Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Báo Cáo Tình hình chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn huyện đức phổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 50 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỨC PHỔ.
I. Đặc điểm tình hình của huyện Đức Phổ:
Nằm cách thành phố Quảng Ngãi 30km về hướng Đông Nam, đây là
một huyện nghèo khó của tỉnh Quảng Ngãi. Trong chiến tranh huyện Đức
Phổ phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề về người và của. Trong thời bình
phải chịu nhiều hậu quả khắc nghiệt do thiên tai gây ra, chính vì thế mà
huyện Đức Phổ được mệnh danh là mãnh đất “Nắng không ưa, mưa không
chịu”, nhưng không vì lẽ đó mà người dân nản lòng. Cùng với sự phát triển
của ngành đánh bắt thuỷ hải sản và trồng cây nông – lâm nghiệp, ngành chăn
nuôi cũng rất phát triển, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò không những cung cấp
đủ thực phẩm thiết yếu cho người dân trong huyện mà còn xuất khẩu. Ngoài
ra ngành chăn nuôi còn cung cấp sức cày kéo và phân bón hữu cơ cho cây
trồng. Chính vì thế mà ngành chăn nuôi góp phần làm cho huyện Đức Phổ
“Thay da đổi thịt” từng ngày.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là: 37.163,561 ha.
Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 23.120,904ha.
Diện tích đất lâm nghiệp: 1.746,013 ha.
Diện tích đất chuyên dùng: 11.274,615ha.
Diện tích đất chưa sử dụng: 1.021,912 ha.
Riêng đất nông nghiệp gồm:
- Đất trồng cây lâu năm: 3.661649 ha.
- Đất trồng cây hàng năm: 12.069,583ha.
- Đất vườn tạp: 6.214,141 ha.
- Đất có mặt nước: 1.175,531 ha.
Tổng diện tích đất tự nhiên ở huyện Đức Phổ được phân bố ở 14 xã
và 1 thị trấn:
- Xã Phổ An: 2.405,76ha.
1
- Xã Phổ Quang: 2.374,73ha.


- Xã Phổ Nhơn: 4.697,46ha.
- Xã Phổ Ninh: 4.397,54ha.
- Xã Phổ Cường: 3.418,93ha.
- Xã Phổ Thuận: 3.510,71ha.
- Xã Phổ Văn: 2.268,18 ha.
- Xã Phổ Thạnh: 3.381,88 ha.
- Xã Phổ Minh: 1.364,75ha.
- Xã Phổ Phong: 1.400,441ha.
- Xã Phổ Vinh 1.351,24ha.
- Xã Phổ Khánh 2.381,65ha.
- Xã Phổ Châu: 2.427,43ha.
- Xã Phổ Hoà: 1.267,58ha.
- Thị trấn Đức Phổ: 515,28 ha.
Dân số toàn huyện có 190.850 người và 40.718 hộ.
1. Điều kiện tự nhiên:
Khác với ngành sản xuất vật chất, ngành sản xuất nông nghiệp có đối
tượng là cây trồng, vật nuôi. Đây là những cơ thể sống nó chịu tác động trực
tiếp và rất lớn của điều kiện tự nhiên.
1.1 Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp huyện Mộ Đức.
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp huyện Ba Tơ.
- Phía Nam giáp huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định.
Huyện Đức Phổ là vùng đồng bằng nhưng địa hình không được bằng
phẳng lắm. Sản xuất chính ở đây là nông nghiệp, điển hình là trồng cây lúa
nước, có nhiều sông, hồ và kênh mương dẫn nước.
Đất đai ở một số xã phía Tây của huyện là đất đỏ badan, có nhiều gò
đồi. Ngược lại các xã phía Đông của huyện là cồn cát cao nằm dọc ven biển,kế
trên những cồn cát là những đồng ruộng trũng, có nhiều ao, hồ, đầm lầy.
2

Giao thông đi lại dễ dàng: có cửa biển Mỹ Á là nơi xuất, nhập hàng
hoá, đường quốc lộ 1A chạy ngang qua địa bàn huyện với tổng chiều dài hơn
40 km,mặc khác giao thông đường sắt cũng có 2 ga: Thuỷ Thạch và Sa
Huỳnh là nơi trung chuyển hàng hoá.
1.2. Thời tiết khí hậu:
Là một huyện nằm ở đồng bằng duyên hải miền trung, nên mang đầy
đủ tính chất điển hình của khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa. Chế độ thời
tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
- Mùa nắng từ tháng 4 đến tháng 9.
Bảng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng trong năm 2008.
Theo số liệu thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn của
tỉnh Quảng Ngãi
3

Tháng
Yếu tố
Khí tượng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
T
0
K.K T. bình (
0
C)
21,5 21 24,7 25,9 27,6 28,3 28,9 28,6 27,1 25,3 24,2 22,6
T
0
K.Kcao nhất (
0
C)

27,5 29,4 34,3 35,5 36,4 36 37,1 37,8 35,2 32,4 30 27,7
T
0
K.K thấp nhất (
0
C)
15,5 16 16,7 20 23 23,2 23,7 23,6 23 22,5 21,4 15,5
A
0
Trung bình %
87 87 85 83 85 82 77 78 88 90 93 89
Lượng mưa (mm)
95 108 16 16 238 76 21 26 689 1241 1423 245
Số giờ nắng (Giờ )
153 207 246 274 277 260 223 209 136 115 63 47
4
Qua bảng trên ta thấy:
Nhiệt độ cao nhất trong năm tập trung vào các tháng 6,7,8 là từ 36 –
37,8
0
C
Nhiệt độ thấp nhất trong năm tập trung vào các tháng 1,2,3 là từ 15,5
đến 16,7
0
C.
Như vậy nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 33,3
0
. Nhiệt độ
trung bình thấp nhất trong năm là 20,4
0

C.
Nhìn chung sự biến động nhiệt độ trong năm tương đối cao.
Theo số liệu thống kế của trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh
Quảng Ngãi cho biết : ở đây có sự chênh lệnh nhiệt độ ban ngày và ban đêm
cũng tương đối cao, ban ngày trời nắng gắt, ban đêm nhiệt độ thường giảm
xuống, trời dịu mát. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trọng của đàn
gia súc. Đặc biệt thời tiết luôn thay đổi nên thường xuyên xảy ra dịch bệnh.
* Mặc khác độ ẩm ở đây cũng tương đối cao nên cũng ảnh hưởng đến
đàn gia súc.
Ẩm độ bình quân trong năm là 85,3%.
Ẩm độ cao nhất trong năm là 93,%.
Ẩm độ thấp nhất trong năm là 77,%.
Nhiệt độ trong không khí thấp mà ẩm độ không khí cao sẽ hạn chế rất
lớn đến quá trình bốc hơi nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng
và phát triển của các loài nấm, vi khuẩn gây bệnh. Ngược lại với điều kiện
như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người và vật nuôi.
* Tổng lượng mưa cả năm là 4.194mm. Do tính chất theo mùa của
khí hậu mà lượng mưa ở đây không phân bố đều ở các tháng trong năm,
lượng mưa tập trung chủ yếu ở các tháng 9,10,11 và 12, trung bình lượng
mưa ở các tháng này là 889,5mm. Lượng mưa thấp nhất tập trung ở các tháng
3 và 4, trung bình là 16mm.
Do sự phân bố lượng mưa không đều ở các tháng trong năm nên mùa
mưa ở đây thường kéo dài, gây lũ lụt, ngập úng, làm cho đường xá giao thông
bị sạt lỡ, hư hỏng nặng ảnh hưởng đến quá trình đi lại cũng như quá trình
chăn nuôi của người dân. Chính vì thế mà dịch bệnh thường xãy ra ở vụ
5
Đông – Xuân, đặc biệt là bệnh ký sinh trùng, đồng thời do bị thiếu hụt thức
ăn kéo dài kết hợp với thời tiết lạnh, rét làm cho gia súc bị suy dinh dưỡng
kết hợp với bệnh sán lá gan bùng phát làm cho gia súc chết hàng loạt.
Ngược lại vào mùa nắng ráo, gia súc thiếu nước uống, bãi cỏ khô trụi

thường xuyên xãy ra mưa giông nên cũng là điều kiện để cho dịch bệnh xãy ra.
* Về cường độ chiếu sáng: Ánh sáng ở đây rất dồi dào cả về cường độ
và thời gian, số liệu thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng
Ngãi cung cấp.
Số giờ nắng bình quân trong năm là: 2.210 giờ.
Số giờ nắng bình quân trong ngày là 6-7 giờ.
Đặc biệt vào các tháng 3,4,5 và 6 số giờ chiếu sáng là 9 giờ/ngày.
Cường độ chiếu sáng lớn cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi.
* Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính thổi trong năm.
- Gió mùa đông bắc: Gió thổi từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tập
trung cao nhất vào tháng 11, 12 và tháng1 năm sau. Gió này mang theo
không khí lạnh kèm theo mưa nên nhiệt độ không khí xuống thấp, ẩm độ
không khí thì lên cao trên 85%. Điều này làm cho gia súc chăn thả dễ bị suy
sụp, suy dinh dưỡng nên dễ ngã bệnh và chết nhiều.
- Gió Tây Nam: Thổi từ tháng 4 đến tháng 8, gió này mang theo hơi
nóng lục địa khô hanh làm cho gia súc mất nhiều nước. Mùa nắng gia súc
thường xãy ra bệng say nắng, cảm nóng. Ngoài ra mùa này bệnh ký sinh
trùng ngoài da như nấm, ghẻ dễ lây lan.
* Nguồn nước: Ở đây rất phong phú và dồi dào, nguồn nước được
cung cấp bởi các sông, hồ, kênh, rạch, đầm lầy… Người chăn nuôi ở đây
chưa chú ý đến nguồn nước cho gia súc ở chuồng trại mà chủ yếu gia súc
uống tự do ở ngoài thiên nhiên nên gia súc chăn thả dễ dàng mắc bệnh ký
sinh trùng, đặc biệt là bệnh sán lá gan.
Như vậy, xét về mặt khoa học và tính chất dịch tễ của bệnh sán lá
gan thì huyện Đức Phổ hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi cho bệnh sán lá gan
lưu hành và phát triển.
6
2. Tình hình chăn nuôi trâu, bò hiện nay, kế hoạch phát triển trong
những năm tới.
Số lượng đàn trâu, bò của huyện là 32.856 con. Trong đó có 31.762

con bò và 1.094 con trâu.
Chăn nuôi trâu, bò ở đây nhìn chung còn thấp kém và lạc hậu, chăn
nuôi với hình thức tự phát của từng hộ gia đình. Trong chăn nuôi chưa chú
trọng đến con giống, nguồn thức ăn, nước uống, chuồng trại, bãi chăn thả và
công tác phòng trừ dịch bệnh.
Gần đây có chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trung tâm
khuyến nông tỉnh có đầu tư chương trình khuyến nông trong chăn nuôi “ sind
hoá đàn bò, nạc hoá đàn heo” nên đàn bò lai sind ở đây phát triển về số lượng
nhưng chất lượng thì chưa đảm bảo vì: thiếu nguồn thức ăn, bãi chăn thả mức
độ đầu tư cũng như quan tâm chăm sóc còn hạn chế.Ở đây mùa nắng thì cây
cỏ khô trụi, mùa mưa thì ngập úng nên đàn trâu bò thiếu hụt thức ăn quanh
năm, nguồn thức ăn của trâu, bò chủ yếu là rơm rạ, trong khi đó nhu cầu của
bò lai sind phải có tinh bột và cỏ nên người dân không đáp ứng nổi. Hơn nữa
người dân chưa chủ động được nguồn thức ăn cho trâu, bò trong những lúc
thời tiết khắc nghiệt, mưa gió kéo dài.
Ở đây vào vụ Xuân là mùa thu hoạch ngọn mía và cây bắp là nguồn
thức ăn cho trâu, bò, nhưng bà con chưa biết cách chế biến, tích luỹ nên rất
lãng phí.
* Về chuồng trại:
Chưa đảm bảo “Đông ấm, Hè thoáng” chuồng trại ở đây còn mang tính
chất tạm bợ, thậm chí có những hộ gia đình chăn nuôi, trâu,bò hàng năm chỉ
cột trâu, bò vào gốc cây ở ngoài vườn.
Nói chung tình hình chăn nuôi ở đây còn nhiều hạn chế: Chưa đảm bảo
con giống, chưa chú trọng đến khả năng sinh sản, cũng như khâu chăm sóc
cho trâu, bò để phục vụ cày kéo trong nông nghiệp và tận dụng nguồn phân
bón hữu cơ.
* Kế hoạch phát triển trong những năm tới:
Với những thực trạng nêu trên, để đạt được mục tiêu phát triển chăn
nuôi trâu, bò, nâng cao tầm vóc, tăng chất lượng, tăng số lượng, đảm bảo kế
hoạch phát triển hàng năm.

7
- Tổ chức công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức tham quan những
nơi có mô hình chăn nuôi trâu, bò tốt, có hiệu quả kinh tế cao, qua đó giúp
cho nông dân họ tự so sánh sự khác biệt, đồng thời họ trao đổi kinh nghiệm
với nhau và sau đó họ tự áp dụng vào địa phương của mình.
- Tổ chức lớp tập huấn riêng về chăn nuôi trâu, ở các xã miền núi giúp
nông dân nắm kỷ về kỹ thuật chăn sóc, nuôi dưỡng, chế biến thức ăn, phòng
trừ dịch bệnh, biết cách hoạch toán về chăn nuôi quy mô nhỏ.
- Xây dựng mô hình trình diễn về chăn nuôi trâu, bò có chuồng nhốt,
dự trữ thức ăn vào mùa đông, mô hình vỗ béo bò, kỹ thuật trồng cỏ để người
dân học tập và làm theo.
- Cải tạo con giống: Thụ tinh nhân tạo hoặc dùng đực giống cho nhảy
trực tiếp.
- Quy hoạch vùng chăn nuôi, bãi chăn thả.
- Khi đàn trâu, bò được quản lý tốt sẽ tiến hành chọn lọc để nâng cao
tầm vóc năng suất và chất lượng thịt.
- Hỗ trợ vacxin để tiêm phòng cho gia súc, gia cầm.
- Tăng cường đào tạo thú y cơ sở.
-Hỗ trợ trâu, bò cho các hộ nông dân nghèo nhằm góp phần xoá đói
giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.
3. Về công tác thý y:
Hiện nay trạm thý y huyện có 1 bác sĩ thú y, 2 kỹ sư chăn nuôi thú y
còn lại là trình độ trung cấp, sơ cấp, họ luôn được tập huấn về chuyên môn,
họ là những cán bộ cần cù, chịu khó học hỏi. Vì thế tuy trình độ không cao,
nhưng bù lại họ có kinh nghiệm thực tế “ sống lâu lên lão làng” nên được bà
con rất tin tưởng.
Hàng năm trạm thú y Đức Phổ kết hợp với chi cục thú y Quảng Ngãi tổ
chức tiêm phòng cho gia súc 1 năm 2 lần. Chủ yếu là phòng các bệnh truyền
nhiễm như : Vacxin tụ huyết trùng, vacxin dịch tả. Nhưng tiêm phòng đạt tỷ
lệ rất thấp nguyên nhân là do thiếu sự ủng hộ đồng tình của người dân.

Công tác điều trị cho gia súc còn nhiều hạn chế rõ rệt. Mỗi khi gia súc
bị bệnh chủ gia súc thường tự ý đi mua thuốc điều trị , do trình độ chuyên
môn có hạn nên tỷ lệ khỏi bệnh trong điều trị còn thấp. Họ chỉ thực hiện theo
8
những gì mà tai nghe, mắt thấy. Còn đối với bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là
bệnh sán lá gan chúng đang lộng hành đục khoét tài sản trong tay của họ
hàng chục triệu đồng mà họ không hề hay biết. Thế là mùa nắng đi qua,mùa
mưa lại về gia súc tiếp tục thiếu thức ăn, suy nhược cơ thể trầm trọng, cộng
với sự bùng phát của sán lá gan đã làm cho trâu bò chết hàng loạt, gây thiệt
hại kinh tế vô cùng to lớn.
II. Tình hình chăn nuôi ở huyện Đức Phổ:
Đi đôi với việc phát triển kinh tế vườn, phong trào chăn nuôi hộ gia
đình tăng về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi hộ gia đình phát triển đã đưa
tổng đàn trâu bò trong huyện lên 1.094 con, đàn bò lên 31.762 con, đàn lợn
23.567 con, đàn gia cầm 438.397 con. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh
gia súc, gia cầm nhưng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện vẫn có mức
tăng trưởng ổn định, đàn bò tăng 5,8% /năm, đàn lợn tăng 4,1%/năm, đàn gia
cầm tăng 9,3% /năm. Chất lượng đàn bò được cải thiện, đàn bò lai phát triển
khá nhanh, nếu năm 2001 tỷ lệ đàn bò lai là 20% tổng đàn thì đến năm 2007
đã đạt gần 31,5%, nhiều xã như Phổ An, Phổ Quang tỷ lệ đàn bò đạt trên
40% tổng đàn, chăn nuôi theo mô hình trang trại đầu tư có quy mô lớn đang
phát triển nhanh, điển hình như nuôi Đà Điểu 204 con ở trại chăn nuôi xã Phổ
Nhơn, Cừu 25 con đang nuôi thử nghiệm ở xã Phổ Hoà, Dê 2.892 con tại xã
Phổ Thạnh, Phổ Khánh và Phổ Nhơn. Tính đến cuối năm 2007 toàn huyện có
28 trang trại tăng 11 trang trại so với năm 2005. Nét mới cơ cấu các loại hình
sản xuất và cơ cấu cây trồng vật nuôi trong các trang trại đã có bước chuyển
đổi tích cực theo hướng tăng dần trang trại tổng hợp ( VACR), trang trại chăn
nuôi và trang trại nuôi trồng thuỷ sản ( chiếm 70% tổng số trang trại ), giảm
dần các trang trại trồng cây hàng năm. Hiệu quả kinh tế từ trang trại mang lại
vượt trội so với kinh tế hộ gia đình, năm 2007 thu nhập bình quân của 1 trang

trại trong huyện là 48,27 triệu đồng, nhiều mô hình trang trại tổng hợp đạt
hiệu quả cao điển hình như: Trang trại anh Phạm Cao Chức ở thôn Diên
Trường xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ đầu tư trên 600 triệu đồng, phát triển
trang trại tổng hợp với quy mô: 18ha: 2ha điều ghép, 13ha cây keo, chăn nuôi
41 con bò sinh sản, 38 con dê, đào ao thả 2000 con cá trám cỏ, nuôi 1.500
con gà với phương thức lấy ngắn nuôi dài hàng năm thu lãi trên150 triệu
đồng. Theo đánh giá của hội làm vườn, thu nhập từ mô hình VAC chiếm trên
9
60% tổng thu nhập của hộ gia đình. Như vậy với mục tiêu thu nhập 50
triệu/hộ/năm, cánh đồng 35 đến 50 triệu/ha đã và đang trở thành hiện thực.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc phát triển kinh tế VAC
trang trại ở tỉnh ta còn nhiều khó khăn về đất đai, vốn, quy hoạch, khoa học
kỹ thuật, nhất là thị trường tiêu thụ còn rất bấp bênh. Thực hiện Chỉ thị số
09/CT-UBND của UBND tỉnh về đẩy mạnh phát triển kinh tế VAC trên địa
bàn tỉnh, huyện. Các cấp, các ngành đã và đang có nhiều chủ trương và giải
pháp tích cực hổ trợ mô hình kinh tế VAC nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ
chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, nghiệp và thuỷ sản phù hợp với yêu
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo tinh thần Nghị
quyết TW 5.
10
PHẦN THỨ HAI:
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. Đặt vấn đề:
Bệnh sán lá gan do Fasciola hepatica và Faciola gigantica đã được phát
hiện và nghiên cứu từ lâu ở loài gia súc nhai lại, đặc biệt là trên đàn trâu, bò
Việt Nam. Qua nhiều năm, nhiều tác giả đã nghiên cứu ( Phan Địch Lân,
Phạm Sỹ Lăng, Đào Hữu Thanh…) cho biết đàn trâu, bò Việt Nam ngoài
bệnh tiên mao trùng, bệnh sán lá gan bị nhiễm ở mức độ nặng, gây tỷ lệ chết
cao, nhất là trong vụ Đông Xuân do thời tiết lạnh, trâu bò việc làm nặng
nhọc, quá sức, thiếu thức ăn xanh sẽ phát bệnh hàng loạt và chết, đôi khi

tưởng là một bệnh khác.
Trong điều kiện sinh thái ở nước ta, bệnh sán lá gan trâu bò phát triển
quanh năm vì thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, thuận lợi cho ốc ký chủ trung
gian sinh sản và phát triển, gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến sức khoẻ,
sức sản xuất của trâu, bò.
Không những thế, sán lá gan lớn đã xuất hiện và gây bệnh ở trên
người, gây đau đớn và rất khó khăn chẩn đoán bằng những phương pháp chẩn
đoán thông thường. Theo số liệu thống kê năm 2006 cả nước có trên 2000
người mắc bệnh sán lá gan, nhiều nhất là ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định… Qua khảo sát điều tra, nghiên cứu bệnh sán lá gan
lớn xuất hiện trên người bắt nguồn từ động vật. Chính vì vậy, việc xác định
chính xác loài sán lá gan lớn ở Việt Nam là rất cần thiết để có thể tìm ra
phương pháp chẩn đoán bệnh hữu hiệu nhất trên gia súc cũng như trên người.
Hiện nay hình thức chăn nuôi tập thể đang bị thu hẹp dần, chăn nuôi cá
thể từng hộ gia đình có xu hướng ngày càng được mở rộng và phát triển. Việc
đưa khoa học – kỹ thuật vào chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Do đó những năm
gần đây đàn trâu bò ở một số nơi trong nước bị mắc một số bệnh và chết với
tỷ lệ khá cao, trong đó chủ yếu là bệnh truyền nhiễm và kế tiếp là bệnh ký
sinh trùng. Đặc biệt là bệnh sán lá gan ở trâu bò. Theo Trịnh Văn Thịnh
( 1962) cho biết có 50 – 70% trâu, bò ở nước ta bị nhiễm sán lá gan.
11
Riêng ở huyện Đức Phổ hàng năm nhất là ở vụ Đông- Xuân trâu, bò
hay bị chết nhiều, chúng ta cứ nghi ngờ rằng trâu, bò chết là do thiếu thức ăn,
đói rét và kiệt sức. Nhưng khi ta mổ khám mới biết được nguyên nhân chết
của trâu bò là do bị sán lá gan, hai lá gan bị thủng lỗ, nhũn nát hết.
Theo số liệu thống kê của Trạm thú y Đức Phổ cho biết hàng năm có
khoảng 23 con trâu, bò bị chết. Trong đó có 9 con bị chết là do mắc bệnh sán
lá gan, chiếm tỷ lệ 39,13% gây thiệt hại rất lớn trong chăn nuôi.
Để góp phần khống chế bệnh và nâng cao chất lượng thịt, sữa, sản
phẩm trâu bò, giúp đàn trâu, bò béo, khoẻ phát triển nhanh cả về số lượng và

chất lượng nhằm góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Trước tình hình thực tế hết sức thiết thực, được sự đồng ý của khoa
chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông – lâm Huế, cô giáo hướng dẫn, thạc sĩ
Lê Thị Vân Hà cùng trạm thú y huyện Đức Phổ và chi cục thú y tỉnh Quảng
Ngãi đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình
hình nhiễm sán lá gan trâu, bò ở huyện Đức Phổ – Quảng Ngãi và hiệu
quả sử dụng thuốc tẩy”. Nhằm đưa ngành chăn nuôi trâu, bò của địa
phương phát triển nhanh, mạnh và đạt hiệu quả kinh tế cao.
II. Cơ sở lý luận:
Trong quá trình tồn tại và phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và
chăn nuôi trâu, bò nói riêng, có mối quan hệ hữu cơ với các điều kiện tự
nhiên, kinh tế và xã hội. Việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên ở phần phụ lục
đã cho chúng ta thấy toàn cảnh về sinh thái môi trường để thêm phần cơ sở
thực tế ,cho việc nghiên cứu đề tài khoa học trong phần này. Vì điều kiện tự
nhiên liên quan chặt chẽ đến sự tồn tại và phát triển của bệnh sán lá gan ở
trâu, bò. Nó góp phần làm tăng hoặc giảm tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm.
Sán lá gan là tên gọi chung của hai loài sán lá sống ở gan, thuộc lớp
sán lá có tên khoa học là Fasciola gigantica và Fasciola hepatica. Đây là hai
loài ký sinh trùng gây bệnh chung cho động vật nhai lại, đôi khi thấy xuất
hiện ở người.
12
1. Sơ lược tình hình nghiên cứu bệnh sán lá gan ở trâu, bò của các tác giả
trong và ngoài nước.
Bệnh sán lá gan ở trâu, bò có hầu hết ở các nước trên thế giới. Bệnh
được ông Limnaea phát hiện vào năm 1758.Ông tìm ra nguyên nhân gây
bệnh là do loài Fasciola hepatica. Sau đó vào năm 1885 Cobbold tìm thấy
thêm một loài nữa là Fasciola gigantica.
Ở nước ta có các tác giả như Trịnh Văn Thịnh, Phan Địch Lân… đã có
nhiều công trình nghiên cứu ở miền Bắc, đã xác định trâu, bò ở vùng đồng bằng
sông Hồng đều bị nhiễm cả hai loài F.hepatica và F.gigantica. Nhưng thường

phổ biến là loài F.gigantica. Những sán này thường ký sinh trong ống dẫn mật,
có khi thấy cả ở phổi, tim, hạch lâm ba và tuyến tụy của trâu, bò, dê, cừu.
Bệnh sán lá gan phân bố đều khắp các vùng trong cả nước. Theo J.Dror
và A.Malezevski năm 1967 thì ở Miền bắc nước ta trâu, bò bị nhiễm Fasciola
gigantica: Trâu 67,9%; bò 36%. Tỷ lệ nhiễm biến động theo vùng, cao nhất là
ở vùng đồng bằng trũng, kế tiếp là vùng trung du và thấp nhất là vùng miền
núi. Ở miền Nam năm 1981 – 1983 phân viện nghiên cứu thú y đã nghiên
cứu xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò vùng đồng bằng sông Cửu Long
là 36%, tỷ lệ nhiễm tăng dần theo độ tuổi.
2. Sán lá gan :
2.1. Phân loại:
Ngành giun dẹp: Platheminthes
Lớp sán lá: Trematoda
Lớp phụ: Prosostomidea
Bộ: Fascilidada
Bộ phụ: Fasciolata
Họ: Fasciodae
Giống: Fasciola
Loài: Fasciola gigantica
Fasciola hepatica
Phân họ: Fasciolinae
13
2.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo:
2.2.1. Fasciola gigantica
Loài này hay gặp và phổ biến ở nước ta, sán có hình lá dẹp, thân dài 33-
76mm, rộng 5-12mm. Phần đầu có hình nón trực tiếp dính vào thân vì vậy nó
không có u vai như những loài khác của giống Fasciola. Hai mép thân đi song
song nhau, phần cuối thân hơi tù, có bụng tròn lồi ra, sán có màu đỏ thớ thịt.
Hệ tiêu hoá: Giác miệng ở phía trước thân, đường kính 1,092 –
1,555mm, lỗ miệng ở đáy giác miệng thông với hầu và thực quản. Ruột gồm

2 manh tràng phân thành nhiều nhánh nhỏ, giác bụng tròn đường kính 1,491
– 1,758mm.
Hệ bài tiết: Gồm nhiều ống nhỏ phân nhánh, thông với 2 ống chính,
hai ống này hợp lại ở cuối thân rồi thông ra ngoài qua lỗ bài tiết.
Hệ sinh dục: Lưỡng tính, hai tinh hoàn phân nhánh mạnh, xếp trên
dưới nhau ở phần sau cơ thể, mỗi tinh hoàn thông với ống dẫn tinh trùng
riêng. Những ống này hợp lại thành ống chung, đổ vào túi sinh dục. Trong túi
sinh dục có Currus thông với bên ngoài qua lỗ sinh sản ở mặt bụng ( Phía
trước giác bụng ). Buồn trứng phân nhánh ở phía trước tinh hoàn, tử cung
uốn khúc thành hình hoa phía trước ống dẫn noãn và giác bụng. Tuyến noãn
hoàn xếp dọc hai bên thân và phân nhánh gần như khung của sán Fasciola
gigantica có khả năng tự thụ tinh và thụ tinh chéo.
Trứng: Có hình bầu dục, phình rộng ở giữa và thon dần về phía hai
đầu, đầu hơi nhỏ, có nắp trứng, vỏ trứng mỏng gồm có 4 lớp, lớp vỏ ngoài
nhẵn bóng, kích thước của trứng dài 0,125 – 0,177mm, rộng 0,083 –
0,104mm, kích thước trung bình 0,154 – 0,098mm, trứng sán có hình elíp đối
xứng qua trục dọc của nó, trứng cân đối có màu vàng nâu.
2.2.2. Fasciola hepatica
Có thân hình lá dẹp, dài 20-30mm, rộng 4 -13mm, có màu nâu nhạt.
Phần đầu có hình nón dài 3-4mm, chứa cả hai giác bám, giác bụng lớn hơn
giác miệng, phía trước thân phình to tạo thành u vai, đuôi nhọn, bao bọc bên
ngoài là lớp bì cơ, lớp này quan sát dưới kính hiển vi điện tử gồm có 2 phần:
Phần ngoài là thể hợp bào không nhân, phần ngoài của lớp này là nguyên
sinh chất đông đặc lại, dưới màng này là tế bào chất chứa không bào, những
14
hạt nhỏ và ty lạp thể, những gai cuticun cũng phân bố rải rác cao ở phần này
và được phủ bằng lớp tế bào mỏng. Phần bên trong là tế bào hình lê, có
nhánh, tế bào chất liên hệ với bên ngoài qua màng đáy, dưới màng đáy có lớp
gian bào, có những lớp cơ vòng , cơ dọc nằm trong lớp này. Trứng của
F.hepatica có kích thước dài 0,13 – 0,15mm, rộng 0,07 – 0,09mm trứng có

màu vàng sẫm, các tế bào noãn hoàn chiếm đầy trứng, có nắp trứng.
Sán lá gan
3. Chu kỳ phát triển của Fasciola
Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của trâu, bò, dê,
cừu. Sau khi thụ tinh xong mỗi con sán đẻ hàng chục vạn trứng, những trứng
này theo dịch mật vào ruột sau đó tiếp tục theo phân ra ngoài.
Trứng sán lá gan phát triển ở nhiệt độ từ 10-30
0
c, thời gian nở phụ
thuộc vào nhiệt độ: nhiệt độ thấp thời gian nở kéo dài, nhiệt độ lý tưởng ( 25
– 30
0
c ) thời gian trứng nở ngắn lại.
15
ngày

0 10 20 30t
0

Tỷ lệ nở của trứng phụ thuộc
vào cách thu thập trứng và điều kiện
môi trường.
Nếu trứng lấy bằng cách mổ tử
cung, có tỷ lệ nở thấp 9- 24,9%. Vì khi mổ tử cung do áp lực tác động làm
cho trứng bị méo, bị dị hình, trứng non nên mao ấu hoạt động yếu.
Nếu trứng lấy bằng cách gạn rữa túi mật thì tỷ lệ nở cao, trung bình
65,6%. Vì gạn rữa túi mật thì thu được trứng già hơn, đạt được sự chín mùi
sinh dục nên tỷ lệ nở cao.
Trứng sán lá gan cũng như trứng các loài sán khác, phát triển cần có
nước, nếu thiếu nước trứng sẽ bị teo và vỡ ra sau 2 giờ. Trứng nở ở độ ẩm

thích hợp là 70 – 80%, pH từ 5 – 7,5, lý tưởng nhất là 6,5.
Với điều kiện thích hợp trứng nở thành mao ấu, mao ấu bơi lội tự do
trong nước rồi xâm nhập vào ốc Limnaea, sau đó phát triển thành bào ấu
Redia, vĩ ấu và kén Adolescaria.
3.1 Giai đoạn từ mao ấu ( Miracidium ) đến bào ấu ( Sporocyst ).
Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi thì sau 15 đến 25
ngày ( theo Phan Địch Lân ) trong trứng hình thành Miracidium.Dưới tác
dụng của ánh sáng Miracidium đẩy bật nắp chui ra ngoài và bơi lội trong
nước, nếu gặp ký chủ trung gian là ốc Limnaea thì Miracidium rụng lông,
chui vào cơ thể ốc ký sinh và phát triển thành Sporocyst.
3.2 Giai đoạn từ Sporocyst đến Redia
Sporocyst dài 0,15mm có hình túi chứa nhiều tế bào phôi. Sau 15 đến
30 ngày thì phát triển thành Redia, những Redia này phá vỡ Sporocyst chui
ra khỏi nội tạng của ốc.
Nhiệt độ
(
0
c )
Thời gian cần cho
trứng nở ( ngày )
10-19
0
C
12-20
0
C
22-26
0
C
28-30

0
C
56
48
21-22
14-16
60
40
20
16
3.3 Giai đoạn Redia đến Cercaria
Bằng cách sinh sản vô tính mỗi Sporocyst sinh ra 5 đến 15 Redia. Mỗi Redia
sinh ra 15 – 20 Cercaria, thời gian hoàn thành giai đoạn này từ 29 – 35 ngày.
3.4 Giai đoạn từ Cercaria đến kén Adolescaria
Sau khi thành thục Cercaria chui qua miệng ốc ra môi trường bên
ngoài, sau vài giờ bơi lội trong nước Cercaria rụng đuôi, tiết ra chất nhờn, sau
đó đông đặc lại tạo thành lớp vỏ bọc chắc chắn, có màu nâu hung, đường
kính 0,2 – 0,25mm. Lúc này Cercaria hoàn toàn biến thành Adolescaria.
Adolescaria bơi lội trong nước, bám vào cây cỏ thuỷ sinh, nếu trâu, bò
ăn phải kén này thì sau 3-4 tháng phát triển thành sán lá gan trưởng thành, ký
sinh trong ống dẫn mật 3-5 năm, có thể lên đến 11 năm.
Như vậy khoảng thời gian cần thiết cho chu trình phát triển của sán lá
gan ở trâu, bò của nước ta là 50-73 ngày

Sơ đồ tóm tắt vòng đời sán lá gan
4. Dịch tễ học:
17
Fasciola được phát hiện vào năm 1370. Đây là bệnh phân bố rộng rãi
trên khắp thế giới. Ở Châu âu loài gây bệnh chủ yếu là F.hepatica, các nước ở
Châu Á là gây bệnh là F.gigantica.

- Tỷ lệ nhiễm bệnh: Trâu 76,9%, bò 36%, dê, cừu 20% ( Drozt và
Malezevsky 1967 ), trâu, bò Hà Giang nhiễm sán lá gan 79-96%, Lâm Đồng
34,55%, Cần Thơ 33,66%. Tỷ lệ nhiễm giao động tuỳ theo từng vùng.
- Tuổi gia súc càng cao, tỷ lệ nhiễm càng tăng.
- Mùa mắc bệnh: Gia súc có thể mắc bệnh quanh năm, thường bị nhiễm
nặng vào mùa hè, vì mùa hè có điều kiện thuận lợi cho trứng phát triển. Nhưng
đến khi mùa đông, thiếu cỏ, thời tiết lạnh rét, sức đề kháng giảm, bệnh bùng
phát và ghép với một số bệnh khác làm cho trâu, bò chết hàng loạt.
- Con đường truyền bệnh: Có thể nhiễm qua con đường tuần hoàn,
nhưng chủ yếu là do ăn phải kén Adolescaria.
- Sức đề kháng của trứng: Trong phân khô phôi trứng chết sau 8 – 10
ngày, môi trường ẩm ước trứng tồn tại 5-6 tháng. Ở nhiệt độ thấp từ (-15
0
c) đến
(-5
0
c) trứng chết sau 2 ngày. Ở nhiệt độ 40-50
0
c phôi trứng chết sau vài phút.
- Hoá chất: HCl 0,5% Phôi trứng chết sau 1 phút.
NaOH 2% phôi trứng chết sau 2 phút.
Nang ấu có sức đề kháng mạnh với môi trường bên ngoài.
Ở nhiệt độ bình thường hay trong cây cỏ khô, kén Adolescaria tồn tại
trên 5 tháng.
- Tình hình nhiễm ở người:
- Theo báo cáo của Giáo sư Trần Vinh Hiển tại Hội nghị KST toàn
quốc vào 4/1998. Năm 1991 đã phát hiện 1 ca nhiễm nhiễm bệnh ở người tại
bệnh viện Nguyễn Trãi ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1991 – 1997 đã
phát hiện 125 ca, chứng tỏ số người bị nhiễm sán lá gan ngày càng tăng cao,
do thói quen ăn uống ( thích ăn rau sống, món tái, gỏi cá…) Chủ yếu tập

trung ở đồng bằng duyên hải Miền trung, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Phú Yên.
5. Vật chủ trung gian:
18
Sán lá gan ở trâu, bò của nước ta phát triển được là do sự phân bố của
2 loài ốc nước ngọt có tên là ốc vành tai Limnaea swinhoei và ốc hạt chanh
Limnaea Viridis chúng sống ở ao hồ, mương rãnh, khe suối.
Ốc Limnaea viridis: có ưu thế trội hơn, tỷ lệ biến thiên từ 29-86%, còn
ốc Limnaea swinhoei tỷ lệ biến thiên từ 14-71%.
Nếu so sánh tỷ lệ phân bố của 2 loài trên theo vùng địa lý thì thấy
Vùng núi: L.viridis 75%; L. swinhoei 25%
Đồng bằng: L.viridis 42%; L. swinhoei 58%
Vùng trung du: L.viridis 66,5%; L. swinhoei 33,5%
Vùng ven biển: L.viridis 51,5%; L. swinhoei 48,5%
Loài ốc Ven biển Miền núi Đồng bằng Trung du
L.viridis 51,5
±
13,43 75
±
9,61 42
±
11,79 66,5
±
7,72
L. swinhoei 48,5
±
13,43 25
±
96 58
±

8,99 33,5
±
7,72
Bảng phân bố ốc của L.viridis và L. swinhoei ở 4 vùng khác nhau.
Mật độ của ốc có sự thay đổi theo mùa vụ, vụ Đông – Xuân (tháng 11-
4) Ốc phát triển mạnh hơn vụ Hè – Thu ( tháng 5-10).
Thời gian L.viridis L. swinhoei
Đông – xuân (11-4) 123
±
51,04 146,66
±
49,96
Hè - thu (5-11) 64
±
17,57 59,27
±
33,47
Trứng ốc có thể nở được quanh năm với tỷ lệ rất cao biến thiên từ 89,1
– 100% và chỉ trong một thời gian ngắn trứng hoàn thành sự phát triển để
thành thế hệ kế tiếp. Trong vụ Hè -Thu thời gian cần 5,5
±
0,54 ngày; Vụ
Đông-Xuân thời gian cần 8,5
±
1,64 ngày.
19
Ốc nước ngọt phân bố rất rộng, nhưng ở 2 lồi thấy có sự khác nhau.
Lồi L.viridis phân bố rộng hơn, cao hơn, ngay cả vùng Sapa ( cao 1500m)
vùng Ý Tý ( cao hơn 2000m) đều thấy có sự xuất hiện của L.viridis.
Trái lại ở vùng đồng bằng ven sông ( Nông Cống – Thanh Hoá) chỉ

thấy ốc L. swinhoei loài này thường phổ biến ở vùng trũng, ở đây khó tìm
thấy ốc L.viridis. Ổ trứng xếp thành 3-4 hàng đều nhau, số lượng từ 21
đến 36 trứng/ổ. Loài L.viridis ổ trứng tròn hoặc thu ngắn, trứng xếp
không theo hàng , số lượng trứng từ 2- 26 trứng/ổ.
Sự chênh lệch về số lượng trứng và kích thước ổ trứng qua các tháng
trong năm không rõ ràng.
Giữa các tháng khác nhau thì mật độ ốc cũng khác nhau
Tháng L. swinhoei ( con/m
2
) L.viridis ( con/m
2
)
1 227,66
±
37,67 164,33
±
9,29
2 171,33
±
40,50 130,33
±
12,66
3 140,66
±
35,20 123,33
±
15,22
4 103,30
±
10,40 99,33

±
15,11
5 81,66
±
20,50 61,00
±
12,16
6 68,66
±
12,05 63,00
±
8,30
7 61,33
±
9,01 55,60
±
17,15
8 49,33
±
2,51 50,00
±
19,50
9 58,33
±
2,88 50,68
±
18,02
10 78,00
±
7,55 75,66

±
17,78
11 105,00
±
6,66 100,00
±
27,83
12 142,00
±
15,87 130,66
±
21,07
20
Ốc thích sống ở môi trường có độ pH kiềm, chúng thích dòng nước có
sự thay đổi để hô hấp.
Loài L.swinhoei thích sống trôi nổi trên mặt nước.
Loài L.viridis thích sống môi trường có nước xâm xấp.
Từ đặc tính đó ta thấy:
Loài L.swinhoei thường có ở chân ruộng nước, nước nhiều, ao hồ, ao
rau muống.
Loài L.viridis thường ở chân ruộng thấp, ít nước, các hố, bãi cỏ.
6. Cơ chế gây bệnh:
Sán trưởng thành ký sinh ở ống dẫn mật, kích thích niêm mạc ống dẫn
mật bằng gai Cuticun trên cơ thể, làm viêm ống mật. Nếu nhiều sán ký sinh
làm tắc ống dẫn mật, mật thấm vào máu gây bệnh vàng da. Sán lá gan hút
chất dinh dưỡng 0,2ml máu/sán/ ngày.
Trong lúc ký sinh chúng thường xuyên tiết độc tố, làm biến đổi thành
ống dẫn mật và nhu mô gan, gây trúng độc toàn thân, độc tố của sán phá hoại
Con/m
2

Tháng
21
máu làm cho Protein trong máu bị biến chất, Albumin giảm, Globulin tăng
làm cho gia súc thiếu máu, gầy cồm, đi xiêu vẹo.
Độc tố của sán tác động vào thành mạch máu, làm rối loạn tính thấm
của thành mạch, dẫn đến rối loạn dinh dưỡng.
Ấu trùng di hành gây tổn thương các cơ quan mà chúng đi qua, dễ gây
nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn lạ xâm nhập và gây bệnh, khi bị cảm
nhiễm nặng làm cho gan bị sơ hoá, chức năng của gan bị phá hủy dẫn đến rối
loạn cơ năng dạ dày, ruột, khi nặng thì xoang phúc mạc tích nước.
Gia súc mắc bệnh Fasciola dễ bị đẻ non, sinh con yếu ớt, gầy rạc.
7. Triệu chứng – Bệnh tích:
Bệnh được biểu hiện ở mức độ khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng sức
khoẻ con vật, tuổi, mùa vụ.
Ở trâu, bò từ 1,5 – 2 năm tuổi, bệnh thường phát ở thể cấp tính, dễ chết.
- Thể cấp tính xuát hiện khi gia súc nhiễm một số lượng lớn nang ấu
( đặc biệt là ở cừu non) Triệu chứng thể hiện: Viên gan cấp tính, đau ở vùng
gan, niêm mạc nhợt nhạt, tiêu chảy, lông xù, vàng da.
- Thể mãn tính: Phổ biến ở trâu, bò, dê, cừu trưởng thành, triệu chứng
thể hiện sau thể cấp tính từ 1/2 - 2 tháng.
Biểu hiện: Con vật suy nhược, ăn ít, choáng, niêm mạc nhợt nhạt lông
xù xì dễ nhổ, thuỷ thũng ở mi mắt, yếm, ngực, nhai lại yếu, khát nước, ỉa
chảy xen kẻ táo bón, gầy dần, đôi khi chảy nước mắt, có biểu hiện ho. Bò cái
mắc bệnh thì dễ bị sẩy thai do hàm lượng canxi trong máu thấp, lượng sữa
giảm 50%, đôi khi có triệu chứng thần kinh. Nếu bệnh không chữa trị con vật
sẽ bị chết do kiệt sức.
Bệnh tích:
Sau khi mổ khám ta thấy gan to và dày, gan sưng màu nâu sẫm, xung
huyết, trên mặt gan có khi thấy đường di hành của sán giống như cua bò.
Thân thịt gầy còm, thiếu máu hoặc phù nề trong trường hợp nhiễm sán

nặng, mãn tính.
Ống dẫn mật bị viêm và có chứa nhiều sán. Xuất hiện ở các ổ áp se ở
gan và nhiễm trùng kế phát.
22
Các vật chất của ký sinh trùng màu đen (chất bài tiết) ở trong gan,
phổi, hoành cách mô và màng bụng.
Các hạch lâm ba của phổi, gan có màu đen do chất thải của sán.
Vàng da do gan bị tổn thương, tắt ống dẫn mật.
Nếu bị nhiễm nặng thì gan bị thủng, nhũn nát.
8. Chẩn đoán:
Dựa trên triệu chứng lâm sàn của bệnh: Kiệt sức, gầy còm, tiêu chảy,
thuỷ thủng ức, yếm, hàm dưới, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù xì.
Dựa vào dịch tễ.
Xét nghiệm phân bằng phương pháp gạn rữa nhiều lần.
Nếu bò bị nhiễm Fasciola có thể chẩn đoán dựa vào nồng độ của 2
enzym được phóng thích ra trong tuyết tương do những tế bào gan bị hư hại.
Enzym Glutamate Dedhrogemase ( GLDH) được phóng thích khi nhu
mô gan bị hư hại, nồng độ tăng cao trong suốt vài tuần đầu khi bị nhiễm.
Enzym Glutamaye Transpeptidase (GGT)tăng cao, cho thấy sự tổn hại
của tế bào biểu mô của ống dẫn mật xảy ra sau khi sán lá ký sinh ở ống dẫn
mật, nồng độ enzym này tăng cao trong một thời gian dài.
Chẩn đoán bằng phản ứng biến thái nội bì: Dùng 0,1ml kháng nguyên
tiêm nội bì, sau 10-20 phút kiểm tra kết quả. Nếu chổ tiêm sưng 1,5-2cm là
dương tính.
Dự báo khí tượng học đối với bệnh sán lá gan được tính theo công thức
M = n ( R-P+5 )
M: là tháng.
R: lượng mưa trong tháng tính bằng inch.
P: lượng bốc hơi tính bằng inch.
N: Số ngày ẩm ướt mưa trong tháng.

Nếu M > 450 coi như bệnh sán lá gan có thể xảy ra đối với ga súc.
9. Những thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra.
Bệnh làm cho trâu, bò gầy còm, sút cân, kiệt sức, làm giảm sản lượng
sữa, sức đề kháng kém.
Khi mổ thịt phải bỏ những gan bị nhiễm sán.
23
Chất lượng thịt giảm.
Nói chung bệnh sán lá gan ở trâu, bò gây thiệt hại lớn về kinh tế, làm
giảm mức độ sinh trưởng, phát triển, giảm khả năng sinh sản và làm việc của
gia súc, làm giảm năng suất cả về số lượng lẫn chất lượng.
10. Phòng, trị bệnh:
10.1 Phòng:
Muốn phòng bệnh có hiệu quả phải tuân thủ nghiêm túc các điều kiện sau:
1. Tẩy sán định kỳ cho gia súc; 1 năm tẩy 2 lần; Lần đầu vào mùa
xuân, lần 2 vào cuối thu.
2. Ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học: tủ kín phân để sinh nhiệt
tiêu diệt trứng sán.
3. Các cơ quan, bộ phận bị nhiễm sán phải được nấu chín, không vứt ra
môi trường.
4. Diệt ký chủ trung gian: Tháo cạn nước, làm khô cỏ, bón vôi, tẩy trùng
5. Không chăn thả gia súc ở những nơi lầy lội, vùng trũng, nước đọng.
6. Không nhập những súc vật từ vùng có bệnh khi chưa kiểm tra và
điều trị chưa sạch sán.
7. Kết thúc mỗi vụ chăn thả phải kiểm tra đồng cỏ, kiểm tra gia súc và
lập kế hoạch phòng bệnh cho năm sau.
8. Lập bản đồ đồng cỏ chăn thả, đánh dấu đồng cỏ chăn thả.
9. Kiểm tra phân định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, tránh
lây lan.
10.2 Điều Trị:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc để tẩy sán lá gan nhưng

được ưa chuộng nhất vẫn là thuốc Han-DERTIL B và FASCIOLID.
* Han-DERTIL B :
Là dạng thuốc viên có màu xanh lá cây, viên dập theo 2 dạng gọi là
“Dertil” mỗi viên chứa 300mg Niclofolan.
- Tác dụng: Niclofolan tẩy sán đã trưởng thành ký sinh ở động vật nhai lại
- Cơ chế tác dụng: Phá huỷ trao đổi chất của ký sinh trùng từ việc tổng
hợp giải phóng glucogen.
24
- Chỉ định: Tẩy sán lá gan cấp tính và mãn tính cho trâu, bò.
- Liều lượng và cách sử dụng:
Cho uống: nghiền nhỏ trộn vào thức ăn hay nước uống.
Xác định đúng trọng lượng của gia súc để không dùng quá liều, có thể
dùng công thức để xác định trọng lượng.
Trâu: 88,4 x ( vòng ngực )
2
x dài thân chéo.
Bò: 90 x ( vòng ngực )
2
x dài thân chéo.
Không cho uống đói, trước khi tẩy phải cho ăn nhẹ, dễ tiêu, khi tẩy sán
không nên cho trâu, bò: ăn, uống bánh dầu ( khô dầu lạc )và làm việc quá sức.
Trâu, bò: 1 viên 300mg/100kgTT
Hạn dùng 3 năm
Bảo quản nơi râm mát, khô ráo.
Nước sản xuất: Việt Nam
Chú ý: Khi tẩy loại thuốc này, trâu bò thường bị tiêu chảy nặng hơn
( vọt cần câu ) trong 1,5 – 2 ngày đầu. Do tác dụng phụ của thuốc.
* FASCIOLID:
- Thành phần:
Trong 100ml dung dịch chứa:

Nitroxinil < 4 – Hydroxy – 3 – Jodo – 5nitroleen 7 onitrilun.
N – Thyl – Glucaminilum 25g.
- Dung môi 100ml
- Tác dụng:
Diệt sán lá gan ở động vật nhai lại
Nitroxinil ức chế quá trình oxy hoá khử trong ký sinh trùng.
Động vật chửa cũng có thể dùng được Fasciolid.
- Chỉ định: Bệnh sán lá gan cấp và mãn tính ở động vật nhai lại
- Phải dùng đúng liều lượng và nồng độ của thuốc, không được dùng
quá liều.
- Liều lượng và cách sử dụng:
25

×