sánh với một nước nằm ngoài châu Mỹ,
tức là nơi không có những mối lợi về địa lý như ở các nước châu Mỹ,
nhưng ngược lại, là nơi không có những tập tục khả dĩ so sánh được:
song ông đã không tìm được nơi so sánh đó. Từ đấy ông kết luận rằng,
do thiếu đối tượng so sánh, “ta chỉ còn cách liều đưa ra các ý kiến12”.
(*)(*)Tiếng la-tin trong nguyên bản, có nghĩa là trên thực địa, tại chỗ, ở nơi đang sống thực đối lại
với in vitro có nghĩa là ở trong phòng thí nghiệm. (ND)
9
Đó là đoạn văn điển hình khi ông muốn biểu lộ phương cách tư
duy và cách chứng minh cơ bản của mình, đó là phương pháp so sánh.
Một khi ông có một hoặc nhiều ý tưởng để làm giả thiết giải thích hiện
tượng mà ông đang tìm hiểu căn nguyên, Tocqueville đem chúng ra thử
thách tại nhiều “mảnh đất” khác nhau. Khi ông không tìm thấy mảnh đất
thích hợp với vấn đề đặt ra, ông liền “liều đưa ra ý kiến”, nghĩa là trong
óc ông đó là những mệnh đề không chứng minh được mà cùng lắm là
chúng gần như thật mà thôi. Thế mà nước Mỹ lại là một trong những cực
của chuyến khứ hồi trí tuệ đó, cái được đan dệt thành toàn bộ cuốn sách
của ông.
Nhưng bao giờ cũng vậy, trong các khoa học về con người, không
có những định hạn cho phép có được sự so sánh chặt chẽ.Châu Âu
không phải chỉ thiếu vắng những “thuận lợi vật chất” mà người Mỹ gốc
Anh có được.Châu Âu có những nét lịch sử khác hoàn toàn với Tân thế
giới.Tocqueville nói đến khối lượng dân cư, các thành phố lớn và các tổ
chức quân đội của châu Âu cùng những “sự rắc rối trong nền chính trị
của họ”. Những di sản này đủ cho họ ngăn chặn việc chuyển hệ thống
luật lệ của nền dân trị Mỹ sang châu Âu, vì ở đây những thứ này hẳn sẽ
đụng chạm tới các tập tục khác, các ý tưởng khác và các niềm tin tôn
giáo khác. Vậy là trong tư duy Tocqueville, người không phân biệt rành
rọt sự kiện với giá trị, đối với châu Âu, Hoa Kỳ không thể là một thực
nghiệm với các khái niệm có thể so sánh được, và cũng chẳng là một
hình mẫu nên theo. Bởi vì, “ta có thể giả định là ở đây có những con
người dân chủ được tổ chức theo cách khác với nhân dân Mỹ13”.
Tuy nhiên, cái tạo nên giá trị phổ quát của việc Tocqueville phân
tích nền dân trị nước Mỹ, ấy là sự tồn tại một vấn đề chung giữa nhân
dân Mỹ và nhân dân Âu châu. Vấn đề chung gắn với việc con người ở
đây và ở đó đều không khác nhau, ở đây và ở đó con người đều có cùng
những đam mê, vốn là những đặc điểm của trạng thái xã hội dân chủ:
nóng ruột với số phận, lo âu với thăng tiến, thèm muốn cái gì ở trên cao.
Người Mỹ đã lấy cái trạng thái tinh thần ấy làm bản tính tự nhiên cho xã
hội của họ và làm động cơ cho xã hội.Nhưng mọi thứ đó đều được đưa
vào luồng bởi các quyền, bởi tôn giáo, bởi các thiết chế, các tập tục.
Nhân dân Âu châu, do có cùng những đam mê xã hội tương tự, cùng
phải đương đầu với một vấn đề về thiết chế xét theo nghĩa rộng của từ
10
này: làm sao tổ chức được những đam mê đó thành luật pháp và thành
tập tục?
Vấn đề lại càng khó giải quyết khi, như Tocqueville rồi sẽ lý giải ở
tập Hai (phần thứ ba, chương xxI), khi ông phân tích tinh tế hơn nữa,
nhân dân Âu châu ít “dân chủ” mà nhiều “cách mạng”. Ở chỗ này, ông
đưa ra một cách phân biệt căn bản trải dài suốt tập Hai và qua đó lý giải
được tính ổn định chính trị và sự đồng thuận của nước Mỹ. Ông chỉ ra
rằng trạng thái xã hội dân chủ ít thích hợp với các cuộc cách mạng, mà
nguyên nhân là tấm lưới ken quá chặt do các quyền lợi vi mô bảo thủ
không ngừng đan dệt ra và duy trì mãi. Ngược lại, sự bất bình đẳng dẫn
tới cách mạng, và chính vì muốn tiêu diệt tình trạng xã hội quý tộc cùng
hệ ý thức bất bình đẳng mà người Pháp đã làm cách mạng; thế nhưng
người Pháp từ đó chỉ giữ lại những đam mê và một trạng thái tinh thần ít
có lợi cho sự ổn định của các thiết chế. “Ở Mỹ, người ta có những ý
tưởng và những niềm đam mê dân chủ; còn ở Pháp, chúng ta vẫn còn
những đam mê và các ý tưởng cách mạng14”.
Thế nhưng, ngay cả khi bài toán Âu châu tỏ ra khó giải quyết hơn
bài toán Mỹ, chỉ còn sự so sánh để khoanh vùng các thành tố lại: “Tổ
chức và thiết lập nền dân trị ở người Ki-tô giáo là bài toán lớn của thời
đại chúng ta. Người Mỹ hẳn là không giải quyết được chuyện đó, nhưng
họ cho ta những chỉ bảo có ích đối với những ai muốn giải bài toán đó.”
Xuất phát từ cách đánh giá này, các trang tiếp theo đưa ra chiếc chìa
khoá để ta mở vào các ý đồ của Tocqueville. Nhằm vào tình hình của
châu Âu, các trang viết đó tiên báo một phần những điều sẽ được phân
tích hai mươi lăm năm sau trong cuốn “Chế độ cũ…”. Dưới con mắt của
Tocqueville, điều gì đang hoặc đã diễn ra tại lục địa cũ là tạo ra những
điều kiện lịch sử thuận lợi đặc biệt để thiết lập ra một quyền lực trung
ương thực sự chuyên chế. Đó chính là mối nguy cơ phải nhận biết cho rõ
để mà tìm cách trừ khử nó. Thật vậy, các nền quân chủ chuyên chế cũ
đều nổi danh tập quyền nhưng lại không tập quyền trong các sự việc cụ
thể: các thiết chế chính trị (đặc biệt là các tổ chức và các cộng đồng dân
cư), các truyền thống trí tuệ và đạo lý (đặc biệt là mối dây liên hệ có tính
“gia đình” giữa nhà vua và thần dân, hoặc sự độc lập và danh dự quý
tộc), và cuối cùng là tôn giáo, đã ngăn cản các nền tập quyền đó trở
thành chuyên chế.
11
Vậy mà các thiết chế đó, các truyền thống đó, và bản thân tôn giáo,
đã biến mất hoặc tàn tạ đi để thay vào đó là một xã hội với các giai tầng
ngày càng ít khu biệt với nhau, các cá nhân ngày càng giống nhau và cô
lập với nhau, dư luận ngày càng dễ bị điều khiển và không rõ rệt.
Tocqueville viết thành một công thức tưởng như một sự vang vọng từ
Montesquieu, “Ngày nay, danh dự nhà vua hầu như đã mất đi mà chẳng
được đức độ thay thế vào, không có gì nữa để ủng hộ con người dứng
bên trên chính mình, liệu ai còn dám nói được rằng đâu sẽ là điểm dừng
của những ham hố quyền lực và những sa đà yếu hèn?15”
Nói cách khác: các quốc gia Âu châu đã có một trạng thái xã hội
dân chủ rồi, đã có một trạng thái tinh thần dân chủ rồi, mà lại vẫn chưa
có những thiết chế dân chủ tương ứng, mà vì thiếu những thiết chế đó,
nên lại cũng vẫn chưa có những truyền thống chính trị hoặc tôn giáo làm
đối trọng cho trạng thái dân chủ ấy. Đó là lí do vì sao lịch sử các nước
châu Âu đều có đặc điểm là sự im lặng của những người dân thụ động
và nản chí khi đối diện với những chính quyền mạnh và có tổ chức, khúc
dạo dầu của một tình hình có thể so sánh với thời kỳ cuối cùng của Cộng
hoà La Mã(*). “Còn với tôi, khi tôi xem xét trạng thái nhiều quốc gia
châu Âu đã đạt tới, trạng thái mà tất cả các quốc gia khác còn đang
hướng đến, tôi thấy mình có thể tin rằng rồi đây trong các quốc gia đó sẽ
chẳng còn đất cho tự do dân chủ lẫn bạo quyền kiểu các vua César.
“Điều này có đáng cho chúng ta suy nghĩ không nhỉ? Thật vậy, nếu
con người phải đi tới cái điểm khiến tất cả họ sẽ thành con người tự do
hoặc con người nô lệ, tất cả đều bình quyền hoặc tất cả chẳng có quyền
gì; nếu những kẻ cai trị các xã hội rốt cuộc chỉ còn một lựa chọn là dần
dần nâng cao cái đáy lên tới họ hoặc là để rơi tất cả các công dân xuống
dưới mức nhân loại, như vậy đã đủ chưa để khắc phục biết bao điều hồ
nghi, xoa dịu biết bao lương tri, và chuẩn bị cho từng con người sẵn
sàng lao vào những hy sinh to lớn?
(*)(*)La Mã cổ đại ra đời năm –753 theo truyền thuyết là do Romulus dựng nên trên đồi Palatin
gần sông Tibre. Từ năm –753đến –509theo chế độ quân chủ. Vua Tarquin Vĩ đại bị dân chúng
lật đổ vào năm –31 và lập chế độ Cộng hòa. Nước công hòa mở rộng đến năm –272 thì có
vùng lãnh thổ như Italia ngày nay, và dần dần trở thành đế quốc La Mã. Đến hậu kỳ đế quốc
này, dưới quyền cai trị của các hoàng đế có tên chung là César, để chống ngoại xâm và nội
loạn, nó hoàn toàn trở thành một nhà nước cực kỳ chuyên chế. (ND)
12
“Khi đó, liệu ta có nên xem xét sự phát triển dần dần của các thiết
chế và các tập tục dân chủ không phải là những cái tốt nhất, mà như là
biện pháp duy nhất cho phép chúng ta tồn tại như những con người tự
do; và chẳng cần phải yêu mến cái chính quyền của nền dân trị, liệu ta
có sẵn sàng chấp nhận nó như là phương thuốc đem dùng tốt hơn cả và
là giải pháp lương thiện nhất để có thể chống lại những điều xấu xa đang
có trong xã hội?16”
Theo ý tôi, trên đây là đoạn văn rất cơ bản, vì nó gắn liền chuyến
đi Mỹ không chỉ với dụng ý cơ bản của Tocqueville, với mục đích đời
ông, mà cả với phép tắc tư duy của ông.Tại triền dốc bên này trong lối
phân tích của ông, là cái thường hiếm khi được nói ra một cách tường
minh, Tocqueville là người định mệnh chủ nghĩa. Ông tin vào cái không
thể tránh khỏi, và điều không thể tránh khỏi ấy chính là bước tiến của
các xã hội hướng tới “nền dân trị”. Tiến trình đó là chung cho cả ở Lục
địa cũ cũng như ở Tân thế giới, cho dù nó chỉ thể hiện một cách rõ ràng
thuần khiết trong trải nghiệm ở nước Mỹ. Có điều là nhân dân Mỹ thì đã
tạo cho mình những tập tục và lệ luật thích nghi được với trạng thái xã
hội và văn hoá ấy, trong khi các dân tộc Âu châu thừa hưởng những nhà
nước tập quyền mâu thuẫn lại với sự phát triển những định chế chính trị
hay với những tập tục quốc gia mang tính dân chủ. Trong trường hợp
người Mỹ, lịch sử đã khiến Nhà nước phục tùng xã hội.Trong trường
hợp các dân tộc Âu châu, lịch sử phó mặc xã hội cho Nhà nước.
Thế nhưng bản thân tiến trình thứ hai này của các dân tộc Âu châu
lại cũng không phải là không thể tránh đựoc. Đó chính là triền dốc bên
kia của tư tưởng Tocqueville, nó khiến cho sách của ông viết ra có chút
gì đó mang tính chiến đấu. Vấn đề là phải làm cho các luật pháp và tập
tục của các quốc gia lâu đời của châu Âu, trước hết là nước Pháp, được
tiến hoá hài hoà với những tiến bộ của nền dân chủ cả trên việc làm và
trong tư tưởng: đó là điều kiện sine qua non(*)để tránh được nạn độc tài
của riêng một người trở thành người đứng đầu nhà nước. Với một người
quý tộc như Tocqueville, đó là một cái giá phải trả, đó là những hy sinh
cả về tình cảm lẫn quyền lợi, nhưng ông đồng tình trước để có thể vào
cuộc: “Các nguyện vọng dân chủ là khả biến, các tác nhân dân chủ thì
(*)(*)Tiếng la-tin trong nguyên văn, có nghĩa: không thể thiếu (ND)
13
thô lậu, hệ thống luật pháp của dân chủ thì không hoàn thiện, tôi thừa
nhận điều đó. Nhưng nếu đúng là rồi đây sẽ chẳng còn cái gì trung gian
giữa đế chế của dân trị với cái ách cai trị của kẻ độc tài cá nhân, phải
chăng ta nên hướng đến cái đế chế này còn hơn là tự nguyện phục tùng
cái ách kia? Và nếu cuối cùng ta cũng đi tới được một sự bình quyền
hoàn toàn, nên chăng ta để cho nền Tự do khiến ta bị cào bằng còn hơn
là để một tên bạo chúa làm việc ấy?17”
Vậy là Tocqueville đi Mỹ để tìm tòi không phải một hình mẫu, mà
đi tìm một nguyên lý để học hỏi, và tìm một vấn đề để minh hoạ và giải
quyết.Ấy là, nền dân trị, với tư cách là một trạng thái xã hội, và để tránh
không đi tới một nền độc tài, phải trở thành một trạng thái chính quyền
trong những điều kiện nào?
Xét đến kỳ cùng, được hình thành từ rất sớm, hệ thống tư duy lý
luận của Tocqueville diễn ra xoay quanh một vài điều tương phản đơn
giản, được ông sử dụng một cách tinh tế thông qua một phép biện chứng
trước sau như một, [tương phản] giữa cái văn hoá, cái xã hội và cái
chính trị. Trên bình diện xã hội và văn hoá, có hai tình trạng có thể hình
dung được về mặt lịch sử: đó là, tình trạng quý tộc và tình trạng dân chủ.
Về mặt chính trị, tình trạng quý tộc không thể tách rời khỏi chính quyền
địa phương, còn tình trạng dân chủ thì hướng đến chính quyền trung
ương hoá.Nhưng ở đây mở ra một lựa chọn thứ hai thuần tuý mang tính
chính trị, ấy là mọi quyền lực trung ương hoá đều không nhất thiết mang
tính chất áp chế. Chính quyền đó có thể hoặc là bạo ngược hoặc là tôn
trọng quyền tự do của công dân. Trên bình diện khái niệm thứ nhất,
Tocqueville suy nghĩ về cặp đối lập quý tộc/dân chủ. Trên bình diện
khái niệm thứ hai, Tocqueville suy nghĩ về sự lựa chọn giữa dân trị của
Cesar/tự do dân chủ, tức là phân tích những điều kiện tương thích giữa
Dân trị và Tự do. Điều đó lý giải tại sao, như người ta thường giải
thích18, đối với khái niệm “dân trị”, Tocqueville lại thường xuyên trượt
từ ý nghĩa xã hội sang ý nghĩa chính trị và ngược lại, tuỳ theo việc ông
khám phá mặt xã hội hoặc mặt chính trị trong các khái niệm đó.
Cả với tư cách là một xã hội hoặc một nền văn hoá, nước Mỹ đem
lại cho Tocqueville một nền dân trị thuần khiết, và một chính quyền sinh
ra từ nên dân trị tinh khôi đó.Cả hai trường hợp đó đều là một cái gì
hoàn toàn chọi lại châu Âu, nó không có di sản quý tộc, nó không có hệ
14
quả chuyên chính, nó không có các đam mê cách mạng. Ngược lại, nó
có một truyền thống những quyền tự do tập thể của mỗi địa phương. Với
tất cả những nét đó, mutatis mutandi(*), đây quả là một đối tượng suy tư
chủ yếu cho người Âu châu.
*
*
*
Chúng ta biết rằng bộ “Nền Dân trị“ đã được xuất bản làm hai lần.
Phần Một ra đời năm 1835 cơ bản là việc miêu tả có tính phân tích các
thiết chế nước Mỹ. Phần Hai ra đời năm 1840 từ điển hình của Mỹ,
nghiên cứu một cách trừu tượng hơn ảnh hưởng của nền dân trị đối với
các tập tục và nếp sống của cả dân tộc. Việc bình luận cái chuyến đi
thông minh nhất thế kỷ thứ XIX đã lấy mất của Tocqueville gần mười
năm nghiên cứu bổ sung và lao động trí tuệ miệt mài. Những ý tưởng
gốc, nhất là những ý tưởng trong tập Một là cực kỳ “Mỹ”, đều đã nằm
trong các bài du ký19: đó là bằng cứ nói rõ rằng du khách Tocqueville đã
đến nơi với “hệ thống” của mình có sẵn trong đầu. Nhưng nếu ông đã
mất nhiều công để viết ra, đó không phải là ý thích làm “văn chương”;
đó chỉ là “chuẩn bị bữa tiệc lớn” cho đề tài nghiên cứu, một công việc
đòi hỏi đọc thêm vô số tài liệu, đặc biệt là tài liệu về hiến pháp, chính trị
và pháp chế20. Sau đó, còn là vì Tocqueville muốn “suy tư” hoàn toàn
đầy đủ mọi điều “đã học được”, muốn đào sâu thêm sơ đồ khái niệm của
mình nhờ các tư liệu Mỹ và trau chuốt thêm cái “bài học” đem lại cho
các dân tộc Âu châu. Tocqueville là một trí tuệ cày đi xới lại không
ngừng những tư tưởng đã có và từ đó lại luôn luôn đào bới lên được
những khía cạnh mới mẻ: phần Hai của bộ “Nền Dân trị“ là thí dụ tốt
nhất của kiểu kiên trì trí tuệ đó.
Ngoài các khả năng đơn giản hoá những điều to lớn, nước Mỹ còn
ban thưởng thêm cho Tocqueville điều ông chẳng mấy quan tâm, đó là
bí mật của những nguồn gốc. Ở Tân thế giới, Dân chủ không bị che
khuất trong đêm dài thời gian hoặc trong những ý đồ tốt lành “Trời”
(*)(*)Tiếng la-tin trong nguyên văn, có nghĩa: với những điều chỉnh, sửa chữa cần thiết (ND)
15
dành sẵn cho con người(*). Nó đã được đem tới đây bởi những người di
dân, những người Thanh giáo ở New England hoặc những người Quaker
ở Pensylvania, như một nguyên lý tôn giáo để đắp xây tổ quốc mới. Thế
là đã có được một ổ bụng văn hoá chứa đựng nền dân trị Mỹ, đã có một
lô-gich tiến hoá được ghi sẵn trong lịch sử các nguồn gốc, ngay lập tức
ai cũng thấy lô-gích đó sáng sủa tường minh và sẵn lòng chấp nhận. Hơn
thế nữa, ngay trên lãnh thổ của mình, nước Mỹ cũng có một phản đề lịch
sử: miền Nam, cư dân là tầng lớp quý tộc nhỏ làm điền trang, không có
thực quyền đối với đám cư dân tự do vì nó chỉ cai trị được lớp nô lệ. Ở
đó tinh thần tôn giáo và tự do gắn bó chặt chẽ với nhau, song mặt khác,
ở đó nền văn minh dựa cơ sở trên chế độ nô lệ, nguyên lý phá hoại trạng
thái xã hội.
Nhưng Tocqueville không dừng lại lâu la ở ngọn ngành phổ hệ của
xã hội Mỹ: ông ít nhấn mạnh vào khía cạnh này của thực tại Mỹ, so với
cùng vào thời đó chẳng hạn như Michel Chevalier, trong tác phẩm “Thư
tín viết về Bắc Mỹ21”. Ở đây nữa, câu hỏi về lai lịch mọi chuyện vào thời
đó ít làm ông quan tâm so với sự thấu hiểu cái hiện tại và sự chẩn đoán
tương lai.Trung tâm phân tích của ông, ấy là “trạng thái xã hội” của
người Mỹ gốc Anh chứ không phải là lịch sử của họ. Cái trạng thái xã
hội “thông thường là sản phẩm của một sự việc, đôi khi là của luật lệ,
thông thường hơn là gồm cả hai nguyên cớ; thế nhưng một khi đã tồn tại
trạng thái xã hội, thì ta có thể xem xét bản thân nó như là nguyên nhân
cơ bản của hệ thống luật pháp, các tập tục và các ý tưởng chỉ đạo hành
vi của các quốc gia; cái gì nó không tạo ra, thì nó sửa đổi cái đã có đi 22”.
Vậy là, không có những cuộc tranh cãi kiểu kinh viện về những nguyên
nhân cơ bản.Tuần tự và mạch lạc, Tocqueville bám vào hệ thống phân
tích của mình.Ông không di chuyển khỏi cái vòng bùng binh giữa rừng
nơi ông phải nhận ra đầy đủ các lối đi.
Đó chính là chương III, viết về “trạng thái xã hội của người Mỹ
gốc Anh” có đặc trưng là dân chủ đến tột cùng, là truyền thống gốc gác,
là sự nổi dậy đòi độc lập, sau hết là công việc lập pháp trong đó đặc biệt
là đạo luật về phân chia thừa kế đồng đều. Quyền bình đẳng, nét chủ đạo
(*)(*)Nguyên văn … ý đồ tốt lành của Thiên Mệnh. (Thiên Mệnh, hoặc Thiên hựu, thuật ngữ Ki-tô
giáo) (ND).
16
của dân chủ, không có nghĩa là cào bằng tài sản mọi người, cũng không
có nghĩa là người Mỹ mong muốn sự bình quân đó, thậm chí trái lại.
Quyền bình đẳng đơn giản chỉ là tài sản của mọi người sẽ không thâm
căn cố đế chuyển giao trong nội bộ gia đình, và đồng tiền phải được luân
chuyển thật nhanh. Xét đến tột cùng, “nền dân trị” chỉ thừa nhận các
năng khiếu tự nhiên, không hề coi trọng những thứ bậc từng tồn tại trước
đó. Vì thế mà nền dân trị đó là tuyệt đối ở nơi xã hội chưa hình thành
nhưng những đam mê xã hội của các cư dân vẫn bị kích động quá mức
vì thói quen hoặc sự nóng vội trong mối quan hệ xã hội đã có trước đó,
trước khi người châu Âu tới lập thực dân địa. Vả lại, quyền bình đẳng
đâu phải chỉ là sự chu chuyển tài sản hoặc sự phân bố tiện ích. Nó cũng
là việc làm cho trình độ học vấn được đồng đều, đến cả các trí khôn
cũng ngang nhau, do chỗ ai ai cũng được hưởng nền giáo dục tối thiểu,
không ai được có đặc quyền đặc lợi của đẳng cấp để tạo nên sự nhàn rỗi
trong lòng, để dành toàn bộ cuộc sống cho những công việc tinh thần.
Từ tình hình xã hội độc nhất vô nhị trong lịch sử như thế, hai hệ
quả chính trị không đội trời chung có thể được hình thành: tự do hay là
nô lệ, quyền lực của nhân dân hay là quyền lực của một ông chủ. Từ đó
ta bước sang tầng khái niệm thứ hai của Tocqueville, rõ ràng là được
diễn dịch từ tầng thứ nhất (vì được viết rành rành là “những hệ quả
chính trị của trạng thái xã hội”), nhưng lại không bị quyết định bởi lớp
khái niệm trước đó, mà ngược lại, được mở ra một lựa chọn khác nữa: từ
cái dân chủ xã hội người Mỹ gốc Anh biết cách rút ra được cái dân chủ
chính trị.
Hiểu việc nó diễn ra như thế nào và tại sao cho phép ta điểm một
loạt những bước trung gian đưa tác giả đến chỗ phân tích sự ăn khớp
giữa yếu tố dân chủ xã hội và dân chủ chính trị đó. Tocqueville đã
không trình bày ngay một cách tường minh và hệ thống về những bước
trung gian đó, vì ông chuyển liền từ chương nói về “tình trạng xã hội”
sang chương sách tuyệt vời và rất tỉ mỉ mô tả hệ thống chính trị Mỹ.
Nhưng ở chương IX của quyển 2 và cả trong các trang du ký ta thấy
ngay từ năm 1831 ông đã thu thập các yếu tố để dùng vào công việc
phân tích. Điều ông luôn luôn nhìn thấy trong nền dân chủ chính trị Mỹ,
sau những điều kiện lịch sử đã giúp nó ra đời không chỉ là sự trung
thành với nguồn gốc.Đó còn là cái gì như thể một trạng thái tinh thần
17
khá phổ biến và bắt rễ khá sâu đến độ ta có thể gọi là tập tục quốc gia và
là cái từng ngày một lại tạo ra sự độc lập của tính xã hội và ưu thế của
nó đối với chính trị.
Trước hết, tôn giáo có vai trò điều chỉnh tuyệt vời cả theo hai
chiều, vừa khuyến dụ và vừa cấm đoán. Theo Tocqueville, trong khi đạo
Công giáo [La Mã] uốn nắn tinh thần con người theo hướng bình đẳng
và sự vâng lời (trừ khi nó tách khỏi Nhà nước, khi đó nó có những nét
mới), thì đạo Tin lành, nhất là ở dạng phân liệt và đa nguyên, dẫn con
người đến bình quyền và độc lập. Tôn giáo của Mỹ được tạo thành bởi
một tập hợp Ki-tô giáo mang tính cộng hoà. Nhưng ở một phương diện
khác, tôn giáo đó cũng ấn định mốc giới hạn cho bản tính và khả năng
biến cải trong con người. Điều này bổ sung cho tính táo tợn kiểu Mỹ
một tính chừng mực chung cho mọi người. Bằng cách ngăn cản mọi
công dân “nghĩ đủ thứ”, nói khác đi, tôn giáo Mỹ ngăn cản cái tinh thần
cách mạng (điều Tocqueville không nói rõ ra), ngăn cản cái tinh thần
nhân danh dân chủ để phủ định dân chủ. Đây là điều nghịch lý
Tocqueville tự tra hỏi suốt đời, chẳng khi nào kìm nén được sự chóang
váng, đó là điều ở Mỹ sự đồng thuận tôn giáo đã bẻ gẫy được sự hấp dẫn
của cách mạng.
Còn một yếu tố then chốt nữa tạo nên tính độc lập của xã hội Mỹ,
đó là trình độ văn hoá cao. Ở chỗ này, Tocqueville khác hẳn
Montesquieu: động cơ của các nền cộng hoà không phải là đạo đức mà
là khai sáng, hiểu theo nghĩa là sự dân chủ hoá các kiến thức, đặc biệt là
kiến thức chính trị. Tự hỏi về “cả ngàn lý do khiến ở Hoa Kỳ người ta
chấp nhận quyền tự do cộng hoà”, ông viết trong sổ tay du hành: “Có
một lý do to lớn chế ngự mọi nguyên nhân và sau khi đã phơi bầy ra hết
thì chỉ riêng một lý do đó cũng đủ làm nghiêng cán cân. Nhân dân Mỹ
gộp chung lại không chỉ là những người được khai sáng nhất thế giới,
mà – đây là điều tôi đặt thật cao bên trên thuận lợi ấy – đó là những con
người được hưởng nền giáo dục chính trị thực hành tiên tiến nhất. Chính
cái chân lý tôi tin tưởng mãnh liệt đó đã làm nảy sinh trong lòng tôi
niềm hy vọng duy nhất của tôi về hạnh phúc mai sau của châu Âu 23.”Kệ
cho tập tục của họ gồ ghề sù sì, tác phong của họ thô lậu cùng nỗi ám
ảnh kiếm tiền, nhà quý tộc người Pháp coi người dân Mỹ là văn minh
nhất trái đất này. Tocqueville đo được ở đây giá trị của sự đầu tư vào
18
con người do mười tám thế kỷ lịch sử châu Âu chuẩn bị. Nước Mỹ là
một quốc gia của những con người thành thị đi giành giật lấy thiên
nhiên, làm ngắt mạch nỗi bất hạnh nông dân triền miên của châu Âu. Kẻ
mở đường là sự gặp gỡ bất ngờ giữa cái cực kỳ văn minh và cái cực kỳ
hoang dại, cái mang tính lịch sử nhất hạng và cũng mang tính tự nhiên
nhất hạng. Về chủ đề này, Tocqueville ghi trong sổ tay du hành những
trang đẹp đẽ không thể nào quên24 song ông chỉ nhặt ra một rất nhỏ đưa
vào sách này.
Chính trình độ văn minh cao ấy đã đem lại cho liên bang – nếu ta
gạt một bên cái miền Nam bị chế độ nô lệ đục phá từ bên trong –một sự
hợp thành căn bản các tập tục dân chủ, đó là tính đồng loạt. Trong các
ghi chép, Tocqueville thú nhận sự ngạc nhiên trước nét đặc trưng sau
trong sự hiện tồn Mỹ: ông đã quen quan sát những sự khác biệt “từ nhiều
thế kỷ” giữa các tỉnh hoặc giữa nhiều các tỉnh của các quốc gia châu
Âu, ông chờ đợi cũng nhìn thấy sự khác biệt có thể còn mạnh hơn trong
lòng Tân thế giới đang trên đường định cư, và do đó tuỳ theo từng nơi
chốn hẳn là sẽ cho thấy “những hình ảnh của các xã hội qua tất cả các
thời kỳ… kể từ anh thị dân núc ních chốn thị thành đến người cư dân
man rợ nơi hoang mạc25” Vậy mà Tocqueville gặp điều trái ngược lại
với những gì ông trông đợi. Do chỗ những người Mỹ cứ đẩy xa thêm
những “biên giới” và đến sinh sống tại đó đều không đến thẳng từ châu
Âu, mà đến từ các lãnh thổ đã khai thác lâu đời hơn, nên họ đã có sẵn
cái đầu óc bình đẳng bình quyền và các thị hiếu cùng tập tục của họ
cũng đã được đồng loạt hoá. ”Cái con người bạn để lại phía sau tại các
đường phố New York nay bạn gặp lại giữa chốn hoang dại: ăn mặc vẫn
thế, đầu óc vẫn thế, ngôn ngữ và nếp sống vẫn thế, cả những thú vui
cũng vẫn thế26,” Không như Michel Chevalier27, Tocqueville không tin
rằng đường biên giới ngày càng đẩy xa thêm tạo ra một nước Mỹ thứ ba
sau cái đường biên tạo ra cái nước Mỹ của lối “business” thanh giáo và
cái nước Mỹ của những người chủ nô đi làm đồn điền. Đó là vì những
tiêu chí [đồng loạt hóa] của người theo học thuyết Saint-Simon thì là
những tiêu chí kinh tế, còn các tiêu chí của họ lại mang tính đạo đức và
văn hoá.
Thực ra, khi phân tích tình hình miền Tây mà nói rộng hơn là phân
tích cái tinh thần Mỹ (vì miền Tây chỉ làm lộ diện thêm cái tinh chất
19
Mỹ), Tocqueville đã sử dụng lại và biến cải đi cái khái niệm “văn minh”
đã có từ thế kỷ trước.Cũng như các nhà triết học thế kỷ thứ XVIII, ông
quan niệm “văn minh” là một tập hợp những nét văn hoá đã làm cho các
xã hội càng ngày càng bị kiểm soát hơn và tích cực hơn. Nhưng ông
không giống Voltaire trong việc coi “văn minh” như là đỉnh của một
chuỗi vòng tròn liên tiếp, cũng không giống Condorcet coi “văn minh”
là đoạn cuối của một tiến bộ tuyến tính. Ông giằng lấy khái niệm “văn
minh” ra khỏi lịch sử, như ra khỏi cái vectơ không xác định nổi, một tên
gọi khác của “ý Trời”, để đem hội nhập lại vào hệ thống trí tuệ của riêng
mình: “văn minh” là hình thức đặc thù của hoạt động xã hội mở rộng
đến mọi công dân vì nền dân trị khi nền dân trị này mang tinh thần tự
do. Thế là ngay lập tức, định nghĩa này cho phép ông “thu gọn” (*) được
trường tư duy của mình đồng thời cũng hạn chế được những hành vi tốt
đẹp trong nhân loại của tầng lớp người gốc gác châu Âu. Đoạn văn nổi
tiếng này rút trong sổ tay du hành viết về sự diệt chủng dân da đỏ bản
địa, đoạn văn tôi không thể cưỡng lại niềm thích thú được trích dẫn dài
dòng, không phải vì nó nói những điều đụng chạm đến những chuyện
nhạy cảm bây giờ, mà vì nó làm sáng tỏ những giá trị ngoại lệ của hệ
thống diễn giải tôi đang đem ra phân tích: “Các chủng tộc người Anhđiêng bản địa tan chảy ra khi bắt gặp nền văn minh châu Âu như tuyết
tan trong nắng. Những nỗ lực của họ vật lộn chống lại định mệnh chi có
tác dụng gia tốc bước tiến huỷ diệt của thời gian. Cứ mười năm một,
hoặc gần như thế, các bộ tộc dân Anh-điêng bản địa bị đẩy lùi vào các
hoang mạc miền Tây bỗng lại nhận ra rằng rút lui chẳng đem lại gì cho
họ hết và càng rút lui thì giống người Da trắng càng tiến nhanh hơn nữa.
Bứt rứt vì mình bất lực, hoặc nổi nóng vì một vài điều sỉ nhục mới, các
bộ tộc dân Anh-điêng bản địa đã tập hợp lại và hung hãn xốc tới những
miền đất họ ở khi xưa mà nay đang mọc lên những khu dân cư người
châu Âu, những gian lều cục mịch của những người đi mở đường và xa
hơn nữa đã là những ngôi làng đầu tiên rồi. Người Anh-điêng bản địa
tràn đi khắp nơi trong nước, đốt nhà, giết súc vật chăn thả, gọt đầu lấy
tóc vài ba anh da trắng. Thế là nền văn minh có lùi vài bước, nhưng lùi
(*)(*) Tác giả dùng chữ relativiser, nghĩa như là tương đối hóa, dùng thu gọn trong ngoặc kép
cho có tính chất Việt Nam hơn. (ND).
20
theo cách sóng biển lùi để lại xô lên. Hoa Kỳ vớ lấy cái duyên cớ đó để
bênh vực đến người thực dân cuối cùng mà tuyên chiến với đám dân bản
địa tội nghiệp ấy. Quân đội chính quy tiến đánh họ, và không chỉ lãnh
thổ Mỹ được tái chiếm, mà người Da trắng còn đẩy lùi dân bản địa đi,
phá hủy làng mạc họ, chiếm lấy đàn súc vật của họ, đẩy xa lãnh địa đã
có thêm hàng trăm dặm nữa. Bị mất cái tổ quốc đỡ đầu mới do châu Âu
uyên thâm và sáng láng biết viện dẫn quyền chiến tranh, người bản địa
một lần nữa lại ra đi về hướng Tây, cho tới khi họ dừng chân tại mấy
khu rừng già mới, nơi lưỡi rìu của người Da trắng rồi sẽ lại vang lên. Tại
cái xứ sở họ vừa mới phá phách xong và bây giờ thì an toàn không sợ ai
xâm lược nữa, nay mọc lên những ngôi làng mới rồi sẽ là những thành
phố đông đúc dân cư (người dân lúc này ở những ngôi làng vắng vẻ ít ra
cũng có ý thức về điều đó). Tiến bước đi lên của cả mênh mông đại gia
đình châu Âu, người mở đường rồi lại chiếm nốt những cánh rừng mới
đây còn là chỗ ở của những người dân hoang dã.Anh ta dựng ở đó ngôi
lều cục mịch và đợi một cuộc chiến tranh nữa rồi sẽ lại mở đường cho
anh ta tiến đến những vùng hoang mạc mới28.”
Vậy là “nền dân trị” không phải là kết cục của lịch sử, cũng không
phải là một trong những gương mặt phổ quát của lịch sử, cũng chẳng hề
là việc nhân loại tự hoà giải với chính mình. Đó là một khái niệm để
Tocqueville suy tư về một trạng thái xã hội và tập tục riêng của châu Âu,
và đặc biệt là riêng trong công cuộc nối dài của người Anh tại Tân thế
giới dưới cái tên gọi là Cộng hoà Mỹ quốc. Tại đó, đúng là trải nghiệm
lịch sử của một nền dân trị đã được thực hiện một cách triệt để trên cả
bình diện xã hội và văn hoá, đến độ toàn bộ những gì trong phạm vi
chính trị đều được đổ cả vào đó, đến mức hoàn toàn lệ thuộc vào đó nữa.
Vì một trong những cảm nhận mãnh liệt nhất của Tocqueville trong
chuyến đi Mỹ là hầu như chưa tồn tại cái chất “chính trị” trong xã hội
Mỹ. Trong những ghi chép, ông nói đến “sự thiếu vắng một chính
quyền29”, điều tốt đẹp mà con người chỉ có thể tìm thấy “ở hai cực của
văn minh”, hoặc là ở trạng thái hoang dã khi con người đứng trước các
nhu cầu, hoặc sau khi xã hội đã hình thành, khi các cá nhân tạo thành xã
hội đã khá được khai sáng và độc lập với các đam mê của mình (hoặc
biết tôn trọng luật pháp, thì cũng thế) để có thể bất cần đến nhu cầu. Ở
một đoạn bút ký khác nữa30, ông nhìn thấy cái được ông gọi bằng “hai
21
trạng thái xã hội” phân biệt rành rọt. “Một trạng thái là người dân được
khai sáng và sống trong các điều kiện để họ có thể tự cai quản được. Khi
ấy, xã hội tự tác động vào chính nó. Một trạng thái kia là một quyền lực
từ bên ngoài xã hội tác động vào nó và buộc nó tiến bước theo một con
đường nào đó.” Hiển nhiên là nước Mỹ đáp ứng được định nghĩa thứ
nhất, về một xã hội tự cai quản được chính mình. Nó không những chỉ
cho ta thấy cái có thể gọi là “nền dân trị thuần khiết”, mà xét đến kỳ
cùng, cũng cho thấy cả cái “tính xã hội thuần khiết” loại trừ cái chính trị.
Đương nhiên là điều tôi vừa mới phân tích có đi quá xa, vì phần
lớn tập Một của Nền Dân trị được giành cho việc mô tả hệ thống chính
trị Mỹ. Nhưng phân tích như tôi vừa làm có cái lợi là nhấn mạnh được
sự đồng tình về trí tuệ của Tocqueville đối với nền dân chủ về chính trị,
cho dù với ông thì có những cái như là “quá trớn”. Vì nếu như nền dân
chủ về chính trị này, nhờ sự phi tập trung về hành chính (được ông phân
biệt, như ta đã biết, với sự phi tập trung về chính quyền), có bảo đảm
được tự do và trách nhiệm của các công dân, thì về cơ bản đó vẫn là
những cái lợi của một chế độ chính trị của giới quý tộc với nhiều người
hưởng lợi thêm mà thôi. Từ đó, vấn đề đặt ra, trên bình diện kép hành
chính và chính quyền, là ở sự so sánh lợi hại giữa hai kiểu chế độ, một
chế độ nằm trong tay toàn bộ xã hội, và một chế độ trong tay lớp tinh
hoa đời đời thừa kế. cuốn sách trứ danh và đam mê này không đem lại
gì cho đề tài tôi đang bàn, nếu chỉ đọc nó từ đầu đến cuối như một cặp
khái niệm đối lập nhau, kể cả khi được nói ra một cách tường minh hoặc
hàm ẩn. Điều hấp dẫn ở sách này là sự tỉ mỉ vô cùng khi Tocqueville
khảo sát và lật đi lật lại vấn đề, bắt đầu từ thí dụ về những thiết chế của
Mỹ; song lập luận chung của cả bộ sách vẫn không bị ông thay đổi.
Dẫu sao cũng có một chương trong phần Một cuốn Nền Dân trị –
chương cuối cùng – ở đó ông bị bắt buộc phải khước từ cái “trung tâm”
đó trong tư duy của ông. Vì ngay trong chương sách đặc biệt đánh số X
đó, ông từ biệt nền “dân trị” Mỹ để xem xét tương lai của cái ông gọi
bằng “ba chủng tộc” sống trong liên bang Hoa Kỳ, mà ngoài người Mỹ
gốc Anh còn có người Anh-điêng bản địa và người Da đen. Từ đó mà có
cái cảm giác ông phải một lần từ bỏ hệ thống phân tích của mình, cái
công cụ không chút phù hợp với hai “chủng loại” lạc loài, hai loại người
vốn dĩ đã không “dân chủ” kia. Và do chỗ sự tồn tại của các chủng loại
22
đó không phải là không gây ra hệ quả gì đối với tương lai của Liên bang,
bản thân cái tương lai này không hoàn toàn chứa đựng trong tiên lượng
đối với nền dân trị. Song cũng thật là kỳ cục, và hầu như một chút ăn
năn hối lỗi, Tocqueville liền bổ sung vào danh sách kia cái chủ thể đã bị
gạt ra rìa bởi cách ông phân tích “hoạt động thương mại ngự trị trong
Liên bang” và tầm quan trọng của nó đối với tương lai, tựa hồ như với
ông chỉ cần kể ra, dù là kể theo một phi trật tự trí tuệ những câu hỏi ông
chưa kịp khảo sát để rồi giải thích vì sao: “Những đối tượng này, chúng
liên quan đến chủ đề tôi đang xem xét, nhưng lại không có mặt trong đó.
Chúng là của Mỹ nhưng không hẳn đã là dân chủ, trong khi tôi lại chỉ
muốn tạc chân dung nền dân chủ thôi.Vậy là tôi phải để chúng tách ra
đã.Nhưng khi kết thúc, thì tôi sẽ quay lại31.”
Về người Anh-điêng bản địa, ta đã biết rồi khi đọc những trang
viết trong chuyến du hành, ông dùng khái niệm “văn minh” kế thừa từ
thế kỷ XVIII, nhưng đã được sửa sang lại để phân tích về xã hội của họ.
Ông dùng khái niệm ấy không hoàn toàn để nói đến sự “lạc hậu” mang
tính lịch sử của thế giới hoang dã đó, mà để nói nhiều hơn tới trạng thái
không thẩm thấu của nó đối với thế giới văn minh, tức là đối với nền dân
trị Mỹ. Một lần nữa, xuất phát điểm của ông lại vẫn là “trạng thái xã
hội” người Anh-điêng bản địa, tức là một thế giới du mục, đời sống bộ
tộc, chinh chiến, săn bắt, để rồi quay về với tập tục và tín ngưỡng của họ
gợi lại cho ông mutatis mutandi(*)đến những tập tục và tín ngưỡng của
người Germain cổ đại trong cách nhìn của Tacite (*): vậy là, cách nhìn
lịch sử của ông, không khép kín trong cảm nhận sự tiến hoá tất yếu của
nhân loại, được tái hiện trong cách suy lý theo kiểu loại học
(typologique – ND thêm). Tocqueville không tin rằng xã hội người Anhđiêng bản địa, thông qua giao tiếp kể cả giao tiếp mang tính xung đột, lại
có thể dần dần ngoi lên trình độ “văn minh” kiểu người Mỹ gốc Anh.
(*)(*)Tiếng la-tin trong nguyên văn, có nghĩa: với những điều chỉnh, sửa chữa cần thiết (ND)
(*)(*) Publius Cornelius Tacitus, sử gia và chính trị gia La Mã thế kỷ 1 trước CN. Ông viết nhiều
sách, trong đó có cuốn Mô tả đất nước, tập tục, con người Germain. Nhà văn Pháp
Montesquieu nói đó là “cuốn sách ngắn viết về một đề tài to tát bởi một con người rút gọn đựoc
mọi điều vì đã nhìn đủ mọi điều”. Nhà thơ Pháp Lamartine nói “Tacite không phải nhà sử học,
mà là bản tóm tắt của loài người.” (EDMOND LAREAU, Histoire abrégée de la littérature, (“Văn
học sử vắn tắt”), Montréal, J. Lovell, 1884, p. 137 – Dẫn theo Encyclopédie de l’Agora trên
mạng). (ND).
23
Trái lại, ông nghĩ rằng trạng thái xã hội du mục của họ, lại đựoc củng cố
chắc chắn bởi hệ thống tập tục và tín ngưỡng, sẽ cô lập họ lâu dài, dứt
khoát. Thật vậy, hoặc giả người Anh-điêng bản địa phản ứng lại bằng
chiến tranh, và họ sẽ thất trận, bị đẩy về hướng Tây; hoặc giả họ chấp
nhận tự biến đổi theo cuộc “văn minh”, họ sẽ tiếp cận với một thế giới
xa lạ nơi họ luôn luôn phải ở bên dưới, bị khai thác, bị mất hết, không gì
chữa chạy nổi. Tìm về giải pháp vũ trang, và tìm đến sự chấp nhận luật
pháp, đều là tìm đến cái chết cho họ. Thiên tài xã hội học của
Tocqueville tránh được cho ông cái ảo tưởng nhân đạo chủ nghĩa về
những cái hay cái đẹp của nền văn minh châu Âu khi nó chạm tới các
lục địa khác.
Ngược lại, số phận người Da đen lại không thể bi thảm đến thế, vì
nó gắn liền với số phận người Da trắng. Nhưng nó đặt ra cho Liên bang
một vấn đề kép mà ở đây Tocqueville cũng chẳng lộ ra chút tình cảm gì
lạc quan. Vì đối với ông, liên kết một thiết chế cũ kỹ như chế độ chiếm
hữu nô lệ trong một thế kỷ bình đẳng bình quyền và việc thu hẹp chế độ
đó trong một chủng tộc dân cư đặc biệt là người Da đen, hệ quả của điều
đó có thể là thảm hoạ đối với hoạt động của xã hội người Da trắng, nơi
tồn tại chế độ nô lệ, và có thể là một cuộc chiến không sao tránh khỏi để
xoá sổ chế độ đó ở ngay cả nơi không tồn tại nó. Nhưng cuộc chiến này,
mà cơ sở là quyền lợi của người Da trắng, chứ không phải của người Da
đen, không kéo theo việc xoá sổ những định kiến chủng tộc, ngược lại là
khác. Vì công cuộc giải phóng người Da đen sẽ không kéo theo cả sự tạp
chủng dân cư, là điều những người thực dân Mỹ gốc Anh dứt khoát từ
chối, cũng chẳng mang lại quyền bình đẳng, là điều không thể có giữa
hai nhóm người xa lạ với nhau. Và ta có thể đánh cược rằng việc xoá bỏ
chế độ nô lệ sẽ được bù trừ bằng việc dẫn tới sự củng cố các định kiến
màu da và cái điều ngày nay chúng ta gọi là sự phân biệt chủng tộc.Vậy
là, ngay cả khi có giả thiết về sự xoá bỏ chế độ nô lệ tiến hành trên thực
tế bởi ông chủ nô lệ, chứ không phải vì bạo lực của người Da đen, khi
đó vẫn có nguy cơ to lớn đối với sự gắn kết trong Liên bang.
Trong các trang viết lấp lánh về người Anh-điêng bản địa và người
Da đen, nơi Tocqueville gạt ra một bên khái niệm của ông về “dân chủ”
vì khái niệm này chẳng lý giải được chút gì về hai xã hội đang được ông
nhắc tới; tuy nhiên điều gắn các phân tích này với hệ thống trí tuệ chung
24
của ông, đó là việc ông xếp ưu tiên cho ý tưởng “trạng thái xã hội” và
nguyên lý xác định trạng thái đó. Ông ít coi người Anh-điêng bản địa
hay người Da đen là những chủng tộc khác biệt hẳn với người Mỹ gốc
Anh bằng việc xem họ là các nhóm xã hội được tổ chức theo những
nguyên lý không tương hợp với nền dân trị thống ngự Liên bang. Nhưng
những sự không tương hợp ở đây là theo nhiều nghiã khác nhau. Người
Anh-điêng bản địa tạo thành một xã hội riêng biệt, tự khép kín, với
những quy tắc, những cách suy nghĩ và tập tục “hoang dã” ít cho thấy
chúng có nguồn gốc nhân loại, như cách nghĩ hồi thế kỷ thứ XVIII, mà
có nhiều hơn đó là một kiểu tổ chức xã hội không biết đến nông nghiệp
và định cư. Người Da đen, những người nô lệ, là một cộng đồng phi-xã
hội, vì nô lệ về bản chất là một quan hệ thuần tuý bằng sức mạnh, chứ
không phải là một mối dây “xã hội”. Nguyên lý chiếm hữu nô lệ làm tổn
hại sự tồn tại của cái xã hội tự do đã tạo ra nó, và một khi đã tạo ra và
cho nó trường tồn, thì xã hội ấy sẽ bị phá ngay từ bên trong. Người Anhđiêng bản địa có thể bị và sẽ bị luật pháp tiêu diệt, coi như đó là một xã
hội nằm ngoài xã hội.Ngược lại, người Da đen tồn tại cùng với trình độ
phát triển của một thiết chế dân trị Mỹ, mâu thuẫn với nền dân trị đó
nhưng vẫn được nó cho tồn tại.Người Da đen vừa cần thiết lại vừa
không được đồng hoá, vừa là tất yếu lại vừa phá hoại cái khế ước xã hội
cơ bản. Nước Mỹ bình đẳng tự hoà trộn vào mình một nguyên lý không
dám thú nhận và tai hại; và nếu cái nghịch lý này tỏ ra nguy hiểm ngay
cả với sự tồn tại của nước Mỹ, thì nó phá hoại xã hội dân trị da trắng
nhiều hơn là các cư dân nô lệ da đen.
Như ta đã biết, sự chẩn đoán bi quan này về vấn đề người da đen
còn đi kèm với một số điều Tocqueville hoài nghi về độ dài thời gian
giải quyết vấn đề mang tính liên bang đó.Nhưng nó không hề đụng chạm
tới việc Tocqueville chiêm ngưỡng cái “tinh thần” thực dân người Anh
tại Mỹ, cái trạng thái xã hội đã dẫn tới tinh thần đó, những công dụng và
các ý tưởng thoát thân từ trạng thái xã hội đó.Người ta đã nói nhiều về
việc tầng lớp quý tộc “cam chịu” nền dân chủ. Tôi cảm thấy cuốn Nền
Dân trị không biện minh cho từ “cam chịu” này, là từ hẳn thích hợp hơn
cho việc đánh giá tình hình châu Âu. Với nền dân trị Mỹ, Tocqueville là
một người chiêm ngưỡng có phê phán, và có nhiều đoạn trong cuốn sách
cho thấy nói chung và bất kể thế nào, ông vẫn thích thú nền dân trị Mỹ
25