TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
**********
NGUYỄN VIỆT HOÀNG
HOÀN THIỆN VĂN HÓA
CÔNG TY CỔ PHẦN T & T
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Thị Liễu
HÀ NỘI - 2014
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
luận được đưa ra trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Nguyễn Việt Hoàng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được công trình nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tác giả còn nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ PGS.TS Dương Thị Liễu, người đã luôn
quan tâm, trách nhiệm và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tác giả trong quá
trình thực hiện nghiên cứu của mình. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
PGS.TS Dương Thị Liễu.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Quản trị Kinh
doanh, Viện Đào tạo Sau đại học, các bạn đồng nghiệp, lãnh đạo và cán bộ nhân
viên công ty cổ phần T&T và các bạn lớp Cao học 20Z đã giúp đỡ tác giả trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu luận văn của mình.
Để đạt được những kết quả nghiên cứu tốt hơn trong tương lai, tác giả rất
mong tiếp tục nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các nhà chuyên môn, của các
thầy cô trong Khoa Quản trị Kinh doanh, Viện Đào tạo sau đại học về phương pháp
luận, cách thức tiếp cận khoa học và hợp lý.
Tác giả luận văn
Nguyễn Việt Hoàng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 CHƯƠNG 1 5
2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 5
4 CHƯƠNG 2 13
5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 13
2.1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp 13
2.1.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp 13
2.1.2 Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp 14
2.1.2.1 Những giá trị văn hóa hữu hình 15
2.1.2.2 Những giá trị được chấp nhận, được chia sẻ: 16
Doanh nghiệp nào cũng có những giá trị riêng của mình, nó được công bố
rộng rãi đến toàn thành viên trong công ty để mọi người hướng tới như một
mục tiêu phấn đấu và làm theo. Đây là một bộ phận không thể thiếu trong văn
hóa doanh nghiệp. Nó là những giá trị chủ yếu mà tổ chức tán thành, ủng hộ
và mong đợi mọi thành viên cùng chia sẽ và là giá trị mà người lãnh đạo cần
phải kiên trì xây dựng từng bước 16
2.1.2.3 Những quan niệm chung 18
Đây là tầng sâu nhất của văn hóa tổ chức, là nền tảng chung, được hình
thành và tồn tại trong một thời gian dài, chúng trở thành điều mặc nhiên, phổ
biến, được công nhận và trở thành các quan niệm nền tảng 18
2.1.3 Vai trò văn hóa doanh nghiêp đối với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp 19
2.1.4 Các mô hình văn hóa doanh nghiệp theo phương pháp OCAI 21
2.1.4.1 Mô hình văn hóa gia đình (The Clan Culture): 21
2.1.4.2 Mô hình văn hóa sáng tạo (The Adhocracy Culture): 22
2.1.4.3 Mô hình văn hóa thị trường (The Market Culture): 22
2.1.4.4 Mô hình văn hóa cấp bậc (The Hierarchy Culture): 23
2.2. Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp 23
2.2.1 Các nhân tố tác động bên trong 23
2.2.2 Các nhân tố tác động bên ngoài 27
7 CHƯƠNG 3 33
8 THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 33
9 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN T&T 33
3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần T&T 33
3.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển công ty cổ phần T&T 33
Lĩnh vực kinh doanh 34
Hình 3.1 : Một số sản phẩm xe máy của T&T 35
( Nguồn : Phòng marketing )
35
Cơ cấu tổ chức và nhân sự: 36
3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 39
Một số thành tựu công ty đạt được : 39
Bảng 3.1 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty T&T trong lĩnh
vực cơ khí 42
3.2. Các yếu tố cấu thành VHDN tại công ty cổ phần T&T 43
3.2.1 Các giá trị văn hóa hữu hình 43
Hình 3.3 : Logo của công ty T&T 43
( Nguồn : Phòng hành chính và nhân sự )
43
3.2.2 Các giá trị được chấp nhận, được chia sẻ 44
Bảng 3.2 : Chuẩn mực về chế độ họp hành: 46
Bảng 3.3 :Chuẩn mực về chế độ báo cáo 46
3.2.3 Những quan niệm chung 48
3.3. Phân tích văn hóa doanh nghiệp của công ty T&T 50
3.3.1 Phân tích các giá trị văn hóa hữu hình của công ty T&T 50
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện các yếu tố văn hóa hữu hình của công ty 50
( xem phụ lục số 2) 50
6
( Nguồn thu nhập qua khảo sát) 50
3.3.2 Phân tích các giá trị được chấp nhận , được chia sẻ của công ty T&T 51
Hình 3.4 - Biểu đồ thể hiện các giá trị được chấp nhận chia sẻ của công ty 51
(xem phụ lục số 2) 51
( Nguồn thu nhập qua khảo sát )
51
3.3.3 Phân tích sự tương đồng nhận thức giữa ban lãnh đạo và nhân viên về
các giá trị văn hoá 52
Hình 3.5 Biểu đồ nhận thức VHDN giữa lãnh đạo và nhân viên qua các giá
trị hữu hình(xem phụ lục số 2) 52
( Nguồn thu nhập qua khảo
sát ) 52
Hình 3.6 - Biểu đồ thể hiện các giá trị được chấp nhận và chia sẻ của công ty
(xem phụ lục số 2) 53
( Nguồn thu nhập qua khảo sát )
53
3.3.4 Nhận dạng mô hình văn hóa của công ty cổ phần T&T: 54
Bảng 3.4: Đánh giá của CBNV về mô hình VHDN của T&T 54
Hình 3.7: Nhận dạng mô hình văn hóa của công ty T&T 54
( Nguồn thu nhập qua khảo sát )
54
Bảng 3.5: Mức chênh lệch của loại hình văn hóa thứ bậc 55
Bảng 3.6: Mức chênh lệch của loại hình văn hóa gia đình 56
Bảng 3.7: Mức chênh lệch của loại hình văn hóa thị trường 56
Bảng 3.8: Mức chênh lệch của loại hình văn hóa sáng tạo 56
3.4 Đánh giá văn hóa doanh nghiệp của công ty T&T 57
3.4.1 Các thành tựu công ty đạt được 57
3.4.2 Hạn chế/ Điểm yếu và nguyên nhân 59
11 CHƯƠNG 4 62
7
12 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA 62
13 DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN T&T 62
4.1. Sự cần thiết hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần
T&T 62
4.2. Phương hướng hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần
T&T 63
4.3.Hoàn thiện quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ
phần T&T 64
Hình 4.1: Quy trình hoàn thiện VHDN tại công ty cổ phần T&T 65
( Nguồn : Phòng hành chính )
65
Bảng 4.1: Các giá trị văn hóa mà công ty cần thay đổi 67
4.4. Giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của công ty T&T 70
4.4.1 Nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo về sự cần thiết thay đổi văn hóa
doanh nghiệp 70
4.4.2 Giải pháp về đào tạo và tuyển dụng 71
Con người được coi là yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào sự thành công
của công ty. Việc xây dựng một công ty vững mạnh cần có một đội ngũ nhân
viên giỏi, nhiệt huyết và hòa nhập với nền văn hóa doanh nghiệp của công ty.
Nếu nhân viên công ty có sự hòa đồng chung cùng văn hóa của công ty thì
trong quá trình làm việc tại công ty nhân viên đó sẽ phát huy hết khả năng và
đem lại hiệu quả cao cho công ty, ngược lại có thể gây ra các tổn thất như việc
sa thải nhân viên, tuyển dụng lại, thậm chí sau khi chuyển công tác hoặc sa
thải nhân viên đó quay lại nói xấu công ty,… 72
4.4.3 Giải pháp về truyền thông về văn hóa doanh nghiệp 72
4.4.4 Xây dựng quy chế khen thưởng, phê bình, kỷ luật 74
4.4.5 Giải pháp hoàn thiện mô hình văn hóa doanh nghiệp của công ty T&T:
75
Bảng 4.2: Bảng phân tích khoảng chênh lệch trong đánh giá VH hiện tại và
VH mong muốn của lãnh đạo và CBNV công ty T&T 75
8
4.4.5.1 Giải pháp để bớt những đặc tính của VH cấp bậc 76
4.4.5.2 Giải pháp để hoàn thiện những đặc tính của VH sáng tạo 77
4.4.5.3 Giải pháp để hoàn thiện những đặc tính của VH gia đình 78
4.4.5.4 Giải pháp để hoàn thiện những đặc tính của VH thị trường 79
4.5. Một số kiến nghị 80
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC SỐ 1 84
PHỤ LỤC 2 - KẾT QUẢ KHẢO SÁT 87
PHỤ LỤC SỐ 3 90
BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VHDN CÔNG TY T &T 90
PHỤ LỤC 4
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA CÔNG TY CỔ PHẦN T&T 92
9
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 CHƯƠNG 1 5
1 CHƯƠNG 1 5
2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 5
2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 5
4 CHƯƠNG 2 13
4 CHƯƠNG 2 13
5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 13
5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 13
2.1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp 13
2.1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp 13
2.1.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp 13
2.1.2 Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp 14
2.1.3 Vai trò văn hóa doanh nghiêp đối với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp 19
2.1.4 Các mô hình văn hóa doanh nghiệp theo phương pháp OCAI 21
2.2. Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp 23
2.2. Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp 23
2.2.1 Các nhân tố tác động bên trong 23
2.2.2 Các nhân tố tác động bên ngoài 27
7 CHƯƠNG 3 33
7 CHƯƠNG 3 33
8 THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 33
8 THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 33
9 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN T&T 33
9 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN T&T 33
3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần T&T 33
3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần T&T 33
3.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển công ty cổ phần T&T 33
Lĩnh vực kinh doanh 34
Hình 3.1 : Một số sản phẩm xe máy của T&T 35
( Nguồn : Phòng marketing )
35
Cơ cấu tổ chức và nhân sự: 36
3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 39
Một số thành tựu công ty đạt được : 39
Bảng 3.1 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty T&T trong lĩnh
vực cơ khí 42
3.2. Các yếu tố cấu thành VHDN tại công ty cổ phần T&T 43
3.2. Các yếu tố cấu thành VHDN tại công ty cổ phần T&T 43
3.2.1 Các giá trị văn hóa hữu hình 43
Hình 3.3 : Logo của công ty T&T 43
( Nguồn : Phòng hành chính và nhân sự )
43
3.2.2 Các giá trị được chấp nhận, được chia sẻ 44
Bảng 3.2 : Chuẩn mực về chế độ họp hành: 46
Bảng 3.3 :Chuẩn mực về chế độ báo cáo 46
3.2.3 Những quan niệm chung 48
3.3. Phân tích văn hóa doanh nghiệp của công ty T&T 50
3.3. Phân tích văn hóa doanh nghiệp của công ty T&T 50
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện các yếu tố văn hóa hữu hình của công ty 50
( xem phụ lục số 2) 50
( Nguồn thu nhập qua khảo sát) 50
Hình 3.4 - Biểu đồ thể hiện các giá trị được chấp nhận chia sẻ của công ty 51
(xem phụ lục số 2) 51
11
( Nguồn thu nhập qua khảo sát )
51
Hình 3.5 Biểu đồ nhận thức VHDN giữa lãnh đạo và nhân viên qua các giá
trị hữu hình(xem phụ lục số 2) 52
( Nguồn thu nhập qua khảo
sát ) 52
Hình 3.6 - Biểu đồ thể hiện các giá trị được chấp nhận và chia sẻ của công ty
(xem phụ lục số 2) 53
( Nguồn thu nhập qua khảo sát )
53
Bảng 3.4: Đánh giá của CBNV về mô hình VHDN của T&T 54
Hình 3.7: Nhận dạng mô hình văn hóa của công ty T&T 54
( Nguồn thu nhập qua khảo sát )
54
Bảng 3.5: Mức chênh lệch của loại hình văn hóa thứ bậc 55
Bảng 3.6: Mức chênh lệch của loại hình văn hóa gia đình 56
Bảng 3.7: Mức chênh lệch của loại hình văn hóa thị trường 56
Bảng 3.8: Mức chênh lệch của loại hình văn hóa sáng tạo 56
3.4 Đánh giá văn hóa doanh nghiệp của công ty T&T 57
11 CHƯƠNG 4 62
11 CHƯƠNG 4 62
12 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA 62
12 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA 62
13 DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN T&T 62
13 DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN T&T 62
4.1. Sự cần thiết hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần
T&T 62
4.1. Sự cần thiết hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần
T&T 62
12
4.2. Phương hướng hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần
T&T 63
4.2. Phương hướng hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần
T&T 63
4.3.Hoàn thiện quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ
phần T&T 64
4.3.Hoàn thiện quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ
phần T&T 64
Hình 4.1: Quy trình hoàn thiện VHDN tại công ty cổ phần T&T 65
( Nguồn : Phòng hành chính )
65
Bảng 4.1: Các giá trị văn hóa mà công ty cần thay đổi 67
4.4. Giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của công ty T&T 70
4.4. Giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của công ty T&T 70
4.4.1 Nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo về sự cần thiết thay đổi văn hóa
doanh nghiệp 70
4.4.2 Giải pháp về đào tạo và tuyển dụng 71
Con người được coi là yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào sự thành công
của công ty. Việc xây dựng một công ty vững mạnh cần có một đội ngũ nhân
viên giỏi, nhiệt huyết và hòa nhập với nền văn hóa doanh nghiệp của công ty.
Nếu nhân viên công ty có sự hòa đồng chung cùng văn hóa của công ty thì
trong quá trình làm việc tại công ty nhân viên đó sẽ phát huy hết khả năng và
đem lại hiệu quả cao cho công ty, ngược lại có thể gây ra các tổn thất như việc
sa thải nhân viên, tuyển dụng lại, thậm chí sau khi chuyển công tác hoặc sa
thải nhân viên đó quay lại nói xấu công ty,… 72
4.4.3 Giải pháp về truyền thông về văn hóa doanh nghiệp 72
4.4.4 Xây dựng quy chế khen thưởng, phê bình, kỷ luật 74
4.4.5 Giải pháp hoàn thiện mô hình văn hóa doanh nghiệp của công ty T&T:
75
13
Bảng 4.2: Bảng phân tích khoảng chênh lệch trong đánh giá VH hiện tại và
VH mong muốn của lãnh đạo và CBNV công ty T&T 75
4.5. Một số kiến nghị 80
KẾT LUẬN 82
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC SỐ 1 84
PHỤ LỤC SỐ 1 84
PHỤ LỤC 2 - KẾT QUẢ KHẢO SÁT 87
PHỤ LỤC 2 - KẾT QUẢ KHẢO SÁT 87
PHỤ LỤC SỐ 3 90
PHỤ LỤC SỐ 3 90
BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VHDN CÔNG TY T &T 90
BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VHDN CÔNG TY T &T 90
PHỤ LỤC 4
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA CÔNG TY CỔ PHẦN T&T 92
PHỤ LỤC 4
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA CÔNG TY CỔ PHẦN T&T 92
14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
**********
NGUYỄN VIỆT HOÀNG
HOÀN THIỆN VĂN HÓA
CÔNG TY CỔ PHẦN T & T
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
HÀ NỘI - 2014
16
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Công ty cổ phần T&T được thành lập ngày 11 tháng 2 năm 1993, là một trong
những doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất điện tử , điện
máy… tại Việt Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm, cung cấp các sản phẩm liên quan
tới nhiều nghành . Công ty cổ phần T&T luôn tự hào với tiềm lực tài chính mạnh,
một số lượng khách hàng lớn và ổn định, một tập thể các chuyên viên giàu kinh
nghiệm có trình độ học vấn cao và luôn giữ được uy tín với khách hàng.
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong đó có công ty cổ
phần T&T ngày một chú trọng hơn tới văn hóa doanh nghiệp. Trong quá trình phát
triển, công ty T&T đã và đang xây dựng một hệ thống quan điểm giá trị để công
nhân viên chức chấp nhận, tạo ra sự hài hòa trong nội bộ doanh nghiệp, một không
khí văn hóa tích cực để phát huy thế mạnh văn hóa của tập thể, tăng cường nội lực
và sức mạnh của doanh nghiệp. Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tối quan
trọng của thực tiễn doanh nghiệp đương đại.
Luận văn này được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng xây dựng văn
hóa doanh nghiệp của công ty nhằm chỉ ra được những hạn chế, khó khăn, rào cản
trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty T&T. Từ đó đề xuất những giải
pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của công ty T&T trong thời gian tới.
Luận văn được tác giả chia làm 4 chương chính với nội dung như sau:
Chương 1, tác giả tổng kết các công trình nghiên cứu làm cơ sở, nguồn tài liệu
viết luận văn thạc sỹ của mình. Tác giả đã nghiên cứu các công trình như:
Đề tài của Đỗ Thụy Lan Hương: Ảnh hưởng của văn hóa công ty đến sự cam
kết gắn bó với tổ chức của nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở thành phố
Hồ Chí Minh,Luận văn Thạc sỹ kinh tế , Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh,
cho ta thấy các khía cạnh văn hóa doanh nghiệp với mức độ gắn bó với tổ chức
nhân viên để nêu ra tầm ảnh hưởng của văn hóa công ty đến mức độ gắn kết với
công ty.
Đề tài của Hoàng Chí Kiên (2012): Luận cứ khoa học xây dựng văn hóa doanh
nghiệp tại Công ty TNHH vận tải biển Ngôi Sao Xanh, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại
i
học Kinh tế Quôc dân , đề tài này đã tập trung sâu vào phân tích các khía cạnh của
văn hóa doanh nghiệp rồi đề xuất ra một số giải pháp hoàn thiện mô hình văn hóa
doanh nghiệp cho công ty.
Đề tài của Thân Văn Khoa (2008) : Một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa
Doanh nghiệp ở công ty Cổ phần Tam Kim, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế
quốc dân , đề tài này đã nêu ra cho ta thấy vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với sự
tồn tại và phát triển công ty tuy nhiên tác giả lại chưa có quy trình cụ thể nào để làm
nổi bật được giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Đề tài của Đào Việt Thanh (2012): Hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp tại
Công ty cổ phần dược vật tư y tế Hải Dương, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học
kinh tế Quốc dân , đề tài này tiến hành nghiên cứu các loại hình văn hóa doanh
nghiệp rồi đánh giá các yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp với công ty.
Tuy các công trình trên đã được các tác giả nghiên cứu kỹ càng và thông
qua những khảo sát thực tế . Mỗi một công trình cho ta một góc nhìn khác nhau
như: yếu tố đạo đức trong kinh doanh, chất lượng , phục vụ khách hàng và một
số những vần đề cần giải quyết mà các nhà kinh doanh thường gặp phải. Nhưng
xuyên suốt các công trình nghiên cứu này tác giả chưa thấy một đề tài nào
nghiên cứu cụ thể văn hóa doanh nghiệp tại công ty kinh doanh đa nghành nghề
cụ thể ở đây là T&T.và với mong muốn đưa ra các giải pháp hoàn thiện văn hóa
doanh nghiệp mang tính đồng bộ , có tính thực tiễn cao .
Chương 2, tác giả đã trình bày các vấn đề cơ bản về văn hóa doanh nghiệp.
Qua các tài liệu tham khảo, tác giả tập làm rõ các khía cạnh liên quan đến văn hóa
doanh nghiệp như:
Các khái niệm văn hóa doanh nghiệp: Trong mục này tác giả đề cập đến các
khái niệm, định nghĩa của các tác giả khác nhau trên thế giới rồi tổng kết lại bằng 1
khái niệm chung, dễ hình dung và dễ hiểu nhất.
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp: Tác giả muốn người đọc nắm được 3 vai
trò quan trọng nhất là nguồn lực tạo thế cạnh tranh, tạo nên bản sắc riêng của công
ty, tăng cường sự gắn bó giữa các thành viên.
ii
Các mô hình văn hóa doanh nghiệp: Tác giả tán đồng nghiên cứu theo cách
của giáo sư Kim Cameron và Robert Quinn thì VHDN được phân tích theo mô hình
OCAI gồm có : mô hình văn hóa gia đình, mô hình văn hóa sáng tạo, mô hình văn
hóa thị trường, mô hình văn hóa cấp bậc.
Các nhân tố tác động văn hóa doanh nghiệp: Tác giả nghiên cứu theo các
nhân tố tác động bên trong và nhân tố tác động bên ngoài.
Chương 3, đây là nội dung chính, nội dung chủ yếu là phân tích thực trạng
VHDN tại Công ty cổ phần T&T. Để người đọc hình dung rõ hơn về đối tượng
nghiên cứu, tác giả luận văn đã khái quát lại quá trình hình thành và phát triển T&T
giai đoạn 2010-2013. Công ty T&T thể hiện được vị thế của mình trong các nghành
nghề kinh doanh của công ty.
Tiếp theo tác giả tiếp tục phân tích những yếu tố cấu thành trong VHDN tại
công ty T&T. Tác giả tập trung lần lượt theo các yếu tố: Các giá trị hữu hình, các
giá trị được tuyên bố được chấp nhận, các quan niệm chung. Tác giả chỉ tập trung
vào những yếu tố cơ bản nhất như kiến trúc công ty, logo, sologan, lễ nghi, đồng
phục, chế độ họp hành, tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh, chuẩn mực đạo
đức…qua đó làm nổi bật được thực trạng VHDN của công ty T&T hiện nay.
Tác giả đã sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn điều tra 25 cán bộ công nhân viê
của công ty về mức độ thực hiện VHDN công ty. Sau đó, tác giả phân tích các yếu
tố cấu thành để đánh giá VHDN của công ty T&T , từ đó tác giả sẽ có đánh giá một
cách khách quan những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế trong xây dựng
VHDN tại công ty T&T.
Chương 4, trước khi đưa ra những giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp
tại T&T, tác giả luận văn muốn người đọc nắm rõ hơn về sự cần thiết và phương
hướng xây dựng và hoàn thiện VHDN của công ty T&T. Rồi đưa ra quy trình xây
dựng VHDN tại công ty T&T. Sau đó mới đưa ra giải pháp văn hóa doanh nghiệp
trong thời gian tới.
Dựa trên các phân tích ở chương 3, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện tập trung vào các khía cạnh như:
iii
Nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo về sự cần thiết thay đổi văn hóa doanh
nghiệp : Đây là giải pháp quan trọng nhất bởi lẽ nếu lãnh đạo nhận thức được thì
mới truyền được cảm hứng cho cán bộ và nhân viên được
Đào tạo và tuyển dụng
Truyền thông về VHDN
Xây dựng quy chế khen thưởng
Các giải pháp hoàn thiện mô hình VHDN của công ty T&T.
iv
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
**********
NGUYỄN VIỆT HOÀNG
HOÀN THIỆN VĂN
CÔNG TY CỔ PHẦN T & T
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Thị Liễu
HÀ NỘI - 2014
6
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, xây dựng văn hóa doanh nghiệp đã được biết đến
rất nhiều, nó là một vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp và xã
hội. Văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trò quan trọng trong doanh nghiệp bởi lẽ
thiếu đi yếu tố văn hóa doanh nghiệp thì doanh nghiệp khó có thể đứng vững trong
xã hội ngày nay. Hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự có năng lực cạnh
tranh với các sản phẩm của khu vực, ngoài những lý do về trình độ quản lý, nguồn
nhân lực, nguồn tài chính,…. thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thiếu hiệu
quả cũng là một nguyên nhân góp phần cho sự yếu kém này.
Đặc biệt trong tình hình kinh tế hiện nay, các nhà quản lý cần có một nhìn toàn
diện, một sự quan tâm thích đáng về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công
ty mình. Vì xây dựng và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp là nhân tố quan trọng để
tạo nên lợi thế cạnh tranh của công ty mình và nó góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì không hiện hữu
một cách thường trực, đầu tư xây dựng và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp không
phải ngày một ngày hai mà đạt được hiệu quả của nó, và bản thân văn hóa doanh
nghiệp cũng khó có thể đong đếm trực tiếp, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp
như một chiến lượclâu dài.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài, nó thể hiện qua các
yếu tố cấu trúc hữu hình (logo, lễ nghi, ngôn ngữ, hình ảnh…), những chiến lược,
mục tiêu, triết lý; những niềm tin, nhận thức, trong doanh nghiệp. Công ty cổ phần
T&T cũng đang hướng đến xu hướng trên. Là một công ty kinh doanh đa ngành
nghề, văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần T&T từ trước đến nay được coi là
nguồn lực vô hình được hình thành từ khi mới thành lập công ty. Hiện nay, công ty
cổ phần T&T đã đạt được những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
như là ngôn ngữ, cách ăn mặc, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thường thấy
của các thành viên và các nhóm làm việc trong doanh nghiệp; bên cạnh đó công ty
2
cũng xây dựng được những quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến lược và mục tiêu.
Mặc dù vậy, các cán bộ công nhân viên chức của công ty vẫn chưa hình thành được
những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm,cốt cách văn hóa,các giá trị cốt lõi,
nền tảng của công ty. Tuy đã được quan tâm nhưng văn hóa doanh nghiệp của công
ty chưa được xây dựng một cách bài bản, khoa học, chưa có quy trình và giải pháp
cụ thể nào cho việc hoàn thiện văn hóa của công ty. Do đó, có thể khẳng định văn
hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần T&T chưa hình thành đầy đủ, cho nên nhiệm
vụ hàng đầu hiện nay là hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp riêng của công ty mình.
Xuất phát từ tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với sự tồn tại và
phát triển của công ty cổ phần T&T,đặc biệt là trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, tác
giả quyết định chọn chủ đề: “Hoàn thiện văn hoá Công ty cổ phần T&T ” làm
luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm hướng tới các mục tiêu:
• Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp.
• Đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần T&T.
• Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp
trong hoạt động của công ty cổ phần T&T .
Phạm vi nghiên cứu:
• Về không gian:
- Trụ sở chính, nơi tập trung đội ngũ lãnh đạo cấp cao (số 18 Hàng Chuối Hai
Bà Trưng Hà Nội.)
Tel: (84-4) 9721776 9721777 9721779 Fax: (84-4) 9721775.
- Công ty TNHH T&T Hưng Yên. (Thị trấn Bần Yên Nhân Mỹ Hào
Hưng Yên.)
Tel: (84-321) 942216 942217 942218 Fax: (84-321) 942367.
• Về thời gian : Nghiên cứu tình hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của
3
Công ty cổ phần T&T từ năm 2010 đến nay và nghiên cứu giải pháp hoàn thiện văn
hóa doanh nghiệp của công ty 5 năm tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
• Nguồn dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các công trình
khoa học nghiên cứu về vấn đề văn hóa doanh nghiệp, qua báo chí, internet…, các
báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của của công ty cổ
phần T&T,, báo và tạp chí chuyên ngành, các văn bản về nội quy, quy chế hoạt
động của công ty
• Nguồn dữ liệu sơ cấp:
o Luận văn tiến hành lấy ý kiến của cán bộ, nhân viên của của công ty cổ
phần T&T thông quan bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn
o Quan sát: từ thực tế môi trường và cách ứng xử của mọi người trong
Công ty
4.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu:
• Phương pháp phân tích tài liệu:
Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ các nghiên cứu trước, kế
thừa có chọn lọc những tài liệu cần thiết. Cụ thể, đề tài sẽ đi sâu tham khảo các
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố có liên quan, từ đó sẽ rút ra
được những cách thức hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp có thể áp dụng riêng cho
công ty cổ phần T&T.
• Phương pháp điều tra xã hội học
Đề tài khảo sát thực tế ở công ty cổ phần T&T để xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu nội dung đề tài. Thông qua việc thiết kế
mẫu điều tra và phát phiếu, tập hợp để để lượng hóa các yếu tố cấu thành của
VHDN, trên cơ sở đó đánh giá sức mạnh công ty cổ phần T&T để rút ra các kết
luận, làm cơ sở đưa ra quy trình và phương hướng hoàn thiện văn hóa doanh
nghiệp tại công ty cổ phần T&T
o Đối tượng được điều tra, phỏng vấn bao gồm 25 người: Một số bộ phận