Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

Bài Giảng Tủy Sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.17 KB, 13 trang )

TỦY SỐNG
ThS. Hoàng Minh Tú


MỤC TIÊU
 Nêu được vị trí và kích thước của tủy sống
 Mô tả hình thể ngoài và phân đoạn của tủy sống.
 Mô tả cấu tạo trong của tủy sống.


VỊ TRÍ
• Trong ống sống
• Trên: hành não, bờ trên đốt sống cổ C1
• Dưới: khoảng gian đốt sống thắt lưng L1 và L2 (thường là bờ trên L2).
Từ đây, tủy sống chỉ còn là dây tận cùng chạy tiếp xuống dưới cho
đến tận xương cụt.

Lỗ lớn
xương chẩm
Tủy sống
L1 – L2
Đuôi ngựa
S1 – S2


VỊ TRÍ
• Nhìn thẳng: thẳng đứng
• Nhìn nghiêng: hai chỗ uốn
cong theo chiều cong của
cột sống.
• Bao quanh tủy sống là các


màng tủy sống và dịch não
tủy; khoảng nằm giữa màng
tủy cứng và ống sống chứa
mỡ và các búi tĩnh mạch.
• Tủy sống dài khoảng 42 - 45
cm, nặng 30 gr; đường kính
của tủy sống thay đổi theo
từng đoạn.


HÌNH THỂ NGOÀI
Hình trụ dẹt, màu xám trắng, có hai chỗ phình:
- Phình cổ: tương ứng với đám rối thần kinh cánh tay
- Phình thắt lưng: tương ứng với đám rối thần kinh thắt lưng.
Đầu dưới tủy sống nhỏ lại như hình nón nên gọi là nón tủy.
Nón tủy là tận cùng của tủy sống, nối với dây tận cùng.


HÌNH THỂ NGOÀI
Tuỷ sống được chia làm hai nửa
bởi khe giữa - trước và rãnh giữa sau.
Mặt bên của mỗi nửa tuỷ sống có
hai rãnh: rãnh bên - trước, nơi
thoát ra các rễ trước; và rãnh bên
- sau, nơi đi vào của các rễ sau. Rễ
trước và rễ sau hợp lại với nhau
tạo thành dây thần kinh sống.
Các rãnh bên lại chia mỗi nửa tuỷ
sống thành 3 thừng:
 Thừng trước

 Thừng bên
 Thừng sau

Ở các đoạn tuỷ cổ và ngực trên,
giữa thừng sau còn có rãnh trung
gian sau ngăn cách bó thon và bó
chêm.


PHÂN ĐOẠN

 Tủy sống được chia thành các đoạn tủy tương ứng với mỗi cặp thần kinh gai
sống. Có 31 đoạn tuỷ được phân chia như sau:
 Phần cổ: cho 8 đôi dây thần kinh cổ I - VIII.

Phần cổ

 Phần ngực: cho 12 đôi dây thần kinh ngực I - XII.
 Phần thắt lưng: cho 5 đôi dây thần kinh thắt lưng I - V.
 Phần nón tuỷ: cho 5 đôi dây thần kinh cùng I - V và đôi dây thần kinh cụt I
(có rễ các dây thần kinh cụt II và III, nhưng kém phát triển).

Phần ngực

Phần TL
Nón tủy


PHÂN ĐOẠN


Tốc độ phát triển của cột sống nhanh hơn so với tủy
sống, nên tủy sống tận cùng ở vị trí bờ dưới đốt sống
thắt lưng L1 hoặc bờ trên đốt sống thắt lưng L2. Vì
vậy chiều cao của mỗi đoạn tủy ngắn hơn chiều cao
của đốt sống tương ứng, nên một đoạn tủy sẽ không
liên quan trực tiếp với đốt sống cùng tên, mỗi đốt
sống sẽ liên quan với một đoạn tủy thấp hơn:
Ở cổ: số đoạn tủy và dây thần kinh gai sống = số
mỏm gai đốt sống + 1.
Ở ngực trên (N1 - N5), số đoạn tủy = số mỏm gai +
2
Ở ngực dưới (N6 - N10), số đoạn tủy = số mỏm gai
+ 3.
Mỏm gai đốt sống ngực N11 và khoảng gian gai
ngay dưới liên quan với ba đoạn tủy thắt lưng L2, L3,
L4.


HÌNH THỂ TRONG
 Chất xám nằm trong, có hình chữ H.
 Nét ngang là chất trung gian trung tâm.

Sừng sau

 Nét dọc có ba sừng: sừng trước, sừng
sau và sừng bên
 Các sừng chạy liên tục theo chiều dài
của tủy sống tạo nên các cột chất xám
là: cột trước, cột sau và cột trung gian.


Ống trung tâm
Sừng bên
Chất trung gian
trung tâm
Sừng trước


HÌNH THỂ TRONG
 Sừng trước:
 Chứa thân của các nơron vận động
 Là nơi tận cùng của các sợi của các dải
vỏ-tuỷ. Các nơron trong cột trước tạo
thành nhiều nhân.
 Sừng sau
 Chia thành bốn phần: đỉnh, chỏm, cổ
và nền
 Đây là nơi tận cùng của các sợi từ rễ
sau thần kinh sống.
 Nhánh trục của các nơron sừng sau
tạo nên các dải cảm giác chạy lên não.
Các nhân của sừng sau bao gồm nhân
viền, chất keo hay nhân sau - ngoài và
nhân riêng.
 Sừng bên hay cột trung gian
 Vùng chất xám trung gian nằm giữa
cột trước và cột sau, chia thành: chất
trung gian trung tâm nằm sát ống
trung tâm và chất trung gian bên nằm
ngoài chất trung gian trung tâm. Cột
này chứa thân của các nơron vận động

tự chủ mà nhánh trục của chúng đi tới
các hạch giao cảm ở ngoại vi.

Bó thon
Bó chêm

Dải tủy - tiểu não sau

Dải vỏ - tủy bên

Dải tủy - đồi thị bên

Dải tủy tiểu não trước
Dải tủy - đồi thị trước

Dải vỏ - tủy trước


HÌNH THỂ TRONG
Chất trắng bao quanh chất xám, gồm hai nửa,
mỗi nửa gồm 3 thừng: thừng trước, thừng bên
và thừng sau. Mỗi thừng chứa các bó và dải. Dải
có hướng đi lên là dải cảm giác, hướng đi xuống
là dải vận động.
Thừng trước có dải vỏ - tuỷ trước dẫn truyền
vận động có ý thức, dải tuỷ - đồi thị trước dẫn
truyền cảm giác xúc giác thô sơ và một số các
dải khác.
Thừng bên có dải vỏ - tuỷ bên dẫn truyền vận
động có ý thức, dải đỏ - tuỷ dẫn truyền vận

động không có ý thức (thuộc hệ ngoại tháp), dải
tuỷ - đồi thị bên dẫn truyền cảm giác đau và
nhiệt, dải tuỷ - tiểu não trước và dải tuỷ - tiểu
não sau dẫn truyền cảm giác bản thể không ý
thức.
Thừng sau có bó thon và bó chêm. Những bó
này chủ yếu chứa các sợi dẫn truyền cảm giác
xúc giác tinh tế và cảm giác bản thể có ý thức.
 Mép trắng trước nằm sau khe giữa - trước,
trước mép xám trước.
Mép trắng sau nằm ở đầu trước vách giữa sau.

Bó thon
Bó chêm

Dải tủy - tiểu não sau

Dải tủy - đồi thị trước

Dải vỏ - tủy bên

Dải vỏ - tủy trước


HÌNH THỂ TRONG
ỐNG TRUNG TÂM:
Là một ống nhỏ, nằm giữa và chạy suốt dọc chiều dài của tủy sống
Trên thông với não thất IV
Dưới trong nón tủy phình rộng thành buồng tủy.





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×