i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp “Tăng cường phát triển hạ tầng
giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên đến năm 2020” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong chuyên đề tốt nghiệp có thực
và có nguồn gốc rõ ràng, không sao chép từ bất kì nguồn nào đã từng công bố.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hoàng Long
ii
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của ngƣời khác. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đƣờng đại học đến nay, tôi đã nhận
đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Vì vậy, để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu cùng với sự giúp đỡ, chỉ
bảo tận tâm của thầy giáo hƣớng dẫn Thạc sỹ Lê Huy Đoàn. Nếu không có
những lời hƣớng dẫn, chỉ bảo của thầy thì tôi nghĩ bài báo cáo này của tôi rất khó
có thể hoàn thành đƣợc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bài báo cáo bƣớc đầu đi vào thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, kiến thức của tôi
còn hạn chế. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để kiến thức của tôi trong lĩnh
vực này đƣợc hoàn thiện hơn.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Đối tƣợng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2
4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu đề tài 3
5. Nội dung nghiên cứu 3
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN
VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản về vốn đầu tƣ và ngân sách nhà nƣớc 4
1.1.1. Vốn đầu tƣ 4
1.1.1.1. Khái niệm 4
1.1.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 5
1.1.2. Ngân sách nhà nƣớc 6
1.1.2.1. Khái niệm 6
1.1.2.2. Nguồn hình thành ngân sách nhà nước 7
1.1.3. Một số khái niệm liên quan khác 10
1.1.3.1. Kết cấu hạ tầng 10
1.1.3.2. Kết cấu hạ tầng giao thông 10
1.1.3.3. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 11
1.2. Vai trò của đầu tƣ công đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 12
1.3. Vai trò của kết cấu hạ tầng 13
iv
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐƢỜNG BỘ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HƢNG YÊN 18
2.1. Khái quát về tỉnh Hƣng Yên 18
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 18
2.1.1.1. Vị trí địa lý 18
2.1.2. Đặc điểm xã hội và nhân văn 19
2.1.3. Đánh giá tổng quan về lợi thế tự nhiên xã hội của tỉnh Hƣng Yên 20
2.2.Tình hình kinh tế - xã hội và tổng quan về đầu tƣ cho phát triển hạ tầng
giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên giai đoan 2010 - 2013 21
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 2010 – 2013 21
2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2010-
2013 21
2.2.1.2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 22
2.2.1.3. Cơ sở hạ tầng 23
2.2.1.4. Các lĩnh vực văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng 24
2.2.2. Tình hình đầu tƣ cho phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa
bàn tỉnh Hƣng Yên 24
2.2.2.1. Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông 24
2.2.2.2. Nội dung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ 26
2.3. Đánh giá chung về đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ 29
2.3.1. Các thành tựu đạt đƣợc 29
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 31
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƢỜNG BỘ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HƢNG YÊN ĐẾN NĂM 2020 37
3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hƣng Yên đến năm 2020 37
3.1.1. Mục tiêu kinh tế 37
3.1.2. Mục tiêu xã hội 38
3.1.3. Mục tiêu bảo vệ môi trƣờng 39
3.1.4. Sự cần thiết phải thu hút vốn cho giao thông vào tỉnh Hƣng Yên 41
v
3.2. Định hƣớng đầu tƣ cho hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh
Hƣng Yên đến năm 2020 42
3.2.1. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đƣờng bộ Việt Nam đến năm
2020 42
3.2.2. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đƣờng bộ Hƣng Yên đến năm
2020 44
3.2.2.1. Mục tiêu chung toàn ngành giao thông tỉnh Hưng Yên 44
3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Hưng Yên 45
3.3. Một số giải pháp phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh
Hƣng Yên đến 2020 46
3.3.1. Nhóm giải pháp về công tác quy hoạch 46
3.3.2. Nhóm giải pháp về tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc 47
3.3.2.1. Những yêu cầu đặt ra cho cán bộ kế hoạch thời kỳ đổi mới 47
3.3.2.2. Công tác thẩm định, quản lý dự án đầu tư xây dựng 51
3.3.2.3. Công tác xây dựng các cơ chế, quy chế, chính sách 51
3.3.2.4. Công tác kinh tế đối ngoại, xúc tiến Đầu tư 52
3.3.2.5. Công tác Đăng ký doanh nghiệp – Hỗ trợ Doanh nghiệp 54
3.3.2.6. Công tác tổ chức cán bộ; đào tạo bồi dưỡng 54
3.3.2.7. Công tác Cải cách hành chính, ứng dụng Công nghệ thông tin 55
3.3.2.8. Công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo 56
3.3.2.9. Công tác tổng hợp, báo cáo và công tác khác 57
3.3.3. Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá các dự án
đầu tƣ 58
3.3.4. Xúc tiến việc tìm kiếm các nguồn vốn và phƣơng thức huy động vốn
để bổ sung hỗ trợ cho vốn NSNN 60
3.3.5 Hoàn thiện cơ chế đấu thầu và tăng cƣờng quản lý công tác đấu thầu . 62
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
GTĐB
Giao thông đƣờng bộ
GCN
Giấy chứng nhận
KT – XH
Kinh tế - Xã hội
KCHT
Kết cấu hạ tầng
KCHT GT
Kết cấu hạ tầng giao thông
NSNN
Ngân sách nhà nƣớc
UBND
Ủy ban nhân dân
XDCB
Xây dựng cơ bản
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1
Một số chỉ tiêu về dân số Hƣng Yên
16
Bảng 2.2
Tổng sản phẩm theo giá so sánh phân theo khu vực
kinh tế
18
Bảng 2.3
Tốc độ tăng trƣởng GDP
18
Bảng 2.4
Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hƣng yên giai đoạn
2010-2013
19
Bảng 2.5
Tổng vốn đầu tƣ phát triển tỉnh Hƣng Yên
22
Bảng 2.6
Quy mô nguồn vốn ngân sách cho đầu tƣ hạ tầng
giao thông
25
Bảng 3.1
Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2011 – 2015
38
1
LỜI MỞ ĐẦU
Hƣng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI tỉnh Hƣng Yên đã giành đƣợc những thành tựu
quan trọng, hoàn thành khá toàn diện mục tiêu đại hội đề ra. Trong giai đoạn
2010 – 2013, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt khoảng 13%; cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; thu hút
đầu tƣ trên địa bàn tăng nhanh; tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh trên 310 tỷ
đồng; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 29,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ
nghèo theo tiêu chí mới còn 4,1%; tạo việc làm mới cho trên 1.580 lao động, tỷ
lệ lao động qua đào tạo đạt 66% Tuy vậy, Hƣng Yên vẫn phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự tác động không nhỏ của thời tiết, thiên
tai, dịch bệnh, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, tỉnh Hƣng Yên đã tập trung đầu tƣ phát triển cơ sở hạ
tầng. Nhiều chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nhằm tạo động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội đã đƣợc thực hiện. Tuy nhiên, quá trình này
cũng kèm theo những bất cập nhƣ gia tăng phƣơng tiện giao thông cá nhân, ùn
tắc giao thông, ô nhiễm môi trƣờng…. Vấn đề trên đã đặt ra những thách thức
trong quản lý giao thông nhằm hƣớng đến sự phát triển bền vững của tỉnh.
Chƣa bao giờ vấn đề giao thông tại các tỉnh, thành phố của Việt Nam lại
bức xúc nhƣ lúc này. Sự phát triển quá nhanh, thiếu quy hoạch, kế hoạch đồng
bộ trong một thời gian dài đã khiến các tỉnh và thành phố lớn lâm vào tình trạng
khủng hoảng giao thông tắc đƣờng, ô nhiễm không khí, tiếng ồn là những hệ
quả của cách quản lý thời gian qua.
Sau quá trình thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hƣng Yên tôi nhận
thấy đƣợc tầm quan trọng của vốn đầu tƣ nói chung và vốn ngân sách nhà nƣớc
2
nói riêng, đối với “Tăng cường phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa
bàn Tỉnh Hưng Yên đến năm 2020” cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu và làm rõ.
2. Đối tƣợng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là lĩnh vực giao thông đƣờng bộ trên địa
bàn tỉnh Hƣng Yên.
- Mục tiêu của đề tài là:
+ Đánh giá thực trạng tình hình tổ chức thực hiện các chƣơng trình, chính
sách hỗ trợ đầu tƣ phát triển giao thông đƣờng bộ ở tỉnh Hƣng Yên bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nƣớc trong giai đoạn 2010 - 2013.
+ Đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần đẩy mạnh phát triển giao
thông đƣờng bộ ở tỉnh Hƣng Yên bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc đến năm
2020.
Để đạt đƣợc mục tiêu nêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Đánh giá tình hình thực hiện một số chính sách, chƣơng trình, dự án phát
triển giao thông đƣờng bộ ở tỉnh Hƣng Yên bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc,
qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn
tỉnh Hƣng Yên.
- Xác định một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển giao thông đƣờng bộ ở
tỉnh Hƣng Yên bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc đến năm 2020. Đề xuất các
giải pháp góp phần phát triển giao thông đƣờng bộ ở tỉnh Hƣng Yên bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nƣớc.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ những nguyên lý chung trong quá trình nghiên cứu đề tài sử
dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử; phƣơng pháp thống kê; phƣơng pháp so sánh; phƣơng
3
pháp thu thập, phân tích tài liệu; phƣơng pháp quan sát đƣợc vận dụng xuyên
suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài.
4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu đề tài
Nhƣ tên gọi của đề tài nghiên cứu là: “Tăng cƣờng phát triển hạ tầng giao
thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên năm 2020”; vì vậy, phạm vi và giới
hạn của đề tài nhƣ sau:
- Về không gian: tỉnh Hƣng Yên;
- Về thời gian: đến năm 2020;
- Về nguồn vốn: tập trung chủ yếu nghiên cứu tìm ra giải pháp tăng cƣờng
phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ tỉnh Hƣng Yên dựa vào nguồn vốn ngân
sách nhà nƣớc.
- Về lĩnh vực: giao thông đƣờng bộ.
5. Nội dung nghiên cứu
Do khuôn khổ thời gian và kiến thức có hạn, chuyên đề này chỉ đi sâu vào
nghiên cứu một số khía cạnh về hoạt động đầu tƣ giao thông diễn ra trên địa bàn
tỉnh Hƣng Yên đến năm 2020. Chuyên đề có kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về vốn đầu tƣ phát triển và ngân sách
nhà nƣớc.
Chƣơng 2: Thực trạng đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ bằng
vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên.
Chƣơng 3: Định hƣớng phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ bằng vốn
ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên đến năm 2020.
4
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƢ PHÁT
TRIỂN VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
Đầu tƣ là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực về vật chất
và trí tuệ để sản xuất và kinh doanh trong một thời gian tƣơng đối dài nhằm thu
về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
Ngân sách Nhà nƣớc hay ngân sách Chính phủ là một phạm trù kinh tế và
phạm trù lịch sử, ngân sách nhà nƣớc là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính
quốc gia, nó bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan
hệ tài chính quốc gia.
Trong khuôn khổ chƣơng 1 của bài báo cáo chúng ta sẽ đi làm rõ hệ thống
lý luận liên quan đến các khái niệm “Đầu tƣ”, “Ngân sách nhà nƣớc”, “Kết cấu
hạ tầng”.
1.1. Một số khái niệm cơ bản về vốn đầu tƣ và ngân sách nhà nƣớc
1.1.1. Vốn đầu tƣ
1.1.1.1. Khái niệm
- Khái niệm về đầu tƣ:
+ Đầu tƣ là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động
nhằm thu hút đƣợc các kết quả thực hiện đƣợc những mục tiêu nhất định trong
tƣơng lai.
+ Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao
động và trí tuệ. Những kết quả đạt đƣợc có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài
sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc
với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn bộ xã hội.
+ Theo định nghĩa trong Luật đầu tƣ: “Đầu tƣ là việc nhà đầu tƣ bỏ vốn
bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản và tiến hành
5
hoạt động đầu tƣ theo quy định của Luật đầu tƣ và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.”
- Các hình thức đầu tƣ:
+ Đầu tƣ trực tiếp: Hình thức đầu tƣ do nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ và tham
gia quản lý hoạt động đầu tƣ.
+ Đầu tƣ gián tiếp: Hình thức đầu tƣ thông qua việc mua cổ phần, cổ
phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tƣ chứng khoán và thông
qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tƣ không trực tiếp tham
gia đầu tƣ.
- Hoạt động đầu tƣ: Hoạt động của nhà đầu tƣ trong quá trình đầu tƣ bao
gồm các khâu: chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và quản lý dự án đầu tƣ.
- Vốn đầu tƣ: Tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động
đầu tƣ trên một địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
- Chủ đầu tƣ: Tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc thay mặt chủ sở hữu hoặc
ngƣời vay vốn và trực tiếp quản lý sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tƣ.
- Đầu tƣ phát triển là một phƣơng thức của đầu tƣ trực tiếp, hoạt động đầu
tƣ này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và
sinh hoạt đời sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tƣ trực tiếp tạo ra tài sản mới
cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ, đóng vai trò rất quan trọng
đối với tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia.
1.1.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ
Hiệu quả đầu tƣ là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa cá kết
quả kinh tế xã hội đạt đƣợc của hoạt động đầu tƣ với các chi phí bỏ ra để có các
kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. Trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu
quả của đầu tƣ đƣợc thể hiện ở mức độ thoả mãn của đầu tƣ đối với nhu cầu phát
triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động.
6
1.1.2. Ngân sách nhà nƣớc
1.1.2.1. Khái niệm
Thuật ngữ này đƣợc sử dụng rộng rãi trong mọi mặt đời sống xã hội, tuy
nhiên các quan niệm, định nghĩa về ngân sách nhà nƣớc lại chƣa thống nhất, tùy
theo lĩnh vực nghiên cứu mà có những định nghĩa khác nhau. Luật Ngân sách
Nhà nƣớc của Việt Nam đã đƣợc Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002
định nghĩa:
- Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nƣớc đã đƣợc
cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm
để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc;
- Ngân sách nhà nƣớc gồm ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa
phƣơng. Ngân sách trung ƣơng là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ƣơng. Ngân sách địa phƣơng
bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy
ban Nhân dân.
Phân cấp quản lý ngân sách chia vốn đầu tƣ từ NSNN gồm:
- Đầu tƣ của ngân sách trung ƣơng đƣợc hình thành từ các khoản thu của
ngân sách trung ƣơng nhằm đầu tƣ vào các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia.
Nguồn vốn này đƣợc giao cho các bộ, ngành quản lý sử dụng.
- Đầu tƣ của ngân sách địa phƣơng đƣợc hình thành từ các khoản thu ngân
sách địa phƣơng nhằm đầu tƣ vào các dự án phục vụ cho lợi ích của từng địa
phƣơng đó. Nguồn vốn này thƣờng đƣợc giao cho các cấp chính quyền địa
phƣơng (tỉnh, huyện, xã) quản lý thực hiện.
Theo mức độ kế hoạch hoá, vốn đầu tƣ từ NSNN đƣợc phân thành:
7
- Đầu tƣ xây dựng tập trung: nguồn vốn này đƣợc hình thành theo kế
hoạch với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định giao
cho từng bộ, ngành và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
- Đầu tƣ XDCB từ nguồn thu đƣợc để lại theo Nghị quyết của Quốc hội:
thu từ thuế nông nghiệp, thu bán, cho thuê nhà của Nhà nƣớc, thu cấp đất,
chuyển quyền sử dụng đất…
- Đầu tƣ theo chƣơng trình quốc gia.
- Đầu tƣ thuộc NSNN nhƣng đƣợc để lại tại đơn vị để đầu tƣ tăng cƣờng
cơ sở vật chất nhƣ: truyền hình, thu học phí.
1.1.2.2. Nguồn hình thành ngân sách nhà nƣớc
Vốn ngân sách thƣờng đƣợc gọi là vốn ngân sách Nhà nƣớc,vốn ngân sách
trung ƣơng, vốn ngân sách cấp Tỉnh, vốn ngân sách cấp huyện, thị xã (ngân
sách Trung ƣơng và ngân sách Địa phƣơng).
Đối với cấp hành chính là huyện, thị xã thì việc nhận vốn ngân sách cho
đầu tƣ bao gồm vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc cấp thông qua Sở Tài chính, vốn ngân
sách của Tỉnh.
Vốn ngân sách đƣợc hình thành từ vốn tích lũy của nền kinh tế và đƣợc
Nhà nƣớc duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho các đơn vị thực hiện các
kế hoạch Nhà nƣớc hàng năm, kế hoạch 5 năm và kế hoạch dài hạn.
NSNN là nguồn vốn đƣợc huy động chủ yếu từ thuế, phí và lệ phí, trong
cơ cấu thu thì nguồn thu từ thuế chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm trên 90% trong
tổng nguồn thu.
Nguồn thu ngân sách trung ƣơng:
- Các khoản thu ngân sách trung ƣơng hƣởng 100%:
+ Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;
+ Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
8
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;
+ Các khoản thuế và thu khác từ dầu, khí theo quy định của Chính phủ;
+ Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ƣơng tại các tổ chức kinh tế, thu
hồi tiền cho vay của ngân sách trung ƣơng (cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ tài
chính của trung ƣơng, thu nhập từ vốn góp của Nhà nƣớc;
+ Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nƣớc, các tổ chức quốc tế,
các tổ chức khác, các cá nhân ở nƣớc ngoài cho Chính phủ Việt Nam;
+ Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách trung ƣơng;
+ Thu kết dƣ ngân sách trung ƣơng;
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung
ƣơng và ngân sách địa phƣơng:
+ Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu
quy định;
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của
các đơn vị hạch toán toàn ngành quy định tại điểm d khoản 1 điều này;
+ Thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao;
+ Thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận
ra nƣớc ngoài từ lĩnh vực dầu, khí quy định;
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nƣớc;
+ Phí xăng, dầu.
Nguồn thu Ngân sách địa phƣơng:
- Các khoản thu ngân sách địa phƣơng hƣởng 100%:
+ Thuế nhà, đất;
9
+ Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí;
+ Thuế môn bài;
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
+ Tiền sử dụng đất;
+ Tiền cho thuê đất;
+ Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nƣớc;
+ Lệ phí trƣớc bạ;
+ Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
+ Thu hồi vốn của ngân sách địa phƣơng tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ
dự trữ tài chính của địa phƣơng, thu nhập từ vốn góp của địa phƣơng;
+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá
nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho địa phƣơng;
+ Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu
khác nộp vào ngân sách địa phƣơng theo quy định của pháp luật;
+ Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
+ Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
+ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nƣớc và ngoài
nƣớc;
+ Thu kết dƣ ngân sách địa phƣơng theo quy định tại Điều 63 của Luật
này;
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung
ƣơng và ngân sách địa phƣơng theo quy định tại khoản;
- Thu bổ sung từ ngân sách trung ƣơng;
10
- Thu từ huy động đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy
định.
1.1.3. Một số khái niệm liên quan khác
1.1.3.1. Kết cấu hạ tầng
Hiểu một cách khái quát, kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở
vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là
đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất
mở rộng đƣợc diễn ra bình thƣờng, liên tục. Kết cấu hạ tầng cũng đƣợc định
nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho
các hoạt động kinh tế - xã hội đƣợc diễn ra một cách bình thƣờng.
Từ khái niệm trên, khái niệm kết cấu hạ tầng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng và
nghĩa hẹp:
- Hiểu theo nghĩa rộng thì KCHT bao gồm toàn bộ các ngành thuộc lĩnh
vực phục vụ, các ngành này có sự liên kết với nhau tạo thành nền móng của xã
hội.
- Hiểu theo nghĩa hẹp thì KCHT bao gồm những công trình công cộng
phục vụ quá trình sản xuất và sinh hoạt của mỗi cá nhân và các cộng đồng xã hội
và đƣợc gọi là “cơ sở hạ tầng”. Trong ngôn ngữ giao tiếp thƣờng ngày ta thƣờng
nói đến hai chữ “hạ tầng” trong trƣờng hợp này ta nên hiểu là cơ sở hạ tầng, nó
chỉ là một trong số những thành phần của KCHT.
1.1.3.2. Kết cấu hạ tầng giao thông
- KCHT GT đƣợc hiểu là các công trình, vật kiến trúc, thiết bị và các công
trình phụ trợ khác phục vụ cho vận tải hàng hoá, hành khách và sự đi lại của
nhân dân một cách an toàn, thuận tiện, nhanh chóng. Hệ thống KCHT GT đƣợc
phân làm 5 chuyên ngành: Đƣờng bộ; Đƣờng sắt; Đƣờng thủy nội địa; Hàng hải;
Hàng không.
11
1.1.3.3. Kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ.
KCHT GT đƣờng bộ là công trình đƣờng bộ, cầu đƣờng bộ bến xe, bến đỗ
xe và hành lang an toàn đƣờng bộ.
- Công trình đƣờng bộ gồm:
+ Đƣờng bộ gồm nền đƣờng, mặt đƣờng, mép đƣờng, lề đƣờng, hè phố;
+ Cầu đƣờng bộ (cầu vƣợt sông, cầu vƣợt khe núi, cầu vƣợt trong đô thị,
cầu vƣợt đƣờng bộ, cầu vƣợt đƣờng sắt);
+ Hầm đƣờng bộ (hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hầm chui qua đƣờng
bộ, hầm chui qua đƣờng sắt);
+ Công trình chống va trôi, tƣờng, kè chỉnh trị dòng nƣớc, chống sạt lở;
+ Đảo giao thông, dải phân cách, rào chắn, tƣờng hộ lan;
+ Nơi dừng xe, đỗ xe trên đƣờng, trạm điều khiển giao thông, trạm kiểm
tra tải trọng xe, trạm thu phí cầu, đƣờng, các thiết bị cân, đếm xe;
+ Hệ thống thoát nƣớc, chiếu sáng, hầm kỹ thuật, kè đƣờng bộ;
+ Bến phà, cầu phao, nơi cất giữ phƣơng tiện vƣợt sông;
+ Hệ thống báo hiệu đƣờng bộ gồm đèn tín hiệu, biển báo hiệu, giá long
môn, cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đƣờng;
+ Các mốc đo đạc, cột mốc lộ giới;
+ Các công trình phụ trợ an toàn giao thông.
- Bến, bãi đỗ xe:
Là nơi để các phƣơng tiện đƣờng bộ dừng cho hành khách lên/xuống xe
và xếp/dỡ hàng hoá lên/xuống xe hoặc là nơi gửi, lƣu xe.
Bến, bãi đỗ xe bao gồm: bến xe khách (bãi đỗ xe, nhà chờ, phòng bán vé
và các công trình phụ trợ khác); bến xe tải (bãi đỗ xe, kho hàng, nhà nghỉ và các
công trình phụ trợ khác); bãi đỗ xe và các điểm đỗ xe trong các đô thị.
12
- Hành lang an toàn đƣờng bộ là phần đất dọc hai bên đƣờng bộ (kể cả
phần mặt nƣớc sông, suối dọc hai bên cầu, hầm, bến phà, cầu phao) nhằm bảo
đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đƣờng bộ, bao gồm các loại:
- Hành lang an toàn đối với đƣờng bộ (trong đô thị, ngoài đô thị, song song
với sông ngòi, kênh rạch, liền kề với đƣờng sắt);
- Hành lang an toàn đối với các công trình khác nhƣ cầu, cống; hầm đƣờng
bộ; bến phà, cầu phao; kè đƣờng bộ.
Phân loại đƣờng bộ (Cao tốc, Quốc lộ…); Phân cấp kỹ thuật, phân cấp
quản lý.
1.2. Vai trò của đầu tƣ công đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Việc gia tăng tƣ bản tƣ nhân đƣợc gọi là đầu tƣ tƣ nhân, còn gia tăng tƣ
bản xã hội đƣợc gọi là đầu tƣ công. Việc làm gia tăng tƣ bản xã hội thuộc chức
năng của Chính phủ, vì vậy đầu tƣ công thƣờng đƣợc đồng nhất với đầu tƣ mà
Chính phủ thực hiện. Ở Việt Nam, thuật ngữ “đầu tƣ công” đƣợc sử dụng từ sau
khi nhà nƣớc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng.
Nhƣ đã nói ở trên, đầu tƣ công có nghĩa là nhà nƣớc sử dụng nguồn vốn
thuộc sở hữu của mình để tiến hành đầu tƣ nhằm đạt đƣợc các mục tiêu nhất
định.
Vai trò của đầu tƣ công đƣợc thể hiện trên ba khía cạnh quan trọng sau:
- Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế dựa trên việc đầu tƣ cho các công trình hạ
tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật tối thiểu chung cho xã hội. Đây cũng đồng thời tạo
những điều kiện thiết yếu cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc đầu tƣ và
phát triển. Ngoài ra, đầu tƣ công giúp cho có cơ hội đƣợc tập trung nguồn lực
cao, hoặc Trung ƣơng có thể điều tiết đƣợc một cách hợp lý các nguồn đầu tƣ,
tránh tình trạng cục bộ, địa phƣơng, nơi thừa nơi thiếu.
13
- Góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm bất bình đẳng, bất
công trong xã hội bằng các chƣơng trình, dự án kinh tế hỗ trợ các vùng khó
khăn, vùng sâu vùng xa, các dân tộc thiểu số (chƣơng trình 134, 135 của Chính
phủ, các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, ), nâng cao và ổn định đời sống
ngƣời dân.
- Đảm bảo ổn định và không ngừng tăng cƣờng quốc phòng, an ninh. Các
công trình, dự án về an ninh quốc phòng đều không mang lại hiệu quả kinh tế
trƣớc mắt nên khu vực tƣ nhân không thể và cũng không muốn đầu tƣ vào lĩnh
vực này. Nhƣng đó lại là cơ sở quan trọng của đất nƣớc để bảo vệ Tổ quốc, giữ
vững độc lập, chủ quyền quốc gia.
Đầu tƣ công có ý nghĩa xã hội rất lớn trong định hƣớng phát triển chung
của đất nƣớc, do đó, nếu chỉ tính hiệu quả kinh tế đơn thuần thì sẽ không chính
xác, mà phải tính hiệu quả cả trong xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, an
sinh xã hội
1.3. Vai trò của kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng là đối tƣợng chính của đầu tƣ công, là một bộ phận đặc thù
của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ
cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái
sản xuất mở rộng đƣợc diễn ra bình thƣờng, liên tục. Kết cấu hạ tầng cũng đƣợc
định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền
tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội đƣợc diễn ra một cách bình thƣờng.
Toàn bộ kết cấu hạ tầng có thể đƣợc phân chia thành nhiều loại khác nhau
dựa trên các tiêu chí khác nhau. Cụ thể nhƣ:
- Nếu căn cứ theo lĩnh vực kinh tế - xã hội thì kết cấu hạ tầng có thể đƣợc
phân chia thành: kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt
động xã hội và kết cấu hạ tầng phục vụ an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, trên thực
14
tế, ít có loại kết cấu hạ tầng nào chỉ phục vụ kinh tế mà không phục vụ hoạt động
xã hội và ngƣợc lại.
- Nếu căn cứ theo sự phân ngành của nền kinh tế quốc dân thì kết cấu hạ
tầng có thể đƣợc phân chia thành: kết cấu hạ tầng trong công nghiệp, trong nông
nghiệp, giao thông vận tải, bƣu chính viễn thông, xây dựng, hoạt động tài chính,
ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hoá xã hội…
- Nếu căn cứ theo khu vực dân cƣ, vùng lãnh thổ thì kết cấu hạ tầng có thể
đƣợc phân chia thành: kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng nông thôn, kết cấu
hạ tầng kinh tế biển (ở những nƣớc có kinh tế biển, và nhất là khi kinh tế biển
lớn nhƣ nƣớc ta), kết cấu hạ tầng đồng bằng, trung du, miền núi, vùng trọng
điểm phát triển, các thành phố lớn…
Kết cấu hạ tầng trong mỗi lĩnh vực, mỗi ngành, mỗi khu vực bao gồm
những công trình đặc trƣng cho hoạt động của lĩnh vực, ngành, khu vực và
những công trình liên ngành đảm bảo cho hoạt động đồng bộ của toàn hệ thống.
Trong nhiều công trình nghiên cứu về kết cấu hạ tầng, các tác giả thƣờng phân
chia kết cấu hạ tầng thành 2 loại cơ bản, gồm: kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu
hạ tầng xã hội.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế: thuộc loại này bao gồm các công trình hạ tầng kỹ
thuật nhƣ: năng lƣợng (điện, than, dầu khí) phục vụ sản xuất và đời sống, các
công trình giao thông vận tải (đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng sông,
đƣờng hàng không, đƣờng ống), bƣu chính - viễn thông, các công trình thủy lợi
phục vụ sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp…. Kết cấu hạ tầng kinh tế là bộ phận
quan trọng trong hệ thống kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, ổn
định, bền vững và là động lực thúc đẩy phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện cải
thiện cuộc sống dân cƣ.
- Kết cấu hạ tầng xã hội: xếp vào loại này gồm nhà ở, các cơ sở khoa học,
trƣờng học, bệnh viện, các công trình văn hoá, thể thao… và các trang, thiết bị
15
đồng bộ với chúng. Đây là điều kiện thiết yếu để phục vụ, nâng cao mức sống
của cộng đồng dân cƣ, bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tiến
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Nhƣ vậy, kết cấu hạ tầng xã hội là
tập hợp một số ngành có tính chất dịch vụ xã hội; sản phẩm do chúng tạo ra thể
hiện dƣới hình thức dịch vụ và thƣờng mang tính chất công cộng, liên hệ với sự
phát triển con ngƣời cả về thể chất lẫn tinh thần.
Với tính chất đa dạng và thiết thực, kết cấu hạ tầng là nền tảng vật chất có
vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia cũng nhƣ vùng lãnh thổ. Có kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nền
kinh tế mới có điều kiện để tăng trƣởng nhanh, ổn định và bền vững. Có rất
nhiều công trình nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng, phát triển kết cấu hạ tầng có
tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội ở cả các nƣớc phát triển và đang
phát triển. Trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng có ảnh hƣởng đến trình độ phát
triển của đất nƣớc, có tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế và công tác xoá
đói giảm nghèo.
Việc phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam có sáu tác động quan trọng sau
đây:
- Kết cấu hạ tầng phát triển mở ra khả năng thu hút các luồng vốn đầu tƣ
đa dạng cho phát triển kinh tế - xã hội;
- Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại là điều kiện để phát triển các
vùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm và từ đó tạo ra các tác động lan toả
lôi kéo các vùng liền kề phát triển;
- Kết cấu hạ tầng phát triển trực tiếp tác động đến các vùng nghèo, hộ
nghèo thông qua việc cải thiện hạ tầng mà nâng cao điều kiện sống của hộ.
- Phát triển kết cấu hạ tầng thực sự có ích với ngƣời nghèo và góp phần
vào việc giữ gìn môi trƣờng.
16
- Đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn, đem
đến tác động cao nhất đối với giảm nghèo.
- Phát triển kết cấu hạ tầng tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức và cải
thiện tình trạng sức khoẻ cho ngƣời dân, góp phần giảm thiểu bất bình đẳng về
mặt xã hội cho ngƣời nghèo.
Tóm lại, kết cấu hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển. Hệ thống
kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, nâng
cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
Ngƣợc lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là một trở ngại lớn
đối với sự phát triển. Ở nhiều nƣớc đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng
thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ vốn
đầu tƣ, gây ra những “nút cổ chai kết cấu hạ tầng” ảnh hƣởng trực tiếp đến tăng
trƣởng kinh tế.
Thực tế trên thế giới hiện nay, những quốc gia phát triển cũng là những
nƣớc có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại. Trong khi đó,
hầu hết các quốc gia đang phát triển có hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển.
Chính vì vậy, việc đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng đang là ƣu tiên của nhiều
quốc gia đang phát triển.
Ở nƣớc ta, với quan điểm “kết cấu hạ tầng đi trƣớc một bƣớc”, trong
những năm qua Chính phủ đã dành một mức đầu tƣ cao cho phát triển kết cấu hạ
tầng. Khoảng 9 - 10% GDP hàng năm đã đƣợc đầu tƣ vào ngành giao thông,
năng lƣợng, viễn thông, nƣớc và vệ sinh, một tỷ lệ đầu tƣ kết cấu hạ tầng cao so
với chuẩn quốc tế.
Nhiều nghiên cứu kinh tế vi mô cũng cho thấy rằng có mối liên hệ mạnh
mẽ giữa đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng với tăng trƣởng và giảm nghèo ở Việt
17
Nam. Độ dài của mạng lƣới đƣờng bộ đã tăng hơn gấp đôi tính từ năm 1990 và
chất lƣợng cũng cải thiện đáng kể. Tất cả các khu vực thành thị và 90% hộ dân
nông thôn đƣợc tiếp cận với điện. Số đƣờng điện thoại cố định và di động trên
100 dân tăng gấp 10 lần từ năm 1995. Tiếp cận nƣớc sạch tăng từ 26% dân số lên
57% trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến năm 2004 và trong cùng giai đoạn
này tiếp cận nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn tăng từ 10% lên 31% dân số. Đây là một
thành tựu đáng ghi nhận.
18
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐƢỜNG BỘ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HƢNG YÊN
2.1. Khái quát về tỉnh Hƣng Yên
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hƣng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, không có biển, không có rừng, tiếp giáp với 5 tỉnh: Hà Nội,
Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Hà Nam, Thái Bình với tổng diện tích tự nhiên
923,45km² và dân số 1.145.600 ngƣời (năm 2012), mật độ dân số trung bình
1.240 ngƣời/km2, thuộc loại cao so với mức bình quân chung của cả nƣớc và của
vùng Đồng bằng Sông Hồng. Trên địa bàn có hệ thống tuyến đƣờng giao thông
quan trọng: quốc lộ 5A, đƣờng 39A, đƣờng 38 với cầu Yên Lệnh nối thành phố
Hƣng Yên với quốc lộ 1 và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng,
2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Hƣng Yên chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mƣa
nhiều, bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình 23,2°C, tổng lƣợng mƣa trung bình là
1450 – 1650 mm, số giờ nắng trung bình là 1650 giờ/năm.
2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Theo kết quả Tổng kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện
tích đất tự nhiên (tổng quỹ đất) của tỉnh là 92353,25 ha - trong đó 59210 ha là
đất nông nghiệp, 32609 ha là đất phi nông nghiệp, còn lại là đất chƣa đƣợc sử
dụng.
Tài nguyên nƣớc: Nằm trong hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, là
hai sông lớn nhất miền Bắc nên Hƣng Yên có nguồn nƣớc ngọt hết sức dồi dào,