Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh cà mau – nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 75 trang )

Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khóa 35 (2009 – 2013)

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CÀ MAU – NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
PHÒNG NGỪA

Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Chí Hiếu
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP

Sinh viên thực hiện:
Phạm Tuấn Kiệt
MSSV: 5095618
Lớp: Luật tư pháp 1 - K35

Cần Thơ, tháng 5/2013
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 1

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................

Ngày….tháng…..năm 2013
Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Chí Hiếu

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 2


SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................

Ngày….tháng….năm 2013
Giáo viên phản biện
(Ký và ghi họ tên)

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu


Trang 3

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MA TÚY VÀ TỘI PHẠM MA TÚY.................. 4
1.1 Khái quát chung về ma túy và các tội phạm về ma túy .................................... 4
1.1.1 Khái niệm chất ma túy và các tội phạm về ma túy....................................... 4
1.1.1.1 Khái niệm chất ma túy.......................................................................... 4
1.1.1.2 Khái niệm các tội phạm về ma túy........................................................ 5
1.1.2 Các chất ma túy phổ biến............................................................................. 5
1.1.2.1 Thuốc phiện ......................................................................................... 5
1.1.2.2 Cần sa.................................................................................................. 7
1.1.2.3 Cây Côca ............................................................................................. 8
1.1.2.4 Ma túy tổng hợp ................................................................................... 9
1.1.3 Tác hại của ma túy....................................................................................... 9
1.1.3.1 Tác hại đối với sức khỏe người sử dụng ............................................... 9
1.1.3.2 Tác hại đối với gia đình...................................................................... 11
1.1.3.3 Tác hại đối với xã hội......................................................................... 12
1.1.3.4 Tác hại đối với học đường.................................................................. 12
1.2 Tìm hiểu về tội phạm ma túy quy định trong Bộ luật hình sự........................ 13
1.2.1 Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
(Điều 192 Bộ luật hình sự)...................................................................................... 13
1.2.2 Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 193 Bộ luật hình sự) ................ 15
1.2.3 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma

túy (Điều 194 Bộ luật hình sự) ................................................................................ 18
1.2.4 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào
việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 195 Bộ luật hình sự) ............................. 21

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 4

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

1.2.5 Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ
dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 196 Bộ luật
hình sự) ................................................................................................................... 23
1.2.6 Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197 Bộ luật hình sự) .... 25
1.2.7 Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 198 Bộ luật hình
sự)............................................................................................................................ 27
1.2.8 Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều
200 Bộ luật hình sự)................................................................................................ 28
1.2.9 Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các
chất ma túy khác (Điều 201 Bộ luật hình sự).......................................................... 30
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ
MAU - NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN..................................................................... 33
2.1 Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau ................................... 33
2.1.1 Khái quát về tỉnh Cà Mau........................................................................... 33
2.1.2 Thực trạng, diễn biến của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà
Mau ......................................................................................................................... 35
2.1.2.1 Thực trạng của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau.. 35

2.1.2.2 Diễn biến của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau.... 41
2.1.3 Cơ cấu, tính chất mức độ của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh
Cà Mau.................................................................................................................... 42
2.1.3.1 Cơ cấu của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau....... 42
2.1.3.2 Tính chất mức độ của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà
Mau.......................................................................................................................... 47
2.2 Nguyên nhân dẫn đến các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau..... 49
2.2.1 Nguyên nhân từ môi trường sống.............................................................. 49
2.2.1.1 Môi trường gia đình .......................................................................... 49
2.2.1.2 Môi trường học ................................................................................. 50
2.2.1.3 Môi trường xã hội ............................................................................. 51

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 5

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

2.2.2 Nguyên nhân từ phía người phạm tội........................................................ 52
2.2.2.1 Lợi nhuận từ việc phạm tội................................................................. 52
2.2.2.2 Nhu cầu sử dụng ma túy của người nghiện ......................................... 53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM MA TÚY TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH CÀ MAU ............................................................................................. 55
3.1 Giải quyết các vấn đề Kinh tế - Xã hội ....................................................... 57
3.2 Tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục..................................... 59
3.3 Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh trật tự....................................... 61

3.4 Tăng cường đấu tranh chống các tội phạm về ma túy ............................... 63
3.5 Hoàn thiện pháp luật các tội phạm về ma túy ............................................ 64
KẾT LUẬN........................................................................................................................65

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 6

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

LỜI NÓI ĐẦU


1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, thực hiện đường lối mới của Đảng, đất nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa - xã
hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng
được nâng cao trên trường quốc tế. Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền
kinh tế thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh thời cơ đó, cũng có nhiều
khó khăn thách thức mới, nổi bật là mặt trái của toàn cầu hóa và cơ chế thị trường
đã làm nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp. Trong đó có sự gia tăng của các tội
phạm nói chung và tội phạm phi truyền thống nói riêng. Đặc biệt là các tội phạm về
ma túy.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình tội phạm ma túy những năm qua
ngày càng phức tạp, gia tăng về cả quy mô, tính chất và mức độ. Hoạt động sản
xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất ma túy xuyên quốc gia lan

rộng trên phạm vi toàn cầu và tác động trực tiếp đối với nước ta. Tệ nạn nghiện ma
túy trong nước mặc dù đã được tích cực kiềm chế nhưng vẫn tiếp tục tăng và lan
rộng ra tất cả các tỉnh, thành phố, các khu vực dân cư, đến mọi thành phần, lứa tuổi,
đặc biệt là trong thanh, thiếu niên. Đáng chú ý là số người nghiện ma túy có xu
hướng đang dần trẻ hóa; tệ nạn nghiện ma túy liên quan đến vi phạm pháp luật và
tội phạm hình sự rất cao. Tình hình đó đã tác động rất xấu đến an ninh, trật tự và an
toàn xã hội, đồng thời thực sự là hiểm họa đối với đất nước, dân tộc và nòi giống,
đến sự phát triển bền vững của đất nước, nếu chúng ta không kịp thời triển khai
đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn.
Vì vậy, làm thế nào để triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng
ngừa tích cực, ngăn chặn hữu hiệu tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội đang là câu
hỏi cấp bách đặt ra không chỉ đối với các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội mà còn
là câu hỏi của toàn xã hội.
Tỉnh Cà Mau là một tỉnh nằm cuối cùng cực Nam của tổ quốc, đất rộng
người đông, cơ sở hạ tầng đang trong quá trình đô thị hóa, hệ thống giao thông trên
địa bàn tỉnh còn rất hạn chế. Trình độ dân trí thấp, phần lớn là nông dân. Tình hình

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 7

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

tội phạm, đặc biệt là tội phạm về ma túy còn nhiều diễn biến phức tạp. Từ nhiều
năm qua, cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh đã luôn quan tâm tới công tác phòng,
chống tội phạm đặc biệt là phòng, chống tội phạm về ma túy. Tuy nhiên, do thiếu hệ
thống giải pháp đồng bộ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy

nên tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh có chiều hướng tăng và diễn biến
ngày càng phức tạp.
Với những lý do trên, người viết chọn đề tài: "Tình hình tội phạm ma túy
trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa" làm luận văn tốt
nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Nhằm đánh giá đúng thực trạng, từ đó thấy được kết quả hạn chế
và nguyên nhân. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị cho công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Nhiệm vụ: Làm rõ thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống tội về ma túy
trên địa bàn tỉnh Cà Mau, qua đó rút ra những hạn chế cần khắc phục và tìm ra
những nguyên nhân của hạn chế đó. Đề xuất các giải pháp cho công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau đạt hiệu quả cao.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về tội phạm ma túy,
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy từ năm 2008 đến năm 2012
trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết sử dụng các phương pháp cụ thể
như sau: phương pháp liệt kê, phương pháp phân tích luật viết, phương pháp so
sánh, tổng hợp, phương pháp thu thập tổng hợp và xử lý thông tin, phương pháp
nghiên cứu tài liệu để thực hiện việc nghiên cứu đề tài. Cụ thể, người viết đã tiến
hành phân tích làm rõ các kiến thức chuyên môn, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho
vấn đề mình đang nghiên cứu. Tiến hành trình bày các quy định của pháp luật, giải
thích và chỉ ra các mặt tích cực và những điểm tồn tại trong quy định này. Sau đó so
sánh, đánh giá giữa cơ sở lý luận và pháp lý có mâu thuẫn hay thống nhất với nhau.
Bên cạnh đó, người viết thu thập những sự kiện và thống kê các số liệu thực tế để
chứng minh cho các vấn đề đã nêu. Cuối cùng, người viết tổng hợp các vấn đề trong
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu


Trang 8

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

một mối quan hệ thống nhất, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát và nhìn nhận
đúng bản chất của vấn đề.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm có 3 chương:
Chương I: Tổng quan về ma túy và Tội phạm về ma túy.
Chương II: Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau - Nguyên
nhân dẫn đến.
Chương III: Giải pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Cà
Mau.
Qua quá trình làm luận văn người viết đã nhận được sự giúp đỡ của các quý
thầy cô. Đặc biệt là Thầy Nguyễn Chí Hiếu đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ người
viết rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn. Đây là bài viết đầu tiên, nên
không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy
cô để bài viết của người viết được hoàn thiện hơn. Đồng thời, người viết cũng xin
cảm ơn Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Cà Mau, Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau đã cung cấp số liệu để người viết hoàn thành cuốn
luận văn này.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 9


SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MA TÚY VÀ TỘI PHẠM MA TÚY
1.1 Khái quát chung về ma túy và tội phạm về ma túy
1.1.1 Khái niệm chất ma túy và các tội phạm về ma túy
1.1.1.1 Khái niệm chất ma túy
Ở Việt Nam, thuật ngữ “ma túy” xuất hiện, ban đầu có nghĩa là thuốc phiện.
Sau đó ma túy còn là sản phẩm của các loại cây khác như cây cần sa và cây côca.
Có ý kiến cho rằng gọi là “ma túy” vì các chất này có tác dụng như ma thuật, ma
quái, có thể chữa bệnh kỳ lạ và tăng hưng phấn kích thích tinh thần. Nó làm cho con
người mê mẩn, ngây ngất, túy lúy. Vì vậy, ma túy là từ Hán – Việt được ghép từ
“ma thuật, ma quái và túy lúy”. Trong văn học còn có cụm từ “Sự quyến rũ của
nàng tiên nâu” để chỉ thuốc phiện, ma túy. Trong tiềm thức của người Việt Nam
“ma túy” đồng nghĩa với sự xấu xa tội lỗi.
Thuật ngữ “ma túy” lần đầu tiên được sử dụng tại Điều 203 Bộ luật hình sự
1985 “Tội tổ chức dùng chất ma túy”.
Ngày nay, ngoài các sản phẩm của cây thuốc phiện, cây cần sa, cây côca...
còn có các chất khác được tổng hợp trong phòng thí nghiệm cũng có tính chất gây
nghiện. Vì vậy khái niệm ma túy được mở rộng về nội dung. Hiện nay khái niệm về
các chất ma túy đang tồn tại hai hệ thống khái niệm: Khái niệm dưới góc độ pháp lý
và khái niệm dưới góc độ khoa học.
- Khái niệm dưới góc độ pháp lý: Theo quy định tại Điều 2 của Luật phòng
chống ma túy năm 2000 thì các chất ma túy được hiểu như sau: “Chất ma túy là các
chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các doanh mục do Chính phủ
ban hành”. Luật phòng chống ma túy cũng giải thích rất rõ:
+ Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng

nghiện đối với người sử dụng.
+ Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu
sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
+ Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy
định trong danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất gây nghiện, kích thích
hoặc gây ảo giác cho người sử dụng.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 10

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Ví dụ: các loại thuốc tân dược gây nghiện như Mócphin, Codein, Pethedin,
Dolargan, Dolosan, Diazepam, Seduxen, Valium…
+ Cây có chứa chất ma túy bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây côca,
cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma túy do chính phủ quy định.
- Khái niệm dưới góc độ khoa học: Theo quan điểm của các nhà khoa học
cũng như của Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế của Liên hợp quốc (UNDCP) thì
chất ma túy được hiểu là: Chất hóa học nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo khi xâm nhập
cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ làm con
người bị lệ thuộc vào chúng và cuối cùng gây nên những tổn thương cho từng cá
nhân và cộng đồng1.
1.1.1.2 Khái niệm các tội phạm về ma túy
Khái niệm các tội phạm về ma túy được hiểu như sau: “Các tội phạm về ma
túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm đến những quy định
của Nhà nước về quản lý và sử dụng các chất ma túy, gây thiệt hại cho lợi ích của
xã hội, của công dân và gây mất trật tự an toàn xã hội”2.

1.1.2 Các chất ma túy phổ biến
1.1.2.1 Thuốc phiện
Cây thuốc phiện còn có tên gọi khác là cây á phiện hoặc cây anh túc (tên
Latinh: Papaver Somniferum L.) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1 1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét, vôi. Nó có từ 8 - 12 nhánh phụ,
mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa thuốc phiện
(opium) là nhựa màu trắng được chiết xuất từ quả thuốc phiện, sau đó sấy khô, đóng
bánh. Trong y học, nhựa thuốc phiện được dùng làm thuốc giảm đau, chữa ho, tiêu
chảy… Dùng thuốc phiện nhiều lần sẽ gây nghiện do tác động dược lý của các
ancaloit trong nhựa thuốc phiện… Có khoản 40 ancaloit trong nhựa thuốc phiện,
trong đó có năm chất cơ bản đó là mócphin 4 - 21%, nacotin 2 - 2,8%, codein 0,7 3%, thebain 0,2 - 1%, papaverin 0,5 - 1,3%3.
Để lấy nhựa thuốc phiện, khi quả chưa chín, người ta lấy mũi dao sắc nhọn
rạch xung quanh quả, mỗi ngày rạch một ít, mỗi quả thuốc phiện rạch từ 15 đến 20
1

Từ điển Bách khoa Công an nhân dân, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 406.
Tìm hiểu tội phạm và các tội phạm về ma túy, Nxb.Lao động, Hà Nội, 2002, tr. 35.
3
Tìm hiểu Luật phòng chống ma túy, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.2002, tr23.
2

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 11

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

nhát, nhựa lúc này có màu nâu trắng đục như sữa đặc từ khía rạch chảy ra. Dưới tác

động của ánh mặt trời, không khí, nhựa chuyển dần sang mầu nâu đen, sau khi phơi
khô, nhựa đó được gọi là thuốc phiện sống, có mùi thơm đặc biệt, thường được gói
bằng lá chuối, túi nilon với trọng lượng khác nhau. Muốn có thuốc phiện chín để sử
dụng (uống, hút) hoặc tiêu thụ, người ta đun nóng thuốc phiện sống lên để khử mùi
dầu, sau đó thuốc phiện chín được phân thành từng chỉ khoảng 3,75 gam hoặc từng
lạng (10 chỉ) để tiêu thụ. Sau khi hút thuốc phiện thì phần còn lại trong tẩu gọi là sái
thuốc phiện, trong sái thuốc phiện vẫn còn một lượng nhất định mócphin, nên người
ta thường trộn sái thuốc phiện với thuốc phiện chín để dùng tiếp.
Hêrôin là chất ma túy được điều chế từ mócphin, mócphin là một hợp chất
hữu cơ được điều chế từ nhựa thuốc phiện, hàm lượng mócphin có trong thuốc
phiện cao nhất trong số các hợp chất của thuốc phiện. Mócphin được các nhà khoa
học Đức chiết xuất ra từ thuốc phiện từ thế kỷ X. Mócphin thường được sử dụng
dưới dạng bột kết tinh, bột mócphin không mùi, có vị đắng thường có các màu
trắng, xám, cà phê, tùy độ tinh khiết sau khi bào chế. Mócphin có tác dụng giảm
đau, gây ngủ, được sử dụng liều nhỏ trong y tế dưới dạng thuốc tiêm, thuốc uống để
giảm đau, đặc biệt đối với đau mãn tính hoặc chuẩn bị gây mê. Do tác dụng trực
tiếp đến thần kinh trung ương nên mócphin dễ gây nghiện cho người sử dụng, bởi
mócphin là một trong những chất ma túy mạnh, do vậy hầu hết các quốc gia trên thế
giới và nước ta cấm sản xuất và nhập khẩu mócphin trái phép.
Hêrôin (còn gọi là diaxêtin mócphin hay bạch phiến, thuốc phiện trắng), chế
phẩm từ mócphin được tinh chế từ thuốc phiện. Hêrôin có dạng bột tinh thể màu
trắng, tan được trong nước và hêrôin được các nhà khoa học Đức chiết xuất ra vào
năm 1899 để làm thuốc giảm đau. Hêrôin có tác dụng giảm đau mạnh hơn mócphin,
nhưng độc hại hơn nhiều lần, nên được dùng với liều nhỏ trong y tế làm thuốc giảm
đau, an thần. Hêrôin có khả năng gây nghiện rất nhanh thường chỉ sau vài lần sử
dụng, người nghiện hêrôin bị suy sụp rất nhanh cả thể xác lẫn tinh thần. Hêrôin
thường được dùng dưới dạng bột và nước, nó được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm
vào tĩnh mạnh, sau khi vào máu, người nghiện có trạng thái mơ màng, đê mê, ảo
giác, tạm thời mất phần lớn cảm giác, nếu sử dụng hêrôin liều cao sẽ gây ngộ độc,
làm tê liệt hệ thần kinh trung ương. Với một liều khoảng 0,06g hêrôin có thể gây tử

vong ngay sau khi đưa vào cơ thể. Vì thế hêrôin được coi là loại ma túy rất nguy
hiểm, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cấm sản xuất, tàng trữ và sử dụng
hêrôin.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 12

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

1.1.2.2 Cần sa
Cây cần sa (bồ đà) có tên Latinh là Canabissativa L. Còn gọi là cây Gai dầu,
cây Gai mèo, cây Đai ma. Trong y học, cần sa còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ.
Nhựa cần sa (cannabis resin) là nhựa chiết xuất từ cây cần sa (lá, thân, vỏ, hoa,
quả), sau đó đem phơi khô, đóng bánh hoặc làm thành viên.
Cây cần sa là cây thân thảo mộc, thuộc họ Canabinaceae, cao từ 2-3m, thân
mọc thẳng, đường kính thân cây từ 3-6cm, thân nhiều cành, cành có nhiều nhánh lá,
quả hình tròn, nhọn, có màu xám trơn, gọi là hạt cần sa. Tùy từng địa phương, cần
sa có tên gọi khác nhau như gai dầu, lanh mèo, gai mèo, đai ma, bồ đà… Vỏ của
cây cần sa được dùng làm sợi bện dây thừng, làm nguyên liệu trong công nghiệp
dệt, hạt dùng làm thực phẩm, ép lấy dầu và chế thuốc, bã hạt cần sa sau khi ép dùng
làm thức ăn cho gia súc, có tác dụng tăng trọng, hoa và lá được dùng làm thuốc an
thần.
Cây cần sa được trồng nhiều ở Trung Quốc, các nước Nam Á, Đông Nam Á,
Vùng Địa Trung Hải, Nam Mỹ, một số nước Châu Phi, Châu Âu và Bắc Mỹ. Có hai
loại cần sa: Cần sa Ấn Độ và cần sa Trung Quốc, ở Việt Nam cần sa Ấn Độ được
trồng nhiều ở các tỉnh phía nam, còn cần sa Trung Quốc được trồng nhiều ở các tỉnh
phía bắc. Các sản phẩm từ cần sa gồm ba loại đó là:

- Loại thứ nhất: Thảo mộc cần sa. Đây là loại có hàm lượng chất gây nghiện
từ 0,5-5% , loại này được sản xuất từ lá, hoa và hạt cần sa, sau khi thu hoạch, được
ép và đóng thành bánh với khối lượng và hình dáng khác nhau, thường được đóng
thành bánh có trọng lượng từ 2-10kg, người sử dụng thường thái nhỏ rồi nghiền nát
cuộn thành điếu như thuốc lá để hút, hoặc có thể pha như nước chè để uống, luộc
lên như rau ăn.
- Loại thứ hai: Nhựa cần sa. Loại này được chiết xuất từ thân, lá, hoa và hạt
cần sa, sau khi phơi khô đem chưng cất hoặc ép lấy nhựa. Nhựa cần sa có màu đen
hoặc vàng xám tùy vào cây cần sa, hàm lượng chất gây nghiện trong nhựa cần sa từ
2-10%, cao hơn rất nhiều lần so với thảo mộc cần sa, nhựa cần sa thường được đóng
thành bánh từ 0,5-1kg, hoặc được làm thành viên có đường kính từ 1-8cm.
- Loại thứ ba: Tinh dầu cần sa (còn gọi là cần sa lỏng). Loại này được chiết
xuất từ thảo mộc cần sa hoặc nhựa cần sa, chứa hàm lượng chất gây nghiện rất cao
10-30%.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 13

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Từ lâu đời, người Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai và các dân tộc khác ở vùng
Đông Nam Á đã biết sử dụng cây cần sa. Trong y học dân tộc của nhiều nước, cây
cần sa được dùng để làm thuốc trị bệnh thần kinh, quáng gà, hen suyễn… Ngày nay,
các chất chiết xuất từ cần sa được dùng trong y học hiện đại làm thuốc an thần,
thuốc trị các bệnh ho, nôn mửa, giảm đau. Cần sa dùng nhiều sẽ gây nghiện, làm tổn
hại tới sinh lý và thể lực, do có tác dụng lên thần kinh trung ương, gây kích thích và

ảo giác cho người sử dụng.
1.1.2.3 Cây Côca
Cây côca có tên Latinh là Erythroxylon norogranatense, là loại cây thân gỗ,
lá đơn, tròn to hoặc hình bầu dục, mọc so le, cuống ngắn kèm hai lá nhỏ biến đổi
thành gai. Hoa nhỏ, mọc đơn hoặc tập trung 3 – 4 hoa ở kẻ lá, quả có hình trứng,
khi chín có màu đỏ, chứa một hạt chín, quả chín được thu hoạch để trồng, phơi hoặc
sấy khô rồi nghiền bột, dùng để chế côcain. Từ xa xưa người dân Nam Mỹ đã dùng
lá côca nhai với vôi như một thứ thuốc kích thích giúp tinh thần thêm sảng khoái,
không còn cảm giác đói, làm việc khỏe hơn và dùng lá côca sau một thời gian sẽ bị
nghiện. Cây côca cho thu hoạch trong vòng 40 năm, mỗi năm có thể hái lá nhiều
lần.
Cây côca có thể cao tới 6 mét và mọc chủ yếu ở các nước Nam Mỹ như Pêru,
Bôlivia, Côlômbia, Braxin và Êquađo. Đầu thế kỷ XX, cây côca được người Hà Lan
đưa sang trồng ở đảo Java (Inđônêxia), sau đó được gọi là Java côca và có hàm
lượng thấp hơn. Sau này, cây côca được trồng ở các nước Châu Âu, Nhật Bản, Ấn
Độ và XriLanca. Cây côca đem vào Việt Nam trồng vào những năm 50 của thế kỷ
XX và được coi là một trong những cây có chứa chất ma túy, vì vậy Nhà nước ta
cấm trồng loại cây này. Lá côca là nguyên liệu thô để sản xuất côcain (ngoài ra,
trong lá côca còn chứa các ancaloit khác như Cinanylcocain; Truxilococain và
Tropococain). Các sản phẩm khác được chế ra từ cây côca gồm bột côca, cao côca,
côcain.
Côcain là hợp chất (ancaloit) chính trong lá cây côca có dạng bột tinh thể
màu trắng, ít tan trong nước nhưng tan được trong êtanon và ête. Côcain có tác dụng
gây tê tại chỗ, tác động lên dây thần kinh trung ương, gây cảm giác hoang tưởng,
kích thích, hưng phấn, dùng lâu dài sẽ để lại di chứng rối loạn chức năng cơ quan
thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn và gây nghiện rất khó cai. Trong y học côcain
được dùng làm gây tê bề mặt ở mắt, tai, mũi, họng, trong bệnh đau dây thần kinh.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu


Trang 14

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Nếu dùng liều cao sẽ gây ảo giác chóng mặt, liệt hô hấp và dẫn đến tử vong. Côcain
là loại ma túy nguy hiểm, thường được dùng dưới dạng thuốc tiêm hoặc thuốc hút,
tùy thói quen sử dụng của người nghiện, còn có thể pha côcain với nước để uống
hoặc đốt để hít. Hiện nay, côcain còn được điều chế thành crack – một chất ma túy
có tác dụng mạnh hơn và gây nghiện cao hơn nhiều lần so với côcain4.
1.1.2.4 Ma túy tổng hợp
Ma túy tổng hợp (Ma túy đá) là các chất ma túy được điều chế bằng phương
pháp tổng hợp hóa học toàn phần từ các hóa chất (được gọi là tiền chất). Điển hình
là các chất amphetamin, ví dụ: Methadon (dolophin); dolargan (pethidin)… Các
chất ma túy tổng hợp có tác dụng mạnh và nhanh hơn các chất ma túy bán tổng hợp.
Các chất ma túy tổng hợp và các chất ma túy bán tổng hợp thường được gọi
chung là các chất ma túy tổng hợp. Theo ba công ước của Liên hợp quốc thì có 22
tiền chất và hóa chất để điều chế ra các chất ma túy cần được kiểm soát. Theo nghị
định của Chính phủ số 67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001. Ban hành các
danh mục chất ma túy và tiền chất, thì hiện nay có 22 tiền chất cần kiểm soát5.
Việc phân loại này không chỉ có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu lý luận
mà còn giúp cho thực tiễn đấu tranh phòng chống ma túy, biết được ma túy có
nguồn gốc từ đâu để truy tìm đến tận nguồn sản xuất ma túy nhằm giải quyết triệt
để tội phạm và tệ nạn ma túy.
1.1.3 Tác hại của ma túy
1.1.3.1 Tác hại đối với sức khỏe người sử dụng
- Đối với hệ tiêu hóa: Người nghiện luôn có cảm giác no, vì vậy họ không
muốn ăn, tiết dịch của hệ tiêu hóa giảm, họ thường có cảm giác buồn nôn, đau

bụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón.
- Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở
trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều
trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi
ngưng thở rất đột ngột.
+ Những đối tượng hít ma túy thường bị viêm mũi, viêm xoan, viêm đường
hô hấp trên và dưới.
4
5

Tìm hiểu Luật phòng chống ma túy, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.2002, tr.30


GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 15

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

+ Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là côcain) có thể gây phù phổi cấp,
tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc
nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản...
+ Theo thông tin trên tạp chí Medical Progress tháng 1 năm 1999, nhiều công
trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ đã cho thấy có mối liên quan giữa hút ma túy
(nhất là côcain) và ung thư phổi.
- Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh
hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn

có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp tim
đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm
tăng huyết áp.
- Đối với hệ thần kinh: Khi đưa ma túy vào cơ thể, ma túy sẽ tác động trực
tiếp lên hệ thần kinh trung ương gây nên tình trạng kích thích hoặc ức chế từng
phần ở bán cầu đại não. Người nghiện nặng có biểu hiện rối loạn phản xạ thần kinh,
đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh
sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động…) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối
loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho
người nghiện ma túy) viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, run chân, tay, chậm
chạp, u sầu, ngại vận động, dễ bị kích động dẫn tới tội ác, nếu dùng liều cao có thể
bị ngộ độc cấp, biểu hiện rối loạn tâm thần nặng, hôn mê, ở trạng thái loạn thần
kinh sớm, người nghiện ma túy có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và
người xung quanh.
+ Ở trạng thái loạn thần kinh muộn, người nghiện ma túy bị méo mó về nhân
cách tạo nên sự ích kỷ, sự đòi hỏi hưởng thụ, mất dần tích cách, trách nhiệm của cá
nhân trong đời sống. Họ dần trở thành những con người liều lĩnh và tàn nhẫn.
- Đối với hệ tuần hoàn: Người nghiện thường bị loạn nhịp, huyết áp tăng
giảm đột ngột, mạch máu bị xơ cứng, đặc biệt là hệ mạch não làm ảnh hưởng đến
các hoạt động của bộ não. Do việc tiêm chích thường không vô trùng nên dễ dẫn
đến nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch, thường gặp viêm tắc tĩnh mạch hai chi
dưới. Có trường hợp viêm tắc tĩnh mạch quá nặng, thầy thuốc phải cưa chân người
bệnh để cứu tính mạng hoặc sau khi họ khỏi sẽ để lại di chứng teo cơ vĩnh viễn.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 16

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt



Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

+ Làm suy giảm chức năng thải độc: Trong cơ thể gan, thận là cơ quan chủ
yếu đào thải các chất độc. Khi nghiện ma túy nhất là hêrôin hai cơ quan này suy yếu
ảnh hưởng đến chức năng thải độc làm các chất độc tích tụ trong cơ thể, càng làm
cho gan, thận và toàn cơ thể suy yếu, thường người nghiện hay bị các bệnh như:
viêm gan, suy gan, suy thận… dẫn đến tử vong.
- Các bệnh về da: Người nghiện ma túy bị rối loạn cảm giác da, nên không
cảm thấy bẩn, mặt khác họ thường sợ nước vì vậy họ rất ngại tắm rửa, đây là điều
kiện thuận lợi cho các bệnh về da phát triển như ghẻ lở, hắc lào, viêm da…
- Đối với hệ sinh dục: Không như người ta thường lầm tưởng, dùng ma túy
sẽ làm tăng khả năng tình dục. Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục suy giảm
một cách rõ rệt và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian
khá lâu. Ở những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to
(gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong
kinh và vô sinh.
- Nghiện ma túy dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao
động.
1.1.3.2 Tác hại đối với gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, bao gồm những người thân ruột thịt đó là vợ
chồng, ông bà, cha mẹ và con cái… gia đình là điểm tựa để từng thành viên cùng
tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội. Một khi nghiện ma túy sẽ làm tiêu hao
tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của người nghiện
là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000đ thậm chí 1.000.000 - 2.000.000đ/
ngày6, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của,
tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình,
hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc
thậm chí giết người, cướp của.
Khi một thành viên trong gia đình nghiện ma túy sức khoẻ các thành viên

khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên...vì
trong gia đình có người nghiện)
Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly
hôn, con cái không ai chăm sóc...)
6

/>
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 17

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người
nghiện do ma tuý gây ra.
1.1.3.3 Tác hại đối với xã hội
Người nghiện ma túy có khuynh hướng gây mất trật tự an toàn xã hội, sẵn
sàng làm bất cứ việc gì để có tiền tiêm chích, dẫn đến gia tăng các tệ nạn xã hội:
Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm.
Buôn bán ma túy đem lại siêu lợi nhuận, các đối tượng mua bán ma túy
không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào, hậu quả ra sao, do đó ảnh hưởng đến đạo đức,
thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc là điều không thể tránh khỏi. Làm giảm sút
sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động
ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là
nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn
cầu chưa có thuốc chữa).
Tội phạm ma túy là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm

trong nước, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự (trộm, cướp, buôn bán ma túy, buôn
bán người, mại dâm, cờ bạc)
1.1.3.4 Tác hại đối với học đường
Hiện tại môi trường học đường đã và đang bị ma túy tấn công bằng mọi thủ
đoạn và với mức độ ngày càng nghiêm trọng, tỷ lệ sinh viên, học sinh nghiện ma
túy năm sau cao hơn năm trước. Thanh thiếu niên học sinh, sinh viên là tương lai
của đất nước. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này dễ bị cám dỗ sa ngã và đây chính là điều
kiện tốt nhất để ma túy tấn công. Một khi sử dụng ma túy các em thay đổi trạng thái
tâm lý, sa sút về tinh thần, xa lánh nếp sống sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người
thân, bạn bè tốt.
Khi đã lệ thuộc vào ma túy thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma
túy, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường, giảm hoặc
mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc học hành sa sút. Hành vi, lối
sống của giới trẻ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và pháp luật, rất
dễ trở thành người bị tha hóa về nhân cách. Khả năng không thể tiếp tục đi học là
rất cao.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 18

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

1.2 Tìm hiểu về tội phạm ma túy quy định trong Bộ luật hình sự
1.2.1 Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
(Điều 192 Bộ luật hình sự)
1.2.1.1 Định nghĩa

Trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy là hành vi
trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất
ma túy.
1.2.1.2 Dấu hiệu pháp lý
a) Khách thể:
Tội phạm này xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về quản lý sử
dụng các chất ma túy. Đối tượng tác động của tội phạm này là cây thuốc phiện, cây
côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.
b) Khách quan:
Người phạm tội có hành vi trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc
các loại cây khác có chứa chất ma túy. Hành vi trồng được hiểu là hành vi tham gia
trực tiếp vào quá trình canh tác với những kỹ thuật khác nhau từ gieo trồng đến
chăm sóc… để tạo ra sản phẩm cuối cùng là cây thuốc phiện hoặc loại cây khác có
chứa chất ma túy. Địa điểm canh tác có thể bất cứ nơi nào, không kể là trên vườn
nhà, nương rẫy hay trong rừng…
Hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị coi là hành vi khách quan của
tội phạm này nếu được thực hiện sau khi đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo
điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này. Như
vậy, có ba điều kiện để hành vi trồng cây có chứa chất ma túy bị coi là tội phạm. Đó
là:
- Đã được giáo dục nhiều lần: Người vi phạm phải có ít nhất hai lần được cơ
quan có thẩm quyền nhắc nhở, yêu cầu chấp dứt việc trồng cây và phá bỏ số cây đã
trồng.
- Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống: Người vi phạm đã được Nhà
nước hỗ trợ các điều kiện về vật chất, tài chính và kỹ thuật để có thể bỏ việc trồng
cây có chứa chất ma túy, chuyển sang cây trồng khác mà không ảnh hưởng đến đời

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 19


SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

sống. Sự hỗ trợ của nhà nước có thể là cấp lương thực, cấp tiền hoặc vay tiền không
tính lãi, cấp giống cây trồng mới cũng như hướng dẫn canh tác…
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này: Người vi phạm đã bị cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử phạt hành chính như cảnh cáo, phạt
tiền… về hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.
Tóm lại, hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị coi là tội phạm khi
hành vi đó kèm theo ba điều kiện khác nửa, đó là đã được giáo dục nhiều lần, đã
được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính. Nếu thiếu một
trong các yếu tố nêu trên thì không cấu thành tội danh này (Ví dụ: Một người có
hành vi trồng cây thuốc phiện, nhưng chưa bị giáo dục lần nào thì không bị coi là
phạm tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy vì chưa
có đủ các yếu tố cấu thành đã được quy định. Trường hợp này chỉ được coi là vi
phạm hành chính và xử lý bằng biện pháp hành chính). Đây là điều thể hiện chính
sách của Nhà nước, một mặt loại trừ tận gốc tệ nạn ma túy, mặt khác cũng phải
chiếu cố đến tình hình thực tế để chính sách cấm trồng cây có chứa chất ma túy có
điều kiện thực hiện
c) Chủ quan:
Lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết hành vi tiếp tục
trồng cây có chứa chất ma túy sau khi đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều
kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt vi phạm hành chính là nguy hiểm cho xã
hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện việc làm đó.
d) Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm
hình sự.

1.2.1.3 Hình phạt
Điều 192 Bộ luật hình sự quy định 2 khung hình phạt:
- Khung cơ bản có mức phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, áp dụng đối với trường
hợp phạm tội bình thường.
- Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 3 năm đến 7 năm, áp dụng đối với
trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau:

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 20

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

+ Có tổ chức: Là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa người cùng thực
hiện tội phạm này (đồng phạm) như có sự bàn bạc, chuẩn bị, có sự phân công từng
người trong tổ chức…
+ Tái phạm tội này: Là trường hợp trước đây người phạm tội đã bị Tòa án
kết án về tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy chưa
được xóa án tích, nay lại phạm tội này.
1.2.2 Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 193 Bộ luật hình sự)
1.2.2.1 Định nghĩa
Sản xuất trái phép chất ma túy là hành vi chiết xuất chất ma túy từ quả của
cây thuốc phiện, cần sa, lá của cây côca cũng như việc điều chế, pha chế từ tiền chất
ma túy thành chất ma túy khác trái với quy định của Nhà nước.
1.2.2.2 Dấu hiệu pháp lý
a) Khách thể:
Tội phạm này xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về sản xuất các

chất ma túy. Đối tượng của tội phạm này là các chất ma túy, nguyên liệu thực vật có
chứa chất ma túy và tiền chất ma túy.
b) Khách quan:
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi sản xuất trái phép chất ma
túy dưới bất kỳ hình thức nào. Đó là những hành vi tham gia vào quá trình tạo ra
chất ma túy. Quá trình này có thể nhiều công đoạn khác nhau và được tiến hành với
các phương pháp, quy trình cũng như với các phương tiện, thiết bị khác nhau.
Người phạm tội có thể có hành vi tham gia vào toàn bộ quá trình đó nhưng không
đòi hỏi nhất thiết phải như vậy. Luật chỉ đòi hỏi có hành vi tham gia vào bất kỳ
công đoạn nào đó của quá trình tạo ra chất ma túy.
Trên thực tế các chất ma túy có thể được tạo ra theo một trong các phương
pháp thông thường sau:
- Chiết xuất: Là tách tinh chất từ thảo mộc hoặc từ hỗn hợp chất bằng những
phương pháp khác nhau. Chiết xuất chất ma túy ở Việt Nam thường gặp là chiết quả
thuốc phiện để thu hỗn hợp nhựa rồi sau đó chế biến thành thuốc phiện.
- Điều chế: Là tạo ra chất mới từ những chất đã có. Điều chế chất ma túy có
thể là quá trình tinh lọc các chất ma túy hoặc là quá trình chuyển hóa từ chất ma túy
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 21

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

này sang chất ma túy khác hoặc có thể là tổng hợp ra chất ma túy từ các tiền chất
ma túy đã có…
- Pha chế: Là quá trình pha trộn các chất theo tỷ lệ hoặc công thức nhất định
để tạo ra hỗn hợp nhất định. Pha chế các chất ma túy là quá trình trộn lẫn để tạo ra

chế phẩm có chứa chất ma túy ở thể rắn hay thể lỏng…
Sản xuất “trái phép” được hiểu là sản xuất trái với quy định của Nhà nước.
Để kiểm soát chặt chẽ các chất ma túy, Nhà nước ta độc quyền và chỉ giao
cho những cơ sở nhất định được phép chế biến các chất ma túy nhất định phục vụ
cho các mục đích chung. Tất cả những hành vi sản xuất của các đối tượng ngoài các
cơ sở được giao điều bị coi là trái phép. Cũng bị coi là trái phép trong trường hợp,
tuy được phép nhưng đã sản xuất ngoài nội dung cho phép.
c) Chủ quan:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi
sản xuất chất ma túy là hành vi trái phép và nguy hiểm xã hội nhưng vẫn thực hiện
nhằm đạt được mục đích vụ lợi hoặc mục đích cá nhân khác của mình.
d) Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm
hình sự.
1.2.2.3 Hình phạt
Điều 193 Bộ luật hình sự quy định 4 khung hình phạt:
- Khung cơ bản có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, áp dụng cho những
trường hợp phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy không có một trong các tình tiết
tăng nặng thuộc khung tăng nặng thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
- Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, áp dụng
cho những trường hợp phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy có một trong các tình
tiết tăng nặng sau:
+ Có tổ chức: Là trường hợp đồng phạm sản xuất trái chất ma túy mà các chủ
thể có sự kết hợp chặt chẽ với nhau.
+ Phạm tội nhiều lần: Là trường hợp người phạm tội sản xuất trái phép chất
ma túy ít nhất hai lần nhưng chưa bị xét xử lần nào.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 22


SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Là trường hợp người phạm tội đã sử dụng
chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi sản xuất chất ma túy hoặc để
thực hiện được dễ dàng hơn.
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: Đây là trường hợp người phạm tội
đã lấy danh nghĩa cơ quan hoặc tổ chức nơi họ làm việc hoặc công tác để thực hiện
hành vi sản xuất chất ma túy.
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ 500g đến
dưới 1kg;
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ 5g đến dưới 30g;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ 20g dến dưới 100g;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ 100ml đến dưới 250ml;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương
đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các tình tiết tăng nặng nêu
trên;
+ Tái phạm nguy hiểm: Là trường hợp đã tái phạm hoặc đã bị kết án về tội
rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích lại phạm tội
sản xuất trái phép chất ma túy.
- Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, áp dụng
cho các trường hợp có một trong những tình tiết tăng nặng sau:
+ Có tính chất chuyên nghiệp: Là trường hợp liên tiếp phạm tội sản xuất trái
phép chất ma túy và coi nguồn thu chính là từ việc phạm tội đó.
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ 1kg đến
dưới 5kg.
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ 30g đến dưới 100g.

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ 100g đến dưới 300g.
+ Các chất ma túy ở thể lỏng từ 250ml đến dưới 750ml.
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà số lượng của các chất đó tương đương với
số lượng chất ma túy quy định tại một trong số các tình tiết tăng nặng của khung
này.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 23

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

- Khung tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử
hình, áp dụng cho những trường hợp sản xuất trái phép một hoặc nhiều chất ma túy
với số lượng trên mức cao nhất quy định tại một trong các tình tiết tăng nặng của
khung tăng nặng thứ hai.
1.2.3 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy (Điều 194 Bộ luật hình sự)
1.2.3.1 Định nghĩa
Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là
hành vi cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, chiếm đoạt (bằng mọi hình
thức) chất ma túy.
1.2.3.2 Dấu hiệu pháp lý
a) Khách thể:
Tội phạm này xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về tàng trữ, vận
chuyển, mua bán các chất ma túy. Đối tượng của tội phạm này là các chất ma túy và
các nguyên liệu thực vật có chứa chất ma túy.

b) Khách quan:
Các hành vi khách quan của loại tội phạm này là:
- Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy;
- Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy;
- Hành vi mua bán trái phép chất ma túy;
- Hành vi chiếm đoạt chất ma túy;
+ Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ trái phép chất ma
túy trong người, trong nhà hoặc ở nơi nào đó, không kể thời gian bao lâu.
Hành vi tàng trữ bị coi là trái phép khi hành vi đó được thực hiện hoàn toàn
không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
+ Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi đưa chất ma túy từ địa
điểm này đến địa điểm khác mà không có giấy phép hợp lệ.
Hành vi vận chuyển chất ma túy có thể được thực hiện dưới bất kỳ hình thức
nào như mang theo người, chuyển qua đường bưu điện, đường hàng không…

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 24

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy chỉ có thể là hành động.
+ Hành vi mua bán trái phép chất ma túy là hành vi trao đổi trái phép chất
ma túy dưới bất kỳ hình thức nào.
Hành vi mua bán chất ma túy có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như dưới hình thức hành vi mua bán theo nghĩa thông thường, hành vi
xin, cất giữ, vận chuyển để bán hoặc hành vi trao đổi, thanh toán bằng chất ma

túy…
+ Hành vi chiếm đoạt chất ma túy là hành vi chuyển chất ma túy của người
khác thành của mình bằng bất kỳ thủ đoạn nào. Các thủ đoạn cụ thể của hành vi
chiếm đoạt chất ma túy nói chung là giống các hình thức chiếm đoạt tài sản đã được
Bộ luật hình sự quy định. Người phạm tội có thể có hành vi giống các hành vi phạm
tội của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, như hành vi dùng vũ lực
hay hành vi lừa dối để chiếm đoạt hoặc hành vi lén lút chiếm đoạt…
Tội phạm hoàn thành từ thời điểm thực hiện một trong bốn hành vi khách
quan kể trên.
c) Chủ quan:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Khi xác định lỗi của người phạm
tội cần chú ý những điểm sau:
- Người có hành vi tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy mà có
mục đích bán chất ma túy thì phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.
- Người có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà không biết trong đó
có chất ma túy thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt chất ma
túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng với hành vi chiếm
đoạt tài sản đã thực hiện.
d) Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm
hình sự.
1.2.3.3 Hình phạt
Điều 194 Bộ luật hình sự quy định 4 khung hình phạt, bao gồm khung cơ bản
và 3 khung tăng nặng:

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 25

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt



×