Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp em xin chân thành cám ơn ban giám
hiệu, Khoa Thương mại Quốc tế, bộ Kinh tế môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo Th.S Nguyễn Quốc Tiến đã tận tình
hướng dẫn em trong đề tài: “Phân tích kinh tế các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường từ quá trình khai thác, sản xuất các sản phẩm đá vôi phục vụ xuất khẩu của
Công ty CP Lat ca”.
Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Latca Việt Nam em đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên
công ty. Em xin chân thành cám ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân
viên trong công ty Cổ phần Latca Việt Nam
Do hạn chế về kiến thức cũng như tài liệu khóa luận tốt nghiệp không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ bảo
từ thầy cô để khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn !
Hà Nội, 03 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Phạm Ngọc Tú
1
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
1
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
MỤC LỤC
2
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
2
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
3
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
3
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WTO The World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
CP Cổ phần
ISO International Organization for Standardization – Tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế
ISO 14000 Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT Bộ Tài nguyên và môi trường
BYT Bộ Y tế
NPV Giá trị hiên tại ròng
SO2 Khí Lưu huỳnh đi ô xít
NO2 Khí Ni tơ đi ô xit
CO Khí Các bon ô xít
CO2 Khí Các bon đi ô xít
Kwh Kilowatt giờ
Kg Kilogam
dB Decibel- đơn vị đo cường độ âm thanh
mg Miligam
4
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
4
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú,
trong đó không thể không kể đến những mỏ đá vôi với trữ lượng tương đối, phân bố
dọc khắp đất nước từ bắc vào nam. Hiện nay nước ta đang trên đà phát triển, gắn liền
với sự phát triển đó là hang loạt các công trình xây dựng mọc lên, đòi hỏi nguồn
nguyên vật liệu ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng. Cùng với đó, trong tình
hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ đá
vôi (CaCO3) là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong
nước và quốc tế mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho vùng cũng như cho đất nước.
Yên Bái là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản vật liệu xây dựng tương đối
phong phú trong đó có 2 mỏ Mông Sơn, Yên Minh Tỉnh Yên Bái. Đá có màu xám
đên xám trắng và có các tính chất cơ lý thành phần khoáng vật, cường độ phóng xạ
hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu để sản xuất đá làm nguyên liệu xây dựng thông
thường phục vụ nền công nghiệp trong nước và phục vụ xuất khẩu
Công ty CP Khoáng sản Latca là thành viên của công ty CP Latca Việt Nam
thành lập vào tháng 11 năm 2011 địa chỉ nằm tại Thị trấn Yên Bình tỉnh Yên Bái,
với diện tích nhà xưởng hơn 1000m2 với hệ thống dây chuyền sản xuất và kỹ thuật
nhập khẩu từ hang AAB Đức chuyên khai thác và sản xuất đá vôi phục vụ xuất
khẩu. Hằng năm đem lại doanh thu rất lớn từ các thị trường quốc tế.
Song song với những lợi ích kinh tế mà hoạt động khai thác đá vôi mang lại
trong quá trình khai thác của dự án vẫn không tránh khỏi tác động xấu đến các yêu tố
môi trường tự nhiên và sức khỏe người dân trong khu mỏ và khu vực xung quanh. Để
bảo vệ môi trường công ty đã có nhiều dự án và biện pháp nhằm mục đích hướng việc
khai thác, sản xuất gắn liền với việc bảo vệ môi trường và phát triển bên vững. Tuy
nhiên mỗi dự án và biện pháp đều chỉ đạt được một hiệu quả nhất định. Do vậy, vấn đề
phân tích kinh tế các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình khai thác,
sản xuất các sản phẩm đá vôi là điều cần thiết nhằm đánh giá hiệu quả của từng biện
pháp của công ty trong việc bảo vệ môi trường. Từ đó, đề xuất một vài giải pháp giúp
tăng cường hiệu quả tối đa trong việc bảo vệ môi trường tại công ty.
5
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
5
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay đang trở thành mối quan tâm hàng
đầu của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi khu vực và thế giới. Là một nước có nền công
nghiệp đang phát triển nên việc xây dựng một nền công nghiệp gắn liền với bảo vệ
môi trường là một vấn đề khó khăn hiện nay. Một trong nhiều ngành công nghiệp đòi
hỏi cần có sự đổi mới trong việc bảo vệ môi trường là ngành khai thác và sản xuất các
sản phẩm từ khoáng sản.Là một Công ty chuyên khai thác và sản xuất các sản phẩm
Đá vôi (CaCO3) phục vụ xuất khẩu, Công ty CP Latca Việt Nam đang vận hành một
nhà xưởng với diện tích hơn 1000m2 nằm tại Thị trấn Yên Bình, Tỉnh Yên Bái. Sản
lượng khai thác trung bình một ngày từ 200-300 tấn đá trắng, 100 tấn đá xây dựng và
100-300 tấn Dolomite… đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Nhưng việc khai thác và
sản xuất cũng kéo theo các vấn đề về ô nhiễm môi trường, Đặc biệt là ô nhiễm môi
trường do bụi, nước thải và một số chất hóa học gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường đất, nước, không khí, cảnh quan gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người
dân khu vực, công nhân và nhân viên trực tiếp làm việc tại công ty.
Song song với việc khai thác, sản xuất đá vôi phục vụ xuất khẩu công ty cũng
chú trọng về vấn đề phát triển bền vững gắn liền việc kinh doanh với việc bảo về
môi trường bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế việc hiệu quả
của những biện pháp này chưa thực như mong muốn. Chính vì vậy, Cần đánh giá
hiệu quả các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của công ty, từ đó đề xuất thêm các
phương án giúp tăng cường hiệu quả trong việc bảo vệ ô nhiễm môi trường của
công ty chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích kinh tế các giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình khai thác, sản xuất các sản phẩm đá vôi
phục vụ xuất khẩu của Công ty CP Latca”.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm giúp chúng ta năm rõ them các lý
thuyết liên quan tới môi trường và ô nhiễm môi trường. Đồng thời, nghiên cứu về
quy trình khai thác và sản xuất sản phẩm từ đá vôi của công ty CP Khoáng sản
Latca. Cùng với đó là đánh giá hiệu quả kinh tế của các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong
việcgiảm thiểu ô nhiễm môi trường của công ty, định hướng việc khai thác, sản xuất
và kinh doanh các sản phẩm đá vôi theo hướng phát triển bền vững.
6
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
6
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
+ Nắm bắt rõ các vấn đề liên quan tới môi trường và ô nhiễm môi trường
trong các lĩnh vực, đặc biệt trong viêc khai thác và sản xuất khoáng sản.
+ Thực trạng quy trình khai thác, sản xuất các sản phẩm từ đá vôi phục vụ
xuất khẩu và các giải pháp hiện tại nhằm giảm thiểu môi trường của công ty
+ Đánh giá hiệu quả các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá
trình khai thác, sản xuất các sản phẩm đá vôi.
+ Đề xuất các phương án nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường tại
công ty. Đồng thời, đưa ra kiến nghị cải tiến quy trình khai thác, sản xuất sản phẩm
đá vôi đạt hiệu quả cao trong sản xuất và trong việc bảo vệ môi trường.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Latca Việt Nam,
- Địc chỉ: trụ sở chính nằm tại: Số 15A Lô 10A Khu Đô Thị Mới Trung Yên,
Trung Hòa, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
- Đơn vị nghiên cứu: Công ty CP Khoáng sản Latca – là một công ty thanhv
iên của công ty CP Latca Việt Nam
1.5Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Khu vực khai thác và sản xuất các sản phẩm đá vôi của công ty
CP Khoáng sản Latca
- Thời gian: 05/03/2013 - 03/05/2013
- Nội dung: Phân tích kinh tế các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ
quá trình khai thác, sản xuất các sản phẩm đá vôi phục vụ xuất khẩu
1.6 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý tài liệu, số liệu thứ cấp
Những tài liệu thứ cấp có thể thu thập gồm
- Sơ đồ, bản đồ vị trí nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở hạ tầng
- Báo cáo hiện trạng môi trường nghiên cứu
- Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề môi trường
Mục đích của phương pháp
- Hệ thống hóa các tài liệu số liệu rời rạc sẵn có theo định hướng nghiên cứu
7
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
7
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
- Phân tích, đánh giá những tài liệu số liệu sẵn có, chọn lọc những số liệu nhận xét
phù hợp nhất về điều kiện tài nguyên, kinh tế và môi trường khu vực nghiên cứu
* Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa cho phép cập nhật những thông tin, số liệu bổ sung những
nhận định đánh giá về điều kiện khu vực nghiên cứu trong các số liệu quan trắc
không nhiều và không hệ thống. Nội dung của các đợt khảo sát thực địa có thể gồm:
- Thu thập số liệu lien quan đến kinh tế- xã hội, tài nguyên và môi trường tại địa
phương
- Điều tra xã hội học, lấy ý kiên của cộng đồng dân cư và công nhân làm việc tại
công ty.
*Phương pháp đánh giá tác động của môi trường
Đây là phương pháp cho phép xác định, dự báo những tác động có lợi và có
hại trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện một hoạt động phát triển kinh tế- xã hội
có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con
người tại nới có liên quan đến hoạt động, trên cơ sở đề xuất các biện pháp phòng
tránh, khắc phục tác động tiêu cực. Các kỹ thuật sử dụng trong đánh giá tác động
môi trường bao gồm:
- Phương pháp liệt kê số liệu về thong số môi trường
- Phương pháp mô hình
- Phương pháp chi phí- lợi ích mở rộng
1.7 Kết cấu của khóa luận Gồm 4 chương:
+ Chương 1: Tổng quan của vấn đề ô nhiễm môi trường, phân tích kinh tế các
giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
+ Chương 2: Cơ sở lí luận của vấn đề phân tích kinh tế các giải pháp nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường
+ Chương 3: Phân tích kinh tế các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ
quá trình khai thác, sản xuất đá vôi phục vụ xuất khẩu của công ty CP Latca Việt Nam
+ Chương 4: Đề xuất các phương án cải tiến quy trình khai thác, sản xuất sản
phẩm đá vôi nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng tới môi trường cảu công ty CP Latca
Việt Nam
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CẢU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
8
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
8
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
2.1 Một số khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường
2.1.1 Môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi
trường của Việt Nam).
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
* Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực
vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà
cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản
cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho
ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
* Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên
Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia
đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định
hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh
tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các
sinh vật khác.
* Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,
như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo
2.1.2 Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường có thể hiểu là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các
chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người,
các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lý
của con người.
9
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
9
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
Tiêu chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác
nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn
(chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng
như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến
con người và các loái sinh vật khác
Các dạng ô nhiễm chính
• Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu
không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các
chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe
cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản
ứng với nước trong không khí (chính là sương) xúc tác là ánh sáng mặt trời.
• Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác
công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
• Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng
vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai
thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ
sâu quá nhiều, hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các
loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc
trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa.
• Ô nhiễm phóng xạ
• Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp
10
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
10
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
• Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình tồn tại với
mật độ lớn.
• Ô nhiễm ánh sáng, hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng
một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát
triển của động thực vật
Tuy nhiên trong khuôn khổ bài nghiên cứu chúng ta sẽ tập trung vào ô nhiễm
môi trường Đất, Nước và không khí:
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay
đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống
trong đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là
nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con
người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con
người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt
động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng
đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người. Riêng chỉ với ở Việt
Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học
– sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn
nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong
nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề
đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt
và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng
các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể
đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí
độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là
nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên
11
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
11
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con
sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm
vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu
dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân
trong khu vực.
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến
đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây
ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ
không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến
đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ
con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than
đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các
chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp
làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
2.1.3 Một số tiêu chuẩn về môi trường, ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy
định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường".
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học
liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực
kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi
trường bao gồm các nhóm chính sau:
Những quy định chung.
Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven
biển, nước thải v.v
Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải) v.v
12
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
12
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản
xuất nông nghiệp.
Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh
học.
Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử,
văn hoá.
Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản
trong lòng đất, ngoài biển v.v
a. Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường ISO 14001 (EM.14000)
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn
hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác
động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi
trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về
quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm,
nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính…
ISO 14001:2004 Hệ thống quản lý môi trường Các yêu cầu và hướng dẫn
sử dụng là tiêu chuẩn trong bộ ISO 14000 quy định các yêu cầu về quản lý các yếu
tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
Đây là tiêu chuẩn dùng để xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường
theo ISO 14000.
b. Hệ thống các văn bản bản tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam
Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN về nước thải
• QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
• QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
• TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải
• TCVN 6772:2000 Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm
cho phép
• TCVN 6980:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải
vào lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt
13
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
13
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
• TCVN 6981:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải
vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN về khí thải & tiếng ồn
• TCVN 5937:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí
xung quanh
• TCVN 5938:2005 Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một
số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh
• TCVN 5939:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp
đối với bụi và chất vô cơ
• TCVN 5940:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp
đối với một số chất hữu cơ
• TCVN 5949:1998 Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức
ồn tối đa cho phép
Bộ quy chuẩn Việt Nam về hàm lượng ô nhiễm giới hạn trong đất
• QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất
• QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất
bảo vệ thực vật trong đất
Tiêu chuẩn Việt Nam về nước cấp sinh hoạt
• TCVN 5502:2003 Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng
• 09/2005/QĐ-BYT Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y Tế ban hành
2.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm Môi trường
Hiện nay trong thực tế có rất nhiều loại ô nhiễm và mỗi loại đều có tác động
nhất định đối với con ngưới, với môi trường thiên nhiên và với xã hội. Tập trung
nghiên cứu các loại ô nhiễm chính hay gặp phải như sau: ô nhiễm đất, ô nhiễm
nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn.
2.2.1. Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm. Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm
theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm.
14
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
14
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Nếu theo nguổn gốc phát sinh có:
- Nguồn gốc tự nhiên
- Nguồn gốc nhân tạo:
+ Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
+ Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
+ Ô nhiễm đất do chất thải nông nghiệp.
Nếu phân loại theo các tác nhân gây ô nhiễm:
- Ô nhiễm do tác nhân hóa học.
- Ô nhiễm do tác nhân sinh học.
- Ô nhiễm do tác nhân vật lý.
Về mặt tác động: Chất ô nhiễm trong đất trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua
chuỗi thức ăn) có thể thăm nhập vào cơ thể người, động vật.
Trước hết các độc tố từ đất thâm nhập vào thực vật thông qua hoạt động sinh
trưởng. Mức độ thâm nhập các kim loại nặng vào thực vật thưởng tỷ lệ thuận với
hàm lượng của chúng trong đất (thưởng là môi quan hệ tuyến tính) thời gian sinh
trưởng. Thông thường hàm lượng độc tố trong đất cao thì mức độ tích lũy độc tố
trong thực vật càng lớn (chẳng hạn khi hàm lượng các chất độc trong đất tăng lên
100 lần thì hàm lượng của các chất này trong cây ngô cũng tăng lên 36 lần. Mặt
khác, hàm lượng của các kim loại trong lá, thân cây thường lớn hơn trong hạt và củ
nhưng mức độ tập trung của chúng trong cây lá và hạt xấp xĩ như nhau và cũng tăng
theo hàm lượng của các độc tố trong đất. Các chất độc từ đất thâm nhập vào người,
động vật gây nhiều biến đổi sinh hóa, sinh lý dẫn đến bệnh tật tử vong.
Các chất độc từ đất có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua chuỗi thức
ăn (thực vật đến động vật và cuối cùng vào cơ thể người). Chất độc hại có thể lan
tỏa vào nước mặt và nước ngầm rồi theo nước vào cơ thể người và động vật. Cà hai
15
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
15
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
phương thức thâm nhập nói trên đặc trưng cho các độc tố tồn tại ở dạng linh động là
chủ yếu (dạng ion, dạng hấp thụ, dạng phức anion, các hợp chất hữu cơ, phức cơ
kim có thể tan trong dung dịch đất).
Ô nhiễm đất tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Đất chua, mặn, đất
bị ô nhiễm bụi than và xỉ than không thích hợp cho việc canh tác nông ngiệp vì độ
mùn thấp nghèo chất dinh dưỡng mà lại nhiều độc tố đối với cây trồng.Hệ quả tiếp
theo là thảm thực vật kém hoặc không phát triển, chất lượng cảnh quan, chất lượng
và giá trị của đất bị suy giảm.
2.2.2.Ô nhiễm nước
Nước là nguồn sống của con người, việc ô nhiễm nước kéo theo nhiều hậu
quả và tác động đặc biệt với đời sống con người đó là: Cơ thể con người bị nhiễm
giun sán, nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Gây một số bệnh thường gặp như: tả,
thương hàn, kiết, giun sán, viêm gan siêu vi …; Gây hiện tượng phú dưỡng hóa, ảnh
hưởng đến sức khỏe của người dân và năng suất hải sản; Bơi lội ở vùng biển bị ô
nhiễm hữu cơ thì bị rối loạn tiêu hóa, viêm tai, viêm đường hô hấp, nguy cơ tăng
bệnh viêm gan siêu vi và dịch tả.
2.2.3.Ô nhiễm không khí và tiếng ồn
Hiện nay, Ô nhiễm không khí và tác hại của nó đã trở thành vấn đề bức xúc
của nhân loại, kèm theo đó là sự gia tăng của ô nhiễm tiếng ồn điều đó kéo theo
nhiều tác động với xã hội và đặc biệt với con người. Ô nhiễm môi trường khí quyển
tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra
các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng.
Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như:
CO
2
, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu
ứng nhà kính là CO
2
, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH
4
là
13%,, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%
Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì
trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes).
Có nhiều khả năng lượng CO
2
sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ
thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình
của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C.
16
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
16
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái
Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà
khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất
sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc
phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn.
CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và
một số loại chất độc.
2.3 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đánh giá hiệu quả của các biện
pháp này
2.3.1 Các biện pháp chung giảm thiêu ô nhiễm
- Chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng trong và ngoài bộ tổ
chức rà soát, đánh giá lại các chỉ tiêu về môi trường trong Nghị quyết số
56/2006/QH11 của Quốc hội khóa XI về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2006 – 2010; nghiên cứu, đề xuất đưa bộ chỉ tiêu mới về môi trường vào Chiến lược
quốc gia bảo vệ môi trường giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đảm
bảo phản ánh đúng vai trò môi trường là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững,
đồng thời làm rõ cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi, thực hiện các chỉ tiêu đó.
- Tập trung tiến hành nghiên cứu, xây dựng Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi
và các văn bản hướng dẫn thi hành, bảo đảm khắc phục ngay những tồn tại, bất cập
hiện nay để có thể kịp trình Quốc hội khóa XIII xem xét trong năm 2013 với mục
tiêu xây dựng một hệ thống pháp luật về môi trường hoàn chỉnh, qua đó tăng cường
hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Tập trung triển khai quyết liệt các đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông
trên cơ sở phối hợp chặt chẽ hoạt động của các đơn vị trực thuộc Tổng cục, phát
huy vai trò của Ủy ban nhân dân các tỉnh trên địa bàn các lưu vực sông và các đơn
vị có liên quan trực thuộc bộ. Trong năm 2012, phải quyết tâm tạo ra sự chuyển
biến đột phá về công tác bảo vệ môi trường tại các lưu vực sông. Kiện toàn lại mô
17
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
17
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
hình hoạt động của các ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông theo hướng tăng
cường hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
- Nhanh chóng ổn định tư tưởng, tổ chức của các cán bộ làm công tác thanh
tra về môi trường, qua đó tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra. Trong năm
2012 sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở nhập khẩu phế liệu; cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp gây ô nhiễm môi
trường trên các lưu vực sông; cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản; cơ sở hành
nghề quản lý chất thải nguy hại; các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ
với lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường.
- Tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm trong toàn quốc, tập trung vào
các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và Làng nghề, đẩy mạnh hợp
phần KSON và cải thiện môi trường tại làng nghề.
2.3.2 Đánh giá về các giải pháp giảm thiểu môi trường
Đánh giá chung, các biện pháp được đã được các Doanh nghiệp chú trọng
hơn trong việc áp dụng sâu rộng tuy nhiên chưa triệt để, nhiều nơi còn chưa tối đa
hóa hiệu quả của các biện pháp trên. Theo điều tra một số khu công nghiệp, doanh
nghiệp còn yếu kém, thiếu ý thức trong quá trình xử lý chất thải ra môi trường gây
hậu quả nghiêm trọng, hủy hoại môi trường gây bệnh tật cho người dân. Hiên nay,
theo đánh giá thì mức độ ô nhiễm gia tăng tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền công
nghiệp và tốc độ đô thị hóa. Đòi hỏi Nhà nước và doanh nghiệp cần chú trọng vào
việc phát triển nên kinh tế một cách bền vững. Đặc biệt trong ngành công nghiệp
khai thác và sản xuất khaongs sản là rất rõ rệt trong việc kiểm soát chưa tốt quá
trình khai thác, sản xuất kéo theo nhiều tác động không tốt với môi trường và con
người. Vì vậy cần phải có những phân tích để từ đó đư ra các biện pháp làm gia
tăng hiệu quả trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2.4 Phân định nội dung nghiên cứu
+ Thực trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác và sản xuất đá vôi
của công ty CP Khoáng sản Latca Việt Nam.
18
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
18
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
+ Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của công ty CP KHoáng sản
Latca Việt Nam
+ Phương pháp đánh giá hiệu quả các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường từ quá trình khai thác, sản xuất các sản phẩm đá vôi.
+ Đề xuất các phương án nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường tại
công ty.
19
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
19
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH KINH TẾ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ QUÁ TRÌNH KHAI THÁC, SẢN XUẤT ĐÁ VÔI
PHỤC VỤ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP LAT CA VIỆT NAM
3.1 Tình hình kinh doanh, sản xuất các sản phẩm đá vôi của công ty CP
LATCAViệt Nam
3.1.1 Giới thiệu tổng quan vê công ty CP LATCA Việt Nam
Công ty CP Latca Việt Nam được thành lập từ năm 2012, giấy phép đầu tư số
0103755073 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, Công ty Cổ phần
Latca Việt Nam là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực khai thác
khoáng sản, quặng, sản xuất phụ gia nhựa, dịch vụ vận tải đường thủy, đường bộ
Trụ sở chính nằm tại Số 17D/52, phố Giang Văn Minh, phường Đội Cấn, quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội; có văn phòng giao dịch nằm tại Số 15A Lô 10A Khu ĐTM
Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.Số điện thoại liên hệ 043 7676 867;Số
Fax: 043 7676 919. Công ty có vốn điều lệ 50.000.000.000 (Năm mươi tỷ đồng ).
Với quy mô hiện nay là: Trên 100 công nhân viên.
Hoạt động kinh doanh chính của công ty bao gồm: Khai thác đá trắng Caco3,
đá hộc. Với mỏ đá Yên Bái trữ lượng khoảng 50 triệu tấn đá trắng, 100 triệu tấn đá
xây dựng và 60 triệu tấn Dolomite; Sản xuất hạt nhựa, các phụ gia nghành nhựa;
Xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại; Dịch vụ logistics; Dịch vụ vận tải trong nước;
Xây dựng hạ tầng cơ bản; Xây lắp các trạm BTS, trạm thu phát viễn thông; Phân
phối điện thoại di động và các thiết bị đầu cuối.
Công ty bao gồm 3 đơn vị thành viên cùng nhau hoạt động từ năm 2012:
Công Ty TNHH Latca - PM là một trong những công ty con của Công Ty CP Latca
Việt Nam. Chuyên sản xuất phụ gia nhựa, kinh doanh vận tải bộ, vận tải biển; Công
ty CP Khoáng sản Latca: Khai thác và chế biến đá Canxicacbonate, đá trắng
CaC03, đầu tư tài chính; Công ty phân phối thiết bị đầu cuối viễn thông Latca
DS: Chuyên phân phối điện thoại di động và các thiết bị đầu cuối.
20
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
20
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Công ty Cổ phần Latca Việt Nam gồm 3 thành viên đó là Công ty TNHH
Latca PM ; Công ty CP Khoáng sản Latca và công ty phân phối thiêt bị đầu cuối
viễn thông Lasta DS.
Công ty TNHH Latca PM là một trong những công ty con của Công Ty CP
Latca Việt Nam. Tọa lạc trên diện tích 15.000 m2 tại 125/112 Trường Chinh, Quán
Trữ, Kiến An, Hải Phòng. Với dây chuyền máy thiết bị tiên tiến nhất nhiện nay kết
hợp với đội ngũ kỹ thuật lành nghề, sản phẩm phụ gia nhựa của LATCA - PM đáp
ứng tiêu chuẩn về chất lượng, phù hợp với mọi yêu cầu của khách hàng trong nước
và quốc tế. Sản phẩm của LATCA - PM hiện đã phủ khắp thị trường toàn quốc và
có mặt tại một số quốc gia có nhu cầu lớn về phụ gia nhựa như: Italy, Bangladesh,
ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pakistan, v.v\
Công ty chuyên sản xuất hạt nhựa (Filler Masterbatch) dùng làm chất độn
cho ngành nhựa PP/PE và các loại hạt phụ gia khác cung cấp cho thị trường trong
nước và quốc tế. Sản phẩm Filler Masterbatch của LATCA - PM bao gồm các loại
theo tiêu chuẩn của công nghiệp, các ứng dụng phổ thông cũng như các ứng dụng
theo yêu cầu của từng khách hàng riêng biệt.
Nhà máy sản xuất hạt Nhựa LATCA - PM nằm trong KCN Đồng Hòa- Hải
Phòng, được trang bị 3 dây truyền sản xuất đồng bộ, hiện đại của CHLB Đức với
công xuất bước đầu đạt 1000 tấn/tháng. Với đội ngũ kỹ sư được đào tạo trong nước
và nước ngoài, đội ngũ công nhân lành nghề và dây truyền máy móc hiện đại.
Công ty cổ phần Khoáng sản Latca Việt Nam sản xuất và kinh doanh chủ
yếu trong lĩnh vực khai thác chế biến và xuất khẩu khoáng sản như đá trắng (white
lime stone), đá Dolomite, đá xám, dưới dạng cục và bột mịn tráng phủ và không
tráng phủAxitStearic.
Công ty có diện tích nhà xưởng hơn 1000m2 đặt tại Thị trấn Yên Bình tỉnh
Yên Bái và hai mỏ nguyên liệu đá trắng có trữ lượng lớn là Mông Sơn và Yên
Minh tại Yên Bái.
Hệ thống dây chuyền sản xuất và kỹ thuật được nhập khẩu từ hang ABB Đức
cho năng suất và chất lượng cao.
21
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
21
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Thị trường chủ yếu của công ty đó là Ấn Độ, Băng La Đét,… và một số các nước
Ả Rập. Các dòng sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm: Dolomite , CaCO3 (lump),
CaCO3 for feed, CaCO3 ganules 2mm, Cao Lanh PT, CGCC_LC12 (coated),
CGCC_LC08 (coated), CGCC_LC20 (coated), Fedspar k806, GCC_LC08 (uncoated),
GCC_LC10 (uncoated), GCC_LC20 (uncoated), GCC_LC33 (uncoated), GCC_LC35A
(uncoated), GCC_LC45Y (uncoated), GCC_LC70 (uncoated), hydrated lime.
Công ty phân phối thiêt bị đầu cuối viễn thông Lasta DS chuyên cung cấp
các thiết bị viễn thông cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước.
Trong khuôn khổ bái báo cáo chỉ nghiên cứu về phần khai thác, chế biến và
xuất khẩu khoáng sản của công ty.
Trong khuôn khổ của khóa luật tốt nghiệp ta chỉ nghiê cứu lĩnh vực khai thác
và sản xuất Đá vôi của công ty CP khoáng sản LATCA Việt Nam.
3.1.2 Khái quát về hoạt độngsản xuất, kinh doanh công ty CP LATCA Việt Nam
3.1.2.1 Khái quát về hoạt động sản xuất đá vôi của công ty CP LATCA Việt Nam
Hoạt động sản xuất của công ty hiện nay chủ yếu dựa vào hai công ty con
thành viên: Công ty CP Khoáng Sản Latca thành lập vào tháng 11 năm 2011
với 100% vốn từ công ty CP Latca Việt Nam. Công ty CP Khoáng Sản Latca
sản xuất và kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực khai thác chế biến và xuất khẩu
khoáng sản như đá trắng (white lime stone), đá Dolomite, đá xám, dưới dạng
cục và bột mịn tráng phủ và không tráng phủ Axit Stearic.
Công ty có diện tích nhà xưởng hơn 1000m2 đặt tại Thị trấn Yên Bình tỉnh
Yên Bái và hai mỏ nguyên liệu đá trắng có trữ lượng lớn là Mông Sơn và Yên Minh
tại Yên Bái.Hệ thống dây chuyền sản xuất và kỹ thuật được nhập khẩu từ hãng
ABB Đức cho năng suất và chất lượng cao.Đảm bảo khả năng sản xuất hàng chục
ngàn tấn sản phẩm hàng tháng.Đây là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công
ty tại thời điểm hiện tại.
Nhà máy sản xuất bột đá có dây chuyền hiện đại sản xuất bột đá tráng phủ và
không tráng phủ axit béo. Hiện nay, nhà máy sở hữu dây chuyền sản xuất của cộng
hòa LB Đức ước tính cho ra khoảng 20.000 tấn sp/năm.
Sản phẩm bột đá vôi rất đa chủng loại và phong phú và có ứng dụng nhiều
trong cuộc sống, đặc biệt được ứng dụng trong các ngành sản xuất nhựa; mực in và
22
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
22
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
chất tạo màu; Sản phẩm đúc, ngành sơn, dược phẩm mà mỹ phẩm; ngành xi măng.
Sản phẩm bột đá dc phân ra làm 2 loại chính đó là bột đá có tráng phủ Axit stearic
và bột đá không tráng phủ stearic.
3.1.2.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh đá vôi của công ty CP LATCA
Việt Nam
Ngoài việc sản xuất khai thác các sản phẩm Đá vôi thì công ty CP LATCA
Việt Nam còn thực hiện kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm này trên thị trường
Quốc tế.
a. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu của Công ty CP Latca Việt Nam
Cùng với sự phát triển của thị trường công ty cũng có những điều chỉnh kịp
thời những chính sách xuất nhập khẩu của mình cho phù hợp với tình hình thị
trường chung. Thường vẫn tập trung vào sản xuất và xuất khẩu đá vôi (CaCO3) và
các sản phẩm từ đá vôi
Hình thành và phát triển trong thời kì nền kinh tế thế giới nói chung và nền
kinh tế Việt Nam nói riêng còn nhiều khó khăn, nhưng công ty vẫn đang tiếp tục
duy trì các thị trường truyền thống và không ngừng mở rộng thị phần của công ty
trên các thị trường khác. Thông qua hoạt động đa dạng hóa chủng loại sản phẩm,
tạo mối quan hệ tốt với khách hàng và quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng sản
phẩm từ đó tạo niềm tin ở khách hàng.
b. Kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty CP Latca Việt Nam
Hình thành và phát triển trong thời kì nền kinh tế thế giới nói chung và nền
kinh tế Việt Nam nói riêng còn nhiều khó khăn. Doanh thu và lợi nhuận kinh doanh
có nhiều biến động qua từng năm, thể hiện rõ dưới bảng 2.2 và bảng 2.3.
Bảng 1: Doanh thu hằng năm từ hoạt động xuất khẩu của công ty
Đơn vị: triệu VND
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu 130.558 103.233 117.659
Lợi nhuận 45.327 24.736 25.857
(Nguồn : Phòng kế toán công ty)
Dưới các tác động khách quan của cuộc khủng hoảng tài chính và những
biến động trên thị trường BĐS trong nước, bối cảnh khủng hoảng nợ công tại các
23
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
23
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
nước phát triển, doanh thu của LATCA Việt Nam có xu hướng giảm trong năm
2011, nhưng tăng nhẹ vào năm 2012 do những lỗ lực trong quá trình mở rộng khách
hàng của công ty. Điều này có thể thấy khi mà tổng doanh thu và lợi nhuận, tỷ
trọng lợi nhuận so với doanh thu ở năm 2012 đều tăng lên so với năm 2011.Bên
cạnh các tác động khách quan thì các vân đề môi trường khai thác của công ty là các
vấn đề chủ quan ảnh hưởng đến công ty. Đi vào hoạt động được 3 năm tuy có trang
thiết bị và công nghệ hiện đại tuy nhiên thì việc khai thác cũng chưa thực sự chuyên
nghiệp và hiệu quả thưa thực sự cao. Hệ quả làm giảm doanh thu vào năm 2011 chủ
yêu là do công ty đã điều chỉnh việc hoạt động chưa tốt và phải khắc phục một số
hậu quả liên quan tới môi trường điêu này đã làm gián đoạn một khoảng thời gian
kinh doanh của công ty dẫn tới doanh thu của công ty bị ảnh hưởng. sang năm 2012
tuy công ty đã có nhiều biện pháp giải thiểu ô nhiễm hơn tuy nhiên dường như
chưa được hiệu quả , điều này chứng minh bằng việc doanh thu năm 2012 không
cao như năm đầu tiên là năm 2010.
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng lợi nhuận trong doanh thu của công ty qua các năm
Đơn vị: triệu VND
( Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Bảng 2: Doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm
(Doanh thu từ xuất khẩu các Sp từ đá vôi) Đơn vị: trăm triệu VNĐ
Doanh thu Lợi Nhuận
Tỷ trọng lợi nhuận trong
doanh thu (%)
Năm 2010 130.558 45.327 34
Năm 2011 103.223 24.736 23
Năm 2012 117.659 35.857 30
Dựa vào bảng 1 và 2 ta nhận thấy từ năm 2010- 2012, Doanh thu và lợi
nhuận của công ty có nhiều biến động lúc lên lúc xuống theo tình hình chung của
thế giới, tuy nhiên thông qua tỷ trọng của Lợi nhuận so với doanh thu trung bình
qua các năm là 29 %. Thực sự vẫn rất hiệu quả. Năm 2011, Doanh thu của công ty
có sự giảm sút khá nhiều 130.558 (triệu VNĐ) xuống còn 103.223 (triệu VNĐ) do
còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007, tuy nhiên
sang năm 2012 doanh thu lại tăng lên 117.659 (triệu VNĐ). Một vấn đề trong quá
trình hình thành và phát triển có gấy ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của vấn
24
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
24
Nổ mìn
Máy gạt Đập đá
Xúc bốc gầu thuận Nổ mìn phá đá quá cỡ Vận tải ô tô
Nơi tiêu thụ Bốc xúc cơ giới lên ô tôSản phẩm đá dăm các loại vàđá mạtHệ thống đập nghiền,sàng
Sản phẩm đá
Mỏđá
Nơi tiêu thụ
Bụi
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
đềTuy chưa cao bằng doanh thu năm 2010 nhưng cũng đánh dấu sự sự hồi phục và
bước phát triển mới của công ty.
c. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Cổ phần Latca Việt Nam
Đối với các sản phẩm đá vôi và sản xuất từ đá vôi thì thị trường chính
của công ty bao gồm Ấn Độ, UAE, Brunei, Italia nhưng thị trường chủ đạo của
công ty là khu vực Nam và Đông Nam Á. Theo đó một số khách hàng chính hiện
nay và tỷ lệ giá trị đơn hàng trên tổng giá trị: tính xấp xỉ
Ấn độ: 53%; UAE: 14%; Bangladesh: 21%; Các nước khác: 12%
Biểu đò 2.2: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu hiện nay của công ty:
( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
Hiện nay công ty vân tiếp tục mở rộng và đã bước đầu tiếp xúc với các đối
tác Hàn Quốc và Nhật Bản để tạo ra các đơn hàng thường xuyên và đạt doanh thu
cao cho Doanh nghiệp.
3.2 Thực trạng việc thực hiện giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá
trình khai thác, sản xuất sản phẩm đá vôi của Công ty CP Latca Việt Nam
3.2.1 Thực trạng quy trình khai thác đá vôi tại công ty Cp Latca Việt Nam
Công ty CP Khoáng sản Lat ca Việt Nam sản xuất và kinh doanh chủ yếu
trong lĩnh vực khai thác chế biến và xuất khẩu khoáng sản như đá trắng (white lime
stone), đá Dolomite, đá xám, dưới dạng cục và bột mịn tráng phủ và không tráng
phủ Axit Stearic.
Công ty có diện tích nhà xưởng hơn 1000m2 đặt tại Thị trấn Yên Bình tỉnh
Yên Bái và hai mỏ nguyên liệu đá trắng có trữ lượng lớn là Mông Sơn và Yên Minh
tại Yên Bái.
Hệ thống dây chuyền sản xuất và kỹ thuật được nhập khẩu từ hãng ABB
Đức cho năng suất và chất lượng cao.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ công nghệ khai thác bằng cơ giới kết hợp thủ công
25
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Tú K45E7
25