Bài thu hoạch _ Trần Thị Nga _ DS02A3
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Trang 1
Bài thu hoạch _ Trần Thị Nga _ DS02A3
PHẦN II: NỘI DUNG
HẠT GẤC: (tiếng latin là: Momordica cochinchinensis)
1. Đặc điểm:
Cây gấc là một loại dây leo, mỗi năm lụi một
lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa
xuân năm sau. Lá mọc so le, chia thuỳ khía sâu tới
½ phiến lá. Hoa đực, hoa cái riêng biệt, cánh hoa
màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 4-5. Quả hình bầu
dục dài độ 15-20cm, đáy nhọn, ngoài có nhiều gai,
khi chín màu vàng đỏ đẹp tươi. Mùa quả tháng 6
đến tháng 2 năm sau. Gấc nếp thì thưa gai hơn gấc tẻ. Trong quả có nhiều hạt xếp thành
những hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu, tươi. Bóc lớp màng đỏ sẽ thấy hạt
hình gần giống con ba ba nhỏ, ngoài có lớp vỏ cứng, mép có răng cưa. Trong hạt có
nhân trắng chứa nhiều dầu.
Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" vì nó dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép
có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống, trông tựa như con ba ba nhỏ.
Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh can và
đại tràng, có tác dụng chữa mụn nhọt, tiêu thũng.
2. Nơi thu hái:
Gấc mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta...Trồng bằng hạt hay giâm
cành vàp các tháng 2 - 3, trồng một năm có thể thu hoạch hàng chục năm. Ngay năm
đầu đã có quả nhưng ít, càng về sau càng nhiều quả.
3. Công dụng:
Trong nhân dân, nhiều gia đình có thói quen để dành hạt gấc sống hoặc đã qua
đồ xôi. Khi cần đến thì chặt đôi đem mài với ít rượu hoặc giấm thanh để bôi chỗ sưng
tấy do mụn nhọt, sưng quai bị; bôi nhiều lần trong ngày, cứ khô lại bôi; rất mau khỏi.
Có người giã nhân hạt gấc với một ít rượu, đắp lên chỗ vú sưng, đắp liên tục, ngày thay
thuốc 1 lần, rất chóng khỏi.
Trang 2
Bài thu hoạch _ Trần Thị Nga _ DS02A3
Để chữa trĩ, có thể dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải,
đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.
Nó được dùng trong những trường hợp ngã, bị thương, sang độc, phụ nữ sưng
vú, hậu môn sưng thũng. Hạt gấc có thể dùng uống (ngày 1 nhân nướng chín) nhưng
chủ yếu là dùng bôi ngoài, không kể liều lượng.
Một số ứng dụng khác:
- Chữa chai chân (thường do dị vật găm vào da, gây sừng hóa các tế bào biểu bì
ở một vùng của gan bàn chân, ảnh hưởng tới việc đi lại): Lấy nhân hạt gấc, giữ cả
màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi nylon. Dán
kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương,
2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5-7
ngày sẽ có kết quả).
- Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu:
Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho
vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500 ml rượu vào ngâm để dự trữ
dùng dần. Dùng rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn, có tác dụng tốt gần như mật
gấu.
Trang 3
Bài thu hoạch _ Trần Thị Nga _ DS02A3
HẠT VỪNG : (Tiếng latin là: Sesamun indicum.)
1 Đặc điểm:
Hạt vừng bé xíu, hình ô van dẹt là một thức
ăn có vị đậm đà và gần như không phải nhai trong
rất nhiều món ăn châu Á cũng như là nguyên liệu
chính của món tahini và món mứt mật ong trộn
vừng tuyệt vời ở Trung Đông. Chúng được cung
cấp quanh năm.
Hạt vừng có thể là thứ gia vị lâu đời nhất
của con người - từ năm 1600 tr.CN. Chúng được đánh giá cao nhờ chất dầu có thể
chống lại sự ôi thiu một cách kì lạ. "Vừng ơi, mở ra", câu nói nổi tiếng trong Câu
chuyện cổ Ả Rập, phản ánh đặc trưng khác thường của vỏ hạt vừng, có thể mở bung ra
khi trưởng thành.
2 Nơi trồng:
Dù hạt vừng được trồng ở các vùng nhiệt đới trên khắp thế giới từ thời tiền sử,
những huyền thoại cho thấy nguồn gốc của nó còn xa xưa hơn. Trong huyền thoại của
người Atxiri, khi các vị Chúa trời gặp nhau để sáng tạo nên thế giới, họ đã uống loại
rượu vang làm từ hạt vừng.
3 Tác dụng của hạt vừng:
Điều trị bệnh viêm khớp
Đồng-trong hạt vừng-có tác dụng gảm một số cơn đau và sưng tấy của
rheumatoid arthritis (dạng viêm khớp mãn tính tăng dần, gây ra viêm). Có hiệu quả cao
như vậy là vì chất khoáng này có vai trò quan trọng trong hệ enzim chống viêm và
chống oxi hóa. Thêm nữa, đồng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của lysyl
oxidase, một enzyme cần thiết cho việc tạo ra các liên kết chéo giữa collagen và elastin-
chất nền tạo nên cấu trúc, sức bền và độ đàn hồi của mạch máu, xương và khớp.
Hỗ trợ sức khoẻ tim mạch và hô hấp
Trang 4
Bài thu hoạch _ Trần Thị Nga _ DS02A3
Các nghiên cứu đã ủng hộ các tác dụng magie của vừng trong:
• Chống co thắt khí quản ở người bị bệnh hen suyễn.
• Giảm cao huyết áp, một nhân tố gây đau tim, đột quỵ và đau tim do tiểu
đường.
• Ngăn ngừa hiện tượng co thắt mạch máu của dây thần kinh não, hiện tượng
này có thể gây ra triệu chứng đau nửa đầu.
• Giúp phụ nữ điều hoà nhịp độ giấc ngủ bình thường trong thời kì mãn kinh.
Giúp chống ung thư ruột kết, loãng xương, đau nửa đầu và PMS
Ung thư ruột kết là sự phát triển bất thường của các tế bào ở ruột già, tạo thành
các khối u có khuynh hướng xâm lấn và di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể.
Trên tạp chí Mỹ Journal of Clinical Nutrition, tiến sĩ Susanna C. Larsson thuộc Viện
Karolinska, Stockholm (Thụy Điển) và đồng sự cho biết các nghiên cứu gần đây cho
thấy "mối quan hệ nghịch đảo giữa lượng canxi tiêu thụ và nguy cơ mắc bệnh ung thư
ruột kết". Họ đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa lượng canxi tiêu thụ và nguy
cơ mắc bệnh ung thư ruột kết trên 45.306 đàn ông Thụy Điển từ 45-79 tuổi và chưa
từng có tiền sử mắc bệnh ung thư.Trong 6,7 năm sau, tổng cộng có 449 người mắc
bệnh ung thư ruột kết. Các nhà nghiên cứu phát hiện nguy cơ mắc bệnh ở những người
tiêu thụ nhiều canxi nhất - ví dụ như ăn hạt vừng có hàm lượng calci cao- thấp hơn 32%
so với những người tiêu thụ ít canxi nhất.
Ngoài ra,trong các nghiên cứu gần đây, thì Calci có những lợi ích sau:
• Bảo vệ các tế bào ruột kết khỏi các hóa chất gây ung thư.
• Chống mất xương do kết quả của sự mãn kinh hay do những điều kiện nhất
định như bệnh viêm khớp mãn tính .
• Chống các cơn đau nửa đầu.
• Giảm các triệu chứng PMS trong luteal phase-giai đoạn thứ 2 của chu kỳ
kinh nguyệt.
Tạo cho xương tốt
Trang 5
Bài thu hoạch _ Trần Thị Nga _ DS02A3
Một lý do để những người đàn ông lớn tuổi dùng những thức ăn giàu kẽm như
hạt vừng là tỷ trọng chất khoáng trong xương. Mặc dù phụ nữ sau mãn kinh được cho
là có nguy cơ mắc chứng loãng xương cao nhất, nhưng đây cũng là một vấn đề tiềm
tàng đối với đàn ông lớn tuổi. Gần 30% số trường hợp gãy xương hông xảy ra ở đàn
ông, và cứ 8 trên 50 người đàn ông thì có 1 người bị gãy xương xốp. Một nghiên cứu
trên 396 đàn ông từ 45-92 tuổi in trong ấn phẩm American Journal of Clinical Nutrition
tháng 9/2004 cho thấy một mối tương quan rõ ràng giữa chế độ ăn hấp thu ít kẽm, mức
chất khoáng trong máu thấp với chứng loãng xương ở hông và xương sống.
Giảm Cholesterol
Phytosterol là hợp chất tìm thấy trong các loại thực vật, có cấu trúc hóa học gần
giống cholesterol, và với lượng vừa đủ trong khẩu phần ăn, người ta cho rằng nó có thể
giảm mức cholesterol trong máu, làm tăng các phản ứng miễn dịch và giảm nguy cơ
ung thư.
Những tác động có lợi của phytosterol kỳ diệu đến mức chúng đã được chiết
xuất từ đậu nành, ngũ cốc, dầu thông và thêm vào các thực phẩm chế biến, chẳng hạn
như chất phết thay thế bơ, và rồi được chào bán như là một thực phẩm ít cholesterol.
Lợi ích của chế độ ăn uống có vừng đối với mức độ dich tương tocopherol
Các tocopherol, tiền chất của viamin E, được tin rằng đóng vai trò trong việc
ngăn ngừa các căn bệnh lão hoá của con người như ung thư và bệnh tim, một vài hiểu
biết được cho là hiện tượng đó có liên quan đến yếu tố quyết định của nồng độ dịch
tương của các tocopherol. Các dấu hiệu từ việc nghiên cứu trên động vật đề nghị rằng
chế độ ăn có γ-tocopherol có thể tác động đến mức độ dịch tương của tocopherol này
cũng như tác dụng hoạt tính vitamin E. Để xác định có chăng mức độ dịch tương của
các tocopherol trong cơ thể con người được biến đổi, một nghiên cứu được thực hiện
bởi các chủ thể (n=9) cho ăn bánh xốp có chứa một lượng bằng nhau của g-tocopherol
từ hạt vừng, quả óc chó và đậu nành.
Các nhà khoa học thấy rằng một sự tiêu thụ ít nhất 5mg g-tocopherol mỗi ngày
trong vòng 3 ngày từ hạt vừng chứ không phải từ quả óc chó hay đậu nành, đã làm tăng
rõ mức độ huyết thanh g-tocopherol (19,1%) và làm giảm dịch tương b-tocopherol
Trang 6
Bài thu hoạch _ Trần Thị Nga _ DS02A3
(34%). Không có bất cứ một sự thay đổi nào can thiệp vào mức độ dịch tương của
cholesterol, triglycerid, hoặc caroetnoid. Tất cả các chủ thể được cho ăn hạt vừng có
trong bánh xốp đều được phát hiện là có lignan sesamolin trong dịch tương. Chế độ ăn
với hàm lượng thích hợp của hạt vừng đã làm tăng dich tương g-tocopherol và làm biến
đổi tỉ lệ dịch tương tocopherol trong cơ thể con người, từ đó làm tăng lên hoạt tính sinh
học của vitamin E.
HẠT CHANH:
Trang 7
Bài thu hoạch _ Trần Thị Nga _ DS02A3
1 Đặc điểm:
Hạt chanh, một dư phẩm thường bị loại bỏ khi sử dụng quả chanh, lại là vị thuốc
được dùng khá phổ biến theo kinh nghiệm dân gian.
2 Nơi thu hái: Trồng ở
3 Tác dụng: Khi trẻ bị ho, lấy hạt chanh, hạt
quất, lá thạch xương bồ mỗi vị 10g, mật gà đen một cái.
Tất cả dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm cho
chín rồi uống làm 2-3 lần trong ngày. Hoặc hạt chanh
10g, lá hẹ 15g, hoa đu đủ đực 15g, nước 20ml. Các
dược liệu đem nghiền nát, hòa với nước rồi thêm mật
ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày, dùng
vài ngày.
Về cơ chế tác dụng của hạt chanh đối với nọc rắn, theo kinh nghiệm dân gian,
những vị thuốc có chất đắng thường có tác dụng giải độc tốt (chất đắng trong hạt chanh
đã được xác định là lemonin hay pepolimonin). Dùng riêng hoặc phối hợp hạt chanh
15g, mướp đắng 10 hạt, rễ thạch xương bồ 12g, củ gấu 20g, muối ăn vài hạt. Tất cả để
tươi giã nhỏ, ngâm với 30ml nước sôi trong 10 phút, khuấy đều rồi chắt hoặc lọc.
Người lớn uống làm hai lần cách nhau 20 phút; trẻ em dưới 15 tuổi uống 1/4 đến 1/3
liều người lớn.
Ngoài ra, hạt chanh vừa tách khỏi múi quả (10-20g) ngâm ngay vào một chén
nước nóng trong vài giờ. Chất nước dính bao quanh hạt sẽ nở và tan ra thành một dung
dịch đặc nhầy, thêm đường, uống một lần trong ngày, chữa táo bón. Cơ chế tác dụng
của thuốc là khi vào ruột, chất nhầy có tính ưu trương sẽ hút nước, phồng lên làm cho
thể tích tăng lên và tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sản của các trực khuẩn ở
ruột, các trực khuẩn này có tác dụng cần thiết cho sự co bóp của ruột già, làm cho phân
thoát ra ngoài một cách dễ dàng.
HẠT NHO:
Trang 8
Bài thu hoạch _ Trần Thị Nga _ DS02A3
Vườn nho ở thung lũng Guadalupe, Ensenada, Baja California, Mexico /
Viñedos del Valle de Guadalupe, Ensenada, Baja California, México
Hạt nho có chứa các procyanidolic
oligomer, viết tắt là PCO. Các nhà nghiên cứu
đã đưa ra kết luận là các PCO củng cố các
mạch máu và cải thiện sự lưu thông máu. Các
chất chiết từ hạt nho có thể giúp chống lão hóa,
giảm các bệnh tim mạch, cản trở các tế bào
ung thư, giảm bớt các triệu chứng dị ứng và
trạng thái căng thẳng của mắt cũng như giúp
phòng chống một số bệnh da liễu. Trong các
nghiên cứu gần đây, các chất chiết từ hạt nho cũng có chức năng giảm bớt xellulit (một
chứng bệnh do mỡ lồi ra hạ bì, tạo thành các vệt lồi lõm trên da) và hạ thấp mức
cholesterol và huyết áp. Các chất chiết từ hạt nho có ở ba dạng sau: lỏng, viên nén và
viên nang.
Trong lớp vỏ mỏng của hạt nho, người ta tìm thấy các chất resveratrol có cấu
trúc hóa học tương đồng với hormone estrogen ở người. Chúng có tác dụng làm giảm
cholesterol, bảo vệ thành mạch máu trong cơ thể.
Điều này giải thích tại sao uống rượu vang đỏ lại có tác dụng tốt cho tim mạch.
Trong cao làm từ hạt nho có chứa chất proantho-cyanidin, là chất chống oxy hóa có tác
dụng ngăn chặn sự phát triển của nhiều bệnh nan y, chống xơ vữa động mạch và quá
trình lão hóa sớm.
Khả năng loại trừ các gốc tự do của chất này lớn hơn nhiều so với vitamin C và
E. Tác dụng của chất proantho-cynidin đã được thử trên tế bào ung thư vú, dạ dày, phổi
và bạch cầu ở người, cho kết quả tốt. Các dòng ung thư đều bị ức chế và hoạt động của
các tế bào khỏe mạnh được đẩy mạnh. Mức độ tác dụng tùy thuộc vào nồng độ sử dụng
và thời gian ủ cao hạt nho. Chất này còn phòng được bệnh do virus gây ra, kháng virus
herpes, bại liệt.
Trang 9
Bài thu hoạch _ Trần Thị Nga _ DS02A3
Hạt nho còn được ép lấy dầu, chứa nhiều axít linoleic, có tác dụng giảm chứng
bất lực ở nam giới và hạn chế nguy cơ về bệnh tim mạch nếu dùng hàng ngày. Dầu này
còn có khả năng giảm kết vón tiểu cầu (gây máu đông cục, làm tắc nghẽn thành mạch).
Ngoài ra, nó còn có tác dụng phòng chống chứng tăng huyết áp (do ăn nhiều
muối), hàn gắn vết thương do tiểu đường và béo phì gây ra.
- Các loại đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành... Là những ngũ cốc rất tốt
không chỉ dùng để chế biến được nhiều món ăn giải nhiệt trong mùa nóng mà
Trang 10
Bài thu hoạch _ Trần Thị Nga _ DS02A3
còn có công dụng trị một số bệnh như: cao huyết áp, sơ vữa động mạch, chữa
mụn, ung nhọt, giải độc, bổ thận, đau đầu…
ĐẬU XANH: (Tiếng Latin là vigna gadiata).
1 Đặc điểm: Đậu xanh là loại ngũ cốc thường được dùng để nấu xôi, làm bánh
ngọt, bánh mặn, nấu chè, làm giá ăn và còn được nhiều chị em phụ nữ dùng để.... làm
đẹp. Đậu xanh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng
thanh nhiệt, giải độc, điều hoà ngũ tạng và trị
được các bệnh thường gặp trong mùa hè như: mụn
trứng cá, ung nhọt.
Ðậu xanh còn gọi là lục đậu, thanh tiểu
đậu. Là hạt của cây đậu xanh, thực vật thuộc họ
đậu, đậu xanh có tính mát, vị ngọt, không độc.
Thành phần chính có: anbumin 22,1%, chất béo 0,8%, cacbua hydro 59%, calci,
phốt-pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2. 100g có thể cho 332 kcal nhiệt lượng. Anbumin
chủ yếu là anbumin khối, một số ít a-xít a-min an-by-mu-nô-ít, try-tô-phan, ty-rô-sin, a-
xít ni-cô-ti-níc và a-xít béo có phốt-pho. Vỏ hạt đậu cứng có thể dùng làm dược liệu.
2 Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, giải cảm nắng, lợi thủy. Chủ yếu dùng chữa
cảm nắng, phù thũng, tả lị, nên mụn độc, giải độc do thuốc. Cách dùng: ăn, đun thành
canh. Nghiền bột hoặc xay hạt sống lọc lấy nước. Chữa bên ngoài: nghiền nhỏ mà đắp.
Kiêng kị: Tì vị hư do hàn, hay đi ngoài thì không nên dùng. Chữa trị: phòng rối loạn
tiêu hóa, tiểu tiện không thông, da nổi mẩn ngứa, ban sởi, bị phong cảm, đề phòng nóng
sốt…
ĐẬU ĐEN:
1 Nơi thu hái:
Đậu đen là một loại thực vật được trồng rất nhiều tại một số nước Á Châu.
Người Trung Hoa không những đã biết dùng đậu đen để chế biến các loại thực phẩm
như nước tương, tương khô và bột đậu mà còn dùng để luyện cao và làm thuốc. Có hai
loại đậu đen: Loại vỏ đen ruột trắng và loại vỏ đen ruột xanh mà người Việt Nam mình
Trang 11
Bài thu hoạch _ Trần Thị Nga _ DS02A3
thường gọi là đậu đen xanh lòng. Loại sau này thường được người ta chọn lựa dùng để
làm thuốc nhiều hơn.
2 Tác dụng:
Đậu đen có tác dụng bổ thận, máu, tăng cường sức khỏe, lợi tiểu, giải độc. Rất
thích hợp với những người bị thận hư. Thận hư thường dẫn đến đau lưng, tai ù.
Mỗi lúc như vậy thì đun nhừ 50gr đậu đen với 500gr thịt chó và cho nêm gia vị
vừa đủ. Khi chín bỏ ra ăn, rất tốt cho sức khỏe. Đậu đen còn có tác dụng làm đẹp đối
với những người bị bạc tóc sớm, rụng tóc nhiều. Đun chín xay thành nước rồi uống.
Theo y học cổ truyền, đậu đen có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng hạ nhiệt, giải
độc, bổ thận, chữa đầy bụng, tiểu ra máu, đau đầu, đau cổ, nóng sốt, đau lưng... Những
người bị yếu thận, suy nhược cơ thể khi bị cảm nặng nên ăn nhiều đậu đen
ĐẬU NÀNH
Một hợp chất được làm từ đậu nành có thể giúp điều trị chứng đa xơ cứng.
Nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học thuộc Trường Y Jefferson (Mỹ) thấy rằng,
những con vật bị chứng đa xơ cứng khi được tiêm chất BBIC đã cải thiện đáng kể khả
năng di chuyển và đi bộ của chúng.
Chất BBIC đã ức chế hoạt động của protease, một loại enzyme đóng vai trò
quan trọng trong quá trình gây viêm dẫn đến chứng đa xơ cứng. Các nhà khoa học hy
vọng BBIC có thể được xem là liệu pháp riêng hay kết hợp với các loại thuốc khác
trong việc trị bệnh đa xơ cứng.
Uống sữa đậu nành có thể giúp cải thiện mật độ can-xi ở xương sống của người
phụ nữ. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Washington (Mỹ) cho thấy,
chất isoflavones có trong sữa đậu nành có thể giúp tăng mật độ canxi ở những phụ nữ
lớn tuổi.
HẠT BÍ NGÔ : (Tiếng la tinh Cucurbita pepo.L.)
Trang 12
Bài thu hoạch _ Trần Thị Nga _ DS02A3
1 Đặc điểm: Hạt bí ngô có tác dụng tẩy giun sán rất tốt khi cho trẻ ăn bằng cách
nấu hoặc rang. Nhân hạt bí tươi giã nát, thêm nước uống khi đói có thể tẩy được sán
dây.
2 Nơi thu hái: Cây được trồng ở nhiều nơi quả ăn.
Có quả tháng 6 đến tháng 8. Thu hái quả già, lấy thịt quả
dùng tươi. Hạt có thể dùng tươi hay phơi khô.
Hạt bí ngô cũng gọi là hạt bí đỏ, qua kim tử… Tính
bình, vị ngọt. Thành phần chủ yếu có acid amin, chất béo,
protid, vitamine A, B1, B2, C,... còn chứa ca-rô-tin. Chất
béo chủ yếu là acid oxatic, acid béo,...
3 Tác dụng: Tẩy giun, ngừng ho, tiêu phù thũng. Chủ yếu dùng cho tẩy giun
đũa, sán gây phù thũng chân tay sau khi đẻ, ho lâu ngày, trĩ, bệnh tiểu đường...
Tẩy giun đũa: Hạt bí đỏ nấu hoặc rang ăn. Trẻ em mỗi lần 40-60g, ăn vào lúc
sáng sớm khi đói bụng.
Tẩy sán dây:
Nhân hạt bí tươi 40-60g, giã nát, thêm lượng nước vừa đủ làm thành chất sữa.
Mỗi lần uống thêm mật ong hoặc đường phèn, uống khi đói.
Hạt bí, vỏ rễ thạch lựu mỗi loại 30g, tất cả nghiền nhỏ, mỗi lần uống ba lần với
nước sôi, uống trong hai ngày.
Hạt bí 50-100 hạt. Rang chín, để cả vỏ nghiền, thêm mật ong vào uống, mỗi
ngày hai lần.
Trùng hút máu: (huyết ấp trùng) hạt bí rang vàng, nghiền bột, mỗi ngày uống
60g, chia làm hai lần, uống với nước đường, 15 ngày là liệu trình.
Giun kim: Hạt bí đỏ 30-50g. Giã nát uống với nước sôi, mỗi ngày uống hai lần,
uống liền trong vòng 7 ngày.
Giun móc:
Hạt bí đỏ, cau mỗi loại 120g. Tất cả nghiền bột, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng
sớm và buổi chiều khi đói bụng, liền trong 3 - 4 ngày.
Trang 13
Bài thu hoạch _ Trần Thị Nga _ DS02A3
Thiếu sữa sau khi đẻ: Hạt bí đỏ sống 15-20g, bóc vỏ, lấy nhân, giã nhuyễn,
thêm dầu đậu nành hoặc đường ăn, uống bằng nước sôi. Mỗi ngày uống vào buổi sáng
và buổi chiều khi đói bụng, liền trong 3 - 5 ngày.
Tay chân phù thũng sau khi đẻ: Hạt bí đỏ 30g, rang chín, sắc nước uống.
Bệnh tiểu đường: Hạt bí đỏ 50g, rang chín, giã nát, vỏ bí đao 100g, sắc lấy
nước, mỗi ngày uống hai lần, dùng thường xuyên.
Thiếu dinh dưỡng, sắc mặt vàng nhợt: Cùng ăn các loại hạt bí đỏ, lạc nhân,
hồ đào nhân.
Ho lâu ngày: Hạt bí đỏ, rang bằng nồi sành (nồi đất nung), nghiền bột. Uống
bột đó với đường đỏ, ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần 20 - 30g.
Ðau họng ở trẻ em: Hạt bí đỏ 6-10g, thêm đường phèn vừa đủ, sắc nước, uống
2 lần. Mỗi ngày uống 2 lần.
Trang 14
Bài thu hoạch _ Trần Thị Nga _ DS02A3
ĐẬU VÁN TRẮNG: (Tiếng Latin: Lablab purpureus (L.) Sweet
subsp.purpureus)
1 Đặc điểm:
Trong Đông y, đậu ván trắng thường gọi là bạch biển đậu hoặc biển đậu. Các
nghiên cứu hiện đại cho thấy, bạch biển đậu có tác dụng chống nôn mửa do ngộ độc
thức ăn, điều trị viêm dạ dày và viêm ruột cấp tính.
Nếu trẻ nhỏ đổ mồ hôi trộm hoặc ra nhiều mồ hôi, lấy đậu ván trắng sao
chín, tán mịn; ngày uống 5-10 g, chiêu bột thuốc
bằng nước sôi để nguội; liên tục trong nhiều ngày sẽ
khỏi.
2 Nơi thu hái: Đậu ván trắng được trồng ở khắp
nơi để lấy quả non ăn, còn quả già thường lấy hạt để
làm thuốc.
3 Tác dụng:
Trúng nắng: Biểu hiện là phát sốt, phiền táo, tiểu tiện không thông. Lấy đậu
ván trắng để cả vỏ 50g, sắc kỹ với nước, chắt lấy nước, để nguội, chia thành 2 phần
uống trong ngày.
Viêm ruột cấp tính: Đậu ván trắng nghiền thành bột mịn, ngày uống 3-4 lần,
mỗi lần 12 g, dùng nước ấm chiêu thuốc. Hoặc dùng đậu ván trắng 30-60 g, sắc với
nước, chia thành 3 phần uống trong ngày.
Viêm ruột cấp tính, lỵ: Hoa đậu ván trắng 60 g, sao đen, sắc với nước, chia 2
lần uống trong ngày.
Phù thũng: Đậu ván trắng sao vàng, tán thành bột mịn; ngày uống 2-3 lần, mỗi
lần 10 g; trẻ nhỏ tùy theo tuổi giảm bớt liều lượng.
Bạch đới, kinh nguyệt thất thường: Phụ nữ bị khí hư ngứa âm đạo, đau ngang
thắt lưng, tức bụng dưới, bạch đới tiết ra chất nhầy trắng như bột sắn có thể dùng:
- Đậu ván trắng sao chín, tán mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 g, hòa với nước
đun sôi hoặc với nước cơm uống, liên tục trong nhiều ngày.
Trang 15
Bài thu hoạch _ Trần Thị Nga _ DS02A3
- Hoa đậu ván trắng sấy khô, tán thành bột mịn, ngày uống 2-3 lần vào lúc đói
bụng, mỗi lần uống 8 g, dùng nước cơm chiêu thuốc.
Động thai: Phụ nữ đang mang thai, do bị ngã hoặc uống nhầm thuốc mà bị
động thai, có thể lấy đậu ván trắng sống 30 g nghiền mịn, uống cùng với nước cơm,
hoặc sắc kỹ với nước uống.
Trẻ nhỏ kém ăn: Hoa đậu ván trắng 15-20 g, sắc với nước, thêm chút đường
vào uống hằng ngày, liên tục trong nhiều ngày.
Giải độc: Ăn phải thịt gia cầm, tôm, cá... có độc, dẫn tới dị ứng hoặc ngộ độc,
có thể dùng đậu ván trắng để chữa trị theo các phương pháp như sau:
- Đậu ván trắng tươi 30 quả, giã nát, hòa với nước sôi để nguội uống.
- Lấy một vốc đậu ván trắng sống (khoảng 20 g), hòa với nước sôi để nguội
nghiền mịn, uống vào sẽ khỏi.
- Đậu ván trắng rang chín, nghiền thành bột mịn, hòa với nước sôi để nguội
uống ngày 3 lần, mỗi lần 12 g, liên tục trong nhiều ngày, có tác dụng giải độc rất tốt.
Trang 16