Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Bài giảng sức khỏe nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG


SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

2010


ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG


SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

2010

2


CHỦ BIÊN:
BS.CKI. PHAN HỒNG MINH
THƯ KÝ BIÊN SOẠN:
CN. HUỲNH THỊ HỒNG TRÂM
NHỮNG NGƯỜI BIÊN SOẠN
ThS. PHẠM THỊ LAN ANH
BS.CKI. PHAN HỒNG MINH
CN. HUỲNH THỊ HỒNG TRÂM


3


LỜI NĨI ĐẦU
Sức khỏe nghề nghiệp là một mơn khoa học chuyên nghiên cứu về
mối quan hệ giữa sức khỏe người lao động với môi trường và điều kiện lao
động nghề nghiệp của người lao động nhằm: Dự phòng các tai hại nghề
nghiệp, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động. Duy trì, nâng cao sức khỏe cho
người lao động.
Sách giới thiệu các nội dung cơ bản trong lĩnh vực súc khỏe nghề nghiệp
với mục đích góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp sinh viên có tài liệu
để phục vụ học tập, đặc biệt là đối với sinh viên Y tế Công Cộng. Được sự giúp đỡ
của Dự án Nâng cao năng lực các khoa y tế Công Cộng do AP tài trợ, chúng tôi đã
cố gắng biên soạn, tập hợp các kiến thức cơ bản có liên quan đến Sức khỏe nghề
nghiệp sát với chương trình khung của Bộ Y tế dành cho hệ đại học tại Đại Học Y
Dược TP.HCM.

Trong q trình biên soạn, có thể cịn thiếu sót. Chúng tơi chân thành cảm
ơn ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc.

Phó Chủ nhiệm Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp.

BSCKI. PHAN HỒNG MINH

4


MỤC LỤC
Đại cương sức khỏe nghề nghiệp...............................................................................6
Các yếu tố tác hại nghề nghiệp và biện pháp phịng chống....................................14

Ơ nhiễm mơi trường lao động do các yếu tố vật lý.................................................22
Nhiễm độc hóa chất trong sản xuất .........................................................................37
Bệnh bụi phổi nghề nghiệp......................................................................................48
Nhiễm độc chì..........................................................................................................63
Nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật........................................................................75
Nhiễm độc một số yếu tố sinh học...........................................................................85
Ergonomics...............................................................................................................89
Tai nạn lao động.......................................................................................................95
Công tác an toàn vệ sinh lao động và các biện pháp phịng ngừa.........................106
Quản lí về Sức khỏe và An tồn nghề nghiệp.......................................................121
Giám sát mơi trường lao động và tình trạng sức khỏe công nhân.........................143

5


Bài 1

SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

Mục tiêu
Trình bày được:
- Định nghĩa, mục tiêu môn học Sức khỏe nghề nghiệp
- Các nguyên tắc trong cơng tác chăm sóc sức khỏe người lao động
- Các mục tiêu cần đạt được trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động
- Các bước lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe người lao động
Từ khóa: Các khái niệm tổng quát, Mục tiêu sức khỏe nghề nghiệp, Các yếu tố của
SKNN, Đối tượng của sức khỏe nghề nghiệp, Nội dung của SKNN, Cơng tác chăm sóc
sức khỏe người lao động, Những nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe người lao động,
Quản lí sức khỏe và bệnh nghề nghiệp, Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người lao
động, Các yêu cầu khi lập kế hoạch, Các bước lập kế hoạch.

Nội dung
1. Các khái niệm tổng quát
1.1. Định nghĩa
Sức khỏe nghề nghiệp hay y học lao động là một bộ môn khoa học của y học
chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa sức khỏe người lao động với môi trường và điều
kiện lao động nghề nghiệp của họ nhằm:
- Dự phòng các tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động
- Duy trì, nâng cao sức khỏe cho người lao động
1.2. Mục tiêu sức khỏe nghề nghiệp
Tổ chức lao động quốc tế và Tổ chức y tế thế giới đã xác định mục tiêu của SKNN
là:
- Tăng cường và duy trì ở mức độ tốt nhất sự thoải mái về thể chất, tâm lí, xã hội của
người lao động trong mọi nghề nghiệp của họ.

6


- Dự phòng mọi tổn hại về sức khỏe do điều kiện lao động xấu gây ra cho người lao
động.
- Đảm bảo cho mọi người lao động được làm những ngành nghề thích hợp với khả
năng tâm sinh lí của họ.
- Đảm bảo các dịch vụ y tế lao động đến với mọi cơng dân trên thế giới bất kì tuổi,
giới, dân tộc, nghề nghiệp, dạng làm công, quy mô hoặc vị trí làm việc (Bắc Kinh
10/1994).
1.3. Các yếu tố của SKNN
SKNN bao gồm những thành phần sau:
- Người lao động: có sự biến động lớn giữa các cá thể về măt di truyền nịi giống,
thể trạng và tính nhạy cảm bệnh tật.
- Công cụ sản xuất.
- Môi trường lao động.

. Mơi trường vật lí: nhiệt độ, độ ẩm, trường điện từ, áp lực, rung, bụi.
. Mơi trường hóa học: chất hóa học ở dạng bụi, khói, hơi, lỏng.
. Mơi trường sinh học: vi sinh, ký sinh trùng, côn trùng.
1.4. Đối tượng của sức khỏe nghề nghiệp
- Nghiên cứu một cách hệ thống:
. Ảnh hưởng của từng yếu tố tác hại trong q trình lao động.
. Hồn cảnh, điều kiện môi trường lao động đối với sức khỏe.
. Sự đáp ứng thích nghi của cơ thể.
- Tìm ra các biện pháp, giải pháp về:
. Kỹ thuật công nghệ.
. Vệ sinh học.
. Ergonomi cải thiện điều kiện làm việc.
. Đề phòng phát sinh tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).

7


. Hợp lí hóa sản xuất, tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng làm việc, tăng năng
suất lao động.
- Nghiên cứu soạn thảo, cụ thể hóa văn bản dưới luật về :
. Điều lệ.
. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
. Khám tuyển, khám định kì, giám định BNN cho mọi người lao động.
. Các quy trình thanh tra VSLĐ.
. Khám chữa bệnh, phòng bệnh tại các cơ sở sản xuất, cơng lâm trường, xí nghiệp.
1.5. Nội dung của SKNN
- Vệ sinh lao động (Occupational Hygiene): vai trò của các nhà vệ sinh là nhận biết,
đánh giá, kiểm soát các yếu tố stress của mơi trường lao động có ảnh hưởng tới sự thoải
mái, tiện nghi và sức khỏe người lao động.
- An tồn lao động (Occupational Safety): vai trị của các kĩ sư là tìm ra các yếu tố

nguy cơ gây ra chấn thương, đề xuất các giải pháp về an tồn lao động, phịng chống
TNLĐ.
- Độc chất học công nghiệp (Toxicology Industrial): Nghiên cứu mối liên quan giữa
cơ thể và chất độc, xác định giới hạn nồng độ tiếp xúc tối đa cho phéo và dự phòng các
nhiễm độc nghề nghiệp.
- Tâm lí lao động (Occupational Psychology): Nghiên cứu đặc điểm yếu tố tâm lí
trong q trình lao động, phòng chống căng thẳng, tăng cường khả năng lao động, sức
khỏe cho công nhân.
- Ergonomics: khoa học liên ngành nghiên cứu về các phương tiện, phương pháp
sản xuất, môi trường lao động và sinh hoạt phù hợp với các đặc điểm hình thái, sinh lí,
tâm lí của con người giúp người lao động tăng năng suất, an toàn, thoải mái.
- Bệnh nghề nghiệp (Occupational Diseases): Nghiên cứu nhằm phát hiện sớm
những trường hợp rối loạn sức khỏe,xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán, điều trị, giám định
BNN.

8


2. Cơng tác chăm sóc sức khỏe người lao động
2.1. Những nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe người lao động
Tất cả người lao động ở bất kì cơ sở sản xuất, thành phần kinh tế đều được hưởng
CSSK, được đền bù thỏa đáng khi bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.
CSSK người lao động được thực hiện đảm bảo các nguyên tắc:
- Công bằng: Mọi người lao động đều được chăm sóc đáp ứng vơi nhu cầu của họ.
Chi phí do người sử dụng lao động đóng góp và chịu trách nhiệm về mặt sức khỏe.
- Cộng đồng tham gia:
Cộng đồng tham gia theo quan điểm xã hội hóa sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe nhân dân. Thông qua các hoạt động giáo dục sức khỏe và an toàn vệ sinh lao động
giúp mọi người lao động biết, tự giác chăm lo sức khỏe, tự nguyên nâng cao sức khỏe
bằng các biện pháp dự phòng tăng cường tập luyện. Đồng thời người lao động chủ động

khám sức khỏe định kì đầy đủ để phát hiện những rối loạn bệnh sớm, cùng đồng nghiệp
tìm ra các giải pháp cải thiện điều kiện lao động, nâng cao sức khỏe.
- Phối hợp liên ngành:
Đảm bảo mọi hoạt động CSSK người lao động được quan tâm và thực hiền thường
xuyên cần có sự phối hợp liên ngành chặt chẽ giữa ban giám đốc, cán bộ y tế, cán bộ vệ
sinh an tồn lao động, cán bộ kỹ thuật, cơng đoàn, …. Trong việc đề xuất và thực hiện
các giải pháp nhằm giảm mức tối đa tác hại của điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe
người lao động.
- Kỹ thuật thích hợp, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong giám sát quản
lí ơ nhiễm môi trường, sức khỏe bệnh tật của người lao động.
- Tăng cường sức khỏe và đẩy mạnh phòng bệnh: Tổ chức, quản lí tốt sức khỏe
người lao động từ khám tuyển, khám định kì, phát hiện và điều trị bệnh đồng thời hướng
dẫn cho người bệnh biết cách dự phòng , tập luyện tăng cường sức khỏe.
2.2. Mục tiêu cần đạt trong chăm sóc sức khỏe người lao động:
- Giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường lao động và gánh nặng thần kinh, tâm lý
trong các cơ sở sản xuất.
- Giảm tỉ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp. Quản lí và kiểm sốt các yếu tố nguy cơ,
khơng để xảy ra các vụ nhiễm độc nghề nghiệp hay tai nạn lao động cho công nhân.

9


- Tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể và tập thể cần
được kiểm soát bởi hệ thống y tế lao động các tỉnh, địa phương.
- Đảm bảo mọi người lao động khi ốm đau, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp phải được
điều trị bằng mọi hình thức, quyền lợi của họ phải thực hiện theo đúng pháp lệnh Bảo hộ
Lao động (BHLĐ) và luật Lao động.Tiến hành khám sức khỏe định kì đều đặn hàng năm.
- Củng cố hệ thống y tế lao động ở các tỉnh, quận huyện, các trung tâm y tế ngành,
các cơ sở về cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhiên liệu và bổ sung đội ngũ cán bộ y tế.
- Đảm bảo các hoạt động giáo dục y thức vệ sinh – an toàn lao động cho cơng nhân.

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hồn chỉnh các văn bản phát quy về y tế lao động.
- Xây dựng, bổ sung các bệnh nghề nghiệp mới.
2.3. Quản lí sức khỏe và bệnh nghề nghiệp:
- Lập hồ sơ sức khỏe: cần chú trọng các nội dung cơ bản:
. Tình hình chung
. Điều tra VSLĐ của xí nghiệp
. Phần vệ sinh chung của xí nghiệp
- Khám tuyển:
Khám sức khỏe khi tuyển dụng là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Hiện
tại đã có tiêu chuẩn khám tuyển cho các ngành nghề nói chung và một số ngành nghề đăc
biệt.
- Khám sức khỏe định kì: nhằm phát hiện sớm những trường hợp rối loạn sức khỏe
và sàng lọc sức khỏe người lao động, phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Những người lao động có sức khỏe loại IV, V, có bệnh mạn tính được theo dõi,
điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng, được sắp xếp công việc phù hợp. Trường hợp
nghi mắc bệnh nghề nghiệp sẽ được giám định, xác định và hưởng chế độ đền bù theo
quy định của nhà nước.
3. Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Hằng năm các doanh nghiệp phải xay dựng bản kế hoạch hoạt động về cơng tác
an tồn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho người lao
động.

10


3.1. Các yêu cầu khi lập kế hoạch
- Đáp ứng yêu cầu CSSK người lao động.
- Các giải pháp phải được người lao động chấp nhận và sử dụng ở mức cao nhất.
- Hài hòa giữa các lĩnh vực VSLĐ, cải thiện điều kien vệ sinh lao động, khám phát
hiện và điều trị bệnh.

- Có nội dung phát triển.
- Dựa trên quy định hành chính và quy chế chun mơn.
- Chú ý tới nhóm người lao động, phân xưởng có nguy cơ cao.
- Chú trọng tới hiệu quả khi sử dụng nguồn lực y tế.
- Đảm bảo tính khả thi và bền vững.
3.2. Các bước lập kế hoạch
- Câu hỏi đặt ra cho người lập kế hoạch.
. Tình hình cơng tác an toàn vệ sinh lao động, y tế hiện nay ra sao? Có những vấn đề
gì tồn tại ?
. Trong số những vấn đề tồn tại, những vấn đề nào là vấn đề ưu tiên cần giải quyết ?
. Khi giải quyết cần đặt ra những mục tiêu gì ?
. Sẽ chọn những giải pháp nào ?
. Khi thực hiện những giải pháp đó phải có những hoạt động gì
. Thời gian hoạt động bao lâu? Thời gian bắt đầu và kết thúc? Cần có nguồn lực bao
nhiêu và ở đâu ?
- Các bước lập kế hoạch: Gồm 5 bước :
Bước 1: Phân tính đánh giá tình hình
. Các chỉ số hành chánh cơ bản: tên doanh nghiệp, bộ phận sản xuất kinh doanh, tình
hình nhân lực, sản xuất, đặc điểm công nghệ.
. Các chỉ số về VSATLĐ: ô nhiễm môi trường (kết quả cụ thể), nguy cơ tai nạn lao
động, cháy nổ, …..

11


. Các chỉ số về tình hình sức khỏe, bệnh tật chung, bệnh nghề nghiệp của người lao
động.
. Các chỉ số về tổ chức và hoạt động của y tế cơ sở.
Bước 2: Xác định vấn đề tồn tại và xác định ưu tiên:
- Liệt kê các vấn đề tồn tại:

. Mơi trường lao động
. An tồn lao động
. Tổ chức lao động
. Sức khỏe người lao động
. Nguồn lực y tế
- Xác định ưu tiên: dựa trên các tiêu chí để xem xét ưu tiên sau khi đã phân tích các
vấn đề đã thu thập ở trên:
. Mức độ phổ biến của vấn đề
. Mức độ trầm trọng
. Ảnh hưởng đến nhiều người
. Không tốn kém về tiền của, vật tư
. Mọi người đều quan tâm, sẵn sàng tham gia giải quyết
Bước 3: Xây dựng các mục tiêu :
Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, có khả năng thực thi
Bước 4: Xác định các giải pháp thực hiện và nhu cầu nguồn lực
- Tùy điều kiện thực tế của từng cơ sở, giải pháp mang tính kinh tế, khả thi. Bên cạnh
giải pháp chính có vai trị then chốt về mặt kĩ thuật cần có những giải pháp hỗ trợ. Ngoài
ra giải pháp phải phù hợp với luật lệ, chính sách, nhận được sự đồng tình và tham gia của
cộng đồng.
- Xác định nguồn lực có thể huy động, dự kiến thuận lợi và trở ngại.
- Tính tốn nguồn lực càng chi tiết càng tốt, cần có khoản ngân sách dự phòng, dự
trữ quỹ thời gian cần thiết.

12


Các biện pháp can thiệp trong kế hoạch bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe bao
gồm:
. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn thiết bị
. Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động

. Trang bị bảo hộ lao động
. CSSK người lao động, phòng chống BNN và TNLĐ
. Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện ATVSLĐ, bảo vệ sức khỏe.
Bước 5: Lập bảng kế hoạch CSSK người lao động:
- Tên bản kế hoạch
- Tên công việc/hoạt động
- Dự kiến thời gian thực hiện
- Phân công trách nhiệm: người thực hiện, người giám sát
- Dự toán kinh phí: chi phí phân cơng, chi phí vật tự, chi phí quản lý
- Kết quả phải đạt được
- Phê duyệt bản kế hoạch

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
1.

Trình bày các yếu tố sức khỏe nghề nghiệp

2.

Mô tả các nguyên tắc trong công tác CSSK người lao động

3.

Nêu các chỉ tiêu cần đạt được trong CSSK người lao động

4.

Lập kế hoạch CSSK người lao động

13



Bài 2

TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP – BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Mục tiêu học tập
1. Trình bày được:
- Các khái niệm: yếu tố nghề nghiệp, tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp
- Các yếu tố tác hại nghề nghiệp
- Biện pháp phòng chống tác hại nghề nghiệp
2. Liệt kê danh sách các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam
Từ khóa: Yếu tố nghề nghiệp, yếu tố tác hại nghề nghiệp, vật lý, hóa học, sinh học, tác
hại nghề nghiệp liên quan tới tổ chức lao động, điều kiện vệ sinh nơi làm việc, tâm sinh
lý, bệnh nghề nghiệp, các biện pháp phòng chống.
Nội dung
1. Mở đầu
− Yếu tố nghề nghiệp
Trong quá trình lao động sản xuất, các yếu tố có trong quy trình cơng nghệ, q
trình lao động và hồn cảnh nơi làm việc, … tất cả các yêu tố đó gọi là yếu tố nghề
nghiệp hay yếu tố vệ sinh nghề nghiệp.
− Yếu tố tác hại nghề nghiệp: THNN
Khi yếu tố nghề nghiệp có tác hại xấu đối với sức khỏe, khả năng làm việc của
người lao động được gọi là yếu tố tác hại nghề nghiệp.
− Bệnh nghề nghiệp:
Các tác hại nghề nghiệp không được phát hiện để loại trừ hoặc khống chế mà cứ
thường xuyên liên tục hàng ngày ảnh hưởng sức khỏe người lao động và có thể gây bệnh
cho cơ thể được gọi là bệnh nghề nghiệp (BNN).
Vậy “Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động”.

Tùy theo điều kiện lao động đặc thù của từng nghề mà gây nên các bệnh nghề
nghiệp khác nhau như: bệnh bụi phổi silic do tiếp xúc với bụi silic, bệnh bụi phổi -bông
do tiếp xúc với bụi bơng, …
Có thể phịng tránh được BNN bằng cách thủ tiêu hoặc khống chế THNN.

14


2. Phân loại các yếu tố tác hại nghề nghiệp:
2.1. Tác hại nghề nghiệp liên quan đến quá trình sản xuất
2.1.1. Yếu tố vật lí:
− Điều kiện khí tượng nơi sản xuất bất lợi cho sức khỏe: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ
gió, bức xạ nhiệt vượt quá giới hạn cho phép, lao động ngồi trời trong điều kiện nóng và
trực tiếp với tia nắng mặt trời….
− Bức xạ điện từ: sóng vơ tuyến điện (điện từ trường cao tầng, ra đa, vơ tuyến, viễn
thơng, TV, lị viba, …).
− Bức xạ ion hóa: tia X, tia bức xạ khác, ….
− Các bức xạ khơng ion hóa: ánh sáng thường, tia laser, tia hồng ngoại, tia tử ngoại.
− Tiếng ồn (dB), tần số (Hz) cùng thời gian tiếp xúc/ngày, liên tục.
− Rung chuyển: cục bộ, tồn thân.
− Áp suất khơng khí bất thường: cao, thấp, thay đổi bất thường.
2.1.2. Yếu tố hóa học và hóa lý:
− Các hóa chất sử dụng trong sản xuất.
− Bụi trong sản xuất: bụi khoáng, bụi hữu cơ, bụi vô cơ.
2.1.3. Yếu tố sinh học:
− Sự cảm nhiễm và sự xâm nhập của vi sinh vật, virus, ký sinh trùng.
− Sự tiếp xúc với người bệnh hoặc súc vật mắc bệnh, bị súc vật mắc bệnh cắn, đốt.
2.2. Tác hại nghề nghiệp liên quan tới Tổ chức lao động:
− Thời gian làm việc quá lâu, tăng ca, làm thêm giờ.
− Cường độ lao động cao, nghỉ ngơi khơng hợp lí.

− Sự bất hợp lí trong việc sắp xếp sức lao động.
− Làm việc ở tư thế gị bó q lâu.
− Sự căng thẳng q mức của 1 cơ quan hoặc 1 hệ thống cơ quan.
2.3. Tác hại nghề nghiệp liên quan đến điều kiện vệ sinh nơi làm việc
− Diện tích phân xưởng chật hẹp, máy móc thiết bị đặt quá gần nhau.
− Thiếu thiết bị thơng gió thống khí hoặc có nhưng khơng hồn hảo, hiệu lực kém.
− Thiếu thiết bị bao che và cách nhiệt để chống nóng, chống bụi, chống hơi khí độc
hoặc có nhưng khơng hồn hảo.
− Chiếu sáng khơng đủ, khơng hợp lí.
− Thực hiện các quy tắc vệ sinh Cơng nghiệp và an toàn lao động chưa triệt để.
− Thiếu thiết bị bảo hộ lao động.
2.4. Tác hại nghề nghiệp liên quan đến tâm sinh lí học:
− Do khơng thích nghi với công việc và môi trường lao động.
− Dễ cảm thụ với các yếu tố môi trường, dễ nhiễm bệnh….

15


− Do quá tải về thần kinh tâm lí: tính đơn điệu của công việc, căng thẳng thần
kinh và các giác quan khi làm việc hay điều khiển thiết bị phức tạp hoặc nhiều công việc
trong cùng một lúc, nhịp điệu làm việc cao (số động tác/phút).
3. Bệnh nghề nghiệp:
3.1. Định nghĩa:
Định nghĩa 1: Bệnh nghề nghiệp là bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc
hại trong nghề đó tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động gây nên bệnh
(Theo Thông tư liên Bộ của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam số 08-TTLB ngày 19-07-1976).
Những trường hợp cấp tính, bán cấp tính do hơi độc, hóa chất độc gây nên tại nơi
làm việc được coi như tai nạn lao động.
Theo định nghĩa trên, bệnh nghề nghiệp được đề cập là những bệnh nghề nghiệp

được bảo hiểm hoặc những bệnh nghề nghiệp cần được nghiên cứu bổ sung vào danh
mục bệnh nghề nghiệp cần được bảo hiểm. Bệnh nghề nghiệp phải là bệnh mạn tính diễn
biến trong thời gian dài và có tiếp xúc với yếu tố tác hại nghề nghiệp. Bệnh nghề nghiệp
và sự tiếp xúc với tác hại nghề nghiệp không phải là cấp tính. Những trường hợp nhiễm
độc cấp tính, bán cấp tính do hơi độc, hóa chất độc gây nên tại nơi làm việc được coi là
tai nạn lao động. Các bệnh nghề nghiệp thường nặng và gây tổn thương làm giảm khả
năng lao động. Một số bệnh cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, việc
phát hiện và chẩn đốn bệnh nghề nghiệp là rất quan trọng.
Để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cần phải dựa vào một số tiêu chuẩn của các
biến đổi về sức khỏe thông qua các chỉ số biến đổi sinh hóa, hình thái và chức năng trước
khi triệu chứng bệnh xuất hiện.
Trên thế giới, bệnh nghề nghiệp có thể là bệnh mạn tính hoặc cấp tính, áp dụng
cho loại bệnh được bảo hiểm hoặc không. Nhiều bệnh nghề nghiệp cịn khó phân biệt
được giữa cấp tính và mạn tính về diễn biến bệnh như: (bệnh nhiễm độc chì, bệnh nhiễm
độc hóa chất trừ sâu lân hữu cơ). Chính vì thế, tại điều 106 chương 9 trong Bộ luật Lao
động của nước Việt Nam đã có sự sửa đổi định nghĩa như sau:
Định nghĩa 2: Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại
của nghề nghiệp, tác động đối với người lao động.
Quy định cũng nêu rõ: người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo,
khám sức khỏe định kì, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt.

16


3.2. Các nhóm bệnh nghề nghiệp:
3.2.1. Bệnh nghề nghiệp đặc hiệu và bệnh nghề nghiệp không đặc hiệu:
- Những bệnh nghề nghiệp đặc hiệu là bệnh chỉ gặp ở một số nghề nghiệp nhất định
hoàn toàn do tác hại đặc trưng của nghề nghiệp gây ra.
VD: Bệnh phóng xạ ở những người làm việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa, nhiễm
độc nghề nghiệp ở người có tiếp xúc chất độc trong lao động , bệnh bụi phổi ở người lao

động có tiếp xúc với bụi sản xuất, bệnh đục nhân mắt nghề nghiệp ở thợ thổi thủy tinh,...
- Bệnh nghề nghiệp khơng đặc hiệu (bệnh có ngun nhân do nghề nghiệp): các
bệnh người bình thường có thể mắc, nhưng người lao động có tiếp xúc với tại hại nghề
nghiệp thì bệnh đó dễ mắc hơn, tỉ lệ mắc bệnh trong họ cao hon rõ rệt so với nhóm người
bình thường.
VD: bệnh viêm mũi họng ở công nhân tiếp xúc với bụi, bệnh đau lưng ở công
nhân bốc vác và thợ lâm nghiệp, bệnh thiếu máu do giun móc ở thợ mỏ và người làm
vườn....
Để xác định bệnh này có phải là bệnh nghề nghiệp hay không cần phải quan sát,
phân tích kĩ điều kiện tiếp xúc với tác hại nghề nghiệp trong lao động và cần phải so
sánh, đối chiếu với tỉ lệ mắc bệnh này ở những nhóm người khác không phải tiếp xúc với
yếu tố tác hại nghề nghiệp đó.
3.2.2. Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm:
Do các yếu tố tác hại nghề nghiệp rất nhiều nên cũng có nhiều loại bệnh nghề
nghiệp khác nhau. Tuy nhiên số lượng các bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo
hiểm xã hội lại do nhà nước ấn định, tùy thuộc vào khả năng trợ cấp và điều kiện cụ thể
của từng nước.
Năm 1925, Tổ chức lao động quốc tế đưa ra danh mục bệnh nghề nghiệp được
bảo hiểm chỉ gồm 3 bệnh, năm 1934 tăng lên 10 bệnh, năm 1964 có 15 bệnh và gần đây
nhất năm 2005, các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm gồm 29 bệnh.
Tại Việt Nam, xu hướng Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển. Mỗi
ngành nghề lao động có đặc thù riêng, có những yếu tố tác hại nghề nghiệp riêng. Đảng
và nhà nước có chính sách quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao động vì vậy số lượng
bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm cũng ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, cho đến nay ở
Việt Nam mới có 25 BNN được nằm trong danh sách được hưởng bảo hiểm xã hội. Cụ
thể:
Theo thông tư liên bộ số 08/TT-LB ngày 19-05-1976 quy định có 8 bệnh nghề
nghiệp được bảo hiểm là:
1.Bụi phổi silic (silicosis)
2.Bụi phổi asbest (asbestosis)

3.Nhiễm độc chì (Pb)
4.Nhiễm độc thủy ngân (Hg)
5.Nhiễm độc benzen (C6H6)
6.Nhiễm độc Mangan (Mn)

17


7.Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
8.Bệnh phóng xạ
Theo thơng tư liên bộ của Bộ Y tế, Bộ lao động Thương binh Xã hội và Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam, ngày 25/12/1991 bổ sung thêm 8 bệnh nghề nghiệp được bảo
hiểm:
1.Loét da, loét vách ngăn mũi, chàm do tiếp xúc nghề nghiệp
2.Xạm da nghề nghiệp
3.Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
4.Bệnh bụi phổi bông (Byssinosis)
5.Bệnh lao nghề nghiệp
6.Bệnh viêm gan virus do nghề nghiệp
7.Bệnh do Lestospira nghề nghiệp
8.Nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen)
Theo công văn số 334/LĐTBXH – BHLĐ ngày 29 tháng 01 năm 1997 của Bộ
Lao động – Thương binh & Xã hội ủy nhiệm cho Bộ Y tế kí quyết định bổ sung thêm 5
BNN vào danh mục các BNN được bảo hiểm:
1.Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất của asen nghề nghiệp
2.Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
3.Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp
4.Bệnh giảm áp nghề nghiệp
5.Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
Quyết định số 27/2006/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 21/9/2006 bổ sung 04 bệnh

nghề nghiệp vào Danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm:
1.Bệnh hen phế quản nghề nghiệp
2.Bệnh nhiễm độc carbon monoxide nghề nghiệp
3.Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
4.Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp
Chẩn đốn xác định một bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm phải theo những tiêu
chuẩn do Bộ Y tế quy định và phải qua một hội đồng giám định y khóa về bệnh nghề
nghiệp cấp tỉnh, thành phố hoặc trung ương.
4. Các biện pháp phòng chống tác hại nghề nghiệp:
− THNN phải được dự phòng và đề xuất sớm ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng
Công nghiệp. Tất cả những vấn đề liên quan đến kế hoạch xây dựng nhà máy đều phải
được tơn trọng: địa điểm, chu vi bảo vệ, hướng gió chủ đạo, trang thiết bị công nghệ dây
chuyền sản xuất ln ở trạng thái tốt bằng cách có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng định kì và
thay thế khi cần thiết.

18


− Nhà máy phải được đánh giá tác động môi trường một cách khách quan theo luật
định (luật bảo vệ mơi trường), …..
− Tránh tình trạng bổ sung, chắp vá khi cơ sở đã sản xuất, thường rất tốn kém,
không hiệu quả, không giải quyết triệt để các yếu tố THNN.
− Các biện pháp phịng chống THNN có thể được phân chia như sau:
4.1. Đối với nguồn phát sinh ra các tác hại nghề nghiệp:
Cần áp dụng các nguyên tắc :
− Can thiệp đối với nguồn phát sinh ra THNN để loại bỏ hoặc giảm bớt sự hình
thành các THNN.
− Trong trường hợp THNN đã phát sinh, cần hạn chế sự khuếch tán lan rộng của
THNN vào môi trường sản xuất.
Để thực hiện 2 nguyên tắc trên, có thể áp dụng các biện pháp sau:

− Thay thế nguyên, nhiên liệu, qui trình sản xuất, trang thiết bị có ảnh hưởng khơng
tốt tới người lao động bằng các điều kiện thích hợp hơn, ít độc hơn.
− Bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị và dây chuyền sản xuất thường xuyên.
− Phương pháp làm ướt trong quá trình thao tác với bụi, nếu có thể.
− Cơ giới hóa, tự động hóa quy trình sản xuất.
4.2. Can thiệp vào sự lan truyền tác hại nghề nghiệp từ nguồn tới người lao động
− Cách ly: tạo ra một “rào chắn” giữa nguồn THNN và người lao động.
Ví dụ:
 Bao che nguồn độc hại khơng để tỏa ra khơng khí nơi lam việc
 Trường hợp nguồn độc hại tách biệt ra khỏi dây chuyền thì có thể chuyển ra khỏi
nhà xưởng.
 Có thể cách ly công nhân bằng cách tạo ra một khoảng không gian riêng, cơng
nhân làm việc trong đó (Cabin).
− Thơng thống gió: là hình thức làm giảm nồng độ, ảnh hưởng của các THNN
trong mơi trường. Có thể:
 Hút cục bộ: khơng khí xung quanh nguồn độc được hút và đưa ra ngồi mơi
trường sản xuất nhờ hệ thống quạt hút.
 Thơng thống tồn thể: thường dùng quạt hút hoặc thổi gió với mục đích làm
giảm, pha lỗng nồng độ của hơi, bụi độc.
4.3. Các biện pháp khác liên quan đến môi trường sản xuất và bảo vệ người lao
động
− Tổ chức và bố trí sản xuất hợp lí:
 Cách ly các dây chuyền sản xuất phát sinh yếu tố độc hại để hạn chế tiếp xúc.
 Các thiết bị máy móc phải được chế tạo hoặc thay đổi cho phù hợp với kích thước
người Việt Nam.

19


 Hạn chế các công việc đơn điệu, tổ chức thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý.

− Tổ chức chiếu sáng hợp lí, bố trí ánh sáng đủ tại vị trí sản xuất. Tận dụng nguồn
chiếu sáng tự nhiên và tạo màu sắc môi trường xung quanh để tăng độ tương
phản.

− Vệ sinh phân xưởng, máy móc.
− Bố trí hệ thống biển báo và vùng giới hạn: cần thiết để phân biệt vùng có THNN
và vùng an tồn.
4.4. Các biện pháp phòng hộ cá nhân:
Tùy theo loại THNN, trang bị các trang thiết bị phòng hộ cá nhân thích hợp như
kính bảo vệ mắt, mặt nạ, khẩu trang cho đường hô hấp; quần áo, ủng, găng tay cho da;
nút tai để giảm ồn; mũ nón bảo vệ đầu.
Ví dụ:
 Ưu tiên một trong các trường hợp cần bào vệ là đường hô hấp.
 Sử dụng mặt nạ trong các trường hợp bụi, khói độc hoặc nồng độ cao.
 Không dùng khẩu trang để chống bụi độc và nguy hiểm vì khơng hiệu quả.
 Với hơi khí độc, phải dùng các loại mặt nạ thích hợp tùy theo nồng độ, độc tính,
bản chất vật lí của chúng đối với mặt nạ: trường hợp khơng khí thiếu Oxy và các khí gây
ngạt đơn thuần như CO2 , CH4 phải dùng mặt nạ cách ly.
4.5. Biện pháp y tế:
− Khám tuyển công nhân trước khi làm việc. Một số vấn đề cần cân nhắc như thể
lực, tuổi, giới tính, các bệnh lý mạn tính. Xét nghiệm cận lâm sàng tùy yếu tố tiếp xúc.
− Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cơng nhân về tác hại và các biện pháp phịng
chống các THNN, cách sơ cứu, cấp cứu khi cần thiết.
− Đưa ra các hình thức thích hợp giúp cơng nhân tơn trọng quy tắc an tồn, vệ sinh
trong lao động như nội quy, khen thưởng, kỷ luật, …
− Thực hiện thường xuyên giám sát môi trường lao động.
− Khám định kì thường xun cho cơng nhân. Cần thiết làm các xét nghiệm cận lâm
sàng để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, can thiệp kịp thời.
− Theo dõi và quản lý bệnh nhân mắc bệnh nghề nghiệp.
4.6. Nâng cao sức khỏe nơi làm việc:

Khái niệm nâng cao sức khỏe đã có từ những thập niên 70, 80 ở các nước. Vào
thập niên 90, chương trình nâng cao sức khỏe nơi làm việc trở nên tồn diện hơn, rộng
lớn hơn, nó đã đề cập tới các yếu tố nguy cơ của mỗi cá thể và các vấn đề mơi trường
rộng hơn, nó trở thành một phần lồng ghép của công tác cải thiện nơi làm việc, hỗ trợ,
tăng cường sức khỏe.
Chương trình nâng cao sức khỏe nơi làm việc là một chương trình bao gồm nhiều
hoạt động lồng ghép, có sự tham gia của các cấp chính quyền, đồn thể và người lao

20


động để thực hiện cải thiện điều kiện lao động, phòng chống các yếu tố tác hại nghề
nghiệp, phòng chống BNN và tai nạn lao động, khuyến khích lối sống lành mạnh, … để
bảo vệ sức khỏe cho người lao động. WHO đã định nghĩa nâng cao sức khỏe tại nơi làm
việc là “quá trình cho phép con người kiểm sốt và cải thiện sức khỏe của mình”. Phạm
vi của nó bao gồm ngăn ngừa các nguy cơ, phịng bệnh và chăm sóc điều trị bệnh nhằm
đạt được sức khỏe tối ưu. Vì vậy cơng tác nâng cao sức khỏe không chỉ thuộc phạm vi
trách nhiệm của lĩnh vực y tế mà còn cần sự phối hợp của các ban ngành khác.
Chương trình nâng cao sức khỏe nơi làm việc cần tôn trọng năm nguyên tắc:
− Cải thiện môi trường làm việc trở nên an toàn và lành mạnh hơn cho người
lao động.
− Trong các chính sách, trong quản lí sản xuất và kinh doanh đều có lồng ghép
nâng cao sức khỏe người lao động.
− Đảm bảo được sự tham gia của mọi người trong doanh nghiệp về việc đề xuất
và thực hiện các giải pháp.
− Khuyến khích lối sống, tác phong làm việc lành mạnh.
− Tăng cường các hoạt động đem lại ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và môi
trường xung quanh khuôn viên doanh nghiệp.
CÂU HỔI LƯỢNG GIÁ:
1. Trình bày khái niệm các yếu tố nghề nghiệp, tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp

2. Nêu các yếu tố tác hại nghề nghiệp liên quan đến quá trình sản xuất và tổ chức lao
động
3. Nêu các yếu tố tác hại nghề nghiệp lien quan đến điều kiện vệ sinh nơi sản xuất và tâm
sinh lý người lao động
4. Trình bày các bước tiến hành để khống chế các yếu tố tác hại nghề nghiệp
5. Trình bày, phân tích được các biện pháp phòng chống tác hại nghề nghiệp
6. Các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam

21


Bài 3

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG DO CÁC YẾU TỐ VẬT LÍ
Mục tiêu học tập
Trình bày được:
- Định nghĩa vi khí hậu, khái niệm stress nhiệt
- Các biến đổi bệnh lí, biện pháp phịng chống trong lao động ở điều kiện vi khí hậu
nóng
- Định nghĩa, các đặc tính của âm thanh, phân loại tiếng ồn, tác hại của tiếng ồn, biện
pháp phòng chống
- Cách phân loại rung chuyển, tác hại rung chuyển, biện pháp dự phịng
Từ khóa : Vi khí hậu, stress nhiệt, biện pháp phịng chống ảnh hưởng vi khí hậu nóng,
Những biến đổi sinh lí, bệnh lí trong điều kiện lao động nóng, Tác hại của tiếng ồn, Phân
loại tiếng ồn, yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn,Tác hại của tiếng ồn, Rung
chuyển,Phân loại rung chuyển, Tác hại của rung chuyển, Biện pháp dự phịng
Nội dung
1. Vi khí hậu, stress nhiệt
1.1. Định nghĩa vi khí hậu
Vi khí hậu trong lao động là điều kiện khí tượng mơi trường trong một khoảng

khơng gian hẹp,có liên quan tới q trình điều hịa nhiệt độ cơ thể. Bao gồm: nhiệt độ, ẩm
độ, tốc độ vận chuyển của khơng khí, bức xạ nhiệt.
1.2. Các yếu tố vi khí hậu trong lao động
1.2.1. Nhiệt độ khơng khí:
− Nhiệt độ là sự nóng hay lạnh của khơng khí nơi mơi trường làm việc được đo
bằng độ C (Celcius) hay độ K (Kevin), độ F (Farenheit).
OoC tương ứng 273oK hoặc 32oF
− Nhiệt độ khơng khí ảnh hưởng đến nhiệt độ da và nhiệt độ trung tâm của cơ thể,
được tạo ra từ Mặt trời, quy trình sản xuất và từ thân nhiệt người lao động, vùng địa lí,
mùa trong năm.
− Tiêu chuẩn nhiệt độ tối đa cho phép tại nơi làm việc:
. Không vượt quá 32oC
. 37oC ở nơi sản xuất nóng

22


1.2.2. Độ ẩm khơng khí: Đơn vị tính là %

Độ ẩm là lượng hơi nước có trong khơng khí nơi làm việc, đóng vai trị quan
trọng trong việc tạo ra stress nhiệt với cơ thể:
- Khi độ ẩm khơng khí cao kết hợp với nhiệt độ môi trường cao sẽ gây cả giác khó
chịu và có thể gây ra say nóng trong lao động.
- Khi độ ẩm cao, nhiệt độ khơng khí thấp gây ra lạnh buốt, cảm lạnh.
Ẩm độ khơng khí bao gồm các đại lượng:
+ Độ ẩm tuyệt đối (Hm): là độ ẩm được tính bằng số gam hơi nước có trong 1m3
khơng khí (g/m3) ở một thời điểm và nhiệt độ nhất định.
Độ ẩm tuyệt đối phụ thuộc vào nhiệt độ khơng khí.
+ Độ ẩm tối đa (Hm): là độ ẩm được tính bằng lượng hơi nước đã bão hòa tối đa ở
một nhiệt độ nhất định.

+ Độ ẩm tương đối: là tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa.
Độ ẩm tương đối giúp đánh giá khả năng bốc hơi của mồ hôi. Nếu độ ẩm tương
đối thấp, mồ hôi dễ bốc hơi, ngược lại độ ẩm tương đối cao làm mồ hơi khó bốc hơi gây
ảnh hưởng tâm sinh lí cơ thể.
Tiêu chuẩn cho phép độ ẩm tương đối nơi lao động là 75 – 85% .
1.2.3. Chuyển động không khí (Air movement)
− Là sự thay đổi vị trí của luồng khơng khí từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất
thấp tạo thành gió. Gió có tác dụng làm tăng quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể và mơi
trường xung quanh:
. Gió nóng làm tăng nhiệt độ bề mặt của cơ thể.
. Gió lạnh làm giảm nhiệt độ bề mặt của cơ thể.
− Trong công nghiệp ngồi gió tự nhiên thường sử dụng gió nhân tạo từ các quạt
gió cơng nghiệp để đưa khơng khí vào nơi làm việc.
− Vận tốc gió được tính bằng m/s. Tiêu chuẩn vận tốc gió nơi làm việc khơng q
2m/s.
Tiêu chuẩn thơng gió cơng nghiệp:
30m3/giờ
đối với
lao động nhẹ
40m3/giờ
lao động trung bình
50m3/giờ
lao động nặng
1.2.4. Bức xạ nhiệt
− Là các tia bức xạ có năng lượng nhiệt, phát ra từ các vật thể hoặc người, gồm chủ
yếu là các tia hồng ngoại và tử ngoại.
− Nhiệt độ bề mặt của vật thể càng cao càng có nhiều tia sống ngắn và cường độ
bức xạ nhiệt càng mạnh.
Trong công nghiệp: luyện kim, cơ khí, nấu thủy tinh, đốt gạch ngói, … các lị
thường có nhiệt độ từ 1000oC – 2000oC, phát ra rất nhiều tia hồng ngoại.

Khi chiếu tia bức xạ vào các vật thể, năng lượng bức xạ được chuyển thành nhiệt
năng làm nóng vật thể.

23


Tiêu chuẩn cường độ bức xạ nhiệt cho phép ở nơi làm việc là 1cal/cm2/phút.
1.2.5. Nhiệt độ hiệu lực ET (Effective temperature)
Là chỉ số phối hợp xác định tác động của nhiệt độ, độ ẩm khơng khí và chuyển
động của khơng khí. Nhiệt độ hiệu lực được tính theo cơng thức của Webb.
ET dùng để đánh giá tiện nghi nhiệt.
Trong đó: tk: nhiệt độ khơng khí
tư: nhiệt độ ướt
v: vận tốc khơng khí
1.2.6. Nhiệt độ hiệu lực tương đương: CET (Corrected Effective Temperature)
CET là nhiệt độ của môi trường làm việc gây ra cảm giác nhiệt tương đương với
một nhiệt độ trong điều kiện mơi trường có độ ẩm tương đối là 100% và vận tốc gió bằng
0.
Tính nhiệt độ hiệu lực tương đương dựa trên toán đồ vẽ nhiệt độ ướt, nhiệt độ khơ
và tốc độ gió để tính.
Ví dụ: Ở 22,7oC và 26,7oC có thể có cảm giác nhiệt giống nhau nếu điều kiện độ
ẩm và tốc độ gió khác nhau.
1.2.7. Nhiệt độ tam cầu: WBGT (Wet.Bulb Globe Temperature)
- WBGT còn được gọi là nhiệt độ Yaglow, hay chỉ số Yaglow. Là chỉ số đo lường
sự kết hợp các yếu tố nhiệt độ khô, nhiệt độ ướt và nhiệt độ cầu (kết quả đọc được qua
ẩm kế,nhiệt kế cầu, nhiệt kế khơ).
Chỉ số trên được Yaglow tìm ra để xác định giới hạn nghỉ tập cho quân đội Hoa
Kỳ trong điều kiện nắng nóng để tránh say nắng (1957). WBGT được tính như sau:
. Trong nhà:
WBGT = 0,7tWB + 0,3 toGT

. Ngoài trời:
WBGT = 0,7 tWB + 0,2toGT + 0,1toDB
Trong đó
tWB : nhiệt độ ướt tự nhiên (Natural wet.bulb temperature)
toDB: nhiệt độ khô (Dry bulb temperature)
toGT: Nhiệt độ cầu (Globe temperature)
- Giới hạn nghỉ của lính Mỹ mà Yaglow đề nghị là 88oF tương đương 31,11oC.
- WBGT có thể áp dụng rộng rãi vì đơn giản và đánh giá được cả 4 yếu tố khí hậu,
nó được dùng trong công nghiệp như một chỉ số vệ sinh quan trọng. Tổ chức lao động
Quốc tế (ILO: Internation Labour Organization) đưa ra bảng đánh giá giới hạn tiếp xúc
tối đa cho phép với nhiệt độ cao:

24


Bảng giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép với nhiệt độ cao
Chế độ lao động nghỉ ngơi
Nhẹ
Lao động liên tục
30,0
75% lao động 25% nghỉ
30,6
50% lao động 50% nghỉ
31,4
25% lao động 75% nghĩ
32,2

Mức lao động
Trung bình
26,7

28,0
29,4
31,1

Nặng
25,0
25,9
27,9
30,0

1.2.8. Stress nhiệt (Heat stress)
− Là nhiệt lượng cần thải trừ để duy trì cơ thể ở trạng thái cân bằng nhiệt. Đối với
cơ thể người đó là lượng nhiệt tổng hợp từ hai nguồn: nhiệt nội sinh do chuyển hóa và
nhiệt ngoại sinh từ bên ngoài cơ thể tác động đến cơ thể.
− Dưới ảnh hưởng của stress nhiệt cơ thể sẽ có các biến đổi sinh lý và bệnh lý nhất
định tùy thuộc vào mức tác động của chúng và các yếu tố khác bên trong, bên ngoài cơ
thể.
1.3. Những biến đổi sinh lí, bệnh lí trong điều kiện lao động nóng
1.3.1. Những biến đổi sinh lí
a. Biến đổi nhiệt độ cơ thể:
− Nhiệt độ da bình thường từ 32 – 33 0C. Khi lao động trong mơi trường nóng có
cường độ bức xạ lớn, nhiệt độ da tăng 35 – 36 0C. Khi tuyến mồ hôi hoạt động mạnh,
nhiệt độ da giảm xuống chút ít.
− Nhiệt độ thân: bình thường là 370 C. Khi lao động trong mơi trường nóng giới hạn
tố đa cho phép là 380C (Nga, Mỹ) ; nếu trên 38,50C có nguy cơ say nóng.
b. Bài tiết mồ hơi:
− Tăng bài tiết mồ hôi và lượng mồ hôi nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm
tại mơi trường lao động và cường độ lao động.
− Bảo quản trong mơi trường lao động nóng mồ hơi mất từ 0,5 – 1,1lit/giờ và có thể
sút cân từ 0,5 – 3kg/ca lao động.

− Lượng muối mất kèm theo với mồ hôi từ 15 – 20g/8 giờ lao động, Ion Chlor
giảm.
− Ngồi ra cịn mất các vitamin tan trong nước như Vit B, C. Bình thường cơ thể
thải:
. 1,5 lít nước/24 giờ theo đường nước tiểu
. 0,2 lít/24 giờ qua đường tiêu hóa.
. Chỉ một lượng nhỏ theo mồ hơi và hơ hấp
- Tính lượng mồ hơi mất đi trong lao động:
Lượng mồ hôi = (CN trước LĐ + Nước vào qua ăn uống) – (CN sau LĐ + các chất
thải bỏ)

25


×